Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Việt Nam : Tại Sao chưa có một cuộc Nổi dậy của Toàn dân ?


  Bao năm qua đảng cộng sản Việt Nam ra rả :" ... Lý tưởng cao cả nhất của Đảng đó là :" Quyết tâm Xây Dựng Một Xã Hội Đạo Đức - Công Bằng - Văn Minh - Phải Sống Làm Việc Theo Pháp Luật và Vì Hạnh Phúc Của Nhân Dân !"

  Bao giờ thì cái gọi là " Lý Tưởng Cao Cả Của Đảng" mới rục rịch , chứ hiện nay cái "Lý Tưởng" đó nó chỉ là một điều nói láo của đảng , điều nói láo này đang được nâng lên tầm cao mới và chắc chắn nó sẽ theo đảng xuống mồ !. 

                       < Tracy Nguyen  - Sanfrancisco , CA >

---------------------------------------------------------------------------------------

1/ Tại Sao chưa có một cuộc Nổi dậy của Toàn dân?


Hướng Dương txđ - Gần 40 năm sau khi bọn Cộng Sản xâm chiếm miền Nam, gần 60 năm chúng tàn bạo đô hộ Miền Bắc nhưng không ai hiểu được tại sao dân chúng không một lần nổi dậy tìm cách lật đổ cái chế độ độc tài dã man của chúng. 25 năm đã trải qua kể từ ngày chủ nghĩa Cộng Sản bị sa thải ở Nga Xô và và các nước Đông Âu, ngày nay những dân tộc đã được giải phóng khỏi gông cùm Cộng Sản ở Đông Âu vẫn rùng mình nổi gai ốc khi nhắc tới những kinh hoàng của quá khứ, họ muốn quên hết những kinh nhiệm đau thương mà họ đã phải trải qua, họ không còn muốn nhớ tới cái dĩ vãng khốn nạn xa xưa đó nữa. Ấy thế mà ở nước ta, mặc dù khốn khổ, mặc dù phải sống trong sự kìm kẹp, sự khủng bố tinh thần không ngừng, sống dưới ách gông cùm của một chế độ độc tài ác nhân thất đức, nhưng dân chúng Việt Nam vẫn cắn răng chịu đựng, vẫn ngậm miệng im the, vẫn không dám vùng lên. Lý do đơn giản là vì trước bạo lực của mũi súng và nhà tù, họ sợ, họ không dám ngó ngoáy, họ đâm ra hèn nhát. Họ đành chấp nhận định mệnh, chấp nhận ươn hèn để được yên thân, yên thân sng một cách nhục nhã, sống hẩm hiu, sống một cuộc sống không phải của con người. Bởi vì sống mà bị tước mất hết những quyền căn bản của con người, sống mà lúc nào cũng bị đầy đọa, đe dọa, sống mà run sợ, thì đâu khác gì sống như một con vật? Chế độ bạo tàn của Cộng Sản đã buộc họ phải ngậm miệng, cúi đầu tuân thủ những mệnh lệnh vô nhân đạo, riết họ không còn nhận thức được đâu là lẽ sống của con người nữa. Họ đã quên đi tất cả những giá trị của đời sống, họ không còn cái hùng khí vốn là bản chất của dân tộc họ.

Bởi thế cho nên muốn họ nhận thức được lẽ phải, muốn họ sáng con mắt ra, muốn họ ý thức được rằng họ đang sống hèn, sống theo bản năng, sống chỉ để mà sống, muốn họ ý thức rằng phải chấm dứt cái lối sống thê thảm hiện tại của họ thì phải có một sự khích động từ bên ngoài họ, cũng như muốn ngọn lửa bùng cháy thì phải có ngòi châm, phải có tia lửa làm bộc phát, làm bùng lên lòng căm hờn, bùng lên sự phẩn uất thúc đẩy họ nổi dậy, sẵn sàng chịu hy sinh, sẵn sàng dùng bạo lực chống lại cái bạo lực của nhà nước, chống lại sự khủng bố, sự đe dọa, hủy diệt hệ thống tuyên truyền của đảng.

Như thế, muốn cho người dân nổi dậy, trước tiên phải có một sự khích động, phải làm cho họ thức tỉnh khỏi cơn u mê, phải làm cho họ cam đảm vùng lên chống đối, vùng lên phản kháng, vùng lên dành lại những quyền được sống trong tự do và hạnh phúc của họ. Phải tuyên truyền rỉ tai, phải khuyến khích, phải thúc dục, phải cho họ thấy rằng không còn lối thoát nào khác hơn là đồng lòng tranh đấu giành lại quyền được sống cho ra sống, sống oai hùng, sống hãnh diện với lịch sử vẻ vang của dòng giống Lạc Hồng.

Làm sao Khích động Lòng Dân?


Việc khích động lòng dân phải được tổ chức qui mô, qui củ, liên tục, bằng đủ mọi hình thức, phải được cân nhắc kỹ lưỡng để có thể đạt tới mục tiêu nhất định là gây ra cuộc nổi dậy như mong muốn. Tất nhiên là phải khôn khéo để kế hoạch không bị giặc thù ra tay dập tắt hay phá hoại. Mưu chước là ở những người hành sử công tác khích động nhất là vào những lúc tổ chức còn sơ khai. Phải làm từ từ khôn khéo nhất là lúc ban đầu, tựu trung vào giới thanh niên học sinh sinh viên có tinh thần yêu nước, phải biết người biết ta, phải bảo toàn cơ sở để tồn tại lâu dài. Những người cầm đầu phải ẩn danh, không ra mặt, phải tranh đấu bí mật bởi vì công khai là bị chúng nó quật ngã liền. Họ phải biết khiêm tốn, biết vì đại sự mà tự trấn áp mình xuống để làm nên việc, biết quên mình mà tranh đấu cho người khác, cho toàn dân, cho đất nước.

Ngày xưa Việt Minh cũng khích động thanh niên đi làm cách mạng, chúng khích động lòng yêu nước của tuổi trẻ nên bao nhiêu người bỏ nhà vào chiến khu để rồi bị kẹt luôn. Một số nhỏ, sau khi biết rõ mưu mô thâm độc của bọn HCM và thấy mình quá ngây thơ nên bị bịp, tìm đường trở lại với chính nghĩa. Vào những năm 60 các trí thức Miền Nam cũng bị chúng dụ dỗ vào bưng thành lập cái gọi là Mặt Trần Giải Phóng Miền Nam, sau này cay cú vì chưa ho he đã chúng vùi dập, năm 1975 Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tưởng ngon lành, đâu dè chưa đầy một năm sau đã bị CS Hà Nội cho chìm xuồng.

Nhưng nói cho cùng thì công tác khích động lòng dân của bọn Cộng sản quả không có chỗ chê: chúng biết dùng đủ mọi thủ đoạn để lôi cuốn lòng dân, vừa tuyên truyền bịp bợm vừa khủng bố tinh thần, vừa dùng lời khuyến dụ, vừa áp đảo tình thần bằng trăm mưu ngàn kế, đe dọa có, thủ tiêu có, kìm kẹp có, để buộc người dân phải theo chúng. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa bao nhiêu thanh niên sinh viên học sinh đã nghe lời khuyến dụ đường mật của chúng, đứng lên tổ chức những cuộc biểu tình, bãi khóa, tham gia cả vào những vụ phá hoại, công kích các căn cứ quân sư của Miền Nam? Bao nhiêu người đã làm tay sai cho chúng phản bội lại chính thể nuôi dưỡng họ, cho họ được ăn sung mặc sướng? Dù vậy chúng vẫn thất bại ê chê vào dịp Mậu Thân khi chúng tổng tấn công vào những thành thị Miền Nam, chúng đã tưởng chúng tiến quân tới đâu thì cũng được “nhân dân” chào đón, ủng hộ, giúp đỡ. Nhưng chính vì chúng đã tự phụ tự đắc nên đã ước tính sai lầm: chính vì vậy mà cuộc “tổng công kích Miền Nam” vào năm Mậu Thân của chúng mới là một cuộc thảm bại ê chề. Ngay cả vào những ngày Tháng Ba và Tháng Tư năm 1975, chúng kéo quân tới đâu thì dân chúng chốn chạy bỏ đi, bao nhiêu người bị chúng nã đại pháo chết trên con đường chạy loạn? Những người kẹt ở lại những vùng chúng chiếm được, bao nhiêu người tung hê chúng? Bởi vì với thời gian ai cũng biết bộ mặt gian ác của Cộng Sản, ai cũng rõ những lời bịp bợm của chúng.

Vì chính nghĩa, chúng ta không thể phụ lòng dân mà tuyên truyền bịp bợm, dùng những thủ đoạn thất nhân ác đức giống Cộng sản để chiêu dụ dân chúng. Nhưng chúng ta cần khơi động nơi họ lòng căm thù Cộng sản hầu thúc giục người dân yêu nước nổi dậy, diệt hết bọn lợi dụng hai tiếng “cách mạng” để hại dân hại nước, vinh thân phì gia. Nhưng đối với giặc Cộng thì chúng ta cũng phải mưu mô thủ đoạn, cũng phải “gậy ông đập lưng ông”, lấy bạo tàn diệt bạo tàn, không thể nhân đạo, không thể tha thứ, không nhân nhượng hay thỏa hiệp. Chỉ còn một con đường duy nhất phải theo để cứu nước cứu dân là diệt hết tận gốc cái bọn phản nước hại dân, theo chân giặc Tầu bán đứng quê hương dân tộc. Không kẻ thù nào, kể cả bọn ngoại xâm, lại đáng kinh tởm, đáng thù ghét, đáng tiêu diệt cho hết bằng bọn Cộng Sản Hà Nội. Chúng không cùng giống nòi Lạc Hồng với chúng ta, chúng là bọn quỷ đột lốt con người sinh ra để hủy hoại dân tộc ta.

Khích động người dân là để họ thức tỉnh, để họ hết u mê, hết ù lì, hết vô cảm, để họ nhận thức cái nghĩa vụ của họ đối với xã hội, với chính họ và gia đình họ, và đối với cả con cháu họ sau này. Đó là một nhiệm vụ cao cả mà đất nước trao cho giới thanh niên, sinh viên học sinh, giới công nhân lao động, và giới trí thức, là những giới có tinh thần yêu nước yêu dân tộc hàng đầu, họ là những người có trọng trách đối với lịch sử, họ có cái trọng trách giải cứu dân tộc, bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Họ là những người sẵn sàng hy sinh tính mạng để giữ gìn bờ cõi, chống bọn xâm lăng phương Bắc. Nhưng trước hết nhiệm vụ của họ là làm sao cho cái chế độ tay sai độc tài ác nhân ác đức ở Hà Nội phải sụp đổ, những tên đồ tể, đồ đệ của tên cáo già Hồ chí Minh, phải đền tội trước nhân dân, phải bị xử tử, phải bị chu di tam tộc. Lịch sử nước ta đã tới lúc phải sang trang, một tương lai sáng ngời phải đến với dân tộc Việt Nam oai hùng. Bọn Cộng sản Hà Nội không còn lối nào thoát, chúng ta sẽ theo đuổi chúng tới chân trời góc biển để tiêu diệt chúng không thương tiếc. Ngày trước chúng gây sự căm thù thực dân thế nào thì giờ đây chúng ta cũng gây nỗi căm thù chúng như thế.

Nói về sự căm thù Cộng Sản thì ngoài một thiếu số nhỏ hoặc vì ngu si đần độn bị đầu độc bằng tuyên truyền riết thành bị rửa óc (brainwashed), không còn đủ trí khôn nên mù quáng. Bọn này tiếp tục ca tụng chúng, hoặc vì được cho chấm mút, cho hưởng tí cơm thừa canh cặn nên hùa theo chúng, tiếp tục bám đít chúng để tồn tại. Còn lại thi đa số tuyệt đối người dân đang chán ghét bọn cầm quyền Cộng Sản, đang uất ức căm thù chúng, chỉ muốn chúng chết, muốn một thảm họa lớn xảy ra để cả lò nhà chúng bị tiêu diệt, để chúng biến đi khỏi mặt trái đất này. Bao nhiêu năm người dân đã phải chịu sự khống khổ, đầy đọa, hành hạ cả về tinh thần lẫn thể xác, bị đối xử bất công, chịu bao nỗi oan ức? Làm sao họ không oán hận bọn giặc Cộng, làm sao họ không căm thù chúng? Nhưng vì bản năng sinh tồn, vì bị chúng khủng bố tinh thần nên họ phải câm miệng, họ bị bó tay, họ không dám ho he. Bởi vì chỉ mới tỏ ra mình bất đồng với chúng - chứ chưa có ý tưởng chống lại chúng – là đã bị mời lên “làm việc” bị tra khảo, tra tấn, bị cho đi tù, đi đầy. Tâm trạng người dân là như thế đó. Một mặt thì căm ghét bọn chúng, mặt khác thì sợ bị chúng ám hại…

Nhưng như các cụ ta đã nói “một cây chẳng làm nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, hành động cá nhân không thể đi tới được kết quả. Trong cái “địa ngục đỏ” nơi bạo lực chế ngự, thì hành động cá nhân sẽ chỉ mang tai họa đến cho người “có gan yêu nước một mình.” Bao nhiêu người có máu anh hùng đã có gan đứng lên chống đối chúng để rồi phải đi tù, bị hành hạ, bi trả thù vì hành động yêu nước của mình. Ai cũng kính phục hành động yêu nước của những con người anh hùng đó, nhưng chỉ có thế, kết quả không đi đến đâu. Trái lại cá nhân phải trả cái giá quá đắt. Chỉ có sự đoàn kết mới tạo được sức mạnh của người dân. Hình ảnh bó đũa cũng thể hiện sự kiện chỉ bằng hành động tập thể, tức sự nổi dậy đồng loạt của toàn dân mới tạo nên được cái sức mạnh vũ bão của nhân dân, mới thắng được bạo tàn. Đưa một cây đũa cho đứa bé bảo nó bẻ thì nó bẻ được liền, nhưng đưa cả bó cho nó đố nó bẻ nổi? Đó là bài học cho chúng ta. Những cuộc vùng dậy đơn lẻ của từng cá nhân chi đưa tới sự hy sinh không ích lợi gì. Nhưng nếu khơi động được cả một cuộc đồng khởi nghĩa, một cuộc vùng dậy của toàn dân thì, lịch sử đã chứng minh điều này, chế độc độc tài tàn bạo nhất cũng sụp đổ.

Lịch sử dựng nước và đấu tranh giữ nước của dân ta đã cho thấy rõ điều đó: chỉ bằng cách dựa vào sức mạnh của toàn dân, chúng ta mới viết nên những trang sử sáng ngời. Từ các đời vua Hùng, dân ta đã biết đứng lên cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm và đến đời nhà Trần chính tiếng hô "Quyết chiến!" vang như tiếng sấm tiếng sét của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng đã nói lên sự quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Nhờ thế dân Việt ta mới đánh đuổi được bọn ngoại xâm. Ngày nay cũng chỉ sự đoàn kết, sự chung lòng chung sức, sự đồng tâm nhất trí mới có thể mang tới thành quả chúng ta mong muốn. Chân lý cuối cùng là:“một người thì không thể làm nên việc nhưng nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công, bạo tàn đến đâu rồi cũng phải chết, Việt gian dù có dùng khủng bố bạo lực đến đâu rồi cũng sẽ bị làm cỏ. Không gì thắng được sức mạnh của toàn dân.”

Phương thứ khích động lúc ban đầu


Một trong những phương thức hữu hiệu để châm cái ngồi nổ là thổ lộ cho nhau nghe, rỉ tai, lên tiếng, nói lên những cảm tưởng, những ước vọng, tỏ rõ mối quan tâm chung. Phương thức truyền miệng là một trong những hình thức tuyên truyền tích cực, mà người dân nào cũng có thể lặng lẽ làm được, rỉ tai giữa cá nhân và cá nhân không công khai nên không dễ bị kiểm soát. Tuy không công khai nhưng tác dụng của nó vô cùng lớn vì nó lan truyền theo công thức vết dầu loang, nó đi từ nơi này tới nơi kia, từ từ nhưng rất hiệu quả. Hãy nói cho nhau nghe, hãy tâm sự, tâm tình, kể cho nhau biết nỗi ưu tư chung, loan truyền những gì mọi người phải đồng tâm làm, những gì phải cùng nỗ lực thực hiện. Trong gia đinh cha nói cho các con nghe, anh em bàn với nhau. Trong đám bạn bè thân thiết, thổ lộ cho nhau biết những nguyện vong của toàn dân, nói cho nhau biết những cái xấu xa của chế độ cầm quyền để thúc đẩy đồng loạt nổi dậy, vân vân… Công nhân nông dân! Hãy cùng nhau tổ chức cuộc vùng dậy khai phóng con người lao động. Trí thức! hãy thôi chùm chăn, hãy thoát ra khỏi cái tháp ngà, hãy đóng vai trò hướng dẫn, vai trò cố vấn lịch sử của mình. Thanh niên học sinh sinh viên, các bạn là thành thần nồng cốt để tổ chúc cuộc nổi dậy, làm cách mạng lịch sử, bàn tay các bạn sẽ cải tổ xã hội, mang lại hạnh phúc no ấm, tự do thanh bình cho quê hương!

Phương thức tuyên truyền bằng miệng này hữu hiệu nhất vì tính cách lén lút, bí mật của nó. Dưới chế độ công an trị như ở nước ta - những bản báo cáo quốc tế cho biết cứ 5 người dân là có một công an chìm hay nổi - , những gì làm công khai qua làn sóng Internet dễ bị phát hiện nhanh chóng và làm cho vô hiệu hóa. Mới đây nhất, chính quyền Cộng sản bầy thêm ra cái trò phạt tiền - một số tiền rất lớn gần 5000 dollars - những ai viết những thông tin có hại cho nhà nước. Chưa kể là những người viết blogs, facebook, twitter, v..v… trước sau hầu như đều bị bắt bỏ tù một cách vô nhân đạo và không mong gì những tổ chức nhân quyền hay những chính phủ nước ngoại có thể cứu được, bởi vì chính phủ Hà Nội không coi những cơ quan này ra gì. Những lời phê bình hay lên án của quốc tế, chứ đừng nói gì của chúng ta, đều không có một ý nghĩa gì hết đối với bọn đồ tể đỏ, chúng bỏ hết ngoài tai, càng chửi chúng càng hung hăng, càng làm dữ hơn. Đối với chúng lẽ phải là của kẻ có bạo lực trong tay. Khi giờ đã điểm thì chỉ có cách dùng bạo lực của toàn dân mới diệt được bạo lực của bọn quỉ đỏ, chỉ súng đạn mới chống lại được súng đạn.

Giới trẻ am hiểu tình hình am hiểu kỹ thuật thông tin tân tiến, bổn phận của họ là phải tìm ra một phương thức sử dụng hữu hiệu Internet để tuyên truyền, để thông báo cho nhau nghe, để cùng lên chương trình hành động mà không bị bọn chó săn đỏ khám phá, truy lùng. Họ có nhiệm vụ lịch sử là biết kết hợp văn minh tiên tiến với những phương thức tuyên truyền rỉ tai truyền thống cổ điển. Những kỹ sư, kỹ thuật gia, những nhà thông thái về khoa học trẻ tuổi, bổn phận của các bạn là moi óc tìm tỏi cho ra những lối đấu tranh qua con đường thông tin tiên tiến trên mạng, làm thế nào để qua mắt được bọn chó săn nô lệ mù quáng của chế độ. Trách nhiệm của giới trẻ thông minh sáng suốt và đầy nhiệt tình với quê hương dân tộc là phải làm sao có thể kết hợp lại với nhau thành một mạng nhện vĩ đại bao trùm không những trong nước mà cả ngoài nước nữa. Hãy đồng lòng kết hợp hành động trên khắp mọi ngõ ngách của thế giới để đi tới con đường giải phóng chúng ta khỏi độc tài áp bức. Chúng ta chỉ lặng lẽ hành động, hãy ngưng chửi bới vô ích, hãy ngưng mọi hoạt động đấu tranh hòa bình như thương lượng hay thỏa hiệp. Chỉ có một con đường đi tới thắng lợi là đồng lòng diệt thù, đập đổ cái tường thành của áp chế độc tài, của ách đô hộ thực dân trá hình.

Tạm kết


Toàn thể chúng ta phải kiên trì làm cái công việc rỉ tai loan truyền những nguyện vọng chung trên. Phải quyết tâm thực hiện cho bằng mọi giá công cuộc cách mạng mới. Phải giữ vững lòng tin tưởng rằng cuối cùng chúng ta sẽ thắng, bọn giặc thù sẽ chết. Phải kiên địch lập trường giệt giặc cứu nước cứu dân, phải sẵn sàng chấp nhận sự hy sinh để chu toàn trọng trách đối với lịch sử, đối với dân tộc đất nước. Chúng ta phải đồng lòng nói lên nỗi lòng của dân tộc ta, phải truyền đi lới thề đanh thép của chúng ta trong một “Hội nghị Diên Hồng của thời đại!”

(Còn tiếp)


http://huongduongtxd.com/toandannoiday_1.html

                            ===================================

2/  Nỗi sợ hãi và phương thức trị liệu


Kính thưa anh chị em trong DLB,

Nỗi sợ hãi mà đồng bào Việt Nam chúng ta đang mang vác hàng ngày là một điều hết sức tự nhiên. Sợ hãi công an vì chúng ta muốn được sống yên thân cho bản thân cũng như cho những người thân trong gia quyến. Chúng ta nhắm mắt bịt tai trước những bất công cũng chỉ vì hay chữ Bình Yên. Nỗi sợ hãi chính là vũ khí bảo vệ của bất kỳ nhà nước độc tài nào từ cổ chí kim, nên các tên độc tài đó phải nghĩ ra đủ muôn ngàn cách để ngày càng nâng cấp loại vũ khí trấn áp này. Cộng sản ở nước Việt Nam chúng ta hiện thân là một đảng bán nước hại dân mà đa số đồng bào đã nhận ra chân tướng. Nhưng chúng ta không dám phản kháng chống đối lại sự xấu xa tàn ác này vì nhiều lý do, trong đó sự sợ hãi là yếu tố hàng đầu. Bài viết này xin đề ra một phương pháp mà tôi đã có lần nêu ra để trị cái bệnh sợ hãi này.

Phần lớn chúng ta sợ công an vì chúng ta chắc chắn biết rằng một khi bị công an bắt, sẽ không có một tổ chức hay một ai đó đủ mạnh để bênh vực và giải thoát chúng ta. Xin nhấn mạnh là “phần lớn chúng ta” không phải là tất cả chúng ta. Vì chúng ta vẫn có những Anh Thư, Anh Hùng dám đối diện với ác quỷ cộng sản mà không hề sợ hãi chút nào. Chính với cái suy nghĩ mình đơn độc, không biết người khác có cái suy nghĩ giống mình không, khiến cho chúng ta chùn bước trước cái ác và sự bất công. Có thể lấy tình trạng trấn lột trên các chuyến xe đò làm ví dụ cho tâm lý sợ cô độc này. Khi thấy tên trấn lột hung hãn cầm vũ khí đe dọa đòi tiền cống nạp, bản thân mỗi người sẽ muốn chống đối nhưng lại sợ chỉ một mình mình thì không chống lại, lỡ bị tên trấn lột nó đâm cho thì thiệt thân mất mạng khổ cho gia đình mà còn mang tiếng là ngu. Nhưng nếu chỉ cần 2 hay 3 người cùng chung ý chí, đồng tâm phải đánh đuổi kẻ trấn lột này thì kẻ thủ ác đã bị trừng trị rồi.

Cũng cái lý đó mà suy ra, nếu chúng ta biết được mọi người chung quanh ta cùng đồng lòng chung chí hướng đạp đổ độc tài cộng sản thì sẽ có một sức mạnh hình thành trong tâm thức một cách tự nhiên, chuyện dẹp bỏ chế độ là điều dễ dàng thôi.

Sự liên kết hiện nay giữa những con người yêu nước thương dân chủ yếu dựa trên mạng internet, cũng như những nhóm nhỏ đấu tranh công khai trực diện như NO-U hay những blogger. Số lượng thành viên của các nhóm đấu tranh công khai này ngày càng tăng nhưng không nhiều như mong đợi cũng vì lý do sự sợ hãi vì cảm thấy đơn độc.

Để giải thoát tâm lý này, ngoài việc liên kết với nhau trên internet, chúng ta cần phải có một biểu tượng chung, một màu sắc chung hay một ký hiệu chung mà biểu tượng, màu sắc, ký hiệu này không thể là cái cớ cho bọn côn an bắt bớ, đánh đập, bỏ tù chúng ta được. Khi nhìn vào dấu chung đo, chúng ta biết được chúng ta đang có những đồng đội cùng chí hướng chung quanh sẽ tự nhiên cảm thấy có sức mạnh tinh thần rất nhiều. Cụ thể hơn, tôi xin đề nghị hàng tuần, sẽ chọn ngày Thứ Hai và Thứ Năm sẽ mặc quần, áo, giày dép, giỏ xách hay bất cứ thứ gì thể hiện ở bên ngoài màu vàng nhạt khi đi ra ngoài đường. Coi màu vàng nhạt là màu sắc chung của cách mạng giải phóng đất nước khỏi chế độ độc ác cộng sản này. Chúng ta không sợ bị công an bắt hay tra hỏi gì cả vì chúng ta đâu có cớ gì cho chúng nó bắt đâu. Từ sự nhận biết chung này, chúng ta sẽ thấy rất rõ phong trào dân chủ giải phóng dân tộc lớn mạnh như thế nào khi nhìn thấy ngoài đường toàn một màu vàng vào những ngày quy định trên. Sức mạnh này sẽ khiến phong trào ngày càng mạnh thêm, vì sẽ có nhiều người tham gia vì không sợ công an sách nhiễu bản thân hoặc gia đình mình.

Về phía chính quyền, chúng ta sẽ chuyển sự sợ hãi sang cho họ vì họ sẽ thấy mình cô độc, vì càng ngày càng lo sợ hơn khi nhìn thấy màu vàng khắp nơi trên đường phố mà không thể làm gì được để ngăn cản. Biết đâu họ cũng sẽ mặc như chúng ta để tìm đường sống sau này mà vẫn không sợ cấp trên của họ trách phạt. Thiết nghĩ, chúng ta-những độc giả DLB, sẽ thực hiện trước, đồng thời loan báo cho người thân, bạn bè, những tổ chức tôn giáo hay, những trang web khác cùng nhau xuống đường trong một màu vàng của niềm vui, niềm hy vọng và sự thịnh vượng của đất nước Việt Nam chúng ta trong tương lai gần thôi.


                                    ================================

3/ Tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần bị quản giáo ức hiếp


VRNs (23.12.2013) – Thanh Hóa – Cô Tạ Minh Tú cho VRNs biết: “Tôi gởi đồ vào cho chị Tần, cán bộ không cho nhận”. Đó là những quyển sách tự điển và Kinh Thánh, cô Tú vừa mang đến trại số 5, Yên Định, Thanh Hóa theo yêu cầu của cô Tạ Phong Tần, là chị hai của cô Tú.

Cố Tú còn cho biết, lần trước khi cô gởi quần thun thể thao dài và áo dài tay vào, nhưng cán bộ quản giáo lại tráo đồ và chỉ đưa cho cô Tạ Phong Tần chiếc quần thun ngắn và mỏng như quần đùi của nam giới. Còn chiếu tre, nhằm cách mặt đất gởi vào, cô Tần cũng không được nhận.

Theo cô Tú, cô Tạ Phong Tần cho biết tại trại giam số 5 này, các nữ tù nhân bị nhốt chung rất đông trong một phòng. Khi đi tắm, phải tắm lộ thiên, không nhà tắm giữa mùa Đông lạnh rét của Miền Bắc. Do đó, tình trạng viêm họng và ho của cô Tần càng ngày càng trầm trọng.

Theo định của pháp luật hiện hành, một tù nhân chỉ bị hạn chế một số quyền chứ không bị tước đoạt toàn bộ quyền. Thông thường, người tù không được tự do thăm gặp, đi lại, không được ứng cử hay bầu cử, nhưng chắc chắn được học hỏi và được theo dõi tin tức xã hội. Tuy nhiên, hiện nay các nhà tù Việt Nam đã bị công an lạm quyền, xâm phạm hết mọi quyền của người đang bị nhốt tù.

Cô Tạ Phong Tần chụp hình trong Khóa huấn luyện kỹ năng truyền thông Công giáo do VRNs tổ chức, tháng 08.2010



 Comment : Hay Nhut 


    Thưa Cô Tú : Trong thế giới cộng sản ngôn từ hoa mỹ "Đạo Đức Cộng Sản" , vốn dĩ xưa nay với ai cũng đều cho chỉ là mớ lí luận rẻ rách , mà từ lý luận tới thực tiễn của cộng sản ... trải qua rất nhiều cam go . Nhưng đơn giản theo ngôn ngữ lề Dân thì :" Trong Thế Giới Xấu Xa Của Chủ Nghĩa Tư Bản Bóc Lột , Điều Đó Luôn được Dạy Cho Học Sinh Lớp 1 , Mà Điều Đầu Tiên Là Bất Cứ Ai Cũng Phải Thượng Tôn Pháp Luật !"... Đảng CSVN chưa làm được bất cứ điều tốt đẹp nào , lời giải thích cực kỳ đơn giản , đơn giản hơn cả Con Gián : " vì đảng là một loại "Con Lai' , mà là một loại "Con Lai Giữa Người & Sói" ! "

  •         

                                       ==============================

4/ Phạm Chí Dũng: Đảng Cộng sản VN đang dần phải thừa nhận xã hội dân sự

Thụy My (RFI) - Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.

RFI: Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Trong lần trả lời phỏng vấn trước đây anh có nhận xét là có những dấu hiệu cho thấy Nhà nước Việt Nam tỏ ra cởi mở hơn về vấn đề xã hội dân sự (XHDS). Có vẻ tín hiệu đó đang rõ hơn trên mặt báo đảng trong những ngày gần đây?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng: Chắc chắn là đã rõ hơn, chẳng hạn bài “Không để các tổ chức xã hội dân sự bị lợi dụng” đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 08/12/2013. Bởi đây là lần đầu tiên xuất hiện một bài viết trên báo đảng thừa nhận khái niệm “tổ chức xã hội dân sự”, và cụm từ « Xã hội dân sự » cũng không còn bị đặt trong ngoặc kép như cách diễn đạt đầy định hướng “thù địch” như trước đây.

Chúng ta có thể nhận ra là không phải ngẫu nhiên mà trước bài “Không để các tổ chức xã hội dân sự bị lợi dụng”, báo Quân đội Nhân dân vào ngày 24/11/2013 cũng đã có bài “Cần hiểu đúng về Xã hội dân sự”, với khái niệm nhạy cảm này được đặt trong ngoặc kép. Bài báo này nêu ra bốn khái niệm về XHDS, nhưng đáng chú ý là nhắc lại một khái niệm của Liên minh vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) 2005: “Xã hội dân sự là Diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung”.

Cần chú ý là khái niệm này được nêu ra trong một bản báo cáo khảo sát về XHDS mà Viện Những vấn đề Phát triển của Tiến sĩ Nguyễn Quang A là một thành phần tham gia nghiên cứu. Vào khoảng năm 2010, viện này đã bị Chính phủ ra văn bản đóng cửa. Ông Nguyễn Quang A cũng là một nhân vật được coi là “rất nhạy cảm” đối với chân đứng của chế độ và hiện nay đang phụ trách chính trang mạng Diễn đàn Xã hội Dân sự cũng nhạy cảm không kém.

Dù chỉ mới phát tác đôi chút, nhưng sự thay đổi tâm tính của báo đảng về cách nhìn và có thể cả cách hành xử đối với XHDS khiến giới quan sát không thể không liên tưởng đến bối cảnh ra đời của các bài báo này. Bài “Cần hiểu đúng về Xã hội dân sự” trên báo Quân đội Nhân dân xuất hiện gần hai tuần sau sự kiện Nhà nước Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Đáng chú ý là bài này nêu ra câu hỏi: “Chúng ta phải làm gì để người dân hiểu đúng về “xã hội dân sự” và phát huy những mặt tích cực của nó?”. Tuy vẫn đòi hỏi “vạch trần bản chất sự cơ hội, lợi dụng hoặc mù quáng ảo tưởng về cái gọi là xã hội dân sự”, nhưng dù sao bài viết này cũng đề nghị một số giải pháp như cần có các hội thảo riêng về cái gọi là “xã hội dân sự” làm rõ lịch sử khái niệm, cái được, cái mất, cái tốt, cái xấu của nó.

Còn bài “Không để các tổ chức xã hội dân sự bị lợi dụng” cũng của báo Quân đội Nhân dân lại chỉ cách thời điểm Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry viếng thăm Việt Nam có một tuần. Bài này “tiến bộ” hơn bài trước đôi chút với sự thừa nhận “Sự ra đời, phát triển của XHDS là một đòi hỏi khách quan đối với mọi xã hội. Chúng ta không phủ nhận những đóng góp của tổ chức XHDS đối với sự phát triển của xã hội”.

Bên cạnh đó là : “Cùng với thừa nhận sự tồn tại khách quan của các tổ chức XHDS, quan tâm tạo điều kiện để các tổ chức XHDS hoạt động đúng hướng, phục vụ lợi ích của đất nước và dân tộc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, chúng ta cần nhận thức rõ và khắc phục những hạn chế, thách thức của nó đối với sự phát triển xã hội ”. Cũng như : “Nhận thức đúng đắn về XHDS là cơ sở để chúng ta đấu tranh chống mọi tư tưởng, quan điểm, hành vi lợi dụng XHDS chống phá Việt Nam; để các tổ chức XHDS phát triển lành mạnh, phát huy tốt vai trò, tác dụng của mình đối với các hội viên, thành viên và toàn xã hội”.

Rõ ràng đã có một sự chuyển giọng trên cùng một tờ báo, hoặc trong cùng một khẩu ngữ của thể chế, trong bối cảnh rất thách thức về đối ngoại chính trị.

RFI: Còn nhớ chỉ mới năm ngoái xã hội dân sự còn bị báo đảng xem là “thủ đoạn của diễn biến hòa bình”?

Nếu so sánh, có thể thấy chất giọng của báo đảng cách đây một năm là khắc nghiệt hơn nhiều. Một trong những minh chứng đặc trưng cho tâm thế đó là một bài viết trên báo Nhân Dân điện tử ngày 31/08/2012 với tiêu đề “Xã hội dân sự - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình”.

Khi đó, bài báo Nhân Dân nhận định: “Nếu XHDS mạnh, thì sẽ dẫn tới vô chính phủ, bất ổn về xã hội và chế độ sẽ sụp đổ. Ðây chính là lý do để các thế lực thù địch quan tâm nghiên cứu, vận dụng, nhằm lợi dụng vai trò của XHDS trong hoạt động lật đổ một chế độ như họ đã thực hiện tại một số nước trong thời gian qua”.

Còn vài năm trước, giới tuyên giáo đảng vẫn duy trì cách nhìn một chiều về XHDS, cho rằng: một số học giả trên thế giới có quan điểm chống cộng rất đề cao vai trò của XHDS trong các cuộc “cách mạng màu” lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) tại Ðông Âu trước đây.

Ở Ðông Âu thời trước, có những “tổ chức chính trị đối lập” hình thành, phát triển và hoạt động với danh nghĩa là “tổ chức XHDS”, như Công đoàn Ðoàn kết ở Ba Lan, Hội Văn hóa Ucraina ở Liên Xô trong những năm 80 của thế kỷ XX… Tương tự, tại Tiệp Khắc, với sự hỗ trợ của bên ngoài, các đối tượng chống đối chế độ đã thành lập Phong trào Hiến chương 77 làm hạt nhân. Các cuộc “cách mạng đường phố” tại các nước vùng Trung Ðông - Bắc Phi thời gian qua cũng cho thấy vai trò của các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong việc hỗ trợ các tổ chức XHDS lôi kéo, kích động quần chúng lật đổ chế độ.

Giới tuyên giáo đảng cũng gìn giữ đến mức sắt son tinh thần bảo thủ khi cho rằng các nước, các tổ chức quốc tế, các NGO nước ngoài đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển XHDS theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN bằng biện pháp “bất bạo động”, “phi vũ trang”. Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam” với mục đích lợi dụng XHDS để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Ðông Âu, thuộc Liên bang Xô Viết trước đây và Trung Ðông - Bắc Phi thời gian qua.

Cuối cùng là thái độ chụp mũ xảy ra vào năm 2012 khi một số báo đảng cho rằng: một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946, trưng cầu ý dân về Ðiều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa án Hiến pháp, thúc đẩy XHDS và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai…

Cũng theo các báo đảng: « Nếu thực hiện các nội dung này theo ý đồ của họ thì chế độ xã hội chủ nghĩa thực tế sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam. Ðây là phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác có thể sẽ giúp các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức XHDS để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp xã hội chủ nghĩa bằng luật pháp dân chủ, tư sản ».

Những bài báo có cách nhìn rất phiến diện về XHDS như vậy xuất hiện trong bối cảnh tình trạng nhân quyền ở Việt Nam nóng hổi, trong những cáo buộc của các tổ chức nhân quyền và một số nhà nước tiến bộ trên thế giới. Đây cũng là thời điểm mà làn sóng bắt bớ những người bất đồng chính kiến dâng cao và cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ vào cuối năm 2012 đã bị phía Hoa Kỳ hủy bỏ.

RFI: Hai bài báo gần đây của tờ Quân đội Nhân dân mà anh vừa nêu ở trên có thể cho thấy sự đổi khác nào trong tư duy của giới lãnh đạo Việt Nam về XHDS?

Giới quan sát chính trị ở Việt Nam và quốc tế có lẽ đã hiểu rất rõ rằng những thay đổi về đường lối và nhận thức của đảng cầm quyền thường được biểu hiện qua hệ thống truyền thông của đảng, đặc biệt qua những cơ quan ngôn luận như báo Nhân Dân và Quân đội Nhân dân. Trên hai tờ báo này luôn có các mục “Bình luận - phê phán” và “Phòng, chống diễn biến hòa bình”, thường tập trung chỉ trích, công kích “các luận điệu sai trái và thù địch” đối với hệ thống truyền thông quốc tế như đài VOA, RFA, BBC, RFI… và một số trang web, blog của giới truyền thông xã hội.

Nhiều năm qua và gần nhất là từ đầu năm 2013 đến nay, có thể thấy các sự kiện liên quan đến nhóm “Kiến nghị 72”, vụ tuyệt thực của hai tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, đề xuất thành lập đảng Dân chủ Xã hội của ông Lê Hiếu Đằng hay hoạt động của Mạng lưới blogger Việt Nam đều hiện diện như một phần tất yếu trên mặt báo đảng.

Tình hình đó cho thấy Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương đảng, cơ quan tuyên giáo trung ương đã thấm thía và đặc biệt lo ngại về các diễn biến bất đồng tư tưởng. Tất nhiên những người theo đường lối “kiên định xã hội chủ nghĩa” không muốn bỏ qua những phản ứng tư tưởng nổi bật và có sức lan tỏa lớn ngoài xã hội.

XHDS cũng là một trong những tiêu điểm của công tác “phản tuyên truyền” của Ban Tuyên giáo Trung ương và các báo đảng. Nhưng vào lần này, hiển nhiên đang có một chuyển động thầm kín và có chút tự ti trong lòng họ. Họ đang chuyển từ thái độ phủ nhận XHDS một cách cực đoan sang cách nhìn bắt buộc phải chấp nhận XHDS, như một thực thể khách quan của xã hội trong xu hướng hội nhập quốc tế. Tuy nhiên sự chuyển biến này không thể hy vọng là nhanh chóng, mà sẽ rất chậm chạp.

RFI: Theo anh từ những nguyên do nào mà lại có sự đổi thay về nhìn nhận XHDS trong giới lãnh đạo Việt Nam?

Cần nhắc lại, XHDS là một quy phạm đã được phái đoàn thường trực của Nhà nước Việt Nam cam kết, nằm trong 14 điều cam kết của Việt Nam trước chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng 8/2013. XHDS cũng là một yêu cầu mà phía Hoa Kỳ nêu ra như một trong những ưu tiên đối với lộ trình dân chủ hóa ở Việt Nam. Bắt đầu từ cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nguyên thủ quốc gia Việt - Mỹ vào tháng 7/2013 và sau đó là một số chuyến ngoại giao con thoi, chính thức lẫn không chính thức, giữa hai quốc gia này.

Những cuộc gặp gỡ mang tính thúc đẩy như thế lại lồng trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam đang rốt ráo vận động cho một vị trí trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP. Có lẽ cũng cần nhắc lại là nếu vai trò thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc chỉ mang tính danh nghĩa mà không dẫn dắt trực tiếp đến một nguồn lợi nào về kinh tế, thì TPP được coi là một trong những chiếc phao cứu sinh đối với nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam lại đang lâm vào tình trạng quá quẫn bách, quẫn bách đến nỗi cạn kiệt về nội lực mà chỉ có thể trông mong vào những nguồn ngoại viện chủ yếu từ Hoa Kỳ, Tây Âu và Nhật Bản, và có thể từ cả “bạn vàng” Trung Quốc.

Từ khung cảnh hòa đồng lẫn hỗn mang về kinh tế và chính trị như thế, chúng ta có thể thấy tiến trình hình thành XHDS ở Việt Nam là một xu thế mang tính tất yếu. Xu thế này dựa vào chính nhu cầu của nhiều tầng lớp người dân Việt Nam về ít nhất các quyền dân sinh, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do tôn giáo và những quyền khác như biểu tình, lập hội, trưng cầu dân ý. Dù rằng tất cả những quyền này đã được nêu ra trong bản Hiến pháp năm 1992 nhưng sau hơn hai chục năm, đến bản Hiến pháp mới 2013 vẫn không được luật hóa.

Xu thế tất yếu về XHDS ở Việt Nam cũng được biểu đạt từ 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc can thiệp vào khu vực Biển Đông trong năm 2011, đến hàng loạt kiến nghị của nhóm “Kiến nghị 72” trong năm 2013, cho đến sự hình thành một số tổ chức dân sự trong nước, mà thực chất là tổ chức phi chính phủ. Chẳng hạn như Mạng lưới blogger Việt Nam, Phong trào Con đường Việt Nam, Ủy ban Công lý Hòa bình của giới Công giáo, và gần đây là nhóm Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam và Hội Bầu bí Tương thân… Hiện nay có ít nhất 11-12 nhóm dân sự lớn nhỏ đã và đang hình thành ở Việt Nam.

Xu thế hình thành các tổ chức dân sự cho thấy dù muốn hay không, Nhà nước Việt Nam vẫn phải dần chấp nhận sự tồn tại của những tổ chức này và có thể còn nhiều tổ chức dân sự khác, miễn là những hoạt động dân sự đó không “nhằm ý đồ chính trị hoặc lật đổ chính quyền”.

Đó cũng là lý do vì sao gần đây trong nội bộ đảng dường như đã bắt đầu xuất hiện một luồng quan điểm thừa nhận “XHDS là một vấn đề mới ở Việt Nam, đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều trí thức, công chức và nhân dân”, và “Về bản chất xã hội dân sự có nhiều đặc điểm mang tính tích cực (hoạt động trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý; vì mục tiêu rất tích cực) cần được nghiên cứu, làm rõ và vận dụng phù hợp vào điều kiện thực tiễn nước ta”.

RFI: Nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn để hình thành một XHDS đúng nghĩa ở Việt nam. Theo anh kịch bản nào có thể xảy ra cho XHDS trong những năm tới?

Cho dù đảng có thể “chủ động nghiên cứu và vận dụng XHDS”, tôi vẫn có cảm giác như sự thay đổi về nhận thức và hành vi đối xử của đảng đối với XHDS hiện thời và trong ít nhất một năm tới không xuất phát từ lòng thành tâm chính trị như một tố chất đã được chiết xuất ở Miến Điện, mà chủ yếu vẫn mang tính đối phó, và chủ yếu là đối phó với trào lưu đối ngoại, trong thế chẳng đặng đừng.

Tôi cũng có cảm giác là đối sách của đảng đối với XHDS đang có nhiều nét tương đồng với giai đoạn năm 2006 – 2009. Đó là khoảng thời gian mà Nhà nước Việt Nam được hứa hẹn và sau đó được gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới, được dỡ bỏ khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo và nhân quyền của Quốc hội Hoa Kỳ. Khi đó, một số cuộc hội thảo về XHDS đã được Nhà nước tổ chức, nhưng chủ yếu bao gồm thành phần giới chức đảng và các cơ quan nghiên cứu và quan chức của chính quyền, chứ không được nổi bật bởi thành phần trí thức phản biện độc lập.

Trong vài ba năm đó, những cuộc hội hảo, tọa đàm đã chỉ bàn luận chủ yếu về vấn đề học thuật của XHDS như XHDS là gì, kinh nghiệm về XHDS ở các quốc gia phát triển trên thế giới, một số đặc điểm của XHDS ở Việt Nam, nhưng lại nhấn mạnh đến vai trò của các tổ chức hội đoàn nhà nước chứ không phải hội đoàn tư nhân và càng không làm rõ vai trò của các hội đoàn thiện nguyện trong các tôn giáo. Nhưng câu hỏi “Làm thế nào để có XHDS?” vẫn luôn là một bế tắc đầy cố tình. Cuối cùng, các cuộc hội thảo này đã kết thúc mà không có bất kỳ một lộ trình cụ thể nào cho việc triển khai XHDS ở Việt Nam, dù một số trí thức phản biện độc lập đã nêu ra không ít kiến nghị.

Rất có thể vào lần này, Nhà nước Việt Nam cũng muốn thực hiện đối sách mang tính đối phó như thế, như một cách trì hoãn thời gian theo phương châm “vừa mềm dẻo vừa đấu tranh”. Còn nếu sau hai đến ba năm nữa mà nền kinh tế Việt Nam trở lại thời được coi là hoàng kim như năm 2007 và thế đứng của thể chế cũng đỡ mong manh hơn hiện thời, hoàn toàn không loại trừ vấn đề XHDS sẽ không còn được xem là một nhu cầu, yêu cầu của dân chúng.

Thậm chí sẽ không còn được nêu ra trong bất cứ cuộc hội thảo nào, còn những tổ chức dân sự mang tính hành động cao nhất sẽ có thể bị sách nhiễu, và lãnh đạo của họ sẽ có cơ hội trở thành tù nhân lương tâm. Cũng cần nói thêm là cho đến nay, ở nhiều tỉnh thành, cách nhìn đối với XHDS vẫn còn rất hà khắc, thậm chí cụm từ này bị coi là một điều cấm kỵ và rất gần gũi với nghĩa “phản động”.

Thế nhưng tôi vẫn hy vọng tình hình những năm tới sẽ khác hơn là giai đoạn 2006-2009. Cơ sở của sự khác biệt, có thể xem là sự khác biệt cơ bản như thế, là tất cả các yếu tố về hạ tầng kinh tế, mức độ bất bình đẳng xã hội gây ra bởi các nhóm lợi ích và thân hữu, niềm tin dân chúng, phản ứng xã hội. Và cả điều được coi là “đoàn kết” trong nội bộ đảng hiện thời đã chênh biệt rất nhiều so với thời gian trước đây - một sự chênh lệch đủ lớn để không làm cho bất kỳ dĩ vãng nào có thể tái hiện. Nói cách khác, Nhà nước Việt Nam đã quá thụt lùi trong hoạt động điều hành quản lý kinh tế - xã hội, ít nhất tính từ thời mở cửa kinh tế những 90 của thế kỷ trước, và hậu quả của sự thụt lùi này là rất khó có thể cứu vãn.

Một khi quá khứ khó hoặc không thể lặp lại, và theo phân tích riêng của tôi thì sẽ hầu như không còn cơ hội để lặp lại, những người cầm quyền ở Việt Nam chỉ có thể chọn một trong hai con đường: hoặc đi ngược với quy luật, xu thế và các trào lưu về hội nhập quốc tế và do đó sẽ mang đến cho họ những nguy hiểm khôn lường về thế tồn vong chính trị và cả tài sản cùng mối an nguy cá nhân. Hoặc phải bắt nhập những vận động quốc tế một cách thành tâm hơn, sẵn lòng thừa nhận và chấp nhận mô hình XHDS hơn. Như những gì mà Tổng thống Thein Sein và các thuộc cấp của ông đã và đang tương đối thành công, trong mối quan hệ với người dân và đảng Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi ở Miến Điện.

Một chính thể có bản lĩnh là chế độ không e ngại, không e sợ sự tồn tại và phát triển của XHDS. Nếu vận dụng được những mặt mạnh của XHDS, chế độ đó chắc chắn sẽ được lòng dân hơn và tuổi thọ của nó cũng sẽ kéo dài hơn. Còn nếu vẫn khăng khăng khống chế và đàn áp XHDS thì sự sống của chế độ sẽ chỉ còn tính bằng năm tháng.

RFI: Chúng tôi rất cám ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã nhận lời trao đổi với RFI Việt ngữ trong chương trình hôm nay.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét