Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

TIẾC THƯƠNG MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC TÀI HOA .

TIẾC THƯƠNG MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC TÀI HOA .

 1/                       Việt Dzũng

           image
Nhạc sĩ và ca sĩ Việt Dzũng, tác giả của nhiều ca khúc trong đó có Một Chút Quà Cho Quê Hương, vừa qua đời ở tuổi 55 tại California sau một cơn trụy tim.

         image
                              http://www.youtube.com/watch?v=W1otdoWJ8AA

Thông cáo trên diễn đàn của Trung tâm Asia cho biết ông từ trần vào lúc 10 giờ 35 phút sáng ngày 20/12/2013, giờ địa phương, tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam.
Ông được biết đến rộng rãi không chỉ với vai trò là người dẫn chương trình cho chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia mà còn bởi các hoạt động đấu tranh, cổ súy cho phong trào dân chủ trong nước.
Phản ứng về việc ông Việt Dzũng ra đi, hôm 21/12, nhạc sỹ Nam Lộc, một thành viên từ Trung tâm Asia nhận xét ông Dzũng là 'một thiên tài', một người sống và làm việc cần mẫn, chăm chỉ suốt đời 'vì lý tưởng tự do cho cộng đồng, cho tha nhân và dân tộc'.
Theo ông Nam Lộc, nhạc sỹ Việt Dzũng chỉ có một mục đích sống đó là 'đóng góp cho nghệ thuật và đóng góp cho quê hương, đất nước', cũng như không ngừng lên tiếng giúp 'những người không thể lên tiếng bảo vệ mình'.
"Việt Dzũng ra đi là một sự mất mát rất lớn lao... Trước hết đối với cộng đồng, chúng ta mất đi một chiến sỹ luôn luôn tranh đấu cho tự do dân chủ và cho nhân quyền," ông nói với BBC từ Hoa Kỳ.
"Những người thấp cổ bé miệng mất đi một tiếng nói mạnh mẽ đại diện cho mình, đại diện cho những người muốn nói lên tiếng nói mà không nói được ở khắp mọi nơi trên thế giới,
"Trung tâm Asia mất đi một người cộng tác, một người cố vấn nòng cốt ở trong chương trình, cá nhân tôi mất đi một người bạn thân tình mà tôi quý mến," nhạc sỹ Nam Lộc chia sẻ.

Tiểu sử

                     image
Nhạc sĩ Việt Dzũng là người được biết đến với những nhạc phẩm cổ súy cho phong trào dân chủ trong nước
Nhạc sĩ Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh ra tại Sài Gòn năm 1958 và là con trai của bác sỹ Nguyễn Ngọc Bảy, một cựu dân biểu dưới thời Việt Nam Cộng hòa.
Ông vượt biên sau biến cố 1975 khi mới 17 tuổi, và trong 38 năm định cư tại Hoa Kỳ, ông chưa từng quay trở lại Việt Nam.
Ông bắt đầu đi theo sự nghiệp âm nhạc từ năm 1978 và sáng tác những bài nhạc Việt đầu tay cũng trong năm này, trong số đó có nhiều bài hát viết cho người Việt tỵ nạn và lên án chính quyền trong nước.
Năm 1978, ông gặp ca sỹ Nguyệt Ánh và hai người đã lưu diễn khắp các tiểu bang Mỹ cũng như tại các tòa lãnh sự, sứ quán Mỹ ở các quốc gia châu Á.
Các bài hát và hoạt động của ông và ca sỹ Nguyệt Ánh là lý do khiến cả hai sau đó bị chính quyền Việt Nam tuyên án tử hình vắng mặt. Các tác phẩm của ông cũng bị cấm phổ biến trong nước.
Năm 1996, ông đồng sáng lập chương trình phát thanh Radio Bolsa, phát thanh ở Nam California, Bắc California Houston và Texas.
Cũng trong năm 1996, ông trở thành người dẫn chương trình cho Trung tâm Ca nhạc Asia, bên cạnh đó, ông cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN - hai tổ chức đều do nhạc sỹ Trúc Hồ làm giám đốc điều hành.
Cho đến nay, ông đã có khoảng 450 nhạc phẩm là sáng tác của mình.

Phát biểu tại Asia 71

                    image

                         http://www.youtube.com/watch?v=9IS666rdafE#t=51

Một trong những phát biểu đáng chú ý của ông gần đây, đó là tại đêm nhạc Asia 71 mà ông làm người dẫn chương trình hồi tháng Một năm nay.
Trong phần giới thiệu về bài hát 'Triệu con tim' của nhạc sỹ Trúc Hồ, được viết để cổ động cho phong trào thỉnh nguyện thư nhằm kêu gọi quốc tế gây sức ép đối với chính quyền Việt Nam về nhân quyền, ông đã đề cập đến trường hợp những nhà bất đồng chính kiến bị cầm tù trong nước.
"Ngày 24/9 năm 2012, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, bất chấp dư luận quốc tế, đã đưa ba nhà yêu nước ra tòa là các blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài Gòn, tức luật sư Phan Thanh Hải," ông nói.
"Cả ba đã bị tuyên án rất nặng, từ bốn năm đến 12 năm tù vì tội gọi là Tuyên truyền chống Nhà nước."
"Cả ba bị bắt và bị kết án chỉ vì một lý do duy nhất: Họ là những người dám lên tiếng cảnh báo về âm mưu xâm lăng của Trung Quốc và tham vọng bá quyền muốn chiếm biển đảo của Việt Nam."
Chỉ một tháng sau, ngày 30/10, tòa án Việt Nam cũng tuyên án nặng cho hai nhạc sỹ yêu nước là Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, tác giả hai nhạc phẩm "Anh là ai" và "Việt Nam tôi đâu".
"Đây là những bản án phi lý nhất mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có thể áp đặt lên những tù nhân lương tâm chỉ vì họ có một cái tội duy nhất, đó là bày tỏ lòng yêu nước của mình," ông nói thêm.
Cuối phần giới thiệu của mình, ông nói ca khúc 'Triệu con tim' sẽ "thay thế cho những người ở Việt Nam bị bịt miệng không được cất tiếng nói".
Đĩa Asia 71 cũng như bài hát này đã bị chính quyền Việt Nam cấm phổ biến trong nước, tuy nhiên chúng vẫn được lan truyền rộng rãi trên mạng và cho đến nay đã thu hút tổng cộng hơn một triệu lượt xem trên YouTube.

Phản ứng thêm từ giới nghệ sỹ

Ngay sau khi tin từ trần của nhạc sỹ Việt Dzũng được loan tải, nhiều ca sỹ, nhạc sỹ trong và ngoài nước đã viết những dòng tưởng nhớ đến ông.

Nhạc sỹ Trúc Hồ viết trên Facebook:
Việt Dzũng là một người sống có đức nên ra đi nhẹ nhàng lắm ... không đau đớn gì cả.
Hãy yên tâm mà đi nhé bạn hiền ... chắc chắn các thế hệ sau sẽ tiếp nối con đường của bạn hiền đã đấu tranh trên 35 năm qua cho một đất nước Việt Nam được công bình và tự do.

Một trái tim, một tấm lòng nặng với mẹ Việt Nam ... đứa con thân yêu này của Mẹ hôm nay đã ra đi nhưng dòng nhạc bất tử vẫn còn mãi mãi ở lại với đời.

Nhạc sỹ Tuấn Khanh bình luận trong bài viết được đăng tải trên trang của blogger Huỳnh Ngọc Chênh: 
"Với nhiều người, nhạc sĩ Việt Dzũng được coi là tấm gương hoạt động và tranh đấu đáng ngưỡng mộ, với một số người khác, nhạc sĩ Việt Dzũng được xem như là nhân vật đối lập không thể chấp nhận được của Nhà nước Việt Nam.
"Vài năm sau biến cố tháng 4-1975, trong bối cảnh đời sống xáo động và còn nhiều chủ trương cực đoan, ông và nhạc sĩ Nguyệt Ánh từng bị nhà nước Việt Nam kết án tử hình vắng mặt.
"Khi còn sinh thời, nhạc sĩ Việt Dzũng từng nói đùa rằng ông đợi nhạc sĩ Việt Khang ra tù để kết nghĩa anh em, vì có cùng chữ "Việt" trong nghệ danh, cũng như cùng tâm hồn tranh đấu. Nhưng nay thì ước muốn đó đã không thể thành sự thật."

Ca sỹ Tóc Tiên viết trên Facebook:
"Một người vừa nằm xuống ... lặng lẽ cả buổi chiều!
"Dạo gần đây tôi hay nghĩ và nói rằng "biết đâu không gặp nhau nữa", ít nhiều đã có những chuẩn bị cho riêng mình...
"Nhưng biết làm gì đây với những "ra đi" không được chuẩn bị trước ..."

Tuyển tập Nhạc Việt đầu tay do Nhạc sĩ Việt Dzũng xuất bản năm 1979 tại Omaha
        
      image
      image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image

image
image
image
image

Bảo Mai 

 Các Bài Khác 

                    Việt Dzũng: Một Nghệ Sĩ Với Tài Năng Vượt Bực

                 image           
http://baomai.blogspot.com/2012/02/viet-dzung-mot-nghe-si-voi-tai-nang.html

                     
                           Nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời tại California

                 image
http://baomai.blogspot.com/2013/12/nhac-si-viet-dzung-qua-oi-tai-california.html

             ------------------------------------------------------------

2/ THƯƠNG TIẾC MỘT NGƯỜI

Thứ Bảy, hai mươi mốt
Mình vừa mất một người
Nhạc sĩ, M.C trẻ
Việt DZũng của Asia
Ra đi khá nhẹ nhàng
Vào lứa tưổi năm lăm.

Hôm qua ngày thứ Sáu
Việt Dzũng đã ra đi
sau năm mươi lăm năm
Miệt mài nơi cõi thế
Cũng một đời hữu ích
Cho xã hội nhân quần
Chúc em đi bình an
Yên nghỉ miền Cực Lạc

Ai rồi cũng thế thôi.
Sống trọn vẹn một đời
Để bao người tưởng nhớ
Nước nhược nay nhẹ bước
Non bồng được thảnh thơi !
Tạm biệt người bạn trẻ
Rồi cũng đến lượt tôi .

( NLG73- Lê Phú Nhuận )

                                 ==========================

3/  Lần đầu tiên Pháp thành công ca ghép tim nhân tạo tự động

Tim nhân tạo tự vận hành do công ty Carmat sáng chế (© Carmat)
Tim nhân tạo tự vận hành do công ty Carmat sáng chế (© Carmat)

Thụy My
Một trái tim nhân tạo tự vận hành do công ty Pháp Carmat sáng chế đã được ghép cho một bệnh nhân bị bệnh tim giai đoạn cuối hôm thứ Tư 18/12 tại Paris. Đây là ca ghép tim nhân tạo tự vận hành lần đầu tiên trên thế giới, vừa được ê-kíp thực hiện công bố hôm qua 20/12/2013 một cách thận trọng, mở ra hy vọng cho nhiều bệnh nhân trước tình trạng thiếu tạng ghép hiện nay.

Bộ trưởng Y tế Marisol Touraine đánh giá đây là niềm tự hào lớn lao cho nước Pháp, và Tổng thống François Hollande gọi điện chúc mừng ê-kíp phẫu thuật. Tuy nhiên Tổng giám đốc Carmat cho rằng hãy còn quá sớm để có thể kết luận đây là một thành tựu y tế, vì mới chỉ thực hiện cho một bệnh nhân, và thời kỳ hậu phẫu hai ngày còn quá ngắn. Bệnh nhân mà danh tính không được tiết lộ hôm qua đã tỉnh dậy trong phòng hồi sức và nói chuyện được với thân nhân.
Vào cuối tháng Chín, Bộ Y tế Pháp đã bật đèn xanh cho cuộc ghép tim nhân tạo tự vận hành lần đầu tiên trên thế giới đối với bệnh nhân này, vì hội đủ các điều kiện : bị suy tim ở giai đoạn cuối, có nguy cơ tử vong và không có phương án điều trị nào khác hơn.
Trái tim nhân tạo của công ty Carmat chế tạo với bộ khung bằng loại nhựa cứng hơn cả kim loại, nặng 900 gam, có giá từ 140.000 đến 180.000 euro, mô phỏng hoàn toàn các hoạt động của tim người với các tâm thất và bộ phận cảm ứng, tự động tăng giảm lưu lượng máu được bơm. Trái tim này có thể thích ứng với điều kiện sống thường nhật của bệnh nhân nhờ một hệ thống điện tử hết sức tinh vi.
Tim nhân tạo thế hệ mới nhất được chế tạo với sự hợp tác của giáo sư nổi tiếng Alain Carpentier, người sáng lập Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh. Từ hơn một chục năm qua trên thế giới đã có những ca ghép tim nhân tạo, nhưng đây chỉ là những bộ máy đặt vào tạm thời trong khi chờ đợi được ghép tim thật.
Carmat đảm bảo những quả tim nhân tạo này mỗi năm có thể cứu sống được hàng chục ngàn bệnh nhân mà không bị phản ứng thải loại của cơ thể, giúp họ sống với thể trạng tốt hơn. Không chỉ khắc phục được tình trạng thiếu tim ghép, mà còn là một giải pháp cho các trường hợp chống chỉ định ghép tạng (chẳng hạn có tiền sử ung thư).

                          ================================

4/ Phong tục Mùa Adventus báo hiệu Giáng sinh đến gần 

             
                      Vòng nến Giáng sinh. Ảnh: slovnikonline.com.   

Adventus trong tiếng Latin báo hiệu một cái gì đó đang đến. Ngày 1.12.2013 là chủ nhật đầu tiên trong 4 ngày chủ nhật trước Giáng sinh. Người dân châu Âu trong ngày này có tục làm vòng nến. Bốn chiếc nến trên một vòng cung bằng thông tượng trưng cho 4 ngày chủ nhật trước Giáng sinh, nó cũng nhắc nhở người đời chuẩn bị chào đón sự trở lại của chúa Giê-su. Chiếc vòng nến này được đặt trên bàn ăn hay phòng khách, nơi gia đình thường tụ tập. Mỗi tuần, một chiếc nến được đốt lên. Vào tuần thứ thư, khi ngày Giáng sinh đã đến gần, cả 4 chiếc nến sẽ cùng sáng sau khi mặt trời lặn. Vòng nến tượng trưng cho sự chiến thắng và nghiêm trang. Trong Kinh thánh, nó được nhắc đến như sự tôn trọng, hạnh phúc và hào quang. Ánh nến trong thiên chúa giáo thể hiện cho sự trong sáng, xóa tan bóng tối cũng như sự sợ hãi, thể hiện lòng chung thủy và tình yêu. Ngoài bốn chiếc nến, một số nơi còn dùng chiếc nến thứ năm, đặt ở giữa vòng nến, tượng trưng cho đêm Giáng sinh và được đốt vào ngày này. Màu của nến cũng mang ý nghĩa riêng. Nến màu tím tượng trưng cho hi vọng và hòa bình, nến màu hồng là tình bạn, tình yêu trong khi nến trắng tượng trưng cho ánh sáng của Chúa. Từng chiếc nến nối nhau thành hình vòng cung, có ý nghĩa là mãi mãi. 

     Vòng nến thời nay cũng có thể mang nhiều kiểu dáng đặc biệt.
      Vòng nến thời nay cũng có thể mang nhiều kiểu dáng đặc biệt. 

Lịch sử Adventus bắt đầu từ miền nam châu Âu, vào khoảng thế kỉ thứ tư ở Tây Ban Nha. Đến thế kỉ thứ 12-13, nó trở thành biểu tượng của tháng cuối cùng, tháng thiêng liêng nhất trong năm, báo hiệu cho Giáng sinh. Vì Giáng sinh mỗi năm rơi vào ngày khác nhau, nên các chủ nhật mỗi năm một khác. Năm nay, chủ nhật đầu tiên rơi vào ngày 2.12.2012. Nó còn được gọi là chủ nhật “sắt“, song nó là cái tên thương mại, do trong những ngày này, người dân thường đi mua quà và các cửa hàng “hái“ ra tiền. Các ngày chủ nhật sau đó vì thế còn được lần lượt gọi là chủ nhật “đồng“, chủ nhật “bạc“, chủ nhật “vàng“. 

                 Dùng những bao diêm để làm hộp quà. Ảnh: Týden.
           Dùng những bao diêm để làm hộp quà. Ảnh: Týden. 

 Ngoài ra, cũng có một tập tục thú vị, đó là làm lịch Adventus. Lịch Adventus có 24 ngày, bắt đầu từ mùng 1 cho đến ngày 24. Trong từng ngày được đánh số, đó là những món quà nhỏ, làm nóng không khí Giáng sinh. Với trẻ em, người ta hay làm lịch kẹo bánh, đồ chơi, với người lớn, đó có thể là những gói chè hay các chai bia đủ chúng loại. Đây là một món quà sáng tạo mà cả người tặng lẫn người được tặng đều vui. 
   
      Nghiêm Trang – vietinfo.eu (vietinfo.eu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét