Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Sau " Lãnh đạo SÂU TINH Bộ côn an" sẽ là những đứa nào tiếp theo ???

 



1/ Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, tướng cấp dưới 


     từng đập chết Thứ trưởng thường trực Bộ CA .


Party leader continues voter-meeting round

      
       SÂU TINH  MỘT LŨ  TỪ THẰNG LÚ ĐẾN CẢ BỌN  NGU NGƠ

   Mặc dù BCT đã nhất trí không có vùng cấm vụ Dương Chí Dũng, song công tác điều tra đã bộc lộ nhiều cản trở do tính chất cực kỳ nghiêm trọng của vụ việc. Nếu chứng minh được tướng Ngọ cầm 1,6 triệu đô như ông Dũng khai thì chắc chắn tướng Ngọ sẽ đối mặt với mức án tử hình và đây là lần đầu tiên VN tử hình một Ủy viên TƯ. Ngay từ đầu, Cơ quan An ninh Bộ Công an đã “bó tay” không thể điều tra ra nổi người dích tin mặc dù ông Dũng khai rất rõ trước tòa rằng người điện thoại dích tin chính là tướng Ngọ và có đưa cho đ/c này tổng cộng 1,6 triệu đô. Về mặt nghiệp vụ, ngành Công an có thừa “võ” để làm án. Vấn đề là ai sẽ làm mà thôi. Hãy xem vụ đánh án cách đây 20 năm trong đó một tướng cấp dưới “rất quèn” được sử dụng để hạ cấp trên là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ CA đang có cơ lên Bộ trưởng.

Thực ra Bộ lúc đó là Bộ Nội vụ. Một ngày Hà Nội mùa thu đẹp trời năm 1994. Đồng chí Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục CSND (lúc đó Bộ Nội vụ chỉ có 3 Tổng cục: XDLL, An ninh ND và Cảnh sát ND) được cơ sở là đặc tình Hạnh “sự” báo tin cho biết có một đường dây chuyên trấn tiền của đám buôn xe ô-tô Phnom Penh – TPHCM – Cao Bằng – Trung Quốc. Người cầm đầu đường dây trấn tiền là Đại úy Phạm Xuân Liên, đội trưởng một đội CSGT của Công an HN, con trai Trung tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Nội vụ Phạm Tâm Long.
Nếu vào tay người khác thì có lẽ thông tin này đã bị bỏ qua. Cần lưu ý, Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp là tay nam chinh bắc chiến rất lão luyện, tôi rèn nghiệp vụ ở thành phố dệt Nam Định, được thử thách bản lĩnh trong khói lửa của những năm chiến tranh ác liệt tại miền Bắc. Ngay sau 30/4, tình hình trật tự trị an tại Sài Gòn hết sức rối ren, Trung tá Trịnh Thanh Thiệp được trên tin cậy điều vào làm Trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự tại đây và là sếp trực tiếp của các tay SBC nổi tiếng một thời như Ba Tung, Sáu Ngọc. Chính ông là người có công lớn nhất phá vụ án sát hại nữ nghệ sỹ Thanh Nga năm 1978. Sau khi lập được nhiều thành tích, ông được điều ra HN làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Nhân dân.
Sau khi được tin về đường dây trấn tiền, bằng độ nhạy bén nghề nghiệp, đồng chí xin báo cáo riêng (vượt cấp) với đ/c Ba Ngộ (Bộ trưởng). Đ/c Ba không khỏi phân vân. Đánh thì sẽ gây tiếng rất lớn về chính trị. Không đánh thì không hoàn thành trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Mà dùng ai để đánh đây khi mà đ/c Tâm Long phụ trách toàn bộ mảng cảnh sát, là Ủy viên Trung ương Đảng, là Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Công an Trung ương, là một lãnh đạo uy tín cao và đã nằm trong quy hoạch vào Bộ Chính trị, lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Cả quy trình về đảng và về chính quyền đều buộc công tác phá án phải được báo cáo và xin ý kiến đồng chí này. Suy đi, tính lại, đ/c Ba Ngộ xin gặp riêng Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Đ/c Mười nhấn mạnh về trách nhiệm trước Đảng, trước dân. Đánh là để nâng cao uy tín cho Đảng nên không sợ tổn hại về chính trị. Vấn đề là cách làm. Quy trình chỉ đạo, báo cáo cũng có thể thay đổi cho phù hợp với tính chất và đặc thù vụ việc, theo đó đ/c Trịnh Thanh Thiệp được phép tham mưu và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Bí thư.
Ngay sau đó, đ/c Trung tướng Thứ trưởng thường trực Phạm Tâm Long được Bộ Chính trị cử đi công tác tại một nước Đông Âu. Để chuyến đi thêm dài ngày, đoàn được phép đi qua ngả Paris. Ngay trong ngày họp đầu tiên của Thứ trưởng tại nước bạn thì ở nhà một số trinh sát được tin cẩn tuyển chọn trong lực lượng của Tổng cục CSND đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Đại úy Phạm Xuân Liên, con trai Trung tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Nội vụ Phạm Tâm Long, người đang có uy tín rất cao trong ngành và vừa trước đó ít lâu được quy hoạch vào Bộ Chính trị để sẽ thay thế đ/c Ba Ngộ làm Bộ trưởng.


Xem tin nguồn:
 http://ttxva.org/dap-chet-thu-truong-bo-ca/#ixzz2q70sBsfb 
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook

                                    ==================


2/ Động trời, chuyện đệ tử tướng Ngọ thứ trưởng Bộ Công an

Published on January 11, 2014   · 
         tranvanve-congan
       
  • THAM  & QUAN 

Từng làm giám đốc công an một tỉnh. Làm mưa làm gió ở tỉnh này. Được doanh nghiệp và “quan anh” Phạm Quý Ngọ “chạy” đưa lên lãnh đạo Tổng cục VII Bộ Công an. Thành tích: Khai gian tuổi để vợ ăn lương hưu và bảo hiểm nhà nước khi mới 33 tuổi. Vợ làm nội trợ mà được Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam cấp thẻ doanh nghiệp đi tháp tùng Phó chủ tịch nước thăm Hoa Kỳ xúc tiến thương mại. Bán tài sản trụ sở công an. Bảo kê doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Bảo kê mại dâm, ma túy, chém giết…
Chân dung thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) Bộ Công an.
Trần Văn Vệ, trước đây là giám đốc công an tỉnh Thái Bình, đệ tử của Trung tướng Phạm Quý Ngọ (Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an). Ngọ trước đây cũng là giám đốc công an tỉnh Thái Bình.

Khai gian tuổi vợ để ăn hưu, trợ cấp trái pháp luật

Đây là vụ việc hi hữu và bi hài, có một không hai ở thời đại này, khi vợ một quan chức đầy quyền uy ở một cơ quan pháp luật lại được “độc đắc” hưởng chế độ hưu trí khi mới 33 tuổi.
Đó là trường hợp nghỉ hưu của bà Bùi Thị Kim Liên, thường trú tại tổ 38, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình – vợ thiếu tướng Trần Văn Vệ, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, nay là Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lí hành chính về trật tự an toàn xã hội – Bộ Công an.
Sau khi cuỗm trọn 163 tháng lương hưu (13 năm 7 tháng), bị báo chí phát hiện điều tra, ông Trần Văn Vệ phải vội vã “điều đình” với lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Thái Bình, nhẫn nhục đem nộp lại số tiền gian lận, nhằm lấp liếm dư luận để bảo toàn cho cái ghế quan trường đang đà thịnh phát. Nhưng trớ trêu thay ông lại dở trò ma thuật tiếp tục làm hồ sơ giả gửi tìm cơ hội làm lại chế độ hưu trí cho vợ. Chỉ đáng tiếc cho những cán bộ, nhân viên cơ quan BHXH Thái Bình đã mau mắn “chấp hành” sự chỉ đạo của cấp trên, chấp nhận hồ sơ giả mạo kia; để rồi sau đúng một năm lại bị chính ông Trần Văn Vệ ra lệnh tống giam về tội danh đó. Điều khó hiểu là riêng hồ sơ giả mạo gửi BHXH của vợ ông ta lại được “miễn trừ” nằm ngoài hồ sơ vụ án, khiến dư luận xã hội bức xúc hoài nghi, lo ngại và bất bình…

Cải lão hoàn đồng, “bà Giám đốc” hoạt động cách mạng từ năm 8 tuổi

TRANVAVE-VO

Ngày 14-6-2007, Đại tá Trần Văn Vệ, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, kí và cấp Chứng minh thư nhân dân, có số hiệu 150708703, chính thức “cải lão hoàn đồng” cho bà vợ là Bùi Thị Kim Liên, từ “bà lão gần 60 tuổi”, sinh ngày 20-9-1949 trở lại ngày 14-6-1960 tuổi tiền mãn kinh. Thực ra cũng chẳng có phép nhiệm màu nào cả, đó là sự thật cay đắng của sự man trá tham lam, buộc ông Vệ phải trả về nguyên trạng đúng ngày, tháng, năm sinh của vợ. Nguồn gốc vốn đã xảy ra cách đây 17 năm về trước (năm 1993), do công tác trong ngành Công an, ông Trần Văn Vệ đã nhờ đồng nghiệp cải sửa hồ sơ lí lịch, chứng minh thư nhân dân cho vợ, khai khống lên 11 tuổi, để đủ tuổi làm chế độ hưu trí theo quy định. Ngày 10-11-1993, vợ ông, bà Bùi Thị Kim Liên chính thức có Quyết định 85/QĐ nghỉ hưu với bộ hồ sơ giả sinh năm 1949, hơn hẳn ông Vệ (chồng) 10 tuổi ?
Xét lại toàn bộ hồ sơ giả mạo để nghỉ hưu của bà Bùi Thị Kim Liên đã bộc lộ đầy rẫy sự bi hài. Tại Quyết định số 85/QĐ, ngày 10-11-1993 của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thái Bình, thì 8 tuổi bà Liên đã tham gia cách mạng; 14 tuổi là quân nhân thuộc Trung đoàn 952 – vùng I Hải quân; 18 tuổi là công nhân Xí nghiệp cơ khí Giao thông Thái Bình. Nhưng tại Báo cáo kết quả xác minh số 13/KT, ngày 21-5-2007 của Phòng kiểm tra BHXH tỉnh Thái Bình đã xác định bà Liên chỉ có thời gian công tác 10 năm, (từ 10-1983 đến 11-1993), duy nhất chỉ ở một đơn vị là Xí nghiệp cơ khí giao thông Thái Bình. Thế mà không biết dựa vào căn cứ nào, tại Quyết định nghỉ hưu của bà Liên lại được tính thời gian quy đổi là 25 năm 6 tháng ?
.

Bà nội trợ biến thành nữ doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Hoa Kỳ

Cho đến bây giờ, sau hàng năm trời người dân ở Thành phố Thái Bình vẫn còn ngỡ ngàng và đàm tiếu khi nhận ra bà Bùi Thị Kim Liên, vợ Đại tá Trần Văn Vệ, Giám đốc Công an Thái Bình xuất hiện trên màn hình VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Hoa Kỳ (năm 2009). Nhiều người còn không tin ở chính mắt mình, phải xem lại mới dám khẳng định: “Đúng là bà Bùi Thị Kim Liên, ở tổ 38, mà hằng ngày vẫn gặp mua rau ở cầu Cống Trắng, phường Quang Trung”.
Tìm hiểu mới vỡ lẽ ra rằng, quý bà Bùi Thị Kim Liên trong trang phục đại lễ tháp tùng kia với vỏ bọc là Phó Tổng Giám đốc Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu L. S – Thái Bình.
Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Thái Bình và lãnh đạo chủ chốt của Công an tỉnh đều trả lời là không hề hay biết gì về việc này. Sau đó, Tổng Giám đốc Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu L.S cho biết: “Năm 2009, theo tinh thần Công văn của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có tổ chức cho các doanh nghiệp, doanh nhân và một số đại biểu đi thăm Hoa Kỳ, do bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam dẫn đầu.
Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu L.S – Thái Bình được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mời và ông Tổng Giám đốc Công ty đã đồng ý tham dự chuyến đi này, song vì lí do công việc nên không thể đi được. Sau khi thông báo và trao đổi với anh em đồng nghiệp và những người quen biết, trong đó có vợ ông Trần Văn Vệ là bà Bùi Thị Kim Liên đã nhận đóng tiền và làm các thủ tục thay thế để đi cùng Đoàn”.
Ông TGĐ cho biết thêm, mỗi suất đi phải đóng góp cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từ 4.500 – 5.000USD, (hơn cả chi phí đi theo “tua” du lịch 1.000USD). Số tiền đóng góp này của bà Liên hay của doanh nghiệp nào hỗ trợ vợ Đại tá thì ông không hay. Chỉ biết, cùng đi chuyến đó ở Thái Bình còn có Giám đốc Công ty Du lịch và Thương mại Hải Bình.
Thế là từ một bà nội trợ, quanh năm quẩn quanh ở xó nhà, bỗng nhiên trở thành một “quý bà” với tước hiệu Phó Tổng Giám đốc một doanh nghiệp có tên tuổi ở Thái Bình, thành viên trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi đối ngoại, càng khiến cho nhiều người phải giật mình và lo ngại. Chẳng nhẽ công tác bảo vệ nguyên thủ Quốc gia lại có những lỗ hổng nghiêm trọng đến vậy sao, hay quý bà Bùi Thị Kim Liên là vợ Giám đốc Công an hàng tỉnh nên được “đặc cách” như vậy? Việc làm thủ tục man trá cho vợ ở cương vị Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Hoa Kỳ, hẳn là ông Vệ đã quá tường tận. Được biết, trước đó Cơ quan An ninh của Bộ Công an đã có phiếu thẩm tra nhân thân của bà Liên tham gia chuyến đi này và Công an Thái Bình ai là người đã kí “bừa” xác lập vào phiếu thẩm tra đó.
Điều rất bi hài và đáng tiếc cho quý bà Bùi Thị Kim Liên trong chuyến đi thăm này đã không tìm được đối tác kinh doanh ở Hoa Kỳ; bởi bà chẳng làm được gì ngoài việc nấu nướng ở nhà, rồi nằm dưới ông Vệ những lúc ông cần và và kí vào hồ sơ giả.

Tài sản của Công an Thái Bình chảy về đâu?

Đây là những búc xúc không chỉ của riêng Công an Thái Bình mà còn là sự quan tâm đáng lo ngại của dư luận xã hội trong cuộc chiến chống tham nhũng. Việc bán Nhà công vụ Công an tỉnh, Trụ sở Công an huyện Đông Hưng cho Ngân hàng cổ phần Đông Á (Ngân hàng tư nhân của anh trai ông Vệ) và toàn bộ hoạt động tài chính của Công an Thái Bình giao dịch thông qua Ngân hàng này còn nhiều ẩn số, khó lí giải minh bạch được.
Cho đến bây giờ, nhiều cán bộ và không ít doanh nghiệp ở Thái Bình thật sự hoài nghi khi Nhà Công vụ và Trụ sở Công an huyện Đông Hưng lại được “lặng lẽ” nhượng bán cho Ngân hàng cổ phần Đông Á, không thông qua đấu giá tài sản theo Nghị định 52/CP và Nghị định 17/CP của Chính phủ, làm thất thoát cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỉ đồng? Từ những bức xúc của dư luận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Giám đốc đương nhiệm Công an Thái Bình và được ông cho biết:
Ngay từ đầu năm 2007, sau khi dự án di chuyển xây dựng trụ sở Công an tỉnh ra địa điểm mới, được Bộ Công an phê duyệt, Công an Thái Bình đã có văn bản trình với Bộ xin được bán Nhà công vụ để tăng nguồn kinh phí bổ sung xây dựng Trụ sở mới và đã được Bộ chấp nhận. Bộ thành lập Hội đồng để định giá tài sản (giá sàn) và giao cho Công an Thái Bình thực thi theo quy trình đấu giá tài sản hiện hành. Công an Thái Bình nói đã có thông báo trong chương trình quảng cáo của Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Bình, nhưng duy nhất chỉ có Ngân hàng CP Đông Á đăng kí. Trong khi đó, nhiều nhà kinh doanh bất động sản và một số doanh nghiệp có nhu cầu thì cũng không hề hay biết về thông tin này? Chính vì thế, Nhà công vụ công an tỉnh được bán với giá 12,024 tỉ đồng cho Ngân hàng CP Đông Á, trong đó tiền đất chỉ có 6 tỉ đồng. Điều bất cập là với ưu thế về địa điểm, giá đất thị trường ở khu vực này, tại thời điểm đó từ 15 – 20 triệu đồng/m2 . Có nghĩa là, với tổng diện tích của Nhà công vụ là 1.071m2 , nếu cho đấu giá chỉ riêng phần đất thôi cũng đã thu về cho Ngân sách còn hơn cả tổng giá trị tài sản và đất đã bán cho Ngân hàng cổ phần Đông Á.
Tuy nhiên, điều khó hiểu tại Quyết định số 2679/QĐ, ngày 29-9-2008 của UBND tỉnh, về việc thu hồi đất của Công an tỉnh giao đất cho Ngân hàng cổ phần Đông Á làm nhà ở chung cư cho cán bộ, công nhân viên Ngân hàng, thể hiện khá mập mờ. Phải chăng, đất này cho Ngân hàng CP Đông Á thuê có thời hạn hay là đất bán theo quy chế đấu giá tài sản và đất? Điều khó hiểu hơn là giao đất để làm nhà ở chung cư, nhưng Ngân hàng CP Đông Á lại tu sửa thành Hội sở để kinh doanh. Chính vì thế chúng tôi đã gặp và trao đổi với lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh Thái Bình, thì được biết: Theo hồ sơ chuyển nhượng, thì Trụ sở Công an huyện Đông Hưng, Ngân hàng CP Đông Á đã nộp 13,5 tỉ đồng, trong đó có 7,5 tỉ đồng là tiền bán đất. Riêng Nhà công vụ thể hiện Ngân hàng CP Đông Á mới nộp 6,024 tỉ đồng giá trị tài sản trên đất (chưa nộp tiền), nhưng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trở lại việc nhượng bán Trụ sở Công an huyện Đông Hưng cũng ở tình trạng tương tự. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cũng chẳng hề hay biết gì về việc nhượng bán này, với một lí do đầy thuyết phục ” Đất và tài sản của An ninh – Quốc phòng do tỉnh và Chính phủ quản lí và quyết định”. Trong khi, nếu như chỉ đưa 3.261m2 đất của Trụ sở Công an huyện ra đấu giá theo quy định hiện hành thì đã thu về cho Ngân sách Nhà nước còn cao hơn nhiều cả số tiền mà Ngân hàng CP Đông Á đã nộp. Có nghĩa là Ngân hàng CP Đông Á đã “ăn không” toàn bộ giá trị tài sản trên đất của Nhà công vụ Công an tỉnh và Trụ sở Công an huyện Đông Hưng.
Điều bất cập nữa là toàn bộ tài chính của Công an Thái Bình đều thông qua hệ thống của Ngân hàng CP Đông Á – một Ngân hàng tư nhân là vi phạm nghiêm trọng chế độ bảo mật quốc phòng – an ninh theo Luật định. Ái ngại hơn là Ngân hàng còn từng chiếm dụng trả chậm quỹ lương chi trả hàng tháng theo thẻ ATM hàng chục tỉ đồng, để làm vốn hoạt động kinh doanh, gây nên sự bất bình trong cán bộ, chiến sĩ, khiến dư luận xã hội càng lo ngại.

Tranh đất với cả người chết

Không còn nghi ngờ gì nữa, đến bây giờ thì ai cũng hiểu vì sao Công an Thái Bình lại di chuyển Trụ sở Công an tỉnh ra bãi tha ma Kỳ Bá – Trần Lãm, tranh giành đất với cả người chết, trái với quy hoạch xây dựng Thành phố Thái Bình đã được Thủ tướng phê chuẩn năm 2003. Phải chăng, vì để nâng giá đất bán tại Khu đô thị Trần Lãm của em trai là Trần Văn Kỳ làm chủ đầu tư, hay là một công trình “kỉ niệm” trong đời làm Giám đốc Công an tỉnh của ông Vệ? Chính vì việc di chuyển này mà đường Lê Quý Đôn mới sớm được hoàn tất và tự dưng giá đất tại Khu đô thị Trần Lãm, với tổng diện tích 116.000m2 ngùn ngụt sốt giá. Đơn giá đất đang từ 4 – 6 triệu đồng /m2, bỗng nhiên tăng vọt lên từ 20 – 25 triệu đồng/m2. Món lợi nhuận hàng trăm tỉ đồng đã nhanh chóng về tay gia đình ông Vệ là lẽ đương nhiên. Khu bãi tha ma vốn đã được quy hoạch vùng đệm cây xanh và quần thể Văn hóa – Thể thao của Thành phố Thái Bình.
Điều đáng nói là trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XI, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã công bố công khai xử lí kỉ luật một số cán bộ cao cấp, trong đó có một số tướng lĩnh của Bộ Công an. Tuy nhiên, như có phép thần, ông Vệ vẫn lần lượt lọt qua các cửa để thoát lưới pháp luật.

Tiếp tục trò ảo thuật man trá: Nhân viên có trước doanh nghiệp, “qua cầu chém ván”

Tưởng rằng những sai phạm nêu trên sẽ được khắc phục và chấm dứt, để rồi người đời cũng có thể bỏ qua. Nào ngờ lòng tham của kẻ tham nhũng không có đáy, họ lại tiếp tục làm “ảo thuật” lập hồ sơ giả mạo gửi BHXH. Ông Trần Văn Vệ đã “sai” bà Hoàng Thị Hồng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Công ty CP Du lịch & Thương mại Hải Bình, một doanh nghiệp tư nhân đã từng được ông che chở, làm hồ sơ giả gửi BHXH để chờ cơ hội tiếp tục làm thủ tục hưu trí cho vợ. Điều nghịch lí là, tại Tờ trình số 68/cv-tc, ngày 26-12-2006 của Công ty CP Du lịch & Thương mại Hải Bình (dấu nhận công văn đến đề ngày 17-4-2007), bà Hoàng Thị Hồng lại khéo bịa ra thời gian công tác của bà Liên như sau: Từ tháng 1-1995 đến tháng 4-2005 công tác tại Công ty CP vận tải biển Hoàng Phát. Từ 5- 2005 đến nay ( thời điểm của Tờ trình) công tác tại Công ty CP Du lịch & Thương mại Hải Bình ? Nhưng cũng tại Tờ trình số 10/cv-tc, ngày 10-7-2007, bà Hồng lại ghi: Từ tháng 1-2002 đến tháng 4 – 2005, công tác tại Công ty CP vận tải biển Hoàng Phát. Từ tháng 5-2005 đến tháng 7-2007, công tác tại Công ty CP Du lịch & Thương mại Hải Bình. Cho dù tuổi tác chưa cao, thế mà bà Hồng lại lú lẫn đến vậy? Trong thực tế, khởi điểm thời gian công tác của bà Liên ở hai Công ty mà tờ trình nêu thì tại thời điểm đó cả hai Công ty đều chưa thành lập.
Song chỉ nhìn vào hành tự của 2 tờ trình nêu trên đã bộc lộ rõ hành vi gian dối của bà Hoàng Thị Hồng, trong khi bà Bùi Thị Kim Liên chưa hề có mặt lấy một ngày ở 2 Công ty trên và trong thời điểm đó bà Liên đang thụ hưởng lương hưu đến tận tháng 6 – 2007? Mặc dù biết rõ hồ sơ giả mạo và không có thật, không hiểu vì lẽ gì mà BHXH tỉnh Thái Bình lại chấp nhận hồ sơ ảo, tiếp tục làm thủ tục tham gia BHXH, công nhận ngược về trước 14 năm cho bà Bùi Thị Kim Liên ? Phải chăng vì uy quyền, o ép của chồng bà hay vì một lí do nào khác mà đến nay chưa ai lí giải nổi. Chỉ đáng thương thay cho 3 cán bộ, nhân viên BHXH tỉnh Thái Bình là chị Bùi Thị Nhung, Vũ Thị Thảo và anh Lý Công Trường chỉ vì “chấp hành” nghiêm lệnh của cấp trên, mau mắn làm thủ tục man trá gửi BHXH cho bà, để rồi sau đúng một năm lại được chính chồng bà ra lệnh tống giam ? Duy chỉ riêng trường hợp gian lận của bà lại được “miễn trừ” nằm ngoài vụ án. Và như thế, bà Bùi Thị Kim Liên nghiễm nhiên được “đặc cách” đứng ngoài vòng pháp luật và có lẽ chỉ vài năm nữa thôi, bà lại tiếp tục được hưởng lương hưu trí?

Với các vi phạm, vẫn được “thăng” tướng, “thăng” ghế Tổng cục phó Tổng cục VII – Bộ CA

Vào những tháng cuối của năm 2009, dư luận xã hội ở Thái Bình rộ lên những tin đồn thổi về Đại tá Trần Văn Vệ, Giám đốc Công an tỉnh phải mất trên 5 triệu USD để “chạy” về Bộ Công an.
Ngày 1-1-2010, Đại tá Trần Văn Vệ được chính thức bổ nhiệm Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Quản lí hành chính và Trật tự an toàn xã hội – Bộ Công an thì tin đồn đã trở thành sự thật.
Trước hàng loạt vi phạm, Thanh tra Bộ Công an đã vào cuộc để xác lập một cách minh bạch những sai phạm của Đại tá Trần Văn Vệ. Tuy nhiên, chính đoàn Thanh tra này lại bị “mua” đứt. Sau một thời gian làm việc, Thanh tra chẳng những không tìm được thông tin gì mà còn gửi Công văn đến Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin Truyền thông yêu cầu các báo dừng lại không được phản ánh tiếp để thanh tra…”? Theo quy định của luật “mọi tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ theo Hiến pháp và luật pháp Nhà nước”, thế mà Thanh tra Bộ Công an vượt lên cả luật pháp? Trong khi đó, chúng tôi thừa hiểu, vai trò của Thanh tra Bộ Công an đã làm sai lệch bản chất thật trong vụ giải phóng mặt bằng tại Thị trấn Vũ Thư, bao che cho bọn tội phạm. Đứng sau vụ đó có ảnh hưởng chi phối của thiếu tướng Trần Văn Vệ. Nếu đợt đó ông Vệ không đi tập huấn ở Bộ, thì Chủ tịch UBND Thị trấn Vũ Thư đã bị bắt. Người dân còn phản ánh, ông Trần Văn Vệ “bảo kê” cho một số nhà nghỉ ở huyện Vũ Thư hoạt động mại dâm tràn lan.

Lời cuối

Sau những lình xình trên, tướng Vệ đã phải chịu thua trung tướng Tô Thường (nguyên giám đốc Công an tỉnh Hà Tây) trong cuộc đua chạy lên ghế Tổng cục trưởng Tổng cục VII. Mặc dù trước đó, “cơ” của tướng Vệ là rất cao vì ông Vệ đã nắm được “quyền tổng cục trưởng” vậy mà đã để tuột mất ghế trưởng.

THEO CẦU NHẬT TÂN (  http://ttxva.org/)

                                   =======================================


3/ Khai Phong - Tham nhũng Việt Nam từ chuẩn triệu đô


Khai Phong

   Dư luận Việt Nam hiện đang bị hút vào vụ đại án kép Dương Chí Dũng-Dương Tự Trọng.
Cho đến thời điểm sau ngày tòa án Hà Nội tuyên án, guồng máy thông tin quốc doanh và cả những trang mạng lề trái vẫn tiếp tục giật tin nóng về hậu trường xử án cũng như dự đoán chuyện bắt bớ, thanh toán nhau ở trung tâm quyền lực chế độ.


Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ, người dính nghi án nhận 510 ngàn đôla của Dương Chí Dũng và 1 triệu đôla của bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát. (Hình: VNE)

  Với người bình dân Sài Gòn, họ quan tâm gì. Một ông xe ôm đậu ở góc Trần Quốc Thảo-Ngô Thời Nhiệm đưa ra nhận xét rất gọn. “Vụ này, số lượng tiền Dương Chí Dũng hối lộ, chạy án chỗ ‘ông anh’ Phạm Quý Ngọ tui nghe khá lọt lỗ tai. Mấy cái vali trị giá năm trăm ngàn đô, triệu đô đó ít ra cũng cho thấy đúng giá mua cán bộ cao cấp.”
Từ cột mốc đại án tham nhũng trước Tết con Ngựa có liên can đến trung tâm quyền lực của đế chế công an trị Hà Nội, một định mức tiền tham nhũng mà giới cán bộ cao cấp ra giá được người bình dân Sài Gòn biết tới là: Một triệu đôla.
Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhờ Dương Chí Dũng lót tay số tiền một triệu đôla cho thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ để hốt khu đất béo bở Cảng Sài Gòn-Bến Nhà Rồng, và vì ông thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ chỉ là con sói tầm tầm trong bấy sói lớn và hổ báo, nên hẳn nhiên ai cũng biết đã có nhiều triệu đô khác hối lộ cho cán bộ cấp cao khác để giành dự án đất vàng bậc nhất Sài Gòn.
Nếu ông công an Ngọ được phần một triệu đô thì những ông to hơn ông Ngọ thì hẳn phải được triệu triệu đô. Ở Việt Nam hiện nay đâu chỉ có mỗi bà cả đỏ Trương Mỹ Lan và cũng đâu chỉ có mỗi một dự án đất vàng Cảng Sài Gòn-Bến Nhà Rồng. Tư bản đỏ cỡ bà Lan và những nhóm lợi ích đỏ sẵn sàng chi đúng giá mua cán bộ cấp cao lúc nào mà chẳng xếp hàng chờ tới lượt.
Ông Trần, người sáng sáng ngồi đọc báo ở quán cà phê sân sau dinh Ðộc Lập đưa ra một phép so sánh “Mấy chú công an giao thông hễ huýt còi là có chuẩn tiền hối lộ tối thiểu một trăm ngàn đút túi. Mấy mợ cán bộ ở ủy ban phường cứ kiếm chuyện bắt nạt dân đen là tối thiểu cũng hốt liền một trăm.”
“Ðể phân biệt cán bộ Việt cộng thời đại mới không cần phải dựa theo quân hàm hay chức vụ gì hết; dân đen chỉ cần biết là chuẩn tối thiểu hối lộ tham nhũng của họ là tiền trăm Việt Nam đồng hay một triệu đôla Mỹ là lòi ra hết.”
Khi mức lương căn bản của hàng triệu người lao động Việt Nam hiện nay chỉ khoảng trên dưới một trăm ngàn đồng một ngày thì những diễn biến từ phiên tòa này cho thấy thể chế công an trị chế độ đã triệt để khai thác nguồn lợi tham nhũng như thế nào.
Một sinh viên luật đưa ra nhận xét. “Em bất ngờ trước cái giá mười ngàn, hai mươi ngàn đôla chi cho các công an thụ lý vụ án này; thử hỏi trong cả nước hiện nay có biết bao là chuyên án.”
Trở lại chuyện đại án kép Dương Chí Dũng-Dương Tự Trọng và tình tiết khai giữa tòa rằng Dương Chí Dũng đã cầm giúp tiền tham nhũng của bà Trương Mỹ Lan đưa cho thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ; một ông tập thể dục sáng ở Tao Ðàn nhận định hóm hỉnh: “Báo giấy, báo mạng cứ ồn ào chuyện Dương Chí Dũng khui ra là nhằm đánh ông to này ông bự kia. Hí hửng để chúng gạt hoài mà cũng không tỉnh được ra chút nào sao. Theo tui, chuyện Dương Chí Dũng đưa bà Lan ra giữa tòa là có ý công bố với quốc dân rằng ở khắp Việt Nam hiện nay và tương lai, hễ là đất vàng nếu không là của tập đoàn Trương Mỹ Lan, thì cũng là của Phạm Nhật Vượng hay của Nguyễn Thanh Phượng...”
Ở tình tiết khai ra chuyện bà Lan đút lót triệu đô, nhiều bà con Việt kiều thật thà ở hải ngoại hẳn sẽ bớt thắc mắc là vì sao ở Việt Nam hiện nay có lắm kẻ giàu ghê gớm. Chuyện chơi xe siêu sang, nhà hoành tráng, máy bay riêng, du thuyền... mà bà con nghe thấy chỉ là chuyện nhỏ so với khối tài sản bất minh của hệ thống cấu kết biến hóa như ma trận giữa cán bộ cộng sản cấp cao và các tập đoàn tư sản đỏ.
Thứ Bảy, 11/01/2014


                                 ================================


4/ DƯƠNG TỰ TRỌNG MẮNG KHÉO NHÀ NƯỚC VIỆT 

NAM  .



VANGANH   ( ttxva.org/)

Vô tình hay có ý nghĩa khi mặc chiếc áo thun BLACK FLAG ra hầu tòa để anh em ông đấu phé với Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ và tòa án của nhà nước Việt Nam thì chỉ có ông Dương Tự Trọng mới có câu trả lời thú vị nhất.  

Tuy nhiên có thể giả định là bản thân ông Dương Tự Trọng có ấn tượng sâu sắc với lời của bài hát POLICE STORY.  Điểm qua những lời cung và thái độ trước phiên tòa,  ông có vẻ đã xác định 1 thái độ bất hợp tác với nhà nước Việt Nam.  Thông điệp chuyển tải chính là chiếc áo BLACK FLAG và từng ý nghĩa trong ca từ của bài hát, được VangAnh tạm chuyển ngữ bên dưới, là CÂU CHUYỆN CẢNH SÁT.

Báo chí phương tây cụ thể là tờ TIME có vẻ hào hứng bình luận về bức ảnh Dương Tự Trọng được đăng trên trang WORDTIME.


DUONGTUTRONG-TIME

So sánh phát ngôn của Dương Tự Trọng tại phiên tòa, phần nào có thể xem đó là phần chuyển dịch lời bài hát trong ngữ cảnh đặc biệt của riêng ông.  Mỗi lần được hỏi, ông đều nói rằng: “Tôi không công nhận, cũng không phủ nhận” hoặc “Tôi không nhớ”.
Trong khi đó, ca từ gốc của bài hát như sau:
TÔI KHÔNG CÓ LÀM GÌ – TÔI KHÔNG CÓ NÓI GÌ
Tôi nói với chúng nó 
Chúng nó bỏ tôi vào tù
Biểu tượng của ban nhạc rock nổi tiếng Black Flag tượng trưng cho chủ đề các cuộc nổi loạn và tình trạng hỗn loạn.  Bản thân tên gọi của ban nhạc cũng gợi lên một số ý nghĩa: Lá cờ màu đen là đối cực của một lá cờ trắng đầu hàng, cũng là một biểu tượng cho vô chính phủ.  Ban nhạc có nhiều bài hát với những ca từ thể hiện sự chống đối trật tự cố định của chính phủ, nổi tiếng nhất chính là bài POLICE STORY.
Mở đầu bài hát là những từ ngữ không hề thiện cảm với chính phủ.
Thành phố chết tiệt này
Được điều hành bởi những con lợn
Chúng tước đoạt mọi quyền lợi
Ngay từ tất cả những đứa trẻ
Và có vẻ như ông Dương Tự Trọng hiểu rất rõ nhà nước, tòa án, và những đối thủ của ông là ai :-)
HIỂU
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến mà  chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
Đã biết không thể chiến thắng tại tòa án, nhưng Dương Tự Trọng vẫn chọn thái độ đối kháng và hành động trong những ngữ cảnh theo đúng ca từ của bài hát.  Phải chăng chiếc áo này chính là phương tiện THÔNG CUNG của ông dành cho những “NHÓM LỢI ÍCH” có liên quan.  
Thông điệp ngầm mà cựu đại tá công an muốn chuyển cho nhà nước Việt Nam có thể được đọc qua chiếc áo và bài hát mang đậm chất vô chính phủ.

DUONGTUTRONG-TIME2

Câu chuyện cảnh sát

Thành phố chết tiệt này
Được điều hành bởi những con lợn
Chúng tước đoạt mọi quyền lợi
Ngay từ  tất cả những đứa trẻ
HIỂU
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến mà  chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
Đi bộ xuống các đường phố
Tôi quật chúng xuống
Chúng nó  đánh tôi trên đầu
Với 1 cây gậy chuyên dụng
HIỂU
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến
Chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
TÔI KHÔNG CÓ LÀM GÌ – TÔI KHÔNG CÓ NÓI GÌ
Tôi nói với chúng nó 
Chúng nó bỏ tôi vào tù
HIỂU
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến
Chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
Tôi đi ra tòa án,
Vì tội phạm của tôi,
Đứng xếp hàng trả tiền tại ngoại,
Tôi có thể ở tù một thời gian
HIỂU
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến
Chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO


 VIDEO POLICE STORY 
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Nw8S_sQcYMY


Xem tin nguồn: http://ttxva.org/duong-tu-trong-mang-kheo/#ixzz2q74gZFWN
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook



Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Chương trình viếng thăm và tặng quà các gia đình quân nhân VNCH trong trận Hải chiến Hoàng Sa 19.01.1974

 TIN CUA TRANG  : danlambaovn.blogspot.com/


1/ No-U Sài Gòn: Chương trình viếng thăm và tặng quà các gia đình quân nhân VNCH trong trận Hải chiến Hoàng Sa 19.01.1974


Các bạn thân mến,

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa, No-U Sài Gòn rất mong muốn sẽ thực hiện chuyến đi thăm và tặng quà Tết để tỏ lòng tri ân với các gia đình quân nhân Hải quân Việt Nam Cộng Hòa - những chiến sỹ yêu nước đã hy sinh vì tổ quốc khi bảo vệ biển đảo quê hương trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Chúng tôi hy vọng những người bạn của mình có thể đồng hành cùng No-U Sài Gòn trong chuyến viếng thăm này bằng cách trực tiếp tham gia hay ủng hộ, khích lệ về tinh thần cũng như đóng góp, giúp sức thực tế.

Hiện tại No-U Sài Gòn đang có danh sách các gia đình quân nhân đã hy sinh hoặc tham dự trong trận hải chiến Hoàng Sa hào hùng là 10 gia đình:

1. Ngụy Văn Thà – Trung tá HQ-10 (hy sinh)
2. Nguyễn Thành Trí – Thiếu tá HQ-10 (hy sinh)
3. Vương Thương (hy sinh)
4. Phạm Ngọc Roa – Trung úy HQ-4
5. Vũ Văn Chu – Trung sĩ HQ-4
6. Lữ Công Bảy – Giám lộ trên HQ-4
7. Trần Dục – Thượng sĩ nhất HQ-4
8. Trần Văn Hà – Lính thợ máy HQ-10
9. Đỗ Văn Thọ - Trung sĩ điện tử HQ-4
10. Nguyễn Đình Long – Trung úy HQ-4

Nếu các bạn có thêm thông tin liên lạc về những gia đình khác, xin vui lòng liên lạc với No-U Sài Gòn để bổ sung danh sách cho chuyến viếng thăm được hoàn thành trọn vẹn. Địa chỉ email liên lạc: NoUSaigon2014@gmail.com

Toàn bộ số tiền quyên góp sẽ được chúng tôi thay mặt chuyển đến gia đình các quân nhân VNCH trong danh sách ở trên. Nội dung, hình ảnh cũng như toàn bộ kết toán thu chi sẽ được thông báo chi tiết trên các trang mạng.

Kính thưa các bạn,

Có thể một chút quà, một chút tình cảm tri ân của chúng ta cũng không thể nào giúp gia đình những người lính đã tham chiến, hy sinh bảo vệ tổ quốc vơi bớt được nỗi đau, không thể giúp gia đình các bác/các chú cải thiện cuộc sống khá hơn, không thể giúp đất nước giành lại được biển đảo quê hương. Thế nhưng với tinh thần vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu và gìn giữ tinh thần yêu nước bất khuất, chúng tôi - No-U SG chân thành kêu gọi mọi người cùng chung tay góp sức để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính ngưỡng đến các anh - những anh hùng "vị quốc vong thân", để thế hệ người Việt hôm nay và mai sau sẽ vẫn mãi mãi ghi nhớ đến các anh, để tiếp tục nuôi hy vọng một ngày nào đó Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam sẽ không còn chỉ là trong tiềm thức và tiếng hô vang của đồng bào.

Xin chân thành cám ơn sự khích lệ, ủng hộ và đóng góp của mọi người.

Mọi sự trợ giúp cho các gia đình thân nhân của các chiến sỹ đã hy sinh và chiến đấu vì Tổ quốc, vì Hoàng Sa thân yêu xin gửi về:
1. Nguyễn Hoàng Vi 
Địa chỉ: 107/22 Phan Văn Năm, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, Sài Gòn
Phone: 0905 37 50 17

2. Hoặc chuyển khoản:
Vietinbank 711A01737932 - Lê Doãn Cường - Chi nhánh Vietinbank Quận 10, Sài Gòn.

THỜI GIAN NHẬN ỦNG HỘ ĐÓNG GÓP: TỪ NAY ĐẾN NGÀY 17.01.2014


                                  ================================

2/ Nhà báo tự do Đặng Chí Hùng được công nhận quy chế tị nạn


Nhận thức nguy cơ đang tiếp diễn về việc trục xuất, UNHCR đang tìm cách tái định cư khẩn cấp ông Phạm Mạnh Hùng sang một nước thứ ba.”

Thời Báo - Hôm 8 tháng 1, 2014, văn phòng Cao Ủy Tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) ở Thái Lan đã gửi đến văn phòng của Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải văn thư xác nhận họ đã công nhận ông Phạm Mạnh Hùng là một người tị nạn theo quy chế của UNHCR và sẽ cố gắng để khẩn cấp đưa ông Hùng đi định cư ở một nước thứ ba.

Ông Phạm Mạnh Hùng là một nhà báo tự do ở Việt Nam, sử dụng bút hiệu Đặng Chí Hùng. Loạt bài viết “Những sự thật không thể chối bỏ”“Những sự thật cần phải biết” và “Chúng ta phải làm gì” của ông trên trang mạng Dân Làm Báo nhắm vào việc cung cấp cho người đọc những thông tin về các lãnh tụ cộng sản VN mà người dân trong nước bị bưng bít hay nhồi sọ không hề biết. Các bài viết của ông, với tài liệu và bằng chứng, đã được nhiều trang mạng khác tiếp tay truyền tải và khiến cho nhà cầm quyền CS lo sợ và bực bội, nhất quyết phải bắt ông cho bằng được. Ông Hùng đã phải trốn sang Cam Bốt rồi từ đó chạy sang Thái Lan, nhưng gần đây, mật vụ CS VN đã sang tận Thái Lan nhờ cảnh sát Thái bắt giữ ông, và yêu cầu Thái trục xuất ông Hùng về Việt Nam.

Hôm 16/12, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã gửi đến văn phòng UNHCR một văn thư kêu gọi Cao ủy bảo vệ ông Đặng Chí Hùng.


Trong văn thư gửi Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải, bà Mireille Girard, đại diện văn phòng UNHCR ở Thái Lan cũng xác định đã theo dõi sát tình trạng của ông Hùng từ ngày ông bị bắt và đưa về trại giam của Bộ di trú ở Suan Phlu. Bức thư viết, văn phòng đã can thiệp nhiều lần với chính phủ Thái. Văn thư viết, “Nhận thức nguy cơ đang tiếp diễn về việc trục xuất, UNHCR đang tìm cách tái định cư khẩn cấp ông Phạm Mạnh Hùng sang một nước thứ ba.”




                               =============================

3/ Các nhóm nhân quyền vận động ngoại giao trước thềm điều trần UPR


Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Hà Nội, 10/01/2014 -- Vào 10h sáng ngày hôm nay, 10-1, một số nhóm hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đã có cuộc tiếp xúc với đại diện một loạt đại sứ quán ở Hà Nội gồm có Đức, Thuỵ Điển, Úc, Hà Lan, Na Uy, liên minh EU, Bỉ nhằm thảo luận về phiên điều trần liên quan đến báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (UPR) của Việt Nam vào ngày 5/2 tới tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 

Võ Văn BảoLý Văn DũngVũ Sỹ Hoàng (tức blogger Hành Nhân), Đào Trang Loan (Hư Vô), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Nguyễn Thị Yến Trang (Mí Rưỡi), Huỳnh Anh Trí, và Nguyễn Chí Tuyến (Anh Chí) đã đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt NamNo-U Sài GònNo-U Hà NộiPhật Giáo Hòa Hảo Truyền thống và Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam tham dự cuộc tiếp xúc.

Đại diện các nhóm No-U Hà Nội, No-U Sài Gòn, Mạng lưới Blogger Việt Nam, 
Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN, Phật giáo Hoà Hảo 
và người H'Mông và đại diện các đại sứ quán: 
Đức, Thuỵ Điển, Úc, Hà Lan, Na Uy, liên minh EU, Bỉ 

Nội dung của buổi gặp xoay quanh việc trao đổi thông tin về tình hình nhân quyền Việt Nam, đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình và đề xuất chính phủ các quốc gia nêu trên sử dụng thông tin và khuyến nghị này trong phiên điều trần về báo cáo UPR của Việt Nam. Các nhóm cũng đồng thời thảo luận với các đại sứ quán về tình trạng gia tăng đàn áp đối với giới hoạt động trong thời gian gần đây. 

Blogger Mẹ Nấm, đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, khẳng định: “Một trong các tiêu chí hoạt động của MLBVN là phấn đấu nỗ lực vì quyền con người, đó là lý do vì sao các nhóm đến gặp các đại sứ hôm nay để cung cấp thêm thông tin về tình trạng nhân quyền của Việt Nam trước phiên điều trần UPR. MLB mong muốn rằng với những nỗ lực này, các đại sứ sẽ có thêm nhiều thông tin cũng như bằng chứng để buộc Việt Nam phải thực hiện các cam kết khi tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC)”

Có còn quyền gì không bị vi phạm? 

Một thành viên khác của Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Facebooker Mí Rưỡi - thông báo với quan chức các đại sứ quán chuyện bị cấm xuất cảnh và không thể tham gia UPR khi có thư mời. Hư Vô và Mẹ Nấm bổ sung thêm về việc thay đổi hình thức đàn áp với blogger: Thay vì mời “làm việc” vì bài viết thì giờ đây, giới bảo vệ chính quyền chuyển sang sử dụng côn đồ và các nghị định thông tư để đánh đập và phạt tiền. 

Hai blogger Anh Chí và Hành Nhân nói về tự do lập hội, trình bày các khó khăn mà đội bóng No-U Hà Nội và No-U Sài Gòn gặp phải, như bị quấy nhiễu, đàn áp, bị câu lưu khi tham gia chơi bóng. Nhưng do càng ngày càng có nhiều hội viên và người quan tâm đến tham gia nên phong trào No-U vẫn phát triển được. Gần đây, cũng có thêm nhiều hội mới ra đời và có sự giao lưu giữa các hội, nhóm, các phong trào bảo vệ nhân quyền. 

Anh Huỳnh Anh Trí, đại diện Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, kể lại khoảng thời gian bị đối xử khắc nghiệt trong tù. Anh cho biết chỉ được tiếp cận luật sư (do nhà nước chỉ định) hai ngày trước phiên xử. Ở tù, anh liên tục kêu oan, nhưng đã bị đối xử thô bạo và tra tấn bằng hình thức cùm chân, hoặc treo dốc ngược đầu xuống đất cả một ngày trời. 

Đặc biệt, một thành viên của giáo phái Dương Văn Mình là anh Lý Văn Dũng đã phản ánh về tình trạng người dân tộc H'Mông thiểu số bị công an đánh đập, bắt giữ mà không có giấy tờ gì. Họ cũng không được thông báo cho người thân. Nhiều bà con xuống Hà Nội đấu tranh đòi thả người bị bắt, nhưng chính bà con cũng bị công an đánh đập, đàn áp. Cũng nói về hành động trấn áp tự do tôn giáo, anh Võ Văn Bảo mô tả lại việc Phật Giáo Hòa Hảo bị kiểm soát chặt chẽ bởi người do chính quyền đưa vào, ai tỏ ý chống đối sẽ bị cách ly, bị đàn áp. Bảo bổ sung thêm trường hợp mẹ của anh là bà Mai Thị Dung đang bị bệnh nặng trong tù nhưng không được đưa đi điều trị vì không chịu nhận tội. 

Ông Felix Schwarz - Lãnh sự và tham tán chính trị Đức tại Việt Nam - 
trao tặng lịch Nhân Quyền 2004 cho các nhóm. 

Góc nhìn khác với thông tin do chính quyền cung cấp 

Về phần mình, các đại sứ quán (ĐSQ) đều tỏ ra quan tâm đến việc thành viên của MLBVN bị cấm xuất cảnh khi có thư mời tham dự UPR. Có đại diện của tổng cộng 7 cơ quan ngoại giao tại Việt Nam, gồm ĐSQ của Đức, Bỉ, Đan Mạch, Nauy, Úc, Thụy Điển, và phái đoàn EU. Ông Felix Schwarz, tham tán chính trị ĐSQ Đức, cho biết, trước khi có cuộc gặp hôm nay, sứ quán đã có nhiều tiếp xúc với các tổ chức hoạt động dân sự ở Việt Nam (được cho phép) và nhà nước. Những thông tin họ nhận được hoàn toàn khác với thông tin từ các blogger và nhà hoạt động. Do vậy, buổi gặp hôm nay là cơ hội để họ có thêm thông tin cho phiên UPR tới. 

Bà Elenore Kanter, Bí thư thứ nhất ĐSQ Thụy Điển, cũng cảm ơn những thông tin do các nhóm mang lại. Bà nói rằng thông tin này “thực sự khác với những gì ĐSQ nhận được từ phía nhà nước”. 

Với các thông tin đã nhận hôm nay, phái đoàn EU tại Hà Nội và các đại sứ quán sẽ tiếp tục đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải thực hiện cam kết của mình trong nhiệm kỳ 2014-2016 ở UNHRC. 

5/2/2014: Việt Nam tiến hành điều trần UPR 

Cuộc gặp hôm nay của các nhóm hoạt động diễn ra trong khuôn khổ chính sách tham vấn xã hội dân sự của chính phủ những quốc gia thành viên của UNHRC cũng như các quốc gia quan tâm đến việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên giới hoạt động ở Việt Nam sử dụng cơ chế UPR của Liên Hiệp Quốc để báo cáo thực trạng và đưa ra khuyến nghị về nhân quyền. 

Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là thủ tục đặc biệt của UNHRC, được tiến hành bốn năm một lần với tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, nhằm đánh giá việc thực thi các cam kết về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của mỗi quốc gia trong số đó. Việt Nam đã tiến hành thủ tục UPR lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2009 và nhận được nhiều khuyến nghị của các quốc gia thành viên Hội đồng nhân quyền, trong đó có các khuyến nghị cụ thể liên quan đến việc cho phép báo chí tư nhân, trả tự do cho tù nhân lương tâm, bãi bỏ án tử hình, đảm bảo quyền tự do tiếp cận luật sư của bị can, bị cáo, cho phép Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam để khảo sát thực trạng nhân quyền. Các khuyến nghị cụ thể này đều bị Việt Nam từ chối. 


Thành viên MLBVN Hư Vô, Mí Rưỡi, Mẹ Nấm cùng bà Elenore Kanter: 
Bí thư thứ nhất Ban chính trị và Thương mại Thuỵ Điển và 
ông Ông Felix Schwarz - Lãnh sự và tham tán chính trị Đức tại Việt Nam. 


                                     ==============================

4/ Bà Trần Thị Ngọc Minh - Mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh được mời làm nhân chứng trong buổi Điều trần ở Quốc hội Hoa Kỳ


CTV Danlambao - Theo thông tin từ Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos, bà Trần Thị Ngọc Minh sẽ là một trong những nhân chứng của buổi Điều trần "Bảo vệ Tự Do - Làm nổi bật cảnh ngộ của tù nhân lương tâm trên thế giới".

Bà Trần Thị Ngọc Minh
Buổi điều trần sẽ diễn ra vào lúc 10 giờ sáng, ngày 16 tháng 1, 2014. Đây là buổi điều trần đầu tiên trong năm 2014 của Ủy Ban Nhân quyền Tom Lantos. Buổi điều trần được tổ chức tại phòng HVC 210 trong Trung Tâm Tiếp Khách của Quốc Hội. 

Cùng tham dự với bà Trần Thị Ngọc Minh trong tham luận đoàn là ông Natan Sharansky - một nhà đấu tranh nhân quyền nổi tiếng của Nga đã từng bị giam 9 năm trong trại tù Gulag của Sô Viết; Tiến sỹ Robby George - Chủ tịch Ủy ban Tự Do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ; Ông Frank Jannuzi, phụ tá giám đốc của cơ quan Vận động và Chính sách, Ông Natan Sharansky - Giám đốc Cơ quan người Do Thái; Bà Geng He - Vợ của Tù nhân và Luật sư hoạt động nhân quyền Gao Zhisheng; Ông Jared Genser - Sáng lập viên tổ chức Freedom Now; Josh Colangelo-Bryan - đại diện cho tổ chức Nhân quyền Nabeel Rajab; và nhà văn Gal Beckerman. 

Đỗ Thị Minh Hạnh
Đỗ Thị Minh Hạnh - con gái của bà Trần Thị Ngọc Minh - bị bắt vào ngày 23-02-2010 và bị tòa án của đảng cộng sản kết án tù 7 năm vì đã đấu tranh cho quyền lợi của công nhân. Trong suốt thời gian bị cầm tù, Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị bạo hành và bị đối xử tàn tệ bởi cai tù cộng sản và tình trạng sức khoẻ của cô ngày càng suy yếu. Trong thông tin gửi gia đình cách đây 4 tháng Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết hiện cô thường xuyên đau nhức và bên ngực trái bi teo dần, mỗi buổi chiều thường bị sốt và đây là một trong các biểu hiện của bệnh ung thư vú...

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, bà Minh chia sẻ: "Việc làm của Hạnh cũng như bao nhiêu người khác đã làm như anh Nguyễn Văn Hải hay chị Tạ Phong Tần. Tôi không dám đòi hỏi gì hơn vì những người đó cũng khổ như con mình. Hạnh ở tù như chia sẻ những gian nan với họ. Tôi mong muốn con mình được tự do và cũng mong muốn Hùng, Chương, và những người đã dấn thân cho Tổ quốc được ra tù cùng một lúc. Trước mắt, tôi thiết tha yêu cầu cộng đồng người Việt trong và ngòai nước, cộng đồng quốc tế giúp đỡ, lên tiếng mạnh mẽ cho Hạnh để Hạnh được đi khám chuyên khoa, được điều trị để bảo vệ tính mạng cho Minh Hạnh trong lúc này..."

Việc tham gia làm nhân chứng trong buổi điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ vào 16 tháng 1, 2014 là một trong những nỗ lực của bà Trần Thị Ngọc Minh, vận động tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh cũng như nhiều tù nhân lương khác tại Việt Nam.