Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Thời tiết lạnh giá tại Mỹ : Gấu Bắc cực trong sở thú cũng phải tìm chỗ trú & Chiberia - Chicago

1/ Thời tiết lạnh giá tại Mỹ : Gấu Bắc cực trong sở thú cũng phải tìm chỗ trú


                     

                                 Tại Buffalo, New York, 07/01/2014.
                                                  Tại Buffalo, New York, 07/01/2014.
                                                                            REUTERS/Don Heupel


Phần lớn lãnh thổ Hoa Kỳ và Canada vào hôm nay, 08/01/2014 tiếp tục run lập cập dưới tác dụng của một đợt lạnh lịch sử, với nhiệt độ ở nhiều nơi xuống đến mức chưa từng thấy từ cả thế kỷ nay. Một ví dụ điển hình cho thấy mức độ khủng khiếp của đợt lạnh lần này ; con gấu Bắc cực nuôi ở sở thú thành phố Chicago đã phải chui vào nơi trú ẩn để tránh lạnh.


Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, vào hôm qua, thành phố New York đã ghi nhận được nhiệt độ thấp nhất nhân một ngày mùng 7 tháng Giêng từ hơn 100 năm nay. Vào sáng hôm qua, tại công viên Central Park nổi tiếng của New York, nhiệt độ xuống đến âm 15,5° C, mấp mé kỷ lục âm 14,4°C ngày 07/01/1896.
Nhìn chung, nhiệt độ trong ngày ở thành phố lớn nhất nước Mỹ không vượt quá âm - 10 °C, trong lúc nhiệt độ cảm nhận được xuống đến mức - 22°C.
Tình trạng ở New York tuy nhiên không thấm tháp gì so với vùng Trung Tây (Midwest) của nước Mỹ. Tại thành phố Embarrass, tiểu bang Minesota chẳng hạn, hàn thử biểu đã tuột xuống mức -37°C, mức thấp nhận ghi nhận được tại Mỹ vào hôm qua.
Tính ra, dưới tác động của làn sóng lạnh đến từ Bắc cực và đang di chuyển về phía đông, ít nhất 49 thành phố Mỹ đã phá vỡ kỷ lục lạnh một ngày mùng 7 tháng Giêng, trong đó có Philadelphia (-15,5°C) hoặc Baltimore (- 16,1°C) .
Ngược lên phía Bắc, tại Canada, nơi mà người dân nổi tiếng là đã quen với cái lạnh, ở các thành phố như Montreal, Ottawa và Toronto, ngay cả những người chịu lạnh giỏi nhất cũng phải phàn nàn về cơn lạnh kèm theo nạn cúp điện.
Trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, các cấp chính quyền đã kêu gọi người dân cẩn thận trước nguy cơ tử vong do đợt lạnh này. Các trường học ở Minnesota, Chicago, Atlanta và Nashville chẳng hạn vẫn đóng cửa để các em khỏi phải ra ngoài trong thời tiết lạnh giá.

   
         School buses covered in snow after a winter storm in Hartford, Connecticut

Bị tác hại rõ nhất là ngành hàng không, với 18.000 chuyến bay đã bị hủy kể từ thứ năm vừa qua. Cho dù nhiệt độ được dự báo là sẽ nhích lên trở lại kể từ hôm nay, nhưng tình hình vẫn còn khó khăn tại các sân bay, với gần hàng ngàn chuyến bay bị hủy, và hàng ngàn chuyến khác bị trì hoãn.
                      
                               JFK Aieport  07 January 14

Các sân bay ở New York, Washington, Atlanta, Chicago và Detroit là những nơi bị khó khăn nhiều nhất vào hôm qua. Phi trường Toronto ở Canada, cũng cùng chung cảnh ngộ.
Thậm chí giao thông đường sắt cũng gặp khó khăn, như trường hợp hơn 500 hành khách đã phải ngủ lại trong xe vào đêm thứ Hai trong ba chiếc xe lửa bị tuyết và băng cản đường gần thành phố Mendota, cách Chicago khoảng 120 km về phía tây. Nhiệt độ nơi ấy xuống đến mức âm -34°C.


                                 ========================================
zdouf!

Welcome To "Chiberia – Chicago" Goes From Deep-Dish

 to Deep Freeze


01.09.2014
1

1 Frozen Wasteland

Chicago is a frozen wasteland, with people choosing to stay home than to attempt to go out in the cold. Fearing frostbitten faces, toes and hands, the city is barren. Locals are calling it ‘Chiberia’ , a portmanteau of Chicago and Siberia.
Welcome To Chiberia - Chicago Goes From Deep-Dish to Deep Freeze

2 Under Ice

With the whole city under ice, it looks like it is being overtaken by a monster. The ice continues to grow, looking more menacing by the minute.
Welcome To Chiberia - Chicago Goes From Deep-Dish to Deep Freeze

3 Buried

Cars were buried in the snow as they drove. Windshield wipers were useless against the heavy snow and ice, pounding the city.
Welcome To Chiberia - Chicago Goes From Deep-Dish to Deep Freeze

4 Car-sicles

Cars frozen solid look like popsicles below the frozen trees. Stuck to the frozen ground, they don’t look to be going anywhere anytime soon.
Welcome To Chiberia - Chicago Goes From Deep-Dish to Deep Freeze

5 Instant Freeze

Water freezing mid-air within seconds, forming tiny little ice chips. Even sweat on a person’s skin will freeze on them if exposed to the frigid temperatures.
Welcome To Chiberia - Chicago Goes From Deep-Dish to Deep Freeze

6 Frozen Rocks On The Shore

The frozen shoreline of rocks and boulder makes Chicago look more like the north pole. Bitterly cold, even the rocks are saying, brrrrr.
Welcome To Chiberia - Chicago Goes From Deep-Dish to Deep Freeze

7 Coastal Flooding

Waters rose over the shore, freezing in action, forming large ice waves. Pushing up and over beach walls, the ice crawled inland.
Welcome To Chiberia - Chicago Goes From Deep-Dish to Deep Freeze

8 Frozen City

A great view from a plane over the city of Chicago. The frozen landscape looks pretty from above, but no so pretty when you freezing down there.
Welcome To Chiberia - Chicago Goes From Deep-Dish to Deep Freeze

9 Skyline

The Chicago skyline is hidden in the steam rising off the water, as it freezes over. The city took a large hit as the polar vortex dropped temperatures below freezing.
Welcome To Chiberia - Chicago Goes From Deep-Dish to Deep Freeze

10 Ice Claws

Chicago is known for having bitterly cold winters but it is looking more and more like Siberia. Water freezes before it can even drip, producing large icicles.
Welcome To Chiberia - Chicago Goes From Deep-Dish to Deep Freeze
                                    ========================================

voatiengviet.com/ :

Tin tức / Hoa Kỳ

3/ Nước Mỹ lạnh giá trong 'Gió xoáy Bắc cực'

                    

  Cư dân ở miền đông và miền nam nước Mỹ đang chống chọi với thời tiết lạnh nguy hiểm sau khi một đợt không khí rét buốt từ Bắc cực tràn vào từ vùng trung tây.

Nhiệt độ lạnh kỷ lục từ nhiều thập niên nay khiến việc đi ra ngoài trở nên nguy hiểm và buộc hàng ngàn trường học và doanh nghiệp phải đóng cửa.

   


Nhiệt độ hôm thứ Ba tụt xuống âm 10 độ C ở thủ đô Washington, thành phố New York, Philadelphia và Boston, trong khi nhiệt độ trong gió rét còn thấp hơn nữa.


      

Cái lạnh khắc nghiệt đã buộc hàng ngàn chuyến bay phải hủy bỏ, gây hư hại những tuyến đường và đường sắt. Dự báo thời tiết nói gần 200 triệu người có thể bị ảnh hưởng bởi hiện tượng gọi là "dòng xoáy bắc cực."

     

Thời tiết giá lạnh cũng tràn xuống miền cực nam gồm những bang Florida và Texas, thường có nhiệt độ ôn hòa vào mùa thời tiết lạnh.

Nhà chức trách đã quyết định đóng cửa trường học để bảo vệ trẻ em khỏi tiếp xúc với cái lạnh khắc nghiệt, có thể làm tê cóng trong vòng vài phút nếu da không được che chắn.

Hôm thứ Hai, cơn lạnh đe dọa tính mạng làm tê liệt phần lớn vùng trung tây của Mỹ. Nhiệt độ xuống mức âm 27 độ C ở thành phố Chicago và âm 29 ở International Falls, bang Minnesota, lạnh hơn cả Nam Cực.

      


Dự báo thời tiết nói dòng xoáy bắc cực là một khối không khí lạnh dày đặc xoay ngược chiều kim đồng hồ, bị đẩy về phía nam từ nơi nó hay xuất hiện ở miền bắc Canada .

    


   Dự báo nói nhiệt độ bình thường sẽ quay trở lại trong tuần này.

                                 
                                      ==============================


4/  Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ cũng xài đồ Trung Quốc 
Monday, January 06, 2014

Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)

Ngày nay, không phải chỉ có người dân Mỹ và thế giới mới tiêu thụ hàng hóa “Made in China”.  Bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã từng phải sử dụng một số linh kiện mua của Trung Quốc trong việc sản xuất loại máy bay chiến đấu F-35 tân tiến nhất.

Nhân viên trên chiến hạm xung kích thủy bộ USS Wasp (LHD 1) đang cột giây giữ an toàn trên sàn tàu cho một máy bay F-35B Lightning II sau một chuyến bay thử nghiệm ngoài khơi North Carolina ngày 24 tháng 8, 2013. (Hình: US Navy)


Luật pháp không cho phép việc này, vì vấn đề bí mật quốc phòng và phòng ngừa nước ngoài có thể chế tạo được những loại vũ khí ngang cấp với vũ khí của Hoa Kỳ.

Nhưng để cho chương trình sản xuất máy bay F-35 trị giá $392 tỷ của công ty Lockheed Martin Corp. có thể tiến hành đều đặn như kế hoạch, bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã buộc phải vượt qua lệnh cấm.

Thông tấn xã Reuters loan báo tin này cuối tuần trước, nói rằng trong hai năm 2012 – 2013, hai công ty Northrop Grumman Corp. và Honeywell International Inc. được phép sử dụng một số nam châm mua từ Trung Quốc cho hệ thống radar, giàn bánh đáp cùng một số bộ phận khác của máy bay F-35.

Không có biện pháp ấy, chương trình sản xuất F-35 sẽ bị chậm thêm nữa sau khi đã gặp nhiều trở ngại và chậm trễ mấy năm trước.  Hai công ty vừa nói có thể bị phạt vì vi phạm luật pháp liên bang nếu chưa được bộ quốc phòng chấp thuận.

Ông Frank Kendall, giám đốc phân bộ phụ trách mua vũ khí của Ngũ Giác Đài, vừa nghỉ việc để về giảng dạy tại American University, nói rằng “Đây là một giao dịch đặc biệt trong hoàn cảnh khác thường vì vẫn có lệnh cấm thực hiện công tác quốc phòng cùng với Trung Quốc, cho dù không là cố ý. Tôi chưa bao giờ thấy việc làm như vậy”.

Văn Phòng Kiểm Toán Chính Phủ (GAO) thuộc Quốc Hội, đang xem xét vụ này sẽ trình kết quả điều tra trước ngày 1 tháng 3. Các nhà lập pháp quan tâm tới tình trạng vũ khí Hoa Kỳ lệ thuộc vào linh kiện sản xuất bởi một quốc gia trong tương lai có thể là địch thủ và việc các công ty kỹ nghệ Mỹ sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường kim loại đặc biệt.

Những kim loại đặc biệt, còn được gọi là đất hiếm, cần thiết cho nhiều ngành kỹ nghệ hiện đại, trong đó có việc làm các nam châm vĩnh cửu. Trung Quốc chiếm tới hơn 90% sản lượng đất hiếm toàn thế giới và có khả năng thao túng thị trường như đã từng gây khó khăn bằng cách hạn chế xuất cảng qua Nhật Bản. Hoa Kỳ trước kia có mỏ đất hiếm quan trọng nhất tại Mountain Pass, California, bên đường liên bang số 15 gần biên giới Nevada, nhưng đã bị đóng cửa nhiều năm vì vấn đề môi trường đến nay mới tái hoạt động. Nam Phi,  Ấn Độ cũng có một ít đất hiếm và Nhật Bản đang tìm nơi khai thác ở Hawaii, Việt Nam.

Bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho phép hai công ty mua các nam châm vĩnh cửu giá $2 triệu, bộ cuối cùng giao vào tháng 5 năm nay,  dùng cho 115 chiếc F-35 trong việc thử nghiệm, huấn luyện và sản xuất.
Các nhà lập pháp cho rằng các công ty Hoa Kỳ cũng chế tạo được những nam châm này, nhưng theo lời ông Kendall thì đây là vấn đề hiệu quả kinh tế, giảm được nhiều chi phí.vá không làm chậm trễ kế hoạch của Thủy Quân Lục Chiến muốn bắt đầu sử dụng F-35 vào phi vụ chiến đấu từ giữa năm 2015. Hồ sơ của bộ quốc phòng cho biết nếu gỡ một nam châm Trung Quốc đi để thay thế bằng nam châm Mỹ sẽ tốn $10.8 triệu và mất 25,000 giờ làm việc.

F-35 là chương trình phát triển vũ khí đắt tiền nhất của Ngũ Giác Đài. Hoa Kỳ và 9 quốc gia  đồng minh - Anh, Canada, Australia, Ý, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Hòa Lan, Israel  – đóng góp trong kế hoạch và Nhật Bản cũng đã đặt mua máy bay.  Chương trình đã chậm trễ hơn lịch trình nhiều năm và chi phí tăng lên 70% so với ước lượng ban đầu.

Trong tài liệu, ông Kendall nhấn mạnh đến tầm quan trọng của F-35 giúp cho quân lực Hoa Kỳ duy trì ưu thế làm chủ không phận, chống lại những đe dọa từ các nước đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình của họ như Nga và Trung Quốc.

Sau Thế Chiến II, lần cuối cùng mà quân đội Hoa Kỳ bị tấn công bởi máy bay địch là ở cuộc chiến tranh Triều Tiên. Messeschmitt 262 là máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ nhất, Anh và Mỹ khi ấy cũng đã bất đầu hợp tác chế tạo máy bay phản lực nhưng chưa bao giờ sử dụng trong Thế Chiến II.

Chiếc P-80 Shooting Star là máy bay phản lực cánh ngang thứ nhất của Mỹ, với một động cơ do Anh sản xuất, ra đời năm 1943 và bắt đầu được sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên với danh số của Không Quân là F-80. Máy bay chiến đấu F-80 mau chóng bị khống chế bởi MiG-15 cánh suôi hình chữ V do Liên Xô sản xuất,  bay nhanh hơn tới 100 dặm/giờ.

Hai loại chiến đấu cơ phản lực của Mỹ tiếp theo là P-59 Airacomet và F-95 Thunderjet vẫn là thế hệ thứ nhất. Tới 1951 North American F-86 Sabre được đưa ra, quân lực Liên Hiệp Quốc ở Triều Tiên mới giành lại được ưu thế chiến trường, nhưng chưa phải là làm chủ không phận. Đêm 15 tháng 4 năm 1951là lần cuối cùng quân đội Hoa Kỳ chịu tổn thất nhân mạng vì một cuộc oanh kích bằng MiG-15 của Bắc Tiều Tiên. Sau đó F-86 có thể chặn đứng được những trận oanh kích của địch từ trên không.

F-86 bay nhanh hơn 600 dặm/giờ và có thể vượt tường âm thanh khi đâm nhào xuống, có ưu thế hơn hẳn MiG-15, và được coi là máy bay chiến đấu phản lực trung gian giữ thế hệ thứ nhất và thứ hai.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai, có vận tốc hơn âm thanh khi bay ngang là North American F-100 Super Sabre. Tiếp theo đó tới McDonnell F-101 Voodoo, Convair F-102 Delta Dagger, Lockheed F-104 Starfighter, Republic F-105 Thunderchief. Các loại máy bay này đều đã được sử dụng tại chiến trường Việt Nam với sứ mạng bảo vệ không phận hoặc oanh kích những mục tiêu trên mặt đất và yểm trợ bộ binh.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba nổi tiếng nhất là McDonnell-Douglas Phantom, từ 1963 lúc đầu dùng trong Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến rồi sau đó đến Không Quân. Từ thế hệ này máy bay chiến đấu được trang bị với radar và hỏa tiễn là vũ khí chính trong chiến đấu trên không.

Sau chiến tranh Việt Nam tới thế hệ thứ tư của các máy bay chiến đấu, từ F-14 Tomcat, F-18 Hornet , F/A 18 Super Hornet của Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến tới  F-15 Eagle và F-16 Flying Falcon của Không Quân. Đến nay, những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, với trang bị điện tử và vũ khí mới, vẫn là chủ lực trong quân đội Hoa Kỳ và không quân các quốc gia khác  trên thế giới.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, có thêm khả năng “tàng hình” nghĩa là không, hoặc khó, bị phát hiện bởi radar đối phương, sẽ là chủ lực của không quân trên thế giới. Lockheed Martin F-22 Raptor đã được triển khai vào các phi đội Không Quân Hoa Kỳ và F-35 Lightning 2 với các phiên bản có nhiều tính năng khác nhau sẽ được dùng trong Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh từ giữa thập kỷ này qua tới thập kỷ kế tiếp.

Máy bay càng tân tiến dần dần thì vai trò của phi công càng thay đổi, từ quan sát bên ngoài và theo dõi trên bảng điều khiển chuyển dần tới chỗ trở thành chuyên viên kỹ thuật điện tử trong chiến đấu. Giá của mỗi máy bay cũng tăng lên gấp bội. Một chiếc F-80 giá chỉ vào khoảng $110,000, F-86 khoảng $220,000, tới F-4C Phantom đã $2.5 triệu, F-15 lên đến $30 triệu. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, F-22 Raptor và F-35 A Lightning 2 giá vào khoảng $133 triệu mỗi chiếc.

Hoa Kỳ tin rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 là cần thiết trong tương lai để có thể tiếp tục làm chủ không phận. Tướng Tham Mưu Trưởng Không Quân Mark A. Wech nói rằng ông muốn thấy một cuộc chiến đấu ngang sức: “Nếu xảy ra một trận giao đấu giữa máy bay thế hệ thứ tư và thứ năm, các máy bay thế hệ thứ tư sẽ có thể bị bắn hạ trước khi phi công biết có máy bay thế hệ thứ năm  ở trên không”.

Dùng nam châm vĩnh cửu là nhu cầu kỹ thuật của F-35, và mua của Trung Quốc là nhu cầu về thời gian cũng như giảm bớt phí tổn. Cuộc điều tra của GAO còn đang xúc tiến nhưng người ta tin rằng sẽ không có gì thay đổi nhiều trong kế hoạch phát triển máy bay F-35 của bộ quốc phòng Hoa Kỳ. (HC)









                .
                  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét