Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Kiến thức Sức khỏe - Môi trường : Một số cách để phòng tránh rắn vào nhà & Xử lý và phòng tránh rắn lục đuôi đỏ cắn .

          .

                   Rắn lục đuôi đỏ nhiều và nguy hiểm?

1/ Rắn độc kỵ những loài cây nào?

            

Tuy không triệt để đuổi được rắn nhưng một số loại cây xanh có tác dụng nhất định trong việc hạn chế rắn mò vào nhà.



     Chưa có giai đoạn nào rắn lục đuôi đỏ lại tấn công người với tần suất nhiều và quy mô lớn như thời điểm này. Dọc các tỉnh miền Trung, từ đô thị lớn như Đà Nẵng, đến những tỉnh lẻ như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Thanh Hóa… đều rộ lên tình trạng người dân bị rắn lục đuôi đỏ tấn công. Nhiều địa phương, hệ thống chính trị đã phải vào cuộc. Nhưng hiện tại, số người bị loại rắn này cắn vẫn tăng lên đột biến…   
            
Theo Hoàng Minh - Kiến thức

================================
 
 
 
  Một số cách khác để phòng tránh rắn vào nhà :

Tại sao rắn lại có mặt trong nhà của bạn? Nhiều khả năng nó đi tìm thức ăn và vô tình lạc vào đó. Cũng có thể nhà bạn chứa thức ăn của rắn như chim, chuột. Vì thế, nếu không muốn phải đối mặt với vị khách không mời này thì hãy chắc rằng nhà bạn không có chuột.
- Đảm bảo tường nhà không có các khe, kẽ để rắn có thể vào nhà.
- Phát quang bụi rậm, cây cỏ quanh nhà để không có chỗ trú ngụ cho rắn.
- Một số loài vật nuôi có thể đuổi rắn như chó.

 

=====================================


2/ Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc


Chúc chỉ cho trái mỗi năm một lần vào mùa mưa với số lượng khiêm tốn, nên loại đặc sản này có giá bán cao (gấp 5-6 lần cây cùng họ là chanh), cho thu nhập hàng triệu đồng mỗi cây.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc Trái chúc được xem là đặc sản của vùng Bảy Núi, An Giang, trồng nhiều ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Hiện nay, trái này có giá cao gấp 5-6 lần chanh.



Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Cùng họ với chanh nhưng chúc lại có vỏ xù xì, vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu. Tiếng Khmer gọi là Kôt–sôt, một loài cây đặc hữu của các huyện miền núi. 


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Hiện trái chúc bước vào mùa thu hoạch rộ nên giá bán chỉ từ 70.000 đến 80.000 đồng/kg. Còn vào thời điểm nghịch vụ, những tháng nắng, giá lên 130.000 đến 140.000 đồng/kg.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Chúc rất dễ trồng, không cần chăm sóc vẫn phát triển tốt. Đây là cây có múi thích nghi tốt trong thời kỳ biến đổi khí hậu khắc nhiệt. Cây chúc trồng từ 5-8 năm mới thu hoạch, và mỗi năm chỉ cho trái 1 lần vào mùa mưa, với năng suất khoảng 30 đến 50kg/cây (khoảng 8-10 trái/kg). Cây chúc càng lâu năm trái càng sai.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Chị Lê Thị Lụa, ở ấp Chân Cô, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, chủ vườn chúc 15 năm tuổi, cho biết, cứ vào mùa mưa cây bắt đầu ra hoa và cho trái rất sai. Bình quân mỗi cây chị thu 40 kg trái, tương đương gần 3 triệu đồng.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc


Theo chị Lụa, ngoài việc bán trái, lá chúc cũng được săn mua, với giá 220.000 đến 250.000 đồng/kg. Những cây chúc loại cổ thụ trên 10 năm cũng được giới chơi kiểng săn mua, giá từ 5 đến 10 triệu đồng, loại 2 năm tuổi giá dao động khoảng 300.000 đến 600.000 đồng/cây.   



Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc

Ông Chau Seul, ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, trồng 30 gốc chúc đang thu hoạch, cho biết cây này hợp với đất đồi núi và không phải chăm sóc nhiều. Vụ này, ông bán được 50 triệu đồng, 


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Cây chúc thường được người dân Bảy Núi trồng phía trước nhà, vừa lấy lá để chế biến món ăn, vừa xua đuổi, tránh rắn bò vào nhà. Trái chúc ngoài giải khát còn nằm trong 4 vị thuốc để trị rắn cắn. Đây đang là cây được nhiều công ty ở TP.HCM và Đồng Tháp đến xin bao tiêu lá và trái để sản xuất dược liệu.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Ngoài ra, phụ nữ vùng này vẫn lấy trái chúc gội đầu cho mượt tóc.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Đặc biệt, với trâu bò bệnh, không ăn được thì trái này sẽ được vắt nước vào miệng trị bệnh rất hiệu quả. Những người nuôi cá cũng sử dụng lá giã nát rồi cho xuống đáy ao hồ để cho cá khoẻ mạnh, chóng lớn.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Cây đặc sản vùng biên này còn chế biến rất nhiều món ăn, như cháo bò vắt nước trái chúc, gà hấp lá chúc, cháo gà lá chúc, bò nướng lá chúc, cá lóc hấp lá chúc… Chính nhờ vậy mà cây chúc, vốn là một loài cây rừng sắp tuyệt chủng lại có dịp hồi sinh và ngày càng được nhiều người quan tâm.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Ông Nguyễn Văn Hải ở vùng Bảy Núi mỗi năm ươm giống bán ra hàng ngàn cây, với giá từ 15.000 – 30.000đ/cây.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Ông Trần Văn Cường, Trường phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tri Tôn cho biết,  huyện đã triển khai dự án trồng, bảo tồn và phát triển trước mắt 11 loại thảo dược trên tổng số 155 loài tại vùng Bảy Núi với qui mô rộng khắp, trong đó có chúc.


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Ngoài ra, thân cây chúc có nhiều gai và khỏe, được Viện cây ăn quả miền Nam khảo sát và đánh giá là một loài cây chịu hạn rất tốt nên chọn làm gốc ghép cho các loại cây có múi khác.  


Cây sắp tuyệt chủng hồi sinh giúp nông dân Bảy Núi hốt bạc
Theo quan niệm từ xa xưa, người Khmer thường trồng chúc để ăn trái xua rắn và lấy lá làm thuốc. Ngày nay, loại cây này được trồng để làm giàu cho gia đình.


3/ Khi bị rắn cắn phải làm sao ?

 

.

Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi.

 

Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi. Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, ta không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc, nhất là trong đêm tối…
Do vậy, khi không may bị rắn cắn, ta phải thật bình tĩnh, nhanh chóng làm các việc dưới đây :

Xác định sơ bộ xem đó là rắn lành hay rắn độc.
 
 
- Nếu tại vết cắn thấy cả hai hàm răng với nhiều vết chấm hình vòng cung, không thấy vết răng nanh là rắn lành. Còn nếu tại nơi bị cắn có hai vết răng nanh cách nhau 5mm và một số vết răng nhỏ là rắn độc.
- Nếu đúng là bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn, cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể (chân, tay…) bị rắn cắn vì cử động sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể. Nếu bị cắn ở chân, nạn nhân không được đi, hay chạy. Dùng dây ta-rô chân, tay phía trên vết cắn.
- Nếu có phương tiện sơ cứu có thể làm như sau: Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch (đã khử khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa) rạch một đường dài khoảng 10mm, sâu độ 3mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70o hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già 12 thể tích, nước muối 9‰, rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn.
 
 
 
Có thể áp dụng một trong các bài thuốc y học cổ truyền sau để cấp cứu bước đầu
 
 
- Nhai một nhúm nhỏ thuốc lào (khoảng 4-5 điếu), nuốt nước, lấy bã đắp vào vết rắn cắn. Trường hợp nạn nhân đã mê man, dùng 5-10 g thuốc lào hòa với nước rồi vắt lấy nước đổ từng thìa vào miệng.
- Lấy 2 lá trầu không, 2 g tỏi, 2 g gừng, 2 g vỏ quế và 1 g phèn chua nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn.
- Lấy lá sắn dây, lá rau ngót, lá phèn đen (mỗi thứ một nắm nhỏ) nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn. Có thể thay 3 loại lá trên bằng lá bồ cu vẽ.
 
Điều cần lưu ý
 
- Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn nửa giờ thì không nên rạch da vì không có tác dụng.
 
 
 
- Không được sờ vào miệng rắn cho dù rắn đã bị đánh chết hoặc đầu rắn đã bị chặt rời khỏi thân.
- Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. Nên chuyển nạn nhân bằng cáng, hoặc ô tô, không nên chở bằng xe đạp, xe máy nhất là khi nạn nhân có dấu hiệu bị sốc hoặc liệt phần chi bị rắn cắn.
- Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở của nạn nhân. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp, truỵ tim mạch để có cách xử trí kịp thời. Nếu do rắn hổ (hổ mang, cạp nong, cạp nia…) cắn, sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm rất sớm, thường chỉ sau 5 phút đến 1-2 giờ, nạn nhân thấy đau buốt tại chỗ, người mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó há miệng, sụp mi, giãn đồng tử, mạch nhanh, huyết áp tụt, rồi ngừng tim, ngừng thở và tử vong. Nếu do rắn lục cắn, nơi bị cắn sưng tấy nhanh, chỉ sau 6 giờ toàn chi bị cắn sẽ sưng to, tím tái, sau 12 giờ vết cắn bắt đầu hoại tử, nạn nhân bị truỵ tim mạch, viêm thận, suy thận cấp.
 
Đề phòng rắn cắn
 
Rắn thường kiếm mồi về đêm, ban ngày chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc, hoặc treo mình trong bụi cây rậm rạp, ẩm thấp, tối tăm, do vậy:
 
 
- Khi cần đi qua những nơi này, nhớ đi ủng, hoặc mang theo gậy dài vừa đi vừa khua để xua đuổi rắn. Không ngồi ở gò, đống, bờ bụi, gốc cây có nhiều hang hốc. Không nằm nghỉ dưới đất gần các bụi cây rậm rạp.

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét