Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

LS Hà Huy Sơn yêu cầu hủy bản án đối với Nguyễn Phương Uyên

1/ Luật sư Hà Huy Sơn yêu cầu hủy bản án đối với Nguyễn Phương Uyên



  Thanh Phương (RFI) - Trong một bức thư đề ngày 25/06/2013, gởi Chánh tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh Tòa án Nhân dân Tối cao, luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/05/2013, yêu cầu hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án đối với sinh viên này, vì theo luật sư Sơn, thân chủ của ông không phạm tội.

Trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/05/2013, Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đã kết án sinh viên Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù và Đinh Nguyên Kha 10 năm tù với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước".

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên cùng với Đinh Nguyên Kha đã kháng cáo bản án sơ thẩm. Trong bức thư nói trên, luật sư Hà Huy Sơn cho biết ông đồng ý với việc kháng cáo của Nguyễn Phương Uyên và cho rằng bản án sơ thẩm ngày 16/05/2013 có "những vi phạm nghiêm trọng về pháp luật". 

Cụ thể, theo luật sư Hà Huy Sơn, không có một chứng cứ nào được đưa ra xem xét để buộc tội Nguyễn Phương Uyên có hành vi chống Nhà nước. Việc cô sinh viên này phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam và phản đối những cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm ề thực trạng của đất nước là quyền của công dân đuợc quy định trong Hiến pháp. 

Cũng theo luật sư Sơn, cả Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đều không có động cơ, mục đích chống Nhà nước nên không thể gọi là "đồng phạm". Mặt khác việc rải truyền đơn là xẩy ra tại Sài Gòn, cho nên không thuộc "thẩm quyền điều tra" và "thẩm quyền theo lãnh thổ" của Tòa án Long An, chiếu theo Bộ luật tố tụng hình sự. 

Cho nên, luật sư Hà Huy Sơn đề nghị Tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án Nhân dân tối cao hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án đối với Nguyễn Phương Uyên.


                         =========================


  2/ Tinh thần Nguyễn Phương Uyên vững vàng trong tù



Thụy My (RFI) - Sáng nay 28/06/2013 gia đình và bạn bè, những người ủng hộ sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên đã đến Long An thăm Phương Uyên trong trại giam. Những người đi thăm cho biết tinh thần của Uyên vẫn rất vững vàng, tuy điều kiện sống ở phòng giam hiện nay tệ hơn trước.

Trả lời RFI Việt ngữ lúc vừa từ Long An về đến Saigon, bà Dương Thị Tân, vợ ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày cho biết: 

Dương Thị Tân: Lần này là lần thứ tư mình đi thăm Phương Uyên, cùng với gia đình Phương Uyên và Nguyên Kha. Phương Uyên thì được cho vào thăm bình thường nhưng Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy thì chưa, lý do là còn trong giai đoạn điều tra nên họ cản trở thăm gặp. 

Còn Phương Uyên thì nói chung cũng như những lần trước vẫn được thăm theo đúng thủ tục, và cũng được nói chuyện. Mỗi người nói một câu thăm hỏi động viên cháu. Nói chung tinh thần của cháu rất tốt. Phong thái thì rất là đĩnh đạc so với tuổi tác của cháu, thực sự đã làm chúng tôi khâm phục ý chí cũng như tác phong của cháu. 

Những câu nói của người bên ngoài thì thường là động viên cháu giữ gìn sức khỏe thể chất và giữ vững tinh thần. Còn một số câu hỏi của cháu dặn dò bên ngoài cho gia đình và mẹ - như lần trước thì có bố, có em - cháu cũng dặn dò một số việc rồi cháu yêu cầu là cho cháu giấy, mực, sách vở gửi vào để cháu học cho khỏi quên những kiến thức còn đang dang dở. 

Buồng giam thì tối tăm chật hẹp, và lần chuyển buồng giam lần này là lần thứ ba sau phiên sơ thẩm. Buồng giam này không được sạch sẽ, và không được sáng sủa như trước, nên điều kiện để cháu nhìn rõ chữ có hơi không được như mong muốn. Mẹ cháu có dặn nếu thế thì phải làm đơn để mình khiếu nại, sau khi làm đơn rồi nếu người ta không giải quyết vấn đề đó thì bên ngoài mọi người mới có cơ sở để mà đưa phản ánh của cháu lên. Thì cháu cũng đồng ý theo trình tự như thế. Hơn nữa mình đang ở trong tay họ, mình muốn làm gì thì cũng phải có một trình tự nhất định. 

Nói chung cháu rất vui khi chung quanh gia đình cháu có bạn bè, có mọi người quan tâm. Tôi thì cũng nói được vài câu động viên cháu là mọi người ở bên ngoài đang cố gắng hết sức để đấu tranh đòi lại tự do cho các cháu. Vì những việc làm cho các cháu không phải là tội lỗi, không phải để cho người ta cầm tù. Đó chỉ là những hành động của những người trẻ đang đau xót cho đất nước này. Thì cháu vui lắm! 

RFI: Như vậy là thần sắc của Phương Uyên vẫn tốt và việc thăm hỏi được dễ dàng? 

Dương Thị Tân: Dạ vâng, đủ 30 phút và mọi người mỗi người chào hỏi một câu, thì tương đối là thoải mái. Nói chung sự nghiêm ngặt của công an ở Long An cũng khác ở những nơi khác, có sự dễ dãi hơn. Tôi không biết đây có phải là chỉ thị của cấp cao hơn không, nhưng mọi người ra vào và gởi quà thì không có một sự khó khăn nào. Bản thân tôi là người đi thăm nuôi, gửi quà cho ông Nguyễn Văn Hải hơn năm năm qua; mọi sự khó khăn, gây cản trở dù là với một lý do nhỏ nhất, tôi đã từng gặp phải. Chỉ có lần xuống Long An này tôi mới thấy là khác hẳn. 

Cháu rất là chững chạc, và phong thái thì một đứa trẻ 21 tuổi đầu tôi nghĩ là quá ổn luôn. Có những người lớn hẳn hoi, có kinh nghiệm, từng trải rồi nhưng vào những chốn ấy đôi khi cũng mất tinh thần. Với Phương Uyên thì tôi thấy cháu như thế là tương đối tốt. 

RFI: Có biết được chừng nào xử phúc thẩm không thưa chị? 

Dương Thị Tân: Dạ theo như luật sư thì có lẽ là vào cuối tháng Bảy – theo phỏng đoán của luật sư thôi, chứ họ cũng chưa cho gia đình hai cháu một văn bản nào cả. 

Xin cảm ơn chị Dương Thị Tân. 



                                     =================================

3/ Thượng tá Công an chỉ thị răn đe, giáo dục người tham dự Dã ngoại Nhân Quyền


Dân Làm Báo - "Chỉ đạo Công an phường, các ban, ngành, đoàn thể giáo dục, răn đe đối tượng không để các đối tượng tham gia hoạt động "Dã ngoại nhân quyền"... Chỉ đạo RĂN ĐE này là sản phẩm "dân chủ gấp vạn lần..." của ông Thượng tá công an Hoàng Anh của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc gửi đến địa phương của 2 công dân tự do Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Việt Hưng vì đã tham gia Dã Ngoại Nhân Quyền do Chúng Ta - Công Dân Tự Do khởi xướng.

Chưa an tâm với tinh thần chỉ đạo này, ông Thượng tá công an chấm mực viết tiếp:

GIAO CÔNG AN phường tham mưu, đề xuất đảng ủy, UBND phường chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, tổ dân phố và gia đình... có biện pháp giáo dụcrăn đe đối tượng không để các đối tượng tham gia các hoạt động "Dã ngoại Nhân quyền"...


Theo thông báo của Chúng Ta - thì đây chỉ là một buổi dã ngoại, mỗi người tự đem theo đồ ăn nhẹ, gặp nhau, giải trí, làm quen và cùng nhau trao đổi về vấn đề Quyền Làm Người. Cũng trong các buổi dã ngoại này các bạn sẽ trao đổi và phân phát Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền - một văn bản phổ quát của Liên Hiệp Quốc mà nhà nước Việt Nam đã ký kết tôn trọng.

Đơn giản chỉ có thế, hoàn toàn nằm trong khuôn khổ luật pháp, nhưng dưới chế độ "dân chủ gấp vạn lần..." của đảng ta, ông Thượng tá Công an Thị xã đã phải huy động cả một hệ thống ban ngành xúm vào "răn đe, giáo dục" với mục đích "không để..." 

Cả một bộ sậu gồm có: Chủ tịch UBND phường Phúc Thắng, Chủ tịch UBND phường Hùng Vương, BCH Công an thị xã, Công an phường, đảng ủy, các ban, ngành, đoàn thể giáo dục, tổ dân phố.

Chừng đó thành phần, không có trách nhiệm, quyền hạn lẫn tư cách pháp lý của một tòa án để phán xét hành vi dã ngoại của một công dân có vi phạm luật hay không. Thay vào đó, tất cả xúm nhau lại tự đóng vai quan tòa, công tố để đương nhiên xem như hành vi dã ngoại cần được"giáo dục""răn đe" và "ngăn chận".

Công văn chỉ đạo của ông Thượng tá Phó trưởng Công an Thị xã Phúc Yên là bằng chứng cụ thể mới nhất về tình trạng nhân quyền bị vi phạm và chà đạp tại Việt Nam. 

Công văn và cách hành xử này chắc hẳn sẽ là đề tài để các Công Dân Tự Do tiếp tục gặp nhau và thảo luận trong những lần Dã Ngoại Nhân Quyền sắp đến.



                                 ===================================

4/ 27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết





1. Nguyên tắc “suy đoán vô tội”: Không ai có quyền cho bạn là tội phạm cho đến khi có một tòa án công chính đủ thẩm quyền đưa ra một phán xét kết tội có hiệu lực.

Nhưng bạn đừng bao giờ trông chờ sẽ có một tòa án như thế trong một chế độ độc đảng toàn trị.

2. Dù bạn là tù nhân hay thậm chí là “phạm nhân” cũng không ai có quyền xúc phạm danh dự và tuyệt đối không có quyền xúc phạm thân thể bạn.

Chắc chắn bạn cũng không kỳ vọng chế độ độc đảng toàn trị sẽ tôn trọng những điều hiển nhiên này nhưng bạn cần phải nhớ để bảo vệ nhân phẩm tối thiểu cho mình.

3. Bất kể lúc nào, tình huống nào bạn vẫn luôn có ba quyền đương nhiên sau đây: 1. Quyền không trả lời (im lặng), tức cũng là trả lời. 2. Quyền không ký. 3. Quyền sửa sai, đính chính, phản bác, phản cung lại những điều đã nói hoặc đã ký.

Tất nhiên khi làm như thế, bạn sẽ bị chế độ độc tài đảng trị liệt vào dạng “ngoan cố” “cứng đầu” nhưng chắc chắn bạn sẽ có nhiều giấc ngủ ngon hơn trong tù và đời bạn sẽ bớt được nhiều nỗi day dứt không đáng có.

4. Nếu phải giam chung với tù hình sự, đừng sợ hay ác cảm trước những bộ dạng gớm ghiếc hay những cơ thể xăm trổ đầy mình của họ. Phía sau những ghê rợn đó có thể là một trái tim rất nhạy bén, tự trọng và đầy bản lĩnh. Hãy sống nghĩa hiệp với họ.

5. Ba suy nghĩ sai lầm bạn cần loại ngay ra khỏi đầu: 1. Không khai, không có chứng cớ hoặc mọi việc bạn làm đều đúng luật nên họ sẽ không thể kết tội được bạn và sẽ phải thả bạn. 2. Bên ngoài sẽ giúp bạn hoặc vì bạn là người nổi tiếng, có nhiều quan hệ nên trước sau họ cũng phải thả hoặc án phạt sẽ không đáng kể. 3. Thế là hết rồi, xong rồi.

Than đời hay buông hết hy vọng với đời là hoàn toàn chẳng nên, kể cả lúc bị gông xiềng, nhưng rồi bạn sẽ lại nhận thấy điểm tựa tốt nhất cho đời bạn trước hết vẫn chính là bạn. Bạn cũng không nên phải quá cay đắng nếu vẫn mắc phải suy nghĩ sai lầm số 1 vì sự vô sỉ của chế độ toàn trị cộng sản cho đến nay vẫn nằm ngoài sự tưởng tượng của rất nhiều người.

6. Đừng bao giờ tin lời nói, lời hứa, kể cả cam kết (bằng chữ), của điều tra viên (nhà chức trách). Đừng bao giờ trở thành nguồn tin cho họ (dù họ đã biết hay chưa). Cũng đừng bao giờ sững người khi họ nói đồng đội của bạn đã phản bội bạn.

Hãy tạc vào lòng ba lời nhắn của tiền nhân: “Đừng nghe những gì họ nói mà hãy xem những việc họ làm.”, “Đừng trao trứng cho Ác”, và: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.”

7. Ba điểm cần nhớ nằm lòng khi làm việc (đi cung, đi thẩm vấn, “đi làm” hay gặp gỡ bất kỳ nhân vật nào thuộc chính quyền): 1. Nói nhiều không có lợi. 2. Nổi nóng, khiếm nhã không có lợi. 3. Nhượng bộ hay coi thường đối thủ đều là nguy hiểm.

Hai điểm đầu cho phép bạn được rút kinh nghiệm nhưng điểm thứ ba phải coi ngay là miệng vực. Khi nghiêm khắc thực hiện ba điểm này bạn sẽ hiểu thấu hơn sự đúc kết của cổ nhân: “nhất thủy nhì hỏa”. Song, bạn không nên nhầm giữa sức mạnh hủy diệt khổng lồ với sức mạnh xanh cũng khổng lồ nhưng nhân ái, thu phục.

8. Hãy chủ động đón nhận một trang đời mới ngay khi bạn bị tống vào tù. Càng chủ động bao nhiêu, đời tù của bạn sẽ càng nhẹ nhõm bấy nhiêu.

Nếu bị biệt giam nghĩa là đời bạn đã được trao một cơ hội để nhận rõ sự khác biệt hoàn toàn giữa đơn độc và cô đơn, được gặp một cơ may để khám phá, tiếp nhận nhiều sức mạnh, cảm hứng, hạnh phúc, đốn ngộ từ những tĩnh lặng mênh mông sâu hút gần như tuyệt đối của vũ trụ. Còn nếu được giam chung là người ta đang tôi cho bạn những kỹ năng hội nhập, đoàn kết, ảnh hưởng, rèn thêm cho bạn lòng trắc ẩn, đức quên mình, là giúp bạn nhìn ra những khiếm khuyết, thói xấu láu lỉnh nhất trong bạn và cho bạn trải nghiệm sự kinh ngạc tột cùng trước sự đa dạng vô biên, vô cấp độ của những khả năng, tài năng, sức chịu đựng và những ham muốn, ước vọng, cả cao cả vô cùng lẫn thấp hèn tột bậc, của loài người và thậm chí của chỉ một người.

Hãy nhớ câu châm ngôn hài hước của tù hình sự: “Đi tù nếu không học được cái lọ thì cũng sẽ được cái chai”.

9. Đừng quá thành kiến với công an. Nhưng phải cảnh giác khi họ tử tế. Người ác nhất vẫn có lúc tử tế nhưng hãy nhớ công an là công cụ của chế độ độc tài toàn trị – chế độ không bao giờ muốn tính thiện con người trỗi dậy có lợi cho bạn – kẻ đang bị coi là thù địch. Hãy trân trọng, ghi nhận mọi thiện ý nhưng chớ mềm lòng.

10. Trong khi thẩm vấn không nhất thiết bạn phải thuộc phía thụ động, sợ hãi. Chính kẻ thẩm vấn cũng có nỗi hoang mang của riêng họ. Họ sợ không khuất phục được bạn. Họ hồi hộp sẽ không moi tin thêm được từ bạn. Và họ rất lo lắng rằng bạn sẽ ngày càng vững vàng hơn.

11. Người ta có thể rất tức tối, thậm chí căm ghét bạn nhưng bạn phải biết không ai có thể khinh thường một tù nhân lương tâm kiên định. Căm ghét vẫn có thể chuyển thành tôn trọng thậm chí kính trọng. Nhưng khinh thường thì không bao giờ.

12. Đừng quá trông chờ vào luật sư khi bị cầm tù. Một luật sư tốt nhất lúc này cũng chỉ có 3 vai trò chính: 1. Cầu nối thông tin giữa bạn và bên ngoài. 2. Cung cấp thêm một số luận cứ pháp luật cho niềm tin của bạn. 3. Chứng nhân cho những gì bạn thể hiện trong những phiên tòa “công khai”.

Bạn nên nhớ bạn không chỉ là thân chủ mà còn là người liên đới, chịu trách nhiệm trước hết và sau cùng cho mọi phát ngôn, hành động của người đại diện pháp lý (luật sư) của mình. Và bạn luôn có toàn quyền đồng ý hay chấm dứt liên đới với luật sư bất kể khi nào kể cả ngay tại tòa. Bạn không nên quên chế độ độc tài toàn trị không bao giờ thèm cần đến tranh tụng nhưng họ rất cần hình ảnh và quan điểm của bạn bị đánh hỏng ngay trước tòa.

13. Khi nỗi nhớ thương gia đình (con cái, cha mẹ, vợ chồng) trào dâng, nên nghĩ đến ba điều: 1. Trách nhiệm của một công dân không chỉ là chăm lo cho gia đình riêng của mình. 2. Đây là điều ngoài mong muốn của bạn. Ngọn nguồn của chia ly, đau khổ này là từ chế độ độc tài. 3. Bạn có thể đã phải gặp một rủi ro xấu hơn như nhiều người đã đột ngột phải chia ly gia đình mãi mãi.

14. Chắc chắn bạn sẽ suy sụp nếu cứ đo đếm thời gian, trông mong ngày trở về. Hãy đặt ra công việc và mục tiêu cần đạt được cho mỗi ngày, mỗi giai đoạn ở tù. Bạn nên nhớ đó là những khoảnh khắc vô cùng đặc biệt mà đời thường không thể có và rất không dễ để hiểu.

15. Có những lúc bạn sẽ có cảm giác vui sướng, nhưng đừng để quá vui. Cũng đừng nghĩ quẩn. Trước mọi vấn đề, cần suy nghĩ thật kỹ càng, chu đáo nhưng đừng để lo lắng, day dứt làm kiệt sức bạn. Hãy biết an tâm, chấp nhận những rủi ro ngoài khả năng tiên liệu.

16. Hãy biết tự giễu mình mỗi khi cảm thấy yếu ớt, căng thẳng hay sợ hãi. Và cũng phải biết tự thầm khen mình, tự hào về mình mỗi khi vượt qua một thách thức.

17. Cảnh giác với ba loại thời tiết dễ làm bạn không còn là bạn: nóng quá, lạnh quá và đặc biệt tiết trời u ám, ẩm thấp (như tiết tháng Ba miền Bắc).

18. Thà nhịn đói còn hơn ăn đồ không an toàn (nghi là ôi thiu, không tin cậy, thức ăn lạ). Hãy nhớ câu: “Chết vì ăn là rất nhục”.

19. Tuyệt đối không dùng dao cạo cũ (của người khác), không để tiêm chích, không để chạm dao kéo (nếu không phải là trường hợp cấp cứu tính mạng). Hãy nhớ câu: “Chết vì xuề xòa là cái chết đáng trách”.

20. Ba cách đơn giản giúp tăng cường sinh lực và sức dẻo dai cho cơ thể: 1. Chạy (hoặc đi bộ) ngay tại chỗ hoặc trong khoảng cách 2m. 2. Chống đẩy (hít đất), đứng lên ngồi xuống nhiều lần. 3. Làm dẻo các khớp từ cổ đến chân, xoa bóp cơ thể.

Siêng năng là cần thiết. Nhưng điều cần hơn là thực hành với sự hiệp nhất cùng nhịp thở trong sự tò mò, chú tâm để cảm nhận và lắng nghe những rung động bình dị mà kỳ lạ trên từng phần thân thể. Hãy luôn nhớ: Mỗi khi bạn lười nhác hay ngại ngùng là có một nụ cười đang hé trên môi của quyền lực độc tài.

21. Có ba thứ quí giá, ngoài bạn ra, không ai có thể tước đi được: 1. Giấc ngủ ngon. 2. Lý tưởng. 3. Mơ ước và suy tư.

22. Hãy đặt mọi yêu sách, đấu tranh của bạn trên ba trụ cột: pháp luật, phi bạo lực và chính trực. Tuy nhiên, tôn trọng pháp luật không có nghĩa là chấp nhận cả những qui định, luật lệ vô lý, phi nhân.

23. Những lúc cảm thấy đau khổ cùng cực hãy nghĩ đến ba điều: 1. Những người bị khuyết tật về thân thể hay trí não. 2. Những bạn bè, người thân đồng tuổi nhưng đã không may qua đời sớm. 3. Sự lo toan, tất tưởi, rủi ro của gia đình ở bên ngoài. Hãy nhớ câu: “Nỗi khổ của ta không bao giờ là nỗi khổ lớn nhất”.

24. Những khi bạn cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa, hãy nhớ đó chính là lúc bạn đã tiến tới sát khả năng phát hiện ra những năng lực mới của bản thân khiến chính bạn phải sửng sốt.

25. Cả hai thứ, thân thể và ý chí, luôn cần được chăm chút, rèn luyện trong suốt những ngày tù. Nhưng nếu phải giữ lại một thì phải chọn cái thứ hai – cái không ai có thể tù hãm hay giết chết được, trừ bạn.

26. Nếu bạn xác quyết rằng Tạo hóa đã hào phóng ban cho mọi con người có khả năng tận hưởng những quyền tự do bất khả nhượng thì bạn cũng phải tin rằng Tạo hóa muốn con người phải thực sự xứng đáng hơn mọi loài vật khác khi nhận ân sủng lớn lao đó. Bởi Tạo hóa đã chỉ cho một loài duy nhất của địa cầu biết chế ra nhà tù: đó là con người.

27. Đường đến tự do không nhất thiết cứ phải xuyên qua nhà tù nhưng những kẻ kìm giữ tự do rất hay mượn nhà tù để thử độ khát khao tự do. Và những kẻ đó chắc chắn sẽ không thấy cần phải đoái hoài tới những tự do bất khả nhượng của chúng ta nếu họ cho rằng độ khát khao tự do của chúng ta thuộc loại chẳng cao lắm.



Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Bày tỏ lòng mến mộ đến Phương Uyên, Nguyên Kha

1/ Bày tỏ lòng mến mộ đến Phương Uyên, Nguyên Kha và những người quả cảm của nước Việt Nam mới


Nhóm Phượt Liên Tỉnh (Danlambao) Nhân một chuyến du lịch theo cung đường quen thuộc miền Tây Bắc mà chắc hẳn dân ưa sự xê dịch đều thấy quen thuộc, chúng tôi trong khả năng và hoàn cảnh giới hạn của mình đã tìm cách bày tỏ lòng mến mộ đến Phương Uyên, Nguyên Kha cũng như những người quả cảm của nước Việt Nam mới - một đất nước Việt Nam mà các bạn đã và đang nhắm tới cho dù phải đánh đổi bằng tự do và đời sống cá nhân mình...

*********

Chúng tôi chỉ là những anh em đam mê sự xê dịch, đi đó đây như là một sở thích. Hầu như nơi nào chúng tôi cũng đã dừng chân thăm thú, đi nhiều mà từ đó biết đến những cảnh đẹp và tình người đậm đà trên quê hương yêu dấu. Nhưng cũng do đi nhiều mà chúng tôi biết đến những hoàn cảnh bất hạnh kèm với bất công, nỗi nhọc nhằn vất vả của nhân dân, của đói nghèo trên đất nước Việt Nam. Đặc biệt là những tương phản trái ngược giữa trẻ em vùng núi cao của các sắc tộc thiểu số với trẻ em chốn thị thành. Chứng kiến những nghịch cảnh khắp mọi nơi trái ngược với những gì mà sách vở, báo chí (Nhà Nước) thường nhắc đến với những xảo ngữ rất đẹp đẽ, rất hoành tráng chúng tôi không khỏi động lòng trắc ẩn và tự vấn vì đâu nên nỗi này? Nhà nước này của ai và vì ai?

Thời gian gần đây đất nước có những vấn đề nổi cộm, anh em chúng tôi cũng nắm bắt tình hình qua mạng xã hội, các blog điểm tin và báo chí quốc tế nhưng cũng chỉ dám chia sẻ mỗi khi gặp nhau mà thôi. Chúng tôi không đủ trình độ và cũng không đủ dũng khí như các cô bác, anh chị đã kiên trì đi biểu tình nhằm thức tỉnh mọi người về họa ngoại xâm. Chúng tôi cũng rất cảm kích những người tư vấn, trợ giúp cho những người nông dân nghèo khó bị chính quyền cưỡng chế đất đai. Và chúng tôi càng không đủ can đảm như những người có suy nghĩ ở tầm mức đại cục là tranh đấu vì dân chủ - nhân quyền một cách công khai. Đó là những việc tôi biết, bạn biết, xã hội cũng biết nhưng rất ít người dám tranh đấu trực diện hoặc bày tỏ chính kiến một cách công khai.

Nhưng sự kiện 2 người thanh niên Phương UyênNguyên Kha dõng dạc biện minh cho những hành động của họ trước tòa án vì tình yêu tổ quốc, vì tinh thần quả cảm của tuổi trẻ bày tỏ hành động đối với vấn nạn của Quốc Gia đã là chất xúc tác khiến chúng tôi muốn bày tỏ thái độ cảm phục - dù chỉ là ăn theo sự kiện của 2 bạn trẻ. 

Nhân một chuyến du lịch theo cung đường quen thuộc miền Tây Bắc mà chắc hẳn dân ưa sự xê dịch đều thấy quen thuộc, chúng tôi trong khả năng và hoàn cảnh giới hạn của mình đã tìm cách bày tỏ lòng mến mộ đến Phương Uyên, Nguyên Kha cũng như những người quả cảm của nước Việt Nam mới - một đất nước Việt Nam mà các bạn đã và đang nhắm tới cho dù phải đánh đổi bằng tự do và đời sống cá nhân mình.

Qua Danlambao chúng tôi thành tâm mong muốn được giao lưu với các anh chị em khác cũng ưu sự xê dịch, đi lại vô chừng và quan tâm đến xã hội để làm sao đó dù ít, dù nhiều góp một bàn tay để xây dựng đất nước Việt Nam thoát khỏi khổ nạn trầm luân, dai dẳng không phải do thực dân, đế quốc gây ra mà do chính người Việt làm khổ người Việt.

Một lần nữa, chúng tôi xin bày tỏ tấm lòng cảm phục đến những người không quản ngại sóng gió, hi sinh đã dấn thân vì khao khát cho tương lai nước Việt Nam tốt đẹp hơn.













________________________________

   Từ Ngày Chiếm Được Toàn Quyền Lãnh Đạo Việt Nam ,  Chỉ Có Đảng Là Vinh Quang Toàn Diện , Luôn "Vươn Lên Tầm Cao Mới" Và "Định Hướng " Cho Nhân Dân Quay Về Dưới Tầm Cao Cũ ( Dưới Cả Mức Nghèo ) 
     ( Kim Thanh )

=================================  

 2/ Chỉ có đảng là vinh quang...còn người dân?

  




image

image

image

image


Nhất Là Sau 37 năm "giải phóng" chỉ có đảng là vinh quang...còn người dân?


image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

Theo BaoMai BLOG 

Friday, June 28, 2013


3/ Làm sao bay sang Mỹ ?

image

  Nếu như mùa hè là thời gian để các bạn du học sinh hiện tại nghỉ ngơi, thư dãn, xả stress, hay tìm các suất thực tập, tham gia vào các chuyến thiện nguyện phục vụ cộng đồng; thì đối với các ‘ma mới’ sắp đặt chân lên con đường du học, mùa hè là mùa của những lo âu, những thắc mắc, những ngơ ngác mà không biết đi đâu để tìm ra câu trả lời.

  Bản thân đã từng trải qua những cảm giác này nên Cá rất hiểu và thông cảm với các bạn, và cả với gia đình của các bạn nữa. Ừ thì đi du học bây giờ cũng không còn là chuyện lạ nữa. Ừ thì bây giờ số lượng các du học sinh không còn có thể đếm trên đầu ngón tay nữa. Ừ thì đi du học và cầm tấm bằng cử nhân/thạc sĩ/tiến sĩ từ Mỹ về bây giờ cũng không còn to tát nữa. Nhưng để đạt tới giai đoạn mà tất cả mọi thứ đều rất bình thường này thì phải có giai đoạn khởi đầu. Khi bắt đầu làm bất cứ một thứ gì đó, thì có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có chung cảm giác ‘con nai vàng ngơ ngác’ thì phải. Do đó, hôm nay, Cá sẽ viết một đề tài mà nghe qua cũng không có gì to tát cả, nhưng Cá nghĩ sẽ rất cần thiết cho các tân du học sinh trong học kỳ mùa thu sắp tới, đó là chuyện đi máy bay. Nếu không sang được nửa bên kia của Trái Đất thì làm sao bạn có thể bắt đầu một trang mới trong cuộc đời của bạn được phải không?

image


  Hồi Cá chuẩn bị đi du học, thay vì hào hứng cho Cá khi sắp được sang trời Tây, sắp được trải nghiệm một nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới, thì cả nhà Cá đều có chung phản ứng như thế này: “Cuối cùng thì nó cũng đã có dịp được đi máy bay rồi, may quá.” Lúc đó Cá thắc mắc trong đầu là đi máy bay thì có gì đâu ngoài việc di chuyển dưới mặt đất thì bây giờ sẽ là ở trên trời? Nhưng càng gần tới ngày bay, càng có nhiều người tới dặn dò Cá đủ kiểu chuyện liên quan tới chuyện đi máy bay, mà chẳng thấy có mấy ai dặn dò Cá sang học hành chăm chỉ cả. (Thực ra là cũng có, nhưng mà nếu mà đem cân số lượng các câu dặn dò lên thì chuyện đi máy bay nặng hơn hẳn.) Thế là, với một đứa tâm lý hay biến đổi do tác nhân bên ngoài như Cá thì Cá bắt đầu hơi sợ sợ. Rồi đến lúc ra sân bay, sau khi làm thủ tục và chuẩn bị vào cổng bay, phải thú thật là Cá run lắm luôn. Nhưng vì sợ cả nhà lo lắng nên Cá đã tỏ vẻ cứng rắn, cười toe cười toét, chứ thực ra tim đập thình thịch luôn, sợ nhất là ‘bắt nhầm’ máy bay. Cá nhớ là Cá cứ bị ám ảnh mãi suy nghĩ trong đầu là nhỡ thay vì đi du học Mỹ, mình lại đi du lịch giữa Thái Bình Dương, không sang được bờ bên kia thì chắc vui lắm.

Nhưng mà thôi, lan man chừng đó về chuyện lo sợ đi máy bay cũng đủ rồi. Cá sẽ nói nhanh cho các bạn hành trình mà các bạn nên chuẩn bị từ lúc đặt vé máy bay và bay sang tới Mỹ là như thế nào.

image

  Thông thường, khi bay từ Việt Nam qua Mỹ, các bạn sẽ phải bay ít nhất là hai chuyến. Từ Việt Nam transit ra một nước quốc tế nào đó ở châu Á (Nhật, Hàn, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan v..v..), sau đó từ trạm trung chuyển quốc tế này bạn sẽ bay một lèo sang Mỹ. Thời gian tổng cộng bay thường trong khoảng 20 tiếng (nếu nhanh) và 28 tiếng (nếu chậm), nhưng cũng có thể lên tới 58 tiếng (như Cá đã từng bay một lần chỉ vì ham vé rẻ.) Nhưng khoan nói đến chuyện này, Cá sẽ kể cho các bạn nghe chuyện du học sinh săn vé rẻ từ Mỹ về Việt Nam sau. Chuyến bay dài nhất sẽ chính là chuyến từ châu Á sang bên châu Mỹ này các bạn ạ. Thường các bạn sẽ ngồi nguyên trên máy bay khoảng 13-18 tiếng.

 Sân bay ở Mỹ đầu tiên các bạn đặt chân xuống sẽ là sân bay bạn phải làm thủ tục nhập cảnh. Trước khi máy bay đáp xuống sân bay nhập cảnh này, tiếp viên hàng không (flight attendant) sẽ phát cho bạn hai phiếu để điền các thông tin. Một trong phiếu này chính là form I-94 mà sau đó nhân viên hải quan Mỹ sẽ ghim vào hộ chiếu của bạn, và bạn sẽ phải giữ nguyên ‘hiện trường’ này cho tới khi bạn xuất cảnh khỏi Mỹ. Khi đó, nhân viên hải quan sẽ tự động giật ra, chứ bạn không phải là người giật nó ra đâu nhé. Phiếu này chứng nhận bạn nhập cảnh hợp pháp ở Mỹ đó.

Đối với những bạn nào không phải bay thêm một, hai chuyến nữa mà đây là sân bay cuối cùng của bạn thì bạn có thể đi bộ thong thả bắt taxi đi về hoặc chờ người ra đón được rồi. Còn những ai mà cần phải bay thêm một, hai chuyến sau thì trước khi xuống tới sân bay để nhập cảnh, bạn cần phải kiểm tra lại vé máy bay để xem thời gian chuyển tiếp (layover time) giữa chuyến vừa rồi bạn bay và chuyến kế tiếp là bao lâu. Thông thường, nếu là 3,4 tiếng trở lên thì bạn có thời gian vừa vừa để nhập cảnh. Có thể vừa đi vừa hát cũng được. Nhưng, nếu bạn chỉ có 1,2 tiếng thì bạn cần xác định tinh thần cần phải chạy. Lý do là vì thường tại các sân bay quốc tế, các hàng làm thủ tục nhập cảnh rất dài. Cho dù có năm, sáu hàng đi nữa thì hàng nào cũng dài như nhau. Bạn cần phải nhanh chân chọn một hàng và làm thủ tục. Đối với các dạng visa khác thì Cá không rõ, nhưng đối với dạng đi du học (J1 hoặc F1), khi làm thủ tục, ngoài hai tấm phiếu mà bạn được phát từ lúc ở trên máy bay thì bạn còn phải chuẩn bị sẵn hộ chiếu và form DS-2019 (cho visa J1) hoặc I-20 (cho visa F1.)


image


  Sau khi hoàn thành xong thủ tục, một điều rất quan trọng, đó là bạn phải chạy đến ngay khu vực hành lý (baggage claim) để lấy toàn bộ hành lý ký gửi mà bạn đã gửi trước đó ra, và check-in lại với hãng máy bay nội địa Mỹ. Ở các sân bay ở Mỹ đều có các xe đẩy hành lý (cart), bạn cần phải lấy được một chiếc xe này để chất hành lý của mình lên và đẩy tới chỗ hãng bay tiếp theo. Đừng dại gì mà lôi hết chỗ hành lý bằng tay không nhé các bạn. (Thực ra nếu bạn muốn tập thể dục, vận động chân tay sau hơn 10 tiếng ngồi trên chuyến bay trước thì bạn hoàn toàn có thể lôi, vác, kéo chỗ hành lý đó tay không cũng được.) Nói đùa cho vui vậy thôi, chứ tốt nhất để tiết kiệm thời gian, nhớ tìm lấy một chiếc xe và chất hành lý lên xe. Một điểm cần lưu ý là không phải sân bay nào cũng có xe đẩy miễn phí. Ví dụ như ở LAX (Los Angeles) thì là miễn phí, nhưng ở sân bay Detroit, Michigan, thì bạn phải trả 5$ để có một chiếc xe. Bạn có thể trả bằng thẻ hoặc tiền mặt. Tuy nhiên, thông thường để tránh rắc rối khi hệ thống không nhận thẻ của bạn (nếu làm ở Việt Nam), bạn nên có sẵn chút tiền mặt trong người.

image
Sau khi đi qua máy soát người mà bạn có bị nhân viên an ninh giữ lại vì có gì đó trong hành lý xách tay không hợp lệ thì cũng đừng hoảng nhé, bình tĩnh mà làm theo chỉ dẫn

Sau khi có xe rồi, nếu không biết hãng bay tiếp theo ở đâu, bạn tìm người mặc đồng phục sân bay (thông thường ai mà cầm bộ đàm đi loanh quanh ở sân bay) thì bạn nhào tới, túm lấy người ta rồi hỏi. Theo kinh nghiệm bay của Cá thì Cá thấy nhân viên sân bay ở đây đều rất tốt và lịch sự, bạn đừng sợ hay ngại gì mà hỏi người ta nhé. Sau đó, nhanh chân chạy đến hãng bay để check-in lại với hãng. Lúc này cũng là lúc bạn ký gửi lại hành lý ký gửi. Sau khi gửi hành lý và lấy vé bay ‘boarding pass’ xong, bạn kiểm tra xem bạn còn bao nhiêu thời gian. Nếu còn nhiều thời gian (hai tiếng trở lên), bạn có thể bắt đầu ung dung đi bộ hay đi mua đồ ăn được rồi. Còn nếu không còn nhiều thời gian (một tiếng), rất tiếc, bạn phải tiếp tục chạy. Bạn nghĩ một tiếng là thừa thời gian để vào máy bay hả? Phải nói với bạn rằng, sân bay quốc tế ở Mỹ rất rộng. Bạn sẽ mất kha khá thời gian chạy tới khu vực an ninh (Transportation Security Administration – TSA) để soát hành lý xách tay, người, trước khi vào cổng bay.

image


   Sau sự kiện 11/9/2001, an ninh bay ở Mỹ đã thắt chặt hơn. Nếu bạn đã biết các thông tin về việc mang chất lỏng, dung dịch khi bay tại Mỹ rồi thì tốt. Nếu chưa biết thì Cá sẽ nói qua cho các bạn. Lượng chất lỏng bạn được phép mang lên máy bay trong hành lý xách tay tối đa là 100ml và phải được đựng trong một túi nhỏ, díp lại. Nếu bạn không để trong túi nhỏ này, đồ của bạn có thể sẽ bị tịch thu. Nếu bạn mang nhiều hơn 100ml, đồ của bạn cũng sẽ bị vứt đi không thương tiếc. Cho nên, nhớ lưu ý nha các bạn. (Các bạn click vào chữ TSA màu xanh ở đoạn trên để tìm hiểu về các quy định của TSA nhé, rất quan trọng đấy.)

  Nói chung, việc đi qua cổng an ninh ở Mỹ thì ngoài lượng chất lỏng, bạn chỉ cần lưu ý thêm hai điểm nữa. Một là lôi tất cả đồ điện tử (laptop, điện thoại, ipad, ipod, máy ảnh) từ trong túi ra ngoài và đặt vào trong khay. Thứ hai là cởi giày, tất, áo khoác, khăn. Chính vì mất khá nhiều thời gian trong việc “cởi đồ” này, trước lúc bạn bay, tốt nhất nên chọn áo khoác và giày dép kiểu đơn giản, dễ mặc, dễ xỏ, để lúc…cởi ra cho nhanh, tiết kiệm thời gian.

image
Trải qua những bước này rồi thì bạn bắt đầu có thể thở phào tung       
tăng đi tới cổng bay và chờ lên máy bay thôi.

Còn những ai vẫn đang ở ngưỡng tìm hiểu về đi du học thì khoảng tháng 7 hàng năm có hội thảo Chuyển đuốc do Vietabroader tổ chức. Các bạn chỉ cần google hội thảo du học chuyển đuốc 2013 là sẽ tìm thấy thông tin nhé. Hình như cũng sắp hết hạn đăng ký rồi thì phải…Chúc các bạn may mắn nhé!!!

image


  Mong với những trải nghiệm nho nhỏ nhưng rất thật của mình với tư cách là một du học sinh ở Mỹ, mình có thể giúp được một số người, đặc biệt những ai Thích Đi Mỹ, có thể hiểu hơn chút ít về miền đất Bắc Mỹ này.


Cá Vàng

                            =====================   

4/ Làm giả mật ong từ bột nhôm

image


   Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho biết, cảnh sát thành phố Trùng Khánh đã phát hiện nhiều xưởng sản xuất mật ong giả bằng hóa chất và bột nhôm.
image 


  Báo TN dẫn nguồn  cho hay, cảnh sát đã đột kích vào bốn xưởng sản xuất mật ong ở Trùng Khánh hồi tháng 4/2013, bắt giữ 5 nghi phạm, tịch thu 38 xô đựng đầy mật ong giả mạo, 500 kg mật hoa giả mạo, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 19/6.


image
Một nông dân Trung Quốc thu hoạch mật ong thật

Theo South China Morning Post cho biết, số mật ong giả mạo này được làm bằng nước, đường, bột nhôm, phẩm màu và các loại hóa chất khác.

Vào hồi tháng 5/2013, dư luận Pháp không khỏi bàng hoàng trước thông tin trên báo đài cho rằng 10% mật ong tiêu thụ tại nước này là giả mạo, gắn mác “sản xuất tại Pháp” nhưng thật sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, tờ South China Morning Post cho biết thêm.

Thông tin này sau khi xuất hiện trên các microblog của Trung Quốc đã được chia sẻ hơn 300.000 lần và trở thành đề tài được bình luận nhiều nhất trong ngày hôm qua. Nhiều tờ báo Trung Quốc trong tuần này đăng tải những bài viết hướng dẫn phân biệt mật ong thật giả từ các chuyên gia hóa học.
"Mật ong nhân tạo có mùi hóa chất, không có mùi hoa quả, trong khi mật ong thật và nguyên chất thì có hương nhè nhẹ của các loài hoa", một bài báo dạy cách nhận dạng. "Bạn cũng có thể thử bằng cách cho ít giọt mật ong lên trang giấy trắng. Nếu mật chảy lan ra chứng tỏ nó có chứa nước hoặc đường. Còn có một cách khác là đổ nước sôi vào một lượng mật ong nhỏ, làm lạnh nó và sau đó cho vài giọt rượu gạo vàng vào. Nếu hỗn hợp này chuyển sang màu xanh, đỏ hoặc tím, chứng tỏ trong mật ong có chứa bột".

image

  "Bây giờ, người Trung Quốc phải tự trang bị kiến thức để trở thành chuyên gia an toàn thực phẩm. Chúng ta nên nhận giải thưởng Nobel Hóa học", South China Morning Post dẫn lời bình luận của một cư dân mạng trên trang Sina Weibo.

Trước đó, ở Việt Nam cũng có công nghệ chế biến mật ong giả siêu đẳng. Chỉ cần vỏ cây núc nác, một ít phèn nấu với đường trong chừng 20 phút là có ngay chai mật ong y như thật. Loại mật ong giả này đang được rao bán công khai.

Ông Nguyễn Văn V (trú tại thôn 22, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) người có thâm niên hơn 30 năm trong nghề buôn bán, làm mật ong giả nhưng nay đã “rửa tay, gác kiếm” cho biết bí quyết làm mật ong giả.

Phù phép” mật ong “xịn” từ đường, nghệ và bột màu.

image

   Theo ông V, mật ong giả được pha chế và đun từ 4 nguyên liệu chính là đường, vỏ cây núc nác, nước lọc và phèn (hoặc chanh) tươi để chai mật không bị đóng đường lại, hoặc cho ít nghệ và bột màu vào, muốn mật đẹp thì khi cho đường vào nồi phải lấy đũa quấy đều liên tục không để đường bám dưới xoong. Sau khoảng 10 - 15 phút, khi dung dịch có màu vàng nhẹ, quánh lại là đã hoàn thành.

image 
Để ngụy trang cho hỗn hợp nước đường trở thành mật ong thứ thiệt, sau khi để nguội, rót vào chai, họ cà một ít sáp ong lên cổ chai và đổ thêm vài giọt mật lên thành chai để chai mật có mùi thơm đặc trưng của mật ong. Không chỉ ở Thanh Hóa mà ở cả Nghệ An, Hà Tĩnh cũng là những nơi chuyên chế biến và sản xuất những loại mật ong giả kiểu này.