Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Hiến Pháp Cuốc Hội thông qua : không có gì phải ầm ỉ

Cười Cũng Phải Nâng Lên Tầm Cao Mới XHCN 

   

1/ Những hình ảnh cực độc chỉ có ở CHXHVN 

Cùng đánh vần đọc nào.
Ngon đến tận nghìn thu.
Cẩn thận... cái mặt.
  Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
      Chuẩn mực của sự đẹp trai.
    Quán nhậu độc nhất vô nhị.
     Đây mới là hàng thật này.
    XHCN Nà Không nên, không nên...
  Dịch quá chuẩn.
  Biển cấm tàn ác nhất trong "chế độ tươi đẹp XHCN" .
   Không có phụ nữ xấu...
Khuyến mại hấp dẫn nhất Viet Nam .
.
                                   ------------------------------------------------------------

                  .
                           Xe  Model XHCN 3000
                     .
                                 Chóng Lụt Thời Đỉnh Cao XHCNVN 
                        .
                               Chấp Hành Giao Thông Kiểu "Con Đ.. Giả Ga'i Nhà Lành"
                      
                             C.A XHCN  .
                   .
                               Thời Đỉnh Cao Phải Phòng Bị Cả Trước và Sau 
                        .
                            Không Yên Tâm Với Xăng Rởm 
                     .
                             Thế lày là phạm nuật giao thông 
                     .
                               Chắc ăn cho nó lành 
                        .
               .
                     Trai  Làng  Nhô 
              .
                     Không sợ bị phạt vì tội " Ăn Mặc Phản Cảm" 
                                             .
                              Dưới mái trường XHCN đào tạo là phải như thế này 
                        .
                          Bê tông thiệt không phải "cốt Tre"
                          .
      Một thoáng Hà Lội " Thời Đỉnh Cao Mới "[IMG].
               .

               .
                        .
                 .
                     .
                        
                         Hàng đặt dành riêng cho "Quan Liêm" va` V.V...

  ==============================================================================

2/ Hiến Pháp Cuốc Hội thông qua :  không có gì phải ầm ỉ 


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) Nếu bác Hồ đã dạy “không có gì quí hơn Độc lập Tự do” thì ngày nay các cháu của bác cũng có thể thưa rằng: không có gì phải ầm ỉ quanh chuyện Dự thảo Hiến Pháp nước CHXHCNCC năm 2013 vừa được thông qua với tỉ số sít sao vài cọng lông lợn là đạt 100% của đảng Biểu Quốc Hội.

Không cần gì phải ầm ỉ là vì thông qua hay không thông qua thì cái “tính thực thi” của cái gọi là “Hiến Pháp nước CHXHCNCC” trước sau vẫn như một, vậy thôi. Từ ngày bác đảng cướp được chính quyền trong tay Chính phủ Trần Trọng Kim đến nay qua mấy lần sửa đổi, có cái nào “độc lập tự do dân chủ” bằng HP 1946, khiến cho các nhà lão thành Kách mạng, các nhà trí thức hàng đầu, “nhà sử học” tiếc hùi hụi chưa ?

Ấy vậy mà “độc lập” kiểu chi lạ rứa: chủ tịch nước là bác Hồ phải thân còm lặn lội sang ông Liên Xô trình duyệt kế hoạch thực hiện CCRĐ, tiếp đó là bị ông Tung Cuốc bắt bắn cho bằng được bà Nguyễn Thị Năm, đại ân nhân của Kách Mạng, để làm gương mở màn cho phong trào đấu tố long trời lở đất, phải “đạt chỉ tiêu” 5% dân làng là điạ chủ; không có cũng phải đôn lên cho đủ. Độc lập gì mà “Ta đánh Miền Nam là đánh cho ông Tung Cuốc và ông Liên Xô”… “Tự do” gì mà tù rục xương với mấy bài báo trên “Nhân văn” và “Giai phẩm”. “Dân chủ” chi mà thân tàn ma dại bởi phong trào “Xét lại” đường lối chính sách của nhà nước “của dân do dân và vì dân”?

Hiến Pháp là Bộ Luật cao nhất của một nước, kẹt nỗi nước CHXHCNCC còn có Bộ luật cao hơn HP, có tên là Cương lĩnh đảng CSCC. Lại thêm một đặc thù ưu việt nữa tại quốc gia này: Luật Pháp, con đẻ của HP làm cha cả HP. Chẳng hạn: HP công nhận quyền tự do bày tỏ chính kiến, nhưng Luật Pháp lại phạt tiền 100 triệu những ai dám “nói xấu chính quyền”.

Xem những gì CS viết trên HP của nước CHXHCNCC và nhìn những gì CS làm, thấy mà thương cho hai chữ Hiến Pháp phải lâm cảnh trên đe dưới búa: cái búa Cương lĩnh đảng, cái đe Bộ luật Hình sự.

Nhưng chuyện Hiến Pháp trở thành Hiếp Pháp của nước. Kách mạng chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ khi đem so với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà nhà nước CHXHCNCC đã ký đã được nhà cầm quyền CS tôn trọng như thế nào trong thời gian qua. Rồi mới nhất là cái ghế Hội đông Nhân Quyền LHQ: vừa nhảy lên ngồi đít chưa hâm hâm đã ban hành Nghị định 174/2013/NĐ-CP, theo đó, “hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản động” bị phạt từ 70 đến 100 triệu đồng; cản trở LS Nguyễn Văn Đài gặp đại diện ngoại giao Pháp; bắt câu lưu, sách nhiễu nhà báo Phạm Chí Dũng trên đường đi thăm TS. Nguyễn Thanh Giang… ông già tuổi đã gần đất xa trời.

Hiến pháp quốc gia, công ước quốc tế, đảng đã chẳng coi ra gì thì chuyện thông qua dự thảo HP dù ưng hay bất ưng cũng chẳng đáng gì phải ầm ỉ. 


                                 ===============================

3/ Đảng cộng sản tuyên chiến với dân tộc và nhục mạ trí thức


Nguyễn Gia Kiểng (Ethongluan) - “…Dân tộc nào cũng thế thôi, chỉ khác nhau ở tầng lớp trí thức. Trí thức Việt Nam đã không làm nhiệm vụ lãnh đạo xã hội của mình mà chỉ luẩn quẩn trong những yêu cầu và kiến nghị. Họ quên rằng tự do và phẩm giá là những điều không thể van xin để được ban phát…”

Thế là bản hiến pháp mới của chế độ cộng sản đã được thông qua, bất chấp sự phản đối đồng loạt của trí thức Việt Nam và với một đa số đặc trưng của các chế độ cộng sản: 97%. Đây là một bản hiến pháp mới chứ không phải chỉ là "hiến pháp 1992 sửa đổi" như đảng cộng sản gọi nó để che giấu mức độ nghiêm trọng.

So với bản dự thảo ban đầu bản hiến pháp vừa được biểu quyết đã có một vài thay đổi.

Thay đổi quan trọng nhất là sự rút lại một thay đổi lớn được đưa ra trong bản sơ thảo: bãi bỏ vai trò chủ đạo của quốc doanh. Điều 51 của hiến pháp mới giữ lại công thức của hiến pháp cũ: "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo"; trong khi điều 54 của bản dự thảo không có câu "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo". Như vậy thay đổi lớn nhất của bản hiến pháp vừa được biểu quyết so với dự thảo là không thay đổi chế độ kinh tế, là giữ nguyên trạng. Tại sao đảng cộng sản lại rút lại ý định bãi bỏ vai trò chủ đạo của quốc doanh và mặc nhiên từ giã cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Trong những đóng góp của trí thức Việt Nam dự định thay đổi này không những không bị phản đối mà còn được hoan nghênh. Kẻ viết bài này đã là người duy nhất báo động về sự nguy hiểm của việc hủy bỏ vai trò chủ đạo của quốc doanh trong hoàn cảnh hiện nay. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng vai trò chủ đạo của quốc doanh là một sự nhảm nhí cần phải bãi bỏ, cũng như một căn bệnh cần phải chữa chạy. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mà tôi là một thành viên chủ trương dứt khoát chọn lựa kinh tế thị trường lấy tư doanh làm nền tảng. Bỏ quốc doanh là đúng. Tuy nhiên một lập trường đúng về nguyên tắc chưa chắc đã thực sự đúng trong mọi trường hợp. Còn tùy thuộc ở thời điểm, bối cảnh và người lấy quyết định. Lấy thí dụ một bệnh nhân, chữa bệnh là đúng nhưng không phải ai cũng có thể chữa bệnh, phải có y sĩ và thuốc phù hợp. Chúng ta đã biết kinh nghiệm Nga dưới thời Yeltsin: từ bỏ kinh tế nhà nước và tư hữu hóa các công ty quốc doanh đã là cơ hội để đám cường hào xâu xé tài sản quốc gia. Đó là tình trạng chắc chắn sẽ xảy ra trong thực trạng Việt Nam hiện nay. Từ bỏ kinh tế quốc doanh là việc phải làm nhưng chỉ có thể thực hiện một cách thận trọng dưới một chế độ dân chủ lương thiện. Lý do khiến đảng cộng sản đã tự ý rút lại dự định bỏ vai trò chủ đạo của quốc doanh rất có thể chỉ giản dị là vì các nhóm lợi ích trong đảng chưa đồng ý trên sự chia chác các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh.

Thay đổi quan trọng thứ hai so với bản dự thảo là sự tăng cường hơn nữa quyền hạn của chủ tịch nước. So với hiến pháp cũ thì quyền hạn của chủ tịch nước đã được gia tăng rất nhiều trong dự thảo sửa đổi. Điều 93 của dự thảo qui định chủ tịch nước có mọi quyền hành đối nội cũng như đối ngoại, đặc biệt chủ tịch nước "thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam".

Điều 88 trong hiến pháp vừa được biểu quyết còn tăng cưởng hơn nữa những quyền này. Cụ thể là chủ tịch nước không chỉ "phong hàm" các sĩ quan cấp tướng và "bổ nhiệm" các chức vụ đứng đầu quân đội mà còn "bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức". Như vậy là theo bản hiến pháp mới chủ tịch nước có tất cả mọi quyền hành, đồng thời cũng là vị tổng tư lệnh toàn quyền của quân đội. Trái lại thủ tướng hầu như không còn thực quyền nào, kể cả quyền lãnh đạo chính phủ vì: "Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quy định. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số". Thủ tướng cũng chỉ có một phiếu trong những quyết định của chính phủ như mọi bộ trưởng. Việc gia tăng hơn nữa quyền hạn của chủ tịch nước cũng do ban lãnh đạo cộng sản tự ý chứ không đáp ứng một đề nghị nào từ ngoài cả. Kẻ duy nhất bày tỏ quan tâm đến việc tập trung quyền lực vào tay một chủ tịch nước cũng chính là tác giả bài này. Đây là một bước chuyển hóa quan trọng từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân trong những điều kiện hiểm nghèo cho chế độ.

Một số đông đảo trí thức đã ký tên vào kiến nghị yêu cầu hoãn việc thông qua dự thảo sửa đổi hiến pháp vì dự thảo này không chấp nhận được. Nó không những không phải là một bước tiến về dân chủ như mọi người chờ đợi và như bối cảnh quốc quốc gia và quốc tế đòi hỏi mà còn là một bước lùi. Nó vẫn ngoan cố khẳng định độc quyền của đảng cộng sản. Xấc xược hơn nữa nó còn buộc các lực lượng vũ trang phải trung thành trước hết với đảng. Trên điểm này hiến pháp mới đã có một nhượng bộ nhỏ so với dự thảo: điều 65 qui định: Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với đảng và Nhà nước "thay vì: "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân" như trong dự thảo. Trong dự thảo ĐCSVN được đặt trước cả tổ quốc và nhân dân, quân đội chỉ trung thành với đảng chứ không chứ không cần biết tới nhà nước. Các lực lượng vũ trang như vậy được coi là hoàn toàn của đảng. Trong hiến pháp vừa được thông qua Nhà Nước đã được thêm vào như một đối tượng trung thành của lực lượng vũ trang, dù đứng sau đảng. Đây chỉ là một nhượng bộ trong cách hành văn nhằm xoa dịu dư luận chứ không phải là một nhượng bộ thực. Tổ quốc và nhân dân là những khái niệm trừu tượng, chỉ có nhà nước, đại diện của tổ quốc và nhân dân, là có sự hiện hữu cụ thể. Đặt đảng trước nhà nước cũng là đặt đảng trên tổ quốc và nhân dân. Các trí thức đã ký tên vào các kiến nghị phải thấy rằng họ đã bị nhục mạ.

Có thể nói gì về bản hiến pháp mới này?


Điểm bị phản đối nhất trong dự thảo vẫn được duy trì. Các lực lượng vũ trang vẫn phải tuyệt đối trung thành với đảng CSVN, trước cả nhà nước, nghĩa là về nội dung trước cả tổ quốc và nhân dân như ta vừa nói. Điều này đã được bàn nhiều nhưng mức độ nghiêm trọng của nó vẫn buộc chúng ta phải nhận định lại để nhìn thật rõ. Thế nào là một nhà nước? Theo định nghĩa phổ cập nhà nước trong một quốc gia độc lập là thực thể có độc quyền sử dụng bạo lực hợp pháp. Với bản hiến pháp này nhà nước Việt Nam hiện nay không còn độc quyền này nữa, nó không còn là một nhà nước có chủ quyền. Đảng CSVN đã tự định nghĩa như một lực lượng chiếm đóng. Nó đã tuyên chiến với dân tộc Việt Nam. Vậy người Việt Nam cũng phải nhìn nó như một lực lượng chiếm đóng nước ngoài.

Nhưng tại sao đảng CSVN lại liều lĩnh thách thức nhân dân Việt Nam như vậy? Giả thuyết hợp lý nhất là họ thấy bị đe dọa trước làn sóng bất mãn đang dâng lên và muốn chuẩn bị cơ sở pháp lý để quân đội hoặc tham gia đàn áp những cuộc biểu tình đòi dân chủ hoặc ít nhất không can thiệp khi công an đàn áp. Giả thuyết này càng nhiều triển vọng đúng vì gần đây lực lượng công an chống biểu tình đã được tăng cường đáng kể. Nếu đó là tính toán của ban lãnh đạo cộng sản thì họ lầm to. Luật chỉ cao hơn hết bởi vì nó đúng; chính vì đúng mà nó mới có tác dụng buộc kẻ mạnh, nếu không có lý, phải nhượng bộ kẻ yếu. Luật vô đạo không phải là luật như Socrates đã nói gần hai mươi lăm thế kỷ trước. Quan điểm Mác –Lênin, theo đó luật là dụng cụ đàn áp của kẻ thống trị, là sai hoàn toàn, sai một cách bi đát. Chính vì thế mà chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ sản sinh ra những chế độ quái thai rồi bị thế giới văn minh vất bỏ. Bản hiến pháp thô bỉ này không có giá trị, ngược lại nó còn đặt nhà nước cộng sản trong thế bất hợp pháp. Quân đội không còn bổn phận phải phục tùng một nhà nước như vậy nữa. Nếu một tướng lãnh đảo chính lật đổ chính quyền này ông ta không thể bị coi là phản loạn bởi vì nhà nước này không còn là một nhà nước nữa. Đảng cộng sản muốn dùng luật pháp để khống chế quân đội nhưng, một cách mù quáng, họ đã chỉ phá tan cái khuôn khổ pháp lý ràng buộc quân đội với họ.

Qua bản hiến pháp này có lẽ ban lãnh đạo cộng sản đã muốn tập trung quyền lực vào một chủ tịch nước, có mọi triển vọng sẽ kiêm luôn chức tổng bí thư đảng theo mô hình Trung Quốc, để chấm dứt một tình trạng phân tán quyền lực - giữa tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng - đang làm tê liệt chế độ. Nhưng nếu quả như vậy thì họ cũng lầm to. Sự phân tán quyền lực hiện nay không phải ngẫu nhiên mà có, nó là hậu quả của tình trạng mất lý tưởng và đạo đức trong đảng. Bộ máy sàng lọc của đảng vì thế đã loại bỏ hết những người có nhân cách và chỉ để lại những cấp lãnh đạo mờ nhạt, cơ hội và thủ đoạn, thấp bé về cả cả đạo đức lẫn trí tuệ, không ai đủ bản lãnh và uy tín để đoàn kết toàn đảng. Phân tán quyền lực là hậu quả tất nhiên. Tình trạng phân tán quyền lực này tuy gây bế tắc nhưng cũng đã giúp chế độ tồn tại, vì nó cho phép các phe phái trong đảng thỏa hiệp để chia chác quyền lực và quyền lợi. Cả Nông Đức Mạnh lẫn Nguyễn Phú Trọng đều đã được chọn làm tổng bí thư đảng như là giải pháp thỏa hiệp, không phải vì họ tài giỏi mà chính vì họ không có bản lãnh và do đó không đe dọa ai. Sự thỏa hiệp này sẽ không thể có được nữa khi tất cả quyền lực tập trung vào một người. Các phe phái bị đặt vào thế hoặc được tất cả hoặc mất hết, kể cả an ninh cá nhân. Không ai có thể nhường ai. Cuộc đấu đá sẽ rất dữ dội và có thể làm vỡ tan cả đảng lẫn chế độ.

Khó thể tưởng tượng rằng những người lãnh đạo cộng sản có thể mù quáng đến nỗi không nhìn thấy nguy cơ này. Vậy tại sao họ vẫn sửa đổi hiến pháp như vậy? Phải chăng là vì trong một lúc nào đó tất cả các phe phái đều đã chủ quan cho rằng mình sẽ giành được phần thắng rồi cùng lâm vào thế lỡ phóng lao? Khó tin. Giả thuyết có xác xuất lớn hơn nhiều là họ đã sửa đổi hiến pháp do áp lực của Trung Quốc để thiết lập mô hình Trung Quốc tại Việt Nam và người chủ tịch nước kiêm tổng bí thư sẽ là người do Trung Quốc chỉ định và hỗ trợ. Như thế vấn đề người chủ tịch nước được giải quyết nhưng chủ quyền Việt Nam không còn. Chúng ta không thể chấp nhận viễn ảnh này.

Sự kiện một bản hiến pháp vừa thách đố nhân dân vừa tạo nguy cơ ngoại thuộc được một "quốc hội" gần 500 người có ăn học và có phương tiện thông tin thông qua mà không có một phiếu chống nào sẽ phải khiến nhiều thế hệ mai sau tự hỏi trí thức Việt Nam năm 2013 là hạng người gì. Đã chỉ có bảy người không bỏ phiếu, họ tỏ ra còn có chút liêm sỉ dù vẫn chưa đủ can đảm để làm người, nghĩa là lên tiếng chống lại. Nhưng cái đa số lỗ mãng 97% này không những không chứng tỏ sự bền chắc của chế độ mà trái lại còn phơi bày sự chao đảo của nó. Trong vài năm gần đây, chính do sự phân hóa trong nội bộ đảng mà các "đại biểu quốc hội" đã phần nào được thả lỏng và ta đã thấy họ đã có những ý kiến rất khác nhau trên nhiều vấn đề, như Đường sắt Cao tốc, Bôxit Tây Nguyên v.v. Đó là hậu quả tự nhiên của tình trạng thiếu hụt tư tưởng và lý luận của Đảng. Như vậy trên một vấn đề nghiêm trọng như hiến pháp sự chia rẽ càng phải lớn hơn, nhất là bản hiến pháp này lại sai và nguy hiểm một cách quá lộ liễu. Số "đại biểu" không thuận phải rất cao. Đa số 97% chỉ có thể là kết quả của một sự ép buộc thô bạo. Đừng quên một sự kiện rất không bình thường. Kỳ họp quốc hội này được thông báo là có mục đích chính là thảo luận về sửa đổi hiến pháp nhưng chỉ vài ngày sau vấn đề sửa đổi hiến pháp không còn được thảo luận nữa, thay vào đó là những đề tài như nợ xấu, lạm phát, luật xây dựng, luật bảo vệ mội trường, bảo hiểm y tế, hôn nhân và gia đình, phòng chống tham nhũng, qui chế sĩ quan v.v. Hiến pháp mới được đem biểu quyết không tranh cãi và ngay sau đó kỳ họp quốc hội kết thúc, sớm một ngày so với dự trù. Tình trạng kỳ cục này chỉ có thể giải thích là ban lãnh đạo đảng thấy rằng nếu cho thảo luận sẽ rối loạn và nếu cho biểu quyết như thường lệ thì bản hiến pháp mới sẽ không được thông qua; họ đã bắt buộc các "đại biểu" phải im mồm và bỏ phiếu thuận nếu không muốn bị trừng phạt nặng, và các "đại biểu" đã run sợ. Cũng nên nhớ là một "đại biểu quốc hội" có thể bị đuổi khỏi quốc hội bất cứ lúc nào, và sau đó mất hết mọi bảo đảm của qui chế đại biểu, khi bị đánh giá một cách mơ hồ là "không còn xứng đáng" theo điều 7 của hiến pháp, trước cũng như sau khi sửa đổi.

Cần nhấn mạnh một lần nữa là bản hiến pháp vừa được thông qua không phải là "hiến pháp 1992 sửa đổi" mà là một hiến pháp mới. Nó thay đổi cả bản chất của chế độ lẫn chế độ chính trị. Nó khẳng định đảng Cộng Sản Việt Nam là một lực lượng chiếm đóng. Nó là một cóp nhặt của mô hình Trung Quốc và đặt đất nước ta trước nguy cơ mất chủ quyền thực sự. Nó tuyên chiến với dân tộc Việt Nam và nhục mạ trí thức Việt Nam.

Chúng ta phải ứng xử thế nào?


Trước hết phải tự hỏi tại sao nhóm người cầm đầu đảng cộng sản lại có thể xấc xược đến như thế? Phải chăng họ xấc xược chỉ vì chúng ta quá nhu nhược? Đặt câu hỏi cũng là đã trả lời. Nhưng ai nhu nhược? Dân tộc nào cũng thế thôi, chỉ khác nhau ở tầng lớp trí thức. Trí thức Việt Nam đã không làm nhiệm vụ lãnh đạo xã hội của mình mà chỉ luẩn quẩn trong những yêu cầu và kiến nghị. Họ quên rằng tự do và phẩm giá là những điều không thể van xin để được ban phát.

Đảng Cộng Sản Việt Nam qua bản hiến pháp này đã tự khẳng định như một lực lượng chiếm đóng. Thái độ duy nhất đúng trước một lực lượng chiếm đóng là chống lại một cách quả quyết và dứt khoát. Mọi nhân nhượng và hợp tác đều không chính đáng.

Đừng vội hỏi chúng ta có thể làm gì trong hoàn cảnh hiện nay để rồi chỉ nhìn thấy khó khăn và trở ngại. Hãy có quyết tâm đã rồi chúng ta sẽ thảo luận. Một điều chắc chắn là tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam chống lại đảng cộng sản sau khi nó đã hiện nguyên hình của một lực lượng chiếm đóng và đại đa số đảng viên cộng sản cũng không muốn tham gia một lực lượng chiếm đóng. Điều cũng chắc chắn không kém là chúng ta có thể giành thắng lợi mà không cần dùng tới bạo lực. Các tập hợp của Gandhi tại Ấn Độ và Mandela tại Nam Phi đã đánh bại được những lực lượng chiếm đóng nước ngoài hung bạo hơn nhiều bằng những phương thức thuần túy bất bạo động.


(11/2013)


Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Nào Vùng Lên Nhân Dân Việt Nam Anh Hùng !

   Nào Vùng Lên Nhân Dân Việt Nam Anh Hùng !     
  •                  
  •                     

========================================================================

 

1/ Toàn dân hãy đồng thanh thét lớn: Phản đối Hiến pháp mới của ĐCS !


Người Thường Dân (Danlambao) - Xin mọi công dân VN hãy ghi nhớ: 28 Tháng 11 năm 2013 là một ngày ô nhục của Dân tộc VN! Ngày mà Tổ Quốc VN lại một lần nữa bị giặc nội xâm là tập đoàn cầm đầu ĐCSVN, thái thú của giặc ngoại xâm Bắc triều, siết chặt hơn nữa chế độ đô hộ cực kỳ khắc nghiệt của tập đoàn đó lên đầu, lên cổ Dân tộc ta. 

Chế độ đô hộ đó đã được tập đoàn cầm quyền thiết lập từ tháng 8 năm 1945, đến nay đã trên 68 năm rồi. Ngày nay, chế độ đô hộ đó đang ngày càng rệu rã, ngày càng bị nhân dân ta chán ghét, nên nhóm cầm đầu ĐCS lại bịp bợm bày trò lấy ý kiến dân để sửa đổi Hiến pháp.

Nhưng, tất cả những ý kiến xây dựng của nhân dân đều bị họ vứt bỏ hết để đưa ra một bản Hiến pháp cực kỳ phản dân chủ, thực chất là phản dân tộc và phản động, rồi giao cho cái Quốc hội bù nhìn của họ thông qua và áp đặt cho toàn Dân tộc. 

Bản Hiến pháp mới của ĐCS được thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 thực chất là một sợi dây thòng lọng siết chặt hơn nữa vào cổ nhân dân ta. Vì Hiến pháp mới một lần nữa khẳng định quyền lãnh đạo toàn diện - tức là quyền làm chủ thật sự và quyền thống trị tuyệt đối - của ĐCSVN đối với Đất nước và Nhân dân ta, mặc dù không ai chấp nhận cái quyền ấy! Đó là một hành động trắng trợn chà đạp lên mọi nguyên tắc của một chế độ dân chủ đích thực. Những lời lẽ “của dân, do dân, vì dân” mà họ thốt lên chỉ là lừa bịp để che đậy quyền lực của một nhúm nhỏ trong ĐCS được độc tài thống trị nước ta. Hãy thấy trước rằng, với Hiến pháp mới này, chẳng bao lâu nữa nền độc tài toàn trị tập thể sẽ có thể chuyển thành nền độc tài toàn trị cá nhân, dù cá nhân đó chẳng có chút tài cán, đạo đức gì cả!

Nhưng để duy trì và bảo vệ được một nền độc tài toàn trị đó thì tập đoàn cầm quyền cần phải ghi rõ trong Hiến pháp bắt buộc các lực lượng vũ trang, tức là quân đội và công an, do nhân dân đóng thuế để nuôi dưỡng phải trung thành trước hết với ĐCS, chứ không phải trung thành trước hết với Tổ quốc và Nhân dân. Đây là một ý đồ thâm độc của họ là dùng các lực lượng vũ trang của nhân dân để đàn áp nhân dân khi cần bảo vệ chế độ độc tài toàn trị của một người hay một nhúm người có thực quyền trong ĐCS. Trong Hiến pháp mới, tập đoàn cầm quyền vẫn ngoan cố không chịu trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân vốn đã có từ xưa, để giai cấp cầm quyền từ trung ương đến các địa phương tha hồ thao túng đất đai của người dân, tha hồ tham nhũng, tha hồ làm giàu trên mồi hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân. Còn những điểm khác về mặt kinh tế trong Hiến pháp mới cũng nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho bọn cầm quyền, bọn cường hào ác bá mới, bọn tỷ phú “đỏ”, tức là con cái, họ hàng, bà con, bạn bè của “lãnh đạo”, tha hồ xâu xé, cướp đoạt tài sản quốc gia.

Tóm lại, Hiến pháp mới sẽ củng cố hơn nữa chế độ độc tài toàn trị phi nhân, phản dân chủ và khẳng định quyền thống trị muôn năm của băng đảng tham nhũng, thối nát đối với toàn dân. Như vậy thì nguy cơ mất đất, mất biển, mất đảo... sẽ trở thành một sự thật cay đắng đối với toàn Dân tộc. Vì mọi người đều biết chính lãnh đạo ĐCSVN từ lâu đã tạo điều kiện thuận lợi cho bọn lãnh đạo ĐCS phương Bắc thực hiện chính sách bành trướng xuống nước ta, đặc biệt là từ sau Hội nghị Thành Đô (1990), một lần nữa họ lại quàng vào cổ Tổ quốc ta sợi dây thòng lọng của Trung Quốc. Với Hiến pháp mới, hiểm họa mất nước lại càng tăng lên rõ rệt, nhất là lúc này Trung Quốc đã và đang lũng đoạn nền kinh tế văn hóa Việt Nam, đã và đang nắm hầu hết các công trường trọng điểm trên đất nước và những khối người đông đảo của họ đã và đang thâm nhập sâu vào các vùng xung yếu của Tổ quốc ta.

Chính vì thế, lúc này hơn bất cứ lúc nào, vì trách nhiệm công dân trước vận mệnh của Tổ quốc, toàn dân Việt Nam hãy đứng lên đồng thanh thét lớn:

PHẢN ĐỐI HIẾN PHÁP MỚI CỦA ĐCS ÁP ĐẶT CHO DÂN TA!

Ngày 27 tháng 11 năm 2013



                                       ==============================
Nào cùng tè lên Hiếp Pháp của Lũ Việt Gian 
  • .
========================================================================

2/ Ngày mai Quốc Hội tự thú trước dân


Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Từ lâu người dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này là của ai. Nhưng hàng ngày cả hệ thống truyền thông đông đảo với công suất cực lớn của Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những quan chức của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những ông bà nghị sĩ của Quốc hội Việt Nam vẫn rổn rảng, vẫn véo von, vẫn ào ạt, cấp tập, xối xả rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân Dân, Quốc hội thể hiện ý chí và nguyện vọng của Nhân Dân. Thực chất có đúng như vậy không, ngày mai, thứ năm, 28.11.2013, Quốc hội sẽ phải tự thú trước Nhân Dân, trước lịch sử khi những ông nghị, bà nghị biểu quyết quyết định số phận bản Hiến pháp năm 2013.

Hiến pháp năm 2013 dành cho đảng Cộng sản Việt Nam quyền hạn và lợi lộc mênh mông, vô hạn, đẩy cho người Dân mọi rủi ro, thua thiệt và bất hạnh. Hiến pháp năm 2013 dành cho đảng Cộng sản Việt Nam được quyền đương nhiên thâu tóm xã tắc, thống trị xã hội. Quân đội, công an là của đảng. Của nổi của chìm trên dải núi sông gấm vóc Việt Nam là của đảng. Đến những doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi tối đa, được sử dụng phần lớn nguồn vốn của đất nước, được độc quyền kinh doanh những ngành béo bở nhất cũng là của đảng, để rồi những doanh nghiệp đó giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đất nước cứ lãng phí, thất thoát, tham nhũng, thua lỗ triền miên, làm cho cả nền kinh tế đất nước lụn bại, ngân sách trống rỗng, đời sống người Dân điêu đứng. Nhưng đảng không chịu trách nhiệm.

Hiến pháp năm 2013 ưu ái dành mọi lợi quyền cho đảng đúng như lời bài đảng ca: “Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”. Hiến pháp năm 2013 tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người Dân, tước đoạt từ giá trị vật chất lớn lao (đất đai), đến giá trị tinh thần cao cả (quyền bầu chọn lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội) của người Dân, làm cho người Dân trắng tay và trắng mắt. Hiến pháp năm 2013 đẩy đất nước lún sâu mãi trong khủng hoảng, bế tắc và lạc hậu.

Biểu quyết chấp nhận bản Hiến pháp đó: Quốc hội của đảng.

Biểu quyết bác bỏ bản Hiến pháp đó: Quốc hội của Dân.

Từ lâu người Dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này của ai nên người Dân cũng biết chắc rằng Hiến pháp năm 2013 sẽ được Quốc hội chấp nhận với số phiếu cao. Số phiếu cao đó là điều Quốc hội tự thú với Dân và là dấu ấn tủi nhục Quốc hội để lại trong lịch sử!



                                        ===============================

Các tranh chấp phe phái thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam

Nguyễn Nghĩa650 (Danlambao) Thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 28/11/2013 tại Quốc hội VN, là một hình thức khác, của trận bốc sơ giữa Sang, Trọng bốc sơ với Dũng. Tại Quốc hội, Thủ tướng có vẻ yếu thế. Ông ta tranh thủ thời gian để phong cấp 2 phó tướng cho mình và điều 1 phó thủ tướng sang Mặt Trận. Đây có phải là thỏa hiệp của ông ta với các đối thủ chính trị, đổi lấy việc thông qua Sửa đổi Hiến pháp lần này? Thủ tướng đang tính cho tương lai. Hay, hiện tại bị Thủ tướng bỏ quên, để Trọng, Sang chiếm thượng phong tại Quốc hội?

Ông ta đã tính đúng, hay ông ta tính sai, tương lai sẽ trả lời...

* * * * * * * * *

Việt Nam đã có 4 Hiến pháp: năm 1946, năm 1959, năm 1980, và năm 1992.

Riêng bản Hiến pháp 1992 đã trải qua một lần sửa đổi năm 2001.

Từ đầu năm 2013, Quốc hội cộng sản VN đã công khai một "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992" mới, và họ dự định vào ngày 28/11/2013 sẽ thông qua bản sửa đổi Hiến pháp này.

Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này bị trí thức Việt Nam cực lực phản đối bởi tính lỗi thời, cổ hủ của nó. Hàng trăm bài viết, với các góc độ phân tích khác nhau trên các trang mạng "lề dân" thể hiện tâm huyết người trí thức Việt Nam, muốn góp ý cho Dự thảo Hiến pháp trước hiểm họa xâm lăng Trung Quốc và trước những cơ hội mới cho sự phát triển của Việt Nam.

Tất cả đều bị Bộ chính trị ĐCS VN vứt vào sọt rác. Họ khăng khăng sẽ thông qua bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do chính ĐCS VN đề nghị.

Thực ra, tâm huyết của trí thức Việt Nam là muốn có một Hiến pháp mới cho giai đoạn mới đầy thử thách sống còn của dân tộc Việt Nam, trong quá trình xây dựng và pháp triển một nhà nước của các dân tộc Việt trên bán đảo Đông Dương. Hiến pháp này sẽ đoàn kết toàn dân tộc, mở ra một giai đoạn mới, hòng xây dựng một nước Việt Nam công bằng hơn, hùng cường hơn, có nội lực cường tráng nhằm chống lại những mưu đồ xâm lược vô cùng nham hiểm của Trung Quốc đối với Việt Nam.

Tâm huyết của trí thức Việt Nam hoàn toàn trái ngược với những ý đồ của ĐCS VN khi họ muốn bản sửa đổi Hiến pháp lần này được thông qua tại Quốc hội.

Trước hết, ĐCS VN không quan tâm đến lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia Việt Nam. Đối với ĐCS VN, sự tồn tại của chính đảng này quan trọng hơn nhiều so với sự tồn tại của dân tộc Việt Nam. Bằng chứng là họ đã liên tục bán nước cho Trung Quốc để gìn giữ sự tồn tại của mình.

Đầu tiên, để có một quốc gia hòng thiết lập nhà nước cộng sản chuyên chính, họ đã vi hiến (Hiến pháp 1946 qui định Việt Nam là 1 quốc gia thống nhất từ Móng Cái đến Cà Mau). Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đã ký Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 chia cắt Việt Nam thành 2 Miền. Sau nữa, ngày 14/9/1958, công hàm bán nước Phạm Văn Đồng đã trao cho Trung Quốc cái cớ để Trung Quốc xâm lược biển, đảo của Việt Nam (lại vi hiến lần nữa). Trước những xâm lược của Trung Quốc tại 2 quần đảo Hoàng Sa (1974), Trường Sa (1988, 1990), phản ứng của Cộng sản VN là mờ nhạt. Sự việc Nhà nước cộng sản Việt Nam đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới và vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000, cắt cho Trung Quốc Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, các cao điểm quanh cao điểm 1590 Hà Giang... đã chứng tỏ: ĐCS VN đặt quan hệ thần phục Trung Quốc lên trên lợi ích quốc gia tối thượng của Quốc gia Việt Nam...

Trước thềm sự kiện đáng ra rất quan trọng đối với dân tộc Việt Nam: sự ra đời của một bản Hiến pháp mới, thì sự kiện này lại trở thành một trò hề dân chủ rẻ tiền do ĐCS VN đạo diễn, tôi muốn truyền tải đến bạn đọc một khía cạnh phê bình những Hiến pháp VN: Quốc hội Việt Nam đã thông qua những Hiến pháp chủ yếu nhằm phục vụ quyền lực của một phe phái trong ĐCS VN, mà không phục vụ lợi ích của dân tộc Việt Nam.

1. Hiến pháp 1946

Hồ Chí Minh về Việt Nam năm 1941. Dĩ nhiên, một người bôn ba hải ngoại, không trực tiếp gây dựng cơ sở chi bộ, không trực tiếp tuyên truyền cộng sản, không trực tiếp đấu tranh với mật vụ Pháp... thì làm sao có thể dễ dàng nắm quyền lãnh đạo, đứng trên các đồng chí trong nước của mình được. Tuy gặp khó khăn, nhưng do những lão luyện chính trị đã thu thập được, Hồ Chí Minh chủ yếu dựa vào các cán bộ cộng sản thuộc Liên khu Cao Bắc Lạng như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... để thành lập quyền lãnh đạo của mình trên cả nước. Những hoạt động của Hồ Chí Minh đã thể hiện trong Hiến pháp 1946 tại các Điều:

Điều thứ 49
Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa:

a) Thay mặt cho nước.

b) Giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân.

c) Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ.

d) Chủ tọa Hội đồng Chính phủ.

đ) Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị.

e) Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự.

g) Đặc xá.

h) Ký hiệp ước với các nước.

i) Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước.

k) Tuyên chiến hay đình chiến theo như Điều 38 đã định.

Điều thứ 50
Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc.

Điều thứ 51
Mỗi khi truy tố Chủ tịch, Phó chủ tịch hay một nhân viên Nội các về tội phản quốc, Nghị viện sẽ lập một Tòa án đặc biệt để xét xử.

Việc bắt bớ và truy tố trước Tòa án một nhân viên Nội các về thường tội phải có sự ưng chuẩn của Hội đồng Chính phủ.”

Như vậy trong Hiến pháp 1946, quyền lực của Hồ Chí Minh rất mạnh. Hiến pháp 1946 chưa có bóng dáng của ĐCS VN, của các đồng chí ăn ngủ dưới hầm đất tại Miền Trung hay trong các chiến khu bưng biền Đồng tháp Miền Nam...

Nhưng lực lượng này không khoanh tay nhìn các đồng chí Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh... chia nhau miếng bánh quyền lực trên dân tộc Việt Nam.

Những sai phạm tày trời như ký hiệp định Gơ-Ne-Vơ 1954 chia cắt Việt Nam, cải cách ruộng đất 1950-1953 giết hại hàng trăm nghìn nông dân Việt Nam... của ban lãnh đạo do Hồ Chí Minh đứng đầu đã tạo ra các cớ để Lê Duẩn, Lê Đức Thọ... phản công. Vụ án xét lại năm 1967, 1968 đã chứng tỏ vị thế của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ... Họ đã có thể bắt các tướng lĩnh thân cận của nhóm Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... mà cả Hồ và Võ chỉ có thể đứng nhìn, mà không bảo vệ được ai cả.

Thực ra thì sự đắc thắng của phe Duẩn, Thọ... đã hình thành từ trước các năm 1967-1968.

Tước bớt quyền lực của Hồ Chí Minh, hay là Hồ Chí Minh phải xuống thang chịu lép, đã thể hiện ở Hiến pháp 1959, mặc dù hiến pháp này cũng do chính Hồ Chí Minh lãnh đạo để soạn thảo.

2. Hiến pháp 1959

Hiến pháp 1959 có 1 chương riêng về Chủ tịch nước. Dĩ nhiên chức này dành cho Hồ Chí Minh.

"Điều 63
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội mà công bố pháp luật, pháp lệnh; bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng; công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá; tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước; tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm.

Điều 64
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp nhận đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài cử đến; căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội mà phê chuẩn hiệp ước ký với nước ngoài, cử và triệu hồi đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở nước ngoài.

Điều 65
Chủ tịch nước việt Nam dân chủ cộng hòa thống lĩnh các lực lượng vũ tranh toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng.

Điều 66
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ.

Điều 67
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính trị đặc biệt.

Hội nghị chính trị đặc biệt gồm có Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những người hữu quan khác.

Hội nghị chính trị đặc biệt xét những vấn đề lớn của nước nhà. Những ý kiến của Hội nghị chính trị đặc biệt do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chuyển đến Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ hoặc các cơ quan hữu quan khác để thảo luận và ra quyết định."

Như vậy, so sánh với những qui định của Hiến Pháp 1946, quyền lực của Chủ tịch nước đã co hẹp lại ở những điểm sau:

1. Tuy vẫn là "thống lĩnh các lực lượng vũ tranh toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng."/ điều 65/ nhưng bây giờ chỉ còn là chức vụ tượng trưng.

Muốn lãnh đạo quân đội, phải chỉ huy được tướng lĩnh cao cấp.

Việc phong quân hàm tướng lĩnh của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946 đã bị tước bỏ trong Hiến pháp 1959.

2. Trước đây Chủ tịch nước "d) Chủ tọa Hội đồng Chính phủ."/xem Hiến pháp 1946 trên/, nay tại điều 66 của Hiến pháp 1959:

"Điều 66
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ."

Trước đây Chủ tịch nước lãnh đạo Chính phủ, Hiến pháp 1959 tước đi quyền lãnh đạo thường xuyên này, mà chỉ cho phép "khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ.

3. Tuy Hiến pháp 1959 còn cho Chủ tịch nước quyền bổ nhiệm bãi miễn Thủ tướng, phó thủ tướng... nhưng phải có quyết định của Quốc hội hay Ủy ban thường vụ Quốc hội. Mà Quốc hội do Đảng CS VN lãnh đạo.

....

Quyền hạn của Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã bị thu hẹp lại.

Ban tổ chức TW đảng đã có thể quyết định ai lên tướng, ai mất quân hàm.

Hệ lụy của sự mất đi quyền lực của Chủ tịch nước là việc Tướng Giáp đã phải khoanh tay nhìn các chiến hữu của mình bị bắt và bức cung năm 67-68.

3. Hiến pháp 1980

Đây là Hiến pháp toàn thắng của Lê Duẩn.

Lê Duẩn dựa trên xương máu của hơn 5 triệu người Việt Nam đắc thắng, thể hiện trong Hiến pháp 1980. Ông ta công nhiên bắt toàn dân tộc Việt Nam phải xây dựng chủ nghĩa xã hội, bắt toàn dân tộc Việt Nam phải sống trong "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Tuy vậy, trớ trêu của lịch sử là bằng văn bản giấy trắng, mực đen Điều 2 của Hiến pháp này viết: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động".

Năm 1990, nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động đầu tiên trên thế giới bị sụp đổ ở Liên Bang Xô Viết.

Hiến pháp 1980 là Hiến pháp cộng sản, thể hiện ham muốn quyền lực to lớn của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ. Hiến pháp này đã gây ra kiệt quệ tinh lực Việt Nam và sự cô lập của Việt Nam trước thế giới trong thập kỷ 80.

Duy nhất còn có ý nghĩa là đoạn văn sau đây của nó:

"Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình."

4. Hiến pháp 1992

Đây là Hiến pháp của Nguyễn Văn Linh Đỗ Mười, Lê Đức Anh... và đồng bọn. Hiến pháp này loại bỏ đoạn văn tôi vừa trích trên về Trung Quốc, mở đường cho sự thần phục Trung Quốc của Đảng CS VN. Nói theo cố Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch: mở đường cho"Một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu".

Tôi sẽ bỏ qua Sửa Đổi Hiến pháp 1992 năm 2001, mà phân tích ngay Sửa đổi chuẩn bị thông qua tại Quốc hội VN ngày 28/11 sắp tới.

5. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013

Nội dung của Bản sửa đổi này cũng như các bản trước, thể hiện tranh chấp trong nội bộ ĐCS VN. Bản sửa đổi năm nay, có 3 nội dung chính:

1. Trong kinh tế thị trường, Thủ tướng nắm, giải ngân cả chi tiêu của Nhà nước Việt Nam. Cho tới hôm nay, Thủ tướng còn bổ nhiệm các tướng lính cao cấp...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang muốn có thêm quyền lực, ông ta muốn có quyền phong quân hàm cho các tướng lĩnh cao cấp.

Đây là một nội dung của Dự thảo sửa đổi lần này.

2. Lần đầu tiên trong Hiến pháp xuất hiện đòi hỏi Quân đội nhân dân Việt Nam phải trung thành với ĐCS VN.

3. Tái lặp lại khẳng định Điều 4 của Hiến pháp 1992 về quyền đứng trên Hiến pháp, pháp luật của ĐCS VN.

Nội dung 2 và 3 vừa nêu là thể hiện mong muốn được trở lại vị trí của một Tổng Bí Thư đầy uy quyền thời Lê Duẩn của Nguyễn Phú Trọng.

Cũng có một ít son tô như vài dòng về Nhân Quyền.

Đây chỉ là thủ thuật chính trị của ĐCS VN. Cho dù họ có ký 1000 điều ước về Nhân Quyền với thế giới, cũng không bao giờ họ thực hiện.

Ta đã thấy điều này với quyền tự do hội họp, tự do phát biểu chính kiến... tự do biểu tình... được thực hiện như thế nào tại Việt Nam.

Kết Luận

Thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 28/11/2013 tại Quốc hội VN, là một hình thức khác, của trận bốc sơ giữa Sang, Trọng bốc sơ với Dũng.

Tại Quốc hội, Thủ tướng có vẻ yếu thế. Ông ta tranh thủ thời gian để phong cấp 2 phó tướng cho mình và điều 1 phó thủ tướng sang Mặt Trận.

Đây có phải là thỏa hiệp của ông ta với các đối thủ chính trị, đổi lấy việc thông qua Sửa đổi Hiến pháp lần này?

Thủ tướng đang tính cho tương lai.

Hay, hiện tại bị Thủ tướng bỏ quên, để Trọng, Sang chiếm thượng phong tại Quốc hội?

Ông ta đã tính đúng, hay ông ta tính sai, tương lai sẽ trả lời.

Tuy vậy quá khứ đã có bài học của Tướng Giáp thua trận năm 67-68, do hệ lụy thua trận tại Hiến pháp 1959.

Thủ tướng Dũng tuy thoát cảnh bị Tổng Trọng cùm tay ở Hội nghị 6, nhưng đấy chỉ là một trận chiến, một hiệp bốc sơ.

Chỉ khi tiếng cồng dài và trọng tài tuyên bố thắng trận thì mới là kết quả thực sự.

Đây là kết cục trận bốc sơ thể dục.

Trận bốc sơ của Thủ tướng đấu với Chủ tịch nước và Tổng Bí Thư đang được các đấu thủ giở hết tài năng, thủ đoạn... khẩn trương tiến hành.

Chỉ một tính toán sai, là có thể thành kẻ bại trận.

Trong trận bốc sơ này, người dân Việt Nam luôn chịu thiệt thòi với một bản Hiến pháp lạc hậu lỗi thời, không nói lên được ước muốn trường tồn, hùng cường của một dân tộc xứng đáng với ước mơ này.



                                        ================================


4/ Thanh  kiếm  của  đảng  quá  đểu 


Trần Thiên (Danlambao) - Quan chức côn an hầu như tên nào cũng tung hô ông Hồ và vạn tuế đảng. Thực chất chúng chỉ lợi dụng cái danh cộng sản để thực hiện mưu đồ bán nước và vơ vét của cải của nhân dân là chính, không cần biết dân tộc này có tồn tại hay không. Chúng vơ vét đến xương tủy của dân nhưng vẫn lem lẻm học theo tấm gương đạo đức sáng ngời - mà đảng chúng tự dựng lên - của Hồ Chí Minh. 

Ngành côn an luôn rao giảng mười điều đạo đức mà chúng thường treo trong phòng làm việc để lòe mắt thiên hạ cho oai, thực ra chúng chẳng bao giờ làm theo.

Sáu chữ vàng: BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC 
1. Đối với tự mình, phải cần kiệm liêm chính; 
2. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ; 
3. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành; 
4. Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép; 
5. Đối với công việc, phải tận tụy; 
6. Đối với địch, phải cương quyết khôn khéo. 

Điều một thể hiện sự cần kiệm liêm chính của ngành côn an mà chúng là bộ phận giàu có, ăn bẩn nhất trong ngành hành pháp của cộng sản, mỗi bộ phận chúng ăn theo mỗi kiểu khác nhau, giao thông thì chặn đường cướp cạn tài xế mà sơ hở chúng ngã giá cướp trắng tay tiền phạt đưa về ngân sách chỉ một phần ngàn còn tất cả là vào túi riêng.

Côn an khu phố thì chèn ép bất kỳ ai mua bán trong khu vực từ quán cóc cho đến quán cà phê đều nộp tiến bảo kê hàng tháng không thiếu một xu, dân lao động nghèo ở trọ thì chúng trấn lột mỗi khi đi đăng ký tạm trú.

Nói chung chúng chỉ ép dân sao cho xì tiền ra cho chúng khi nào hết thì thôi, cả hệ thống công an là một guồng máy tham nhũng, cướp cạn, thậm chí bán cả ma túy trong các trại tù thông qua phạm nhân.

Chúng chỉ giúp đỡ cho đồng nghiệp một cách thân ái như hình ảnh chúng ta thấy trong thời gian qua, chúng giúp nhau thật đông khi chúng trấn áp các cuộc biểu tình, khiếu nại của dân oan, chúng như đàn chó sói tấn công con mồi theo từng nhóm, chúng chẳng giúp gì được cho dân.

Về việc trung thành thì chúng chẳng bao giờ trung thành với dân với nước, chúng chỉ trung thành với chính phủ mà con người trong chính phủ là những đảng viên đảng cộng sản, chúng luôn lập luận việc trung thành với đảng là trung thành với nhân dân thật là quá ấu trĩ.

Còn sự lễ phép thì chúng chẳng bao giờ có vì tất cả được đào tạo trong môi trường XHCN tàu hủ, chúng xem ai cũng là thù địch, bọn diễn biến hòa bình, chúng chẳng bao nói được một tiếng lịch sự và sẵn sàng chửi vào mặt dân khi dân lỡ vi phạm một lỗi nho nhỏ không đáng.

Sự tận tụy của ngành côn an là sự tận tụy thu vét. Chúng ta thấy côn an giao thông làm việc thâu đêm suốt sáng nhưng đừng lầm tưởng đó là sự tận tụy để giúp dân. Chúng đang lo thu đủ tiền theo chỉ tiêu mà hệ thống đề ra, tận tụy là để nhét đầy túi tham và làm giảu bất chính trên xương máu đồng bào.

Đối với côn an thời bình thì làm sao có địch để mà đối phó khôn khéo. Sự khôn khéo của côn an là để ép cung một công dân bình thường nhận tôi giết người. Sự khôn khéo của chúng bây giờ chỉ nhằm vào nhân dân. Ai cất lên tiếng nói dân chủ nhân quyền là chúng khôn khéo cho ăn mắm tôm vào nhà, đánh lén, dàn cảnh đụng xe. Dã man hơn là triệt tiêu luôn cả đường sống, với phương châm một người làm là cả giòng họ mang họa theo.

Khi ra đường chúng đâu biết người dân khinh thường chúng tới mức nào, thực sự tội nghiệp cho cả ngành côn an vì tất cả bị điếc và mù cho nên không nghe và không thấy nhân dân đang chuẩn bị gì cho chúng.



                                        ==============================