Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Bày tỏ lòng mến mộ đến Phương Uyên, Nguyên Kha

1/ Bày tỏ lòng mến mộ đến Phương Uyên, Nguyên Kha và những người quả cảm của nước Việt Nam mới


Nhóm Phượt Liên Tỉnh (Danlambao) Nhân một chuyến du lịch theo cung đường quen thuộc miền Tây Bắc mà chắc hẳn dân ưa sự xê dịch đều thấy quen thuộc, chúng tôi trong khả năng và hoàn cảnh giới hạn của mình đã tìm cách bày tỏ lòng mến mộ đến Phương Uyên, Nguyên Kha cũng như những người quả cảm của nước Việt Nam mới - một đất nước Việt Nam mà các bạn đã và đang nhắm tới cho dù phải đánh đổi bằng tự do và đời sống cá nhân mình...

*********

Chúng tôi chỉ là những anh em đam mê sự xê dịch, đi đó đây như là một sở thích. Hầu như nơi nào chúng tôi cũng đã dừng chân thăm thú, đi nhiều mà từ đó biết đến những cảnh đẹp và tình người đậm đà trên quê hương yêu dấu. Nhưng cũng do đi nhiều mà chúng tôi biết đến những hoàn cảnh bất hạnh kèm với bất công, nỗi nhọc nhằn vất vả của nhân dân, của đói nghèo trên đất nước Việt Nam. Đặc biệt là những tương phản trái ngược giữa trẻ em vùng núi cao của các sắc tộc thiểu số với trẻ em chốn thị thành. Chứng kiến những nghịch cảnh khắp mọi nơi trái ngược với những gì mà sách vở, báo chí (Nhà Nước) thường nhắc đến với những xảo ngữ rất đẹp đẽ, rất hoành tráng chúng tôi không khỏi động lòng trắc ẩn và tự vấn vì đâu nên nỗi này? Nhà nước này của ai và vì ai?

Thời gian gần đây đất nước có những vấn đề nổi cộm, anh em chúng tôi cũng nắm bắt tình hình qua mạng xã hội, các blog điểm tin và báo chí quốc tế nhưng cũng chỉ dám chia sẻ mỗi khi gặp nhau mà thôi. Chúng tôi không đủ trình độ và cũng không đủ dũng khí như các cô bác, anh chị đã kiên trì đi biểu tình nhằm thức tỉnh mọi người về họa ngoại xâm. Chúng tôi cũng rất cảm kích những người tư vấn, trợ giúp cho những người nông dân nghèo khó bị chính quyền cưỡng chế đất đai. Và chúng tôi càng không đủ can đảm như những người có suy nghĩ ở tầm mức đại cục là tranh đấu vì dân chủ - nhân quyền một cách công khai. Đó là những việc tôi biết, bạn biết, xã hội cũng biết nhưng rất ít người dám tranh đấu trực diện hoặc bày tỏ chính kiến một cách công khai.

Nhưng sự kiện 2 người thanh niên Phương UyênNguyên Kha dõng dạc biện minh cho những hành động của họ trước tòa án vì tình yêu tổ quốc, vì tinh thần quả cảm của tuổi trẻ bày tỏ hành động đối với vấn nạn của Quốc Gia đã là chất xúc tác khiến chúng tôi muốn bày tỏ thái độ cảm phục - dù chỉ là ăn theo sự kiện của 2 bạn trẻ. 

Nhân một chuyến du lịch theo cung đường quen thuộc miền Tây Bắc mà chắc hẳn dân ưa sự xê dịch đều thấy quen thuộc, chúng tôi trong khả năng và hoàn cảnh giới hạn của mình đã tìm cách bày tỏ lòng mến mộ đến Phương Uyên, Nguyên Kha cũng như những người quả cảm của nước Việt Nam mới - một đất nước Việt Nam mà các bạn đã và đang nhắm tới cho dù phải đánh đổi bằng tự do và đời sống cá nhân mình.

Qua Danlambao chúng tôi thành tâm mong muốn được giao lưu với các anh chị em khác cũng ưu sự xê dịch, đi lại vô chừng và quan tâm đến xã hội để làm sao đó dù ít, dù nhiều góp một bàn tay để xây dựng đất nước Việt Nam thoát khỏi khổ nạn trầm luân, dai dẳng không phải do thực dân, đế quốc gây ra mà do chính người Việt làm khổ người Việt.

Một lần nữa, chúng tôi xin bày tỏ tấm lòng cảm phục đến những người không quản ngại sóng gió, hi sinh đã dấn thân vì khao khát cho tương lai nước Việt Nam tốt đẹp hơn.













________________________________

   Từ Ngày Chiếm Được Toàn Quyền Lãnh Đạo Việt Nam ,  Chỉ Có Đảng Là Vinh Quang Toàn Diện , Luôn "Vươn Lên Tầm Cao Mới" Và "Định Hướng " Cho Nhân Dân Quay Về Dưới Tầm Cao Cũ ( Dưới Cả Mức Nghèo ) 
     ( Kim Thanh )

=================================  

 2/ Chỉ có đảng là vinh quang...còn người dân?

  




image

image

image

image


Nhất Là Sau 37 năm "giải phóng" chỉ có đảng là vinh quang...còn người dân?


image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

Theo BaoMai BLOG 

Friday, June 28, 2013


3/ Làm sao bay sang Mỹ ?

image

  Nếu như mùa hè là thời gian để các bạn du học sinh hiện tại nghỉ ngơi, thư dãn, xả stress, hay tìm các suất thực tập, tham gia vào các chuyến thiện nguyện phục vụ cộng đồng; thì đối với các ‘ma mới’ sắp đặt chân lên con đường du học, mùa hè là mùa của những lo âu, những thắc mắc, những ngơ ngác mà không biết đi đâu để tìm ra câu trả lời.

  Bản thân đã từng trải qua những cảm giác này nên Cá rất hiểu và thông cảm với các bạn, và cả với gia đình của các bạn nữa. Ừ thì đi du học bây giờ cũng không còn là chuyện lạ nữa. Ừ thì bây giờ số lượng các du học sinh không còn có thể đếm trên đầu ngón tay nữa. Ừ thì đi du học và cầm tấm bằng cử nhân/thạc sĩ/tiến sĩ từ Mỹ về bây giờ cũng không còn to tát nữa. Nhưng để đạt tới giai đoạn mà tất cả mọi thứ đều rất bình thường này thì phải có giai đoạn khởi đầu. Khi bắt đầu làm bất cứ một thứ gì đó, thì có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có chung cảm giác ‘con nai vàng ngơ ngác’ thì phải. Do đó, hôm nay, Cá sẽ viết một đề tài mà nghe qua cũng không có gì to tát cả, nhưng Cá nghĩ sẽ rất cần thiết cho các tân du học sinh trong học kỳ mùa thu sắp tới, đó là chuyện đi máy bay. Nếu không sang được nửa bên kia của Trái Đất thì làm sao bạn có thể bắt đầu một trang mới trong cuộc đời của bạn được phải không?

image


  Hồi Cá chuẩn bị đi du học, thay vì hào hứng cho Cá khi sắp được sang trời Tây, sắp được trải nghiệm một nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới, thì cả nhà Cá đều có chung phản ứng như thế này: “Cuối cùng thì nó cũng đã có dịp được đi máy bay rồi, may quá.” Lúc đó Cá thắc mắc trong đầu là đi máy bay thì có gì đâu ngoài việc di chuyển dưới mặt đất thì bây giờ sẽ là ở trên trời? Nhưng càng gần tới ngày bay, càng có nhiều người tới dặn dò Cá đủ kiểu chuyện liên quan tới chuyện đi máy bay, mà chẳng thấy có mấy ai dặn dò Cá sang học hành chăm chỉ cả. (Thực ra là cũng có, nhưng mà nếu mà đem cân số lượng các câu dặn dò lên thì chuyện đi máy bay nặng hơn hẳn.) Thế là, với một đứa tâm lý hay biến đổi do tác nhân bên ngoài như Cá thì Cá bắt đầu hơi sợ sợ. Rồi đến lúc ra sân bay, sau khi làm thủ tục và chuẩn bị vào cổng bay, phải thú thật là Cá run lắm luôn. Nhưng vì sợ cả nhà lo lắng nên Cá đã tỏ vẻ cứng rắn, cười toe cười toét, chứ thực ra tim đập thình thịch luôn, sợ nhất là ‘bắt nhầm’ máy bay. Cá nhớ là Cá cứ bị ám ảnh mãi suy nghĩ trong đầu là nhỡ thay vì đi du học Mỹ, mình lại đi du lịch giữa Thái Bình Dương, không sang được bờ bên kia thì chắc vui lắm.

Nhưng mà thôi, lan man chừng đó về chuyện lo sợ đi máy bay cũng đủ rồi. Cá sẽ nói nhanh cho các bạn hành trình mà các bạn nên chuẩn bị từ lúc đặt vé máy bay và bay sang tới Mỹ là như thế nào.

image

  Thông thường, khi bay từ Việt Nam qua Mỹ, các bạn sẽ phải bay ít nhất là hai chuyến. Từ Việt Nam transit ra một nước quốc tế nào đó ở châu Á (Nhật, Hàn, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan v..v..), sau đó từ trạm trung chuyển quốc tế này bạn sẽ bay một lèo sang Mỹ. Thời gian tổng cộng bay thường trong khoảng 20 tiếng (nếu nhanh) và 28 tiếng (nếu chậm), nhưng cũng có thể lên tới 58 tiếng (như Cá đã từng bay một lần chỉ vì ham vé rẻ.) Nhưng khoan nói đến chuyện này, Cá sẽ kể cho các bạn nghe chuyện du học sinh săn vé rẻ từ Mỹ về Việt Nam sau. Chuyến bay dài nhất sẽ chính là chuyến từ châu Á sang bên châu Mỹ này các bạn ạ. Thường các bạn sẽ ngồi nguyên trên máy bay khoảng 13-18 tiếng.

 Sân bay ở Mỹ đầu tiên các bạn đặt chân xuống sẽ là sân bay bạn phải làm thủ tục nhập cảnh. Trước khi máy bay đáp xuống sân bay nhập cảnh này, tiếp viên hàng không (flight attendant) sẽ phát cho bạn hai phiếu để điền các thông tin. Một trong phiếu này chính là form I-94 mà sau đó nhân viên hải quan Mỹ sẽ ghim vào hộ chiếu của bạn, và bạn sẽ phải giữ nguyên ‘hiện trường’ này cho tới khi bạn xuất cảnh khỏi Mỹ. Khi đó, nhân viên hải quan sẽ tự động giật ra, chứ bạn không phải là người giật nó ra đâu nhé. Phiếu này chứng nhận bạn nhập cảnh hợp pháp ở Mỹ đó.

Đối với những bạn nào không phải bay thêm một, hai chuyến nữa mà đây là sân bay cuối cùng của bạn thì bạn có thể đi bộ thong thả bắt taxi đi về hoặc chờ người ra đón được rồi. Còn những ai mà cần phải bay thêm một, hai chuyến sau thì trước khi xuống tới sân bay để nhập cảnh, bạn cần phải kiểm tra lại vé máy bay để xem thời gian chuyển tiếp (layover time) giữa chuyến vừa rồi bạn bay và chuyến kế tiếp là bao lâu. Thông thường, nếu là 3,4 tiếng trở lên thì bạn có thời gian vừa vừa để nhập cảnh. Có thể vừa đi vừa hát cũng được. Nhưng, nếu bạn chỉ có 1,2 tiếng thì bạn cần xác định tinh thần cần phải chạy. Lý do là vì thường tại các sân bay quốc tế, các hàng làm thủ tục nhập cảnh rất dài. Cho dù có năm, sáu hàng đi nữa thì hàng nào cũng dài như nhau. Bạn cần phải nhanh chân chọn một hàng và làm thủ tục. Đối với các dạng visa khác thì Cá không rõ, nhưng đối với dạng đi du học (J1 hoặc F1), khi làm thủ tục, ngoài hai tấm phiếu mà bạn được phát từ lúc ở trên máy bay thì bạn còn phải chuẩn bị sẵn hộ chiếu và form DS-2019 (cho visa J1) hoặc I-20 (cho visa F1.)


image


  Sau khi hoàn thành xong thủ tục, một điều rất quan trọng, đó là bạn phải chạy đến ngay khu vực hành lý (baggage claim) để lấy toàn bộ hành lý ký gửi mà bạn đã gửi trước đó ra, và check-in lại với hãng máy bay nội địa Mỹ. Ở các sân bay ở Mỹ đều có các xe đẩy hành lý (cart), bạn cần phải lấy được một chiếc xe này để chất hành lý của mình lên và đẩy tới chỗ hãng bay tiếp theo. Đừng dại gì mà lôi hết chỗ hành lý bằng tay không nhé các bạn. (Thực ra nếu bạn muốn tập thể dục, vận động chân tay sau hơn 10 tiếng ngồi trên chuyến bay trước thì bạn hoàn toàn có thể lôi, vác, kéo chỗ hành lý đó tay không cũng được.) Nói đùa cho vui vậy thôi, chứ tốt nhất để tiết kiệm thời gian, nhớ tìm lấy một chiếc xe và chất hành lý lên xe. Một điểm cần lưu ý là không phải sân bay nào cũng có xe đẩy miễn phí. Ví dụ như ở LAX (Los Angeles) thì là miễn phí, nhưng ở sân bay Detroit, Michigan, thì bạn phải trả 5$ để có một chiếc xe. Bạn có thể trả bằng thẻ hoặc tiền mặt. Tuy nhiên, thông thường để tránh rắc rối khi hệ thống không nhận thẻ của bạn (nếu làm ở Việt Nam), bạn nên có sẵn chút tiền mặt trong người.

image
Sau khi đi qua máy soát người mà bạn có bị nhân viên an ninh giữ lại vì có gì đó trong hành lý xách tay không hợp lệ thì cũng đừng hoảng nhé, bình tĩnh mà làm theo chỉ dẫn

Sau khi có xe rồi, nếu không biết hãng bay tiếp theo ở đâu, bạn tìm người mặc đồng phục sân bay (thông thường ai mà cầm bộ đàm đi loanh quanh ở sân bay) thì bạn nhào tới, túm lấy người ta rồi hỏi. Theo kinh nghiệm bay của Cá thì Cá thấy nhân viên sân bay ở đây đều rất tốt và lịch sự, bạn đừng sợ hay ngại gì mà hỏi người ta nhé. Sau đó, nhanh chân chạy đến hãng bay để check-in lại với hãng. Lúc này cũng là lúc bạn ký gửi lại hành lý ký gửi. Sau khi gửi hành lý và lấy vé bay ‘boarding pass’ xong, bạn kiểm tra xem bạn còn bao nhiêu thời gian. Nếu còn nhiều thời gian (hai tiếng trở lên), bạn có thể bắt đầu ung dung đi bộ hay đi mua đồ ăn được rồi. Còn nếu không còn nhiều thời gian (một tiếng), rất tiếc, bạn phải tiếp tục chạy. Bạn nghĩ một tiếng là thừa thời gian để vào máy bay hả? Phải nói với bạn rằng, sân bay quốc tế ở Mỹ rất rộng. Bạn sẽ mất kha khá thời gian chạy tới khu vực an ninh (Transportation Security Administration – TSA) để soát hành lý xách tay, người, trước khi vào cổng bay.

image


   Sau sự kiện 11/9/2001, an ninh bay ở Mỹ đã thắt chặt hơn. Nếu bạn đã biết các thông tin về việc mang chất lỏng, dung dịch khi bay tại Mỹ rồi thì tốt. Nếu chưa biết thì Cá sẽ nói qua cho các bạn. Lượng chất lỏng bạn được phép mang lên máy bay trong hành lý xách tay tối đa là 100ml và phải được đựng trong một túi nhỏ, díp lại. Nếu bạn không để trong túi nhỏ này, đồ của bạn có thể sẽ bị tịch thu. Nếu bạn mang nhiều hơn 100ml, đồ của bạn cũng sẽ bị vứt đi không thương tiếc. Cho nên, nhớ lưu ý nha các bạn. (Các bạn click vào chữ TSA màu xanh ở đoạn trên để tìm hiểu về các quy định của TSA nhé, rất quan trọng đấy.)

  Nói chung, việc đi qua cổng an ninh ở Mỹ thì ngoài lượng chất lỏng, bạn chỉ cần lưu ý thêm hai điểm nữa. Một là lôi tất cả đồ điện tử (laptop, điện thoại, ipad, ipod, máy ảnh) từ trong túi ra ngoài và đặt vào trong khay. Thứ hai là cởi giày, tất, áo khoác, khăn. Chính vì mất khá nhiều thời gian trong việc “cởi đồ” này, trước lúc bạn bay, tốt nhất nên chọn áo khoác và giày dép kiểu đơn giản, dễ mặc, dễ xỏ, để lúc…cởi ra cho nhanh, tiết kiệm thời gian.

image
Trải qua những bước này rồi thì bạn bắt đầu có thể thở phào tung       
tăng đi tới cổng bay và chờ lên máy bay thôi.

Còn những ai vẫn đang ở ngưỡng tìm hiểu về đi du học thì khoảng tháng 7 hàng năm có hội thảo Chuyển đuốc do Vietabroader tổ chức. Các bạn chỉ cần google hội thảo du học chuyển đuốc 2013 là sẽ tìm thấy thông tin nhé. Hình như cũng sắp hết hạn đăng ký rồi thì phải…Chúc các bạn may mắn nhé!!!

image


  Mong với những trải nghiệm nho nhỏ nhưng rất thật của mình với tư cách là một du học sinh ở Mỹ, mình có thể giúp được một số người, đặc biệt những ai Thích Đi Mỹ, có thể hiểu hơn chút ít về miền đất Bắc Mỹ này.


Cá Vàng

                            =====================   

4/ Làm giả mật ong từ bột nhôm

image


   Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho biết, cảnh sát thành phố Trùng Khánh đã phát hiện nhiều xưởng sản xuất mật ong giả bằng hóa chất và bột nhôm.
image 


  Báo TN dẫn nguồn  cho hay, cảnh sát đã đột kích vào bốn xưởng sản xuất mật ong ở Trùng Khánh hồi tháng 4/2013, bắt giữ 5 nghi phạm, tịch thu 38 xô đựng đầy mật ong giả mạo, 500 kg mật hoa giả mạo, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 19/6.


image
Một nông dân Trung Quốc thu hoạch mật ong thật

Theo South China Morning Post cho biết, số mật ong giả mạo này được làm bằng nước, đường, bột nhôm, phẩm màu và các loại hóa chất khác.

Vào hồi tháng 5/2013, dư luận Pháp không khỏi bàng hoàng trước thông tin trên báo đài cho rằng 10% mật ong tiêu thụ tại nước này là giả mạo, gắn mác “sản xuất tại Pháp” nhưng thật sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, tờ South China Morning Post cho biết thêm.

Thông tin này sau khi xuất hiện trên các microblog của Trung Quốc đã được chia sẻ hơn 300.000 lần và trở thành đề tài được bình luận nhiều nhất trong ngày hôm qua. Nhiều tờ báo Trung Quốc trong tuần này đăng tải những bài viết hướng dẫn phân biệt mật ong thật giả từ các chuyên gia hóa học.
"Mật ong nhân tạo có mùi hóa chất, không có mùi hoa quả, trong khi mật ong thật và nguyên chất thì có hương nhè nhẹ của các loài hoa", một bài báo dạy cách nhận dạng. "Bạn cũng có thể thử bằng cách cho ít giọt mật ong lên trang giấy trắng. Nếu mật chảy lan ra chứng tỏ nó có chứa nước hoặc đường. Còn có một cách khác là đổ nước sôi vào một lượng mật ong nhỏ, làm lạnh nó và sau đó cho vài giọt rượu gạo vàng vào. Nếu hỗn hợp này chuyển sang màu xanh, đỏ hoặc tím, chứng tỏ trong mật ong có chứa bột".

image

  "Bây giờ, người Trung Quốc phải tự trang bị kiến thức để trở thành chuyên gia an toàn thực phẩm. Chúng ta nên nhận giải thưởng Nobel Hóa học", South China Morning Post dẫn lời bình luận của một cư dân mạng trên trang Sina Weibo.

Trước đó, ở Việt Nam cũng có công nghệ chế biến mật ong giả siêu đẳng. Chỉ cần vỏ cây núc nác, một ít phèn nấu với đường trong chừng 20 phút là có ngay chai mật ong y như thật. Loại mật ong giả này đang được rao bán công khai.

Ông Nguyễn Văn V (trú tại thôn 22, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) người có thâm niên hơn 30 năm trong nghề buôn bán, làm mật ong giả nhưng nay đã “rửa tay, gác kiếm” cho biết bí quyết làm mật ong giả.

Phù phép” mật ong “xịn” từ đường, nghệ và bột màu.

image

   Theo ông V, mật ong giả được pha chế và đun từ 4 nguyên liệu chính là đường, vỏ cây núc nác, nước lọc và phèn (hoặc chanh) tươi để chai mật không bị đóng đường lại, hoặc cho ít nghệ và bột màu vào, muốn mật đẹp thì khi cho đường vào nồi phải lấy đũa quấy đều liên tục không để đường bám dưới xoong. Sau khoảng 10 - 15 phút, khi dung dịch có màu vàng nhẹ, quánh lại là đã hoàn thành.

image 
Để ngụy trang cho hỗn hợp nước đường trở thành mật ong thứ thiệt, sau khi để nguội, rót vào chai, họ cà một ít sáp ong lên cổ chai và đổ thêm vài giọt mật lên thành chai để chai mật có mùi thơm đặc trưng của mật ong. Không chỉ ở Thanh Hóa mà ở cả Nghệ An, Hà Tĩnh cũng là những nơi chuyên chế biến và sản xuất những loại mật ong giả kiểu này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét