Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

HAPPY NEW YEAR 2015 .

              HAPPY  NEW  YEAR  2015 .


                                                Happy  New  Year  -  ABBA

                                         ( https://www.youtube.com/watch?v=3Uo0JAUWijM )







=========================================================================


Wednesday, December 31, 2014

1/ Giai thoại về khúc nhạc GiaoThừa 

 

http://baomai.blogspot.com/
  Chỉ còn ngày hôm nay, chúng ta sẽ giã biệt năm 2014... Kính mời quý bà con bạn hữu nghe khúc nhạc giao thừa AuldLang Syne/ Ce N'est qu'un Au-revoir, và xem lại tóm lược phim Waterloo Bridge/La Valse Dans L'Ombre với bài hát Auld Lang Syne làm nhạc nền cho toàn bộ cuốn phim.

image
   Những tài liệu này sưu tầm từ nhiều links các websites, xin chia sẻ, coi như lời giã biệt năm cũ 2014 để đón mừng năm mới 2015, với lời chúc mọi sự lành...

image
  Ở Hoa Kỳ, dân chúng vào nửa đêm giao thừa dương lịch thường thức khuya để xem TV Chương Trình đón năm mới ở Quảng Trường Time Square ở New York, chủ đích là coi cảnh dân chúng theo dõi quả cầu tụt xuống theo 12 tiếng chuông đồng hồ để rồi tưng bừng hát mừng một năm mới bằng bài hát Auld Lang Syne.
http://baomai.blogspot.com/
Rất nhiều người Việt Nam thắc mắc chung quanh bài hát này vì họ quen nghe điệu hát quen thuộc nầy qua bài hát Tạm Biệt hay Ce n'est qu'un au-revoir! mỗi khi chia tay bãi trường hay tan Lửa Trại Hướng Đạo. Điệu hát này con nít Việt Nam nhại ý đổi lời là: Ò e, con ma đánh đu, Tạc zăng nhảy dù Zôrrô bắn súng ! chết cha con ma nào đây, thằng Tây hết hồn, thằn lằn cụt đuôi".

http://baomai.blogspot.com/
 Điều rất lạ thứ nhất là, dù là thiên hạ không biết chút xíu gì về tiếng Tô Cách Lan, nhưng điệu nhạc của nó bình dị quyến rũ thấm dễ dàng vào tâm trí khiến người ta nghe vài lần là thuộc ngay, có thể nói hát mà không hiểu lời ca nhưng cảm thấy hay, điều này thật lạ lẫm.

Kỳ thực, bài này gốc gác từ xứ Tô Cách Lan nhưng lại mang rất nhiều cái lạ. Chữ Auld Lang Syne nếu dịch ra tiếng Anh là Times Gone by nghĩa là nói theo tiếng Việt là Cái thủa năm xửa năm xưa, mà nói theo giọng Nam kỳ xứ Việt là Hồi Nẵm.

Cái lạ lớn thứ hai là bài hát này được phổ biến hầu như khắp hoàn cầu nhưng lại được hát vào những dịp khác nhau.

Và cái lạ thứ ba là nguyên thủy của bài hát là dùng để ''mừng đón'' một điều vui mới đến, nhưng về sau nó lại được sử dụng để ngậm ngùi ''tiễn đưa'' một điều luyến tiếc.
image
Bài Auld Lang Syne ban đầu là do Thi Sĩ trứ danh của xứ Tô Cách Lan tên là Robert Burns chuyển ký và in ra dựa vào một bài du ca dân dãcủa xứ này. Robert Burns đưa ra một bản chép của bài ca nguyên thủy đến Viện Bảo Tàng Anh với câu ghi chú: "Bài hát sau đây, một bài hát rất cổ, cổ nhất trong những bài xưa cổ và chưa bao giờ được in ra và ngay dù xuất hiện dưới dạng bản thảo cho đến lúc tôi ghi ra từ tiếng hát một cụ già, điều này đã đủ khiến cho người ta tin cậy".

image 


Nhưng điệu ca mà ông Burns chuyển ký ra không phải là điệu hát ngày nay.
Auld Lang Syne dịch theo từng chữ Tô Cách Lan ra Anh ngữ là Old Long Since, được Robert Burns dịch là Times Gone By. Nói theo tiếng Việt, tôi nghĩ thích hợp hơn cả dịch là ''Năm xưa, năm xửa, năm xưa''.
Đại ý của bài Ca Dao Tô Cách Lan này là hai người bạn thân rất lâu không gặp nhau rồi rủ nhau nhậu bia, nhậu rượu, nhưng với điều kiện tiền ai nấy trả. Hai ông cùng lè nhè nhắc lại bao nhiêu chuyện cũ thuở năm xưa năm xửa như: Nào là cùng nhau leo đồi, nào là cùng nhau lội suối...Cứ nhắc xong một kỷ niệm thì họ lại cùng nâng ly nốc cạn. Uống cho đến say thì thôi.
image
Lời ca Việt tếu Ò e con ma đánh đu đúng âm điệu nguyên thủy vì người Tô Cách Lan đã dùng cây kèn bagpipe để thổi.
Theo phong tục cổ truyền của xứ Tô Cách Lan, người dân đã hát bài này vào dịp Giao Thừa Năm Mới hay Hogmanay.
Người phổ biến bài này bằng cách chơi nó vào dịp Giao Thừa Tết Dương Lịch trong những buổi phát thanh thường niên kể từ năm 1929 là Nhạc Trưởng Guy Lombardo.

image
  Bài Auld Lang Syne rõ ràng tỏ sự vui mừng gặp lại nhau sau bao nhiêu năm xa cách, nâng ly nhắc lại chuyện xưa. Áp dụng vào tiệc rượu Tất Niên Giao Thừa thì rất đúng, vì đây là dịp sum họp bè bạn. Nhưng khi nó lan truyền ra các xứ khác, thì nó được hát với cách áp dụng rất khác nhau.

* Ở Đài Loan, bài này hát vào dịp sinh viên tốt nghiệp và đám tang, tượng trưng cho sự chấm dứt hay vĩnh biệt.

*Ở Nhật, vài tiệm siêu thị chơi bản này để nhắc nhở khách hàng giờ đóng cửa.

*Ở Anh Quốc, bài này cử vào lúc bế mạc của Đại Hội thường niên về Mậu Dịch.

* Ở Hàn Quốc, trước khi có bài Quốc Thiều Aegukga (Ái Quốc Ca) hiện nay, thì họ dùng điệu này làm Quốc Thiều với lời tiếng Hàn.
*Trường hợp xứ Maldives cũng giống vậy: Đó là bản Gaumii Salaam nhạc Auld Lang Syne với lời đặt theo thổ ngữ.

* Ở Ấn Độ, trong Quân Lực xứ này, khi tiễn toán quân Tân Binh tuyển mộ diễn hành rời khán đài, thì bài này cử lên và toán lính phải đi thật chậm.


* Dân Việt Nam còn nhớ bài Auld Lang Syne cũng được vào phim ảnh như là nhạc chủ đề như cuốn phim La Valse dans l'Ombre/Điệu Luân vũ trong Bóng mờ với  Robert Taylor và  Vivien Leigh. Mời xem một đoạn trong phim:

image

 Thanh Thanh - Santa Ana , CA
=============================================================

Thanks  -  danlambaovn.blogspot.com

2/ Bước vào năm 2015 

 



Dân Làm Báo mến chúc các bạn đọc trong thôn một năm mới an lành và tràn đầy hy vọng !

  Bước vào 2015, xin các bạn hãy cùng với Dân Làm Báo nối bước những blogger, những bạn bè đã đánh mất tự do của cá nhân họ cho khát vọng tự do và dân chủ của dân tộc. Xin hãy cùng nhau biến những lời khen tặng, ngưỡng mộ dành cho họ thành bước đi của chính đôi chân mỗi người chúng ta - tiếp nối cho đôi chân của Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Quang Lập, Bùi Hằng... đang bị gông cùm.

  Bước vào 2015, chúng ta hãy cùng nhau biến phẫn nộ, khát khao thành hành động cụ thể. Mỗi người chúng ta hãy thôi làm khán giả, những nhà phê bình cho cuốn phim Việt Nam bi thảm đang được thực hiện bởi những tên đạo diễn Bắc Kinh và tài tử Ba Đình. Xin hãy cùng nhau chấm dứt tình trạng cả nước chỉ có vài trăm người đương đầu với những bố ráp, canh giữ ngày đêm trước cửa nhà họ và chúng ta chỉ ngồi xem những công dân yêu nước này sẽ làm được gì. Mọi vòng vây bao tủa của guồng máy công an sẽ vô hiệu nếu mỗi-và-tất-cả chúng ta đứng dậy và "làm người như họ".

  Bước vào 2015, xin mỗi người đừng trông chờ vào ai, đừng đợi ai thay thế mình để thực hiện những mong ước hay đề nghị của mình. Chính mỗi cá nhân của chúng ta phải là nơi xuất phát, nơi biến những tâm tư, thao thức của mình thành hành động. Xin đừng mong mỏi bạn ta thay đổi cách làm của họ. Vì chính họ lại là những người tin tưởng vào phương thức của họ hơn ai cả, tin tưởng đến mức họ chấp nhận mọi mất mát, đối diện tù đày để biến niềm tin và phương thức của họ thành những hành động dấn thân. Xin hãy thực hiện những gì mà chúng ta tin vào, thay vì mong chờ hay chê bai, thậm chí lên án người khác không làm theo phương hướng, cách thức của chúng ta.

  Bước vào 2015, các thành viên Dân Làm Báo tiếp tục làm tròn lời hứa sẽ cố gắng, sẽ nỗ lực hết sức mình 24/24, 7 ngày 1 tuần, 365 ngày một năm không ngừng nghĩ và xem cuộc sống của mình đã gắn chặt với nhịp tim đập thoi thóp của đất nước đang mong đợi được sớm hồi sinh bởi chính nỗ lực và tình yêu thương quê hương của chúng ta.

  Dân Làm Báo cũng nhìn lại 2014 để chân thành cám ơn các tác giả, còm sỉ và cộng tác viên đã làm nên thôn Danlambao trong suốt hơn 4 năm qua. 
Chúc Mừng Năm Mới các bạn trong thôn thân mến !

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Kiến thức Sức khỏe - Môi trường : Một số cách để phòng tránh rắn vào nhà & Xử lý và phòng tránh rắn lục đuôi đỏ cắn .

          .

                   Rắn lục đuôi đỏ nhiều và nguy hiểm?

1/ Rắn độc kỵ những loài cây nào?

            

Tuy không triệt để đuổi được rắn nhưng một số loại cây xanh có tác dụng nhất định trong việc hạn chế rắn mò vào nhà.



     Chưa có giai đoạn nào rắn lục đuôi đỏ lại tấn công người với tần suất nhiều và quy mô lớn như thời điểm này. Dọc các tỉnh miền Trung, từ đô thị lớn như Đà Nẵng, đến những tỉnh lẻ như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Thanh Hóa… đều rộ lên tình trạng người dân bị rắn lục đuôi đỏ tấn công. Nhiều địa phương, hệ thống chính trị đã phải vào cuộc. Nhưng hiện tại, số người bị loại rắn này cắn vẫn tăng lên đột biến…   
            
Theo Hoàng Minh - Kiến thức

================================
 
 
 
  Một số cách khác để phòng tránh rắn vào nhà :

Tại sao rắn lại có mặt trong nhà của bạn? Nhiều khả năng nó đi tìm thức ăn và vô tình lạc vào đó. Cũng có thể nhà bạn chứa thức ăn của rắn như chim, chuột. Vì thế, nếu không muốn phải đối mặt với vị khách không mời này thì hãy chắc rằng nhà bạn không có chuột.
- Đảm bảo tường nhà không có các khe, kẽ để rắn có thể vào nhà.
- Phát quang bụi rậm, cây cỏ quanh nhà để không có chỗ trú ngụ cho rắn.
- Một số loài vật nuôi có thể đuổi rắn như chó.

 

=====================================


2/ Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc


Chúc chỉ cho trái mỗi năm một lần vào mùa mưa với số lượng khiêm tốn, nên loại đặc sản này có giá bán cao (gấp 5-6 lần cây cùng họ là chanh), cho thu nhập hàng triệu đồng mỗi cây.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc Trái chúc được xem là đặc sản của vùng Bảy Núi, An Giang, trồng nhiều ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Hiện nay, trái này có giá cao gấp 5-6 lần chanh.



Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Cùng họ với chanh nhưng chúc lại có vỏ xù xì, vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu. Tiếng Khmer gọi là Kôt–sôt, một loài cây đặc hữu của các huyện miền núi. 


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Hiện trái chúc bước vào mùa thu hoạch rộ nên giá bán chỉ từ 70.000 đến 80.000 đồng/kg. Còn vào thời điểm nghịch vụ, những tháng nắng, giá lên 130.000 đến 140.000 đồng/kg.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Chúc rất dễ trồng, không cần chăm sóc vẫn phát triển tốt. Đây là cây có múi thích nghi tốt trong thời kỳ biến đổi khí hậu khắc nhiệt. Cây chúc trồng từ 5-8 năm mới thu hoạch, và mỗi năm chỉ cho trái 1 lần vào mùa mưa, với năng suất khoảng 30 đến 50kg/cây (khoảng 8-10 trái/kg). Cây chúc càng lâu năm trái càng sai.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Chị Lê Thị Lụa, ở ấp Chân Cô, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, chủ vườn chúc 15 năm tuổi, cho biết, cứ vào mùa mưa cây bắt đầu ra hoa và cho trái rất sai. Bình quân mỗi cây chị thu 40 kg trái, tương đương gần 3 triệu đồng.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc


Theo chị Lụa, ngoài việc bán trái, lá chúc cũng được săn mua, với giá 220.000 đến 250.000 đồng/kg. Những cây chúc loại cổ thụ trên 10 năm cũng được giới chơi kiểng săn mua, giá từ 5 đến 10 triệu đồng, loại 2 năm tuổi giá dao động khoảng 300.000 đến 600.000 đồng/cây.   



Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc

Ông Chau Seul, ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, trồng 30 gốc chúc đang thu hoạch, cho biết cây này hợp với đất đồi núi và không phải chăm sóc nhiều. Vụ này, ông bán được 50 triệu đồng, 


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Cây chúc thường được người dân Bảy Núi trồng phía trước nhà, vừa lấy lá để chế biến món ăn, vừa xua đuổi, tránh rắn bò vào nhà. Trái chúc ngoài giải khát còn nằm trong 4 vị thuốc để trị rắn cắn. Đây đang là cây được nhiều công ty ở TP.HCM và Đồng Tháp đến xin bao tiêu lá và trái để sản xuất dược liệu.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Ngoài ra, phụ nữ vùng này vẫn lấy trái chúc gội đầu cho mượt tóc.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Đặc biệt, với trâu bò bệnh, không ăn được thì trái này sẽ được vắt nước vào miệng trị bệnh rất hiệu quả. Những người nuôi cá cũng sử dụng lá giã nát rồi cho xuống đáy ao hồ để cho cá khoẻ mạnh, chóng lớn.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Cây đặc sản vùng biên này còn chế biến rất nhiều món ăn, như cháo bò vắt nước trái chúc, gà hấp lá chúc, cháo gà lá chúc, bò nướng lá chúc, cá lóc hấp lá chúc… Chính nhờ vậy mà cây chúc, vốn là một loài cây rừng sắp tuyệt chủng lại có dịp hồi sinh và ngày càng được nhiều người quan tâm.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Ông Nguyễn Văn Hải ở vùng Bảy Núi mỗi năm ươm giống bán ra hàng ngàn cây, với giá từ 15.000 – 30.000đ/cây.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Ông Trần Văn Cường, Trường phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tri Tôn cho biết,  huyện đã triển khai dự án trồng, bảo tồn và phát triển trước mắt 11 loại thảo dược trên tổng số 155 loài tại vùng Bảy Núi với qui mô rộng khắp, trong đó có chúc.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Ngoài ra, thân cây chúc có nhiều gai và khỏe, được Viện cây ăn quả miền Nam khảo sát và đánh giá là một loài cây chịu hạn rất tốt nên chọn làm gốc ghép cho các loại cây có múi khác.  


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Theo quan niệm từ xa xưa, người Khmer thường trồng chúc để ăn trái xua rắn và lấy lá làm thuốc. Ngày nay, loại cây này được trồng để làm giàu cho gia đình.


3/ Khi bị rắn cắn phải làm sao ?

 

.

Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi.

 

Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi. Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, ta không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc, nhất là trong đêm tối…
Do vậy, khi không may bị rắn cắn, ta phải thật bình tĩnh, nhanh chóng làm các việc dưới đây :

Xác định sơ bộ xem đó là rắn lành hay rắn độc.
 
 
- Nếu tại vết cắn thấy cả hai hàm răng với nhiều vết chấm hình vòng cung, không thấy vết răng nanh là rắn lành. Còn nếu tại nơi bị cắn có hai vết răng nanh cách nhau 5mm và một số vết răng nhỏ là rắn độc.
- Nếu đúng là bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn, cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể (chân, tay…) bị rắn cắn vì cử động sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể. Nếu bị cắn ở chân, nạn nhân không được đi, hay chạy. Dùng dây ta-rô chân, tay phía trên vết cắn.
- Nếu có phương tiện sơ cứu có thể làm như sau: Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch (đã khử khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa) rạch một đường dài khoảng 10mm, sâu độ 3mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70o hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già 12 thể tích, nước muối 9‰, rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn.
 
 
 
Có thể áp dụng một trong các bài thuốc y học cổ truyền sau để cấp cứu bước đầu
 
 
- Nhai một nhúm nhỏ thuốc lào (khoảng 4-5 điếu), nuốt nước, lấy bã đắp vào vết rắn cắn. Trường hợp nạn nhân đã mê man, dùng 5-10 g thuốc lào hòa với nước rồi vắt lấy nước đổ từng thìa vào miệng.
- Lấy 2 lá trầu không, 2 g tỏi, 2 g gừng, 2 g vỏ quế và 1 g phèn chua nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn.
- Lấy lá sắn dây, lá rau ngót, lá phèn đen (mỗi thứ một nắm nhỏ) nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn. Có thể thay 3 loại lá trên bằng lá bồ cu vẽ.
 
Điều cần lưu ý
 
- Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn nửa giờ thì không nên rạch da vì không có tác dụng.
 
 
 
- Không được sờ vào miệng rắn cho dù rắn đã bị đánh chết hoặc đầu rắn đã bị chặt rời khỏi thân.
- Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. Nên chuyển nạn nhân bằng cáng, hoặc ô tô, không nên chở bằng xe đạp, xe máy nhất là khi nạn nhân có dấu hiệu bị sốc hoặc liệt phần chi bị rắn cắn.
- Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở của nạn nhân. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp, truỵ tim mạch để có cách xử trí kịp thời. Nếu do rắn hổ (hổ mang, cạp nong, cạp nia…) cắn, sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm rất sớm, thường chỉ sau 5 phút đến 1-2 giờ, nạn nhân thấy đau buốt tại chỗ, người mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó há miệng, sụp mi, giãn đồng tử, mạch nhanh, huyết áp tụt, rồi ngừng tim, ngừng thở và tử vong. Nếu do rắn lục cắn, nơi bị cắn sưng tấy nhanh, chỉ sau 6 giờ toàn chi bị cắn sẽ sưng to, tím tái, sau 12 giờ vết cắn bắt đầu hoại tử, nạn nhân bị truỵ tim mạch, viêm thận, suy thận cấp.
 
Đề phòng rắn cắn
 
Rắn thường kiếm mồi về đêm, ban ngày chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc, hoặc treo mình trong bụi cây rậm rạp, ẩm thấp, tối tăm, do vậy:
 
 
- Khi cần đi qua những nơi này, nhớ đi ủng, hoặc mang theo gậy dài vừa đi vừa khua để xua đuổi rắn. Không ngồi ở gò, đống, bờ bụi, gốc cây có nhiều hang hốc. Không nằm nghỉ dưới đất gần các bụi cây rậm rạp.