Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Đã có bao giờ bạn thắc mắc ... Lý do thật sự đằng sau việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái ? & Nơi Thiên Đường XHCN :

1. Lý do thật sự đằng sau việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái ?


  Đã có bao giờ bạn thắc mắc về điều này chưa ? Đây sẽ là lời giải đáp dành cho bạn :
Nhẫn cưới tượng trưng cho lời hẹn ước và tình yêu. Đó có thể là nhẫn tình bạn, nhẫn trong trắng, nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới . Đối với những loại nhẫn khác, chủ nhân của chúng có thể đeo ở bất kì ngón tay nào mình muốn. Nhưng riêng với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, chúng thường được đeo ở ngón áp út tay trái từ bao đời nay.

Deo nhan cuoi 1
(Ảnh: Internet)

 
  Đã bao giờ bạn thắc mắc lí do vì sao có 10 ngón tay nhưng chỉ mỗi ngón áp út tay trái lại có vinh dự này? Và đây sẽ là lời giải đáp thắc mắc dành cho bạn.


Các nhà nhân chủng học tin rằng truyền thống này được truyền cảm hứng từ người La Mã và Ai Cập cổ đại. Họ tin rằng có một huyết quản được gọi là vena amoris (tiếng La Tinh) chạy thẳng từ ngón áp út tay trái đến trái tim. Đồng thời, họ cũng tin rằng ngón áp út tay trái rất gần với trái tim, từ đó đã có truyền thống đeo nhẫn cưới trên ngón tay này.


Bên cạnh đó, người Trung Hoa xưa tin rằng mỗi ngón tay tượng trưng cho những mối quan hệ khác nhau. Theo đó:


- Ngón cái tượng trưng cho bố mẹ
- Ngón trỏ tượng trưng cho anh em
- Ngón giữa tượng trưng cho chính mình
- Ngón áp út tượng trưng cho bạn đời
- Ngón út tượng trưng cho con cái.


Chính vì vậy, từ xưa đến nay nhẫn cưới luôn được đeo ở ngón áp út tay trái. Một giả thuyết khác được đặt ra là hầu hết mọi người đều thuận tay phải, đeo nhẫn cưới ở tay trái sẽ giúp chúng ta dễ dàng hoạt động hơn.


Tuy nhiên, theo Visible Body, khoa học ngày nay đã chứng minh rằng vena amoris không tồn tại, và cũng chẳng có khái niệm liên kết đến trái tim như người xưa từng quan niệm.


Trên thực tế, rất nhiều quốc gia trên thế giới không đeo nhẫn cưới ở tay trái. Theo Wedding Details, ở nhiều nước như Na Uy, Nga, Hy Lạp, Ukraine, Bungari, Phần Lan, Áo, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, nhẫn cưới luôn được đeo ở tay phải, không phải tay trái.


Còn theo truyền thống Do Thái, chú rể sẽ đeo nhẫn vào ngón trỏ của cô dâu chứ không phải ngón áp út như chúng ta vẫn thấy.

Deo nhan cuoi 2
Theo truyền thống Do Thái, chú rể sẽ đeo nhẫn vào ngón trỏ của cô dâu. (Ảnh: Internet)

Bạn thấy đấy, chẳng có luật lệ nào bắt buộc rằng nhẫn cưới phải được đeo ở tay trái. Bạn có thể đeo ở bất kì bàn tay nào mình muốn, cho dù bạn là ng
ười thuận tay trái hay tay phải, vị trí đeo nhẫn là do bạn quyết định. Điều quan trọng trên hết chính là tình yêu, sự nhẫn nhịn và lòng thủy chung chúng ta dành cho người bạn đời mà thôi.

Theo afamily


                                        ========================

Nơi Thiên Đường XHCN :

2. Mẹ con bé gái 'người vượn' đến Hà Nội như lạc vào hành tinh khác

 

Đứng giữa hành lang bệnh viện, hàng trăm con mắt đổ xô vào mẹ con bé Lúa, đôi mắt 2 mẹ con ngơ ngác như bị lạc vào một hành tinh khác.

Khoảng 18h tối 7/4, chiếc xe cấp cứu của bệnh viện huyện Yên Minh đưa mẹ con bé Ly Thị Lúa xuống đến bệnh viện Nhi Trung ương. Cõng đứa con có khối u khổng lồ ra khỏi xe, đôi mắt 2 mẹ con ngơ ngác nhìn xung quanh.

Xoay tứ phương tám hướng, bà Chủ cùng con hết đưa mắt lên lại đưa mắt xuống. Chắc ngoài những đỉnh núi mịt mù mây phủ trên dãy Ba Tiên, nơi có cái bản Giàng Trù A mà 2 mẹ con sinh sống thì chưa bà giờ họ được nhìn thấy những ngôi nhà cao tầng, nguy nga tráng lệ đến vậy. 


Hai mẹ con bé Lúa nhận được sự quan tâm của nhiều người có mặt tại bệnh viện.
Hai mẹ con bé Lúa nhận được sự quan tâm của nhiều người có mặt tại bệnh viện.

Chắn chắn, cũng chưa bao giờ mẹ con bé Lúa thấy một nơi nào lại đông người và ồn ào đến vậy. Nó còn đông hơn cái chợ phiên ở xã Du Già, nơi thi thoảng bà Chủ xuống chợ để đổi ngô, đổi gà lấy những vật phẩm gia đình.

Sau cuộc điện thoại của anh Hải (cán bộ y tế bệnh viện Yên Minh) với bác sĩ viện Nhi, mọi người nhanh chân đưa cháu Lúa vào khoa khám bệnh.

Mặc dù, lúc đó đã hơn 18h tối, nhưng bệnh viện vẫn đông như tổ ong lúc bị vỡ. Tiếng trẻ con khóc, tiếng người nhà bệnh nhân xì xầm, tiếng bác sĩ gọi bệnh nhân… những âm thanh hỗn tạp đó va vào nhau tạo nên một bầu không khí đặc quánh “mùi” căng thẳng.

Vừa đi, bà Chủ vừa ngơ ngác nhìn hai bên, khiến cán bộ y tế đôi lúc phải gọi lớn để bà theo kịp, không bị lạc.

Đi cùng với mẹ con cháu Lúa còn có Lò Văn Toàn (anh rể Lúa), cậu được đưa đi theo với nhiệm vụ làm thông dịch viên tiếng Mông cho 2 mẹ con. Bởi, cả bà Chủ và cháu Lúa chẳng thể nói nổi một câu tiếng Mông cho nên hỏi gì 2 mẹ con cũng chỉ ngơ ngác nhìn nhau rồi nhìn vào người nói như muốn ngỏ: “Tôi không hiểu gì cả”. 


Cái khối u quái dị của Lúa khiến ai cũng chú ý, thương cảm.
Cái khối u quái dị của Lúa khiến ai cũng chú ý, thương cảm.

Suốt vài chục mét đi từ cổng viện vào các phòng khám, hàng trăm con mắt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đổ dồn về phía mẹ con Lúa. Nhìn cái khối u to tướng, lủng lẳng ở sau lưng như sắp vỡ ra hoặc có thể rơi xuống đất khiến ai cũng lắc đầu.
Nhiều người nhìn 2 mẹ con rồi tiến lại hỏi thăm bệnh tình.

Đứng giữa hàng trăm con mắt nhìn vào mình và vô vàn những lời hỏi thăm, bà Chủ càng thêm ngơ ngác vì chẳng hiểu nổi những điều mọi người đang hỏi. Có lẽ, chưa bao giờ mẹ con bà nhận được sự quan tâm của nhiều người đến thế.

Sự ngơ ngác tăng lên cao độ khi liên tục có những người xa lạ đến dúi vào tay bà vài chục, một trăm nghìn. Bà nhìn sang nhóm PV VTC News đang hỗ trợ mẹ con làm thủ tục nhập viện với ánh mắt như muốn hỏi: “Sao người ta lại cho tiền?”


Nhiều người thương tình đến ủng hộ tiền cho mẹ con cháu Lúa.
Nhiều người hảo tâm đến ủng hộ tiền cho mẹ con cháu Lúa.

Bác sĩ Lan (khoa điều dưỡng) người giúp đỡ đoàn làm thủ tục cho mẹ con bé Lúa nói: “Cảm ơn người ta đi, người ta cho tiền mẹ con chị đấy.”

Trước khi giúp đoàn hoàn tất thủ tục nhập viện, bác sĩ Lan không quên nhét vào túi mẹ Lúa 1 triệu đồng: “Tiền này ta cho mẹ con chị để tạm chi ăn uống mấy ngày tới, nhớ cất cẩn thận.”

Cầm tiền trên tay, chắc đến lúc này mẹ bé Lúa cũng hiểu được phần nào những người lạ đang giúp 2 mẹ con. Vẻ mặt bà thể hiện sự bất lực về ngôn ngữ, bởi bà chẳng thể nói được câu tiếng Kinh nào.

Trong lúc đó, bé Lúa cũng nằm im thin thít trên chiếc xe đẩy, đôi mắt ngơ ngác nhìn xung quanh.

Nhờ sự nhiệt tình giúp đỡ của cán bộ bệnh viện, mặc dù nhập viện khá muộn nhưng mẹ con Lúa được làm các thủ tục khám sơ bộ để nhập viện.

Đến 10 giờ tối 7/4, cả 3 mẹ con mới được ăn tối. Thế nhưng chẳng ai nuốt được hết suất cơm 30 nghìn đồng. Bà Chủ bảo, ăn mèn mén (bột ngô) quen rồi ăn thế này (cơm) không quen.

Có lẽ đêm ấy, mẹ con Lúa là tâm điểm của cả bệnh viện. Bởi 2 mẹ con đi đến phòng khám nào, người bệnh và nhân viên cũng đổ xô đến hỏi. Họ quan tâm cũng là điều dễ hiểu, vì đến cả người trong nghề cũng còn ít khi thấy đứa bé nào cõng trên mình một khối u lớn đến vậy.

Nhiều người băn khoăn: “Sao bố mẹ Lúa không đưa cháu đi bệnh viện sớm, để cháu chịu đựng khối u đau đớn như vậy hơn 10 năm ròng. Hay chí ít, họ là người thiểu số thiếu hiểu biết thì chính quyền địa phương phải phát hiện và đưa họ đi chữa sớm hơn thì bé không khổ như thế này.


Dẫu sao, việc địa phương đã hỗ trợ tối đa cho 2 mẹ con để xuống được Hà Nội chưa bệnh là một điều đáng ghi nhận. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, nếu cán bộ địa phương cắt cử cán bộ ở lại với mẹ con Lúa thì sẽ tốt hơn. Hoặc chí ít cũng đồng hành với họ cho đến lúc phẫu thuật thì sẽ vẹn tình hơn.


Ngày đầu tiên ở Hà Nội, mẹ con Lúa như lạc vào một hành tinh khác. Bất đồng về ngôn ngữ khiến người anh rể chốc chốc lại phải chạy ra chạy vào để làm phiên dịch.


Dù sắp được phẫu thuật, nhưng trên mặt 2 mẹ con còn vương vấn những điều hoang mang. 




*** Mọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, cá nhân tổ chức xin vui lòng gửi đến Tài khoản Báo điện tử VTC News. Số TK: 0021.0002.48991, Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Hà Nội. 



Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ cháu Ly Thị Lúa, Hà Giang. 

Hoặc liên hệ trực tiếp Tòa soạn để có thông tin về nhận vật: Đường đây nóng Báo điện tử VTC News 01255.911.911 - email: toasoan@vtc.gov.vn.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Vui Lai Rai : Cô dâu khóc thét đòi về nhà mẹ khi chú rể cởi quần dài ...

Cô dâu khóc thét đòi về nhà mẹ khi chú rể cởi quần dài

 
 
Mãi Hà vẫn không thấy Bình cởi quần dài. Sau khi tắm, cô đã mặc một chiếc váy ngủ gợi cảm, nhưng chồng tắm xong vẫn mặc quần dài, áo sơ mi. 
 

Chuyện chồng con của Hà luôn trở thành đề tài bàn tán của đại gia đình cô. Gặp Hà, ai cũng nhắc: “Sắp 30 rồi đó cô ơi, định “ngâm” đến khi nào nữa”. Những lúc đó, Hà chỉ biết thở dài thườn thượt. Cô đi làm cả ngày, bận tối mắt, tối về chỉ muốn ngủ cho sướng, chẳng thích hẹn hò hay đi chơi đâu cả.
 
Nhưng khi Hà bước sang 30 tuổi thì bố mẹ cô kiên quyết “đẩy” con gái đi lấy chồng. Chả là gia đình Hà có một bà cô ở vậy không lấy chồng, giờ nhìn rất khổ sở nên bố mẹ cô không muốn con gái mình lâm vào hoàn cảnh đó. Mai mối mãi, họ cũng tìm cho con gái được một chàng rể ưng ý.
Bình là tiến sỹ du học ở nước ngoài về, hơn Hà 7 tuổi, Anh cũng thuộc dạng dồn hết tâm sức cho công việc mà quên mất chuyện lập gia đình. Bình là con của một người bạn của mẹ Hà, chả là hôm đó mẹ cô đi họp lớp, mấy bà bạn cùng ngồi tâm sựchuyện con cái thì mẹ Hà mới phát hiện ra con của bạn mình cũng đang trong tình trạng tương tự. Hai bà mẹ mừng như bắt được vàng, nhanh chóng tổ chức mai mối, gặp gỡ cho đôi trẻ.
 
Cũng may là khi Bình và Hà gặp nhau, họ có cảm xúc với nhau ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. Họ không ngờ những lần hẹn hò của hai người, hai bà mẹ cũng đều chạy theo thám thính. Tối đến, họ lại ngồi phân tích rồi làm quân sư cho cả hai người.
 
 
Co dau khoc thet doi ve nha me khi chu re coi quan dai
Họ không ngờ những lần hẹn hò của hai người, hai bà mẹ cũng đều chạy theo thám thính. Tối đến, họ lại ngồi phân tích rồi làm quân sư cho cả hai người. (Ảnh minh họa)  
 
 
Được khoảng 7 tháng hẹn hò thì hai bên gia đình đều giục Bình và Hà làm đám cưới. Nghĩ mình cũng đã lớn tuổi, lại là con trai của bạn mẹ, được ăn học đàng hoàng, công việc tốt nên Hà gật đầu cái rụp. Ngày đưa dâu, nhìn cảnh hai bà mẹ nắm tay nhau thủ thỉ mà Hà cảm thấy yên tâm.
 
Nhưng đúng là đời còn quá nhiều điều bất ngờ. Yêu nhau 7 tháng nhưng đã có lần nào hai người đi quá giới hạn đâu cơ chứ. Thế nên đêm đó, Hà rất căng thẳng. Thấy đã 10 giờ mà Bình vẫn nằm nói chuyện về thời gian đi du học nước ngoài của mình, Hà hơi sốt ruột. 30 phút sau, Bình mới vòng tay ôm hôn vợ.
 
Nhưng mãi Hà vẫn không thấy Bình cởi quần dài. Sau khi tắm, cô đã mặc một chiếc váy ngủ gợi cảm, nhưng chồng tắm xong vẫn mặc quần dài, áo sơ mi. Hà thắc mắc hỏi: “ Sao trời nóng vậy mà anh mặc quần dài chi cho mệt?”. Bình cười hì hì: “Đây là chiếc quần đa – zi – năng vợ ạ. Có thể biến hóa thành quần gì cũng được”. Nói rồi, Bình đứng dậy, kéo khóa ngang ống quần, quả đúng như lời Bình nói, chiếc quần dài đã biến thành quần đùi trong chốc lát.
 
Hà thấy nhạt nhẽo quá, đêm tân hôn của người ta phải ngọt ngào, lãng mạn, đằng này vợ chồng cô cứ ngồi nói chuyện tầm phào. May mà cuối cùng, Bình cũng quyết định vào cuộc.
 
Nhưng ôi thôi, khi Bình kéo chiếc quần đa – zi – năng – xuống thì Hà lại khóc thét, đòi về với mẹ ngay trong đêm. Bình đụng vào vợ chừng nào, Hà lại khóc thét chừng đó. Mẹ chồng của cô ở ngoài nghe tiếng con dâu khóc thì đập cửa đòi vào. Hà ba chân bốn cẳng mặc lại quần áo rồi chạy ra ngoài, để mặc ông chồng mới cưới đứng ngơ người không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Mẹ chồng Hà chặn cô lại hỏi sự tình nhưng Hà chỉ biết khóc nấc lên rồi bưng mặt chạy ra ngoài. Bình thì vội vàng đuổi theo vợ, miệng lí nhí: “Xin lỗi em, anh nhầm mà…”.
 
Nhưng Hà không nghe Bình giải thích, cứ thế chạy thục mạng ra đường bắt taxi về nhà ngay trong đêm. Bố mẹ Bình không hiểu chuyện gì đang xảy ra, cứ liên tục trách mắng con trai. Bố mẹ Hà cũng hoảng không kém, vì thấy con gái bỏ về ngay trong đêm tân hôn với tình trạng thất thểu, mặt đầy nước mắt.
 
 
Mãi sau này, khi mọi chuyện đã được thu xếp ổn thỏa, Hà mới lí nhí kể cho mẹ chồng nghe lý do vì sao mình khóc thét, đòi bỏ về nhà mẹ đẻ trong đêm. Chả là khi chồng kéo chiếc quần đa – zi – năng xuống thì cô thấy bên trong, Bình mặc một chiếc quần lót của phụ nữ . Nghĩ rằng chồng bị biến thái nặng nên Hà khóc không thành tiếng. Mãi sau này Hà mới biết, vì hơi say với cả đang tưởng tượng đến đêm tân hôn nên chồng Hà mới lấy nhầm quần mà không tài nào phát hiện ra.
Giờ thì Hà và Bình đã có một cô con gái kháu khỉnh, nhưng cứ lần nào thấy chồng mặc chiếc quần đa – zi – năng ấy là Hà lại cười chảy cả nước mắt, nhớ lại đêm tân hôn đầy sóng gió.
 
    Vui Lai Rai 

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Phóng sự: Những khám phá bất ngờ về "đệ nhất danh trà"... Tân cương: Kỳ 2: & 7 món quà vặt Nha Trang níu chân du khách .

Phóng sự:

 

1. Những khám phá bất ngờ về "đệ nhất danh trà"... Tân cương: Kỳ 2: Nghệ thuật sao tẩm tạo nên hương vị “độc nhất vô nhị” trên cõi thế .


Phóng sự của Hoàng Anh Sướng 
 
  Phải đến khi hành hương đến đất Tân Cương, theo chân các mẹ, các chị lên nương hái chè, đứng bên bếp lửa rực hồng nhìn ngắm những đôi tay mềm mại sao chè, ngồi nhâm nhi ly trà thơm nghe các lão nghệ nhân kể chuyện đời sương gió, tôi mới thấm thía đến tận cùng cái gọi là nghệ thuật, là công phu đầy cá tính.




  Những dịp ngồi hầu trà các bậc thúc bá trong gia đình, tôi đã nhiều lần nghe các cụ tấm tắc: Trà là một nghệ thuật lớn. Khởi từ nơi trồng, địa hình, khí núi, gió mưa nắng tuyết nhào nặn thành lộc non lá nõn, cho đến khi hái chè, sao chế... đều là một nghệ thuật tinh vi đầy cá tính. Mà mỗi chặng, mỗi nhịp đều phải đạt đến được cái chân nghệ thuật thì cái đích cuối cùng: một ấm trà ngon mới thật là viên mãn. Nhưng phải đến khi hành hương đến đất Tân Cương, theo chân các mẹ, các chị lên nương hái chè, đứng bên bếp lửa rực hồng nhìn ngắm những đôi tay mềm mại sao chè, ngồi nhâm nhi ly trà thơm nghe các lão nghệ nhân kể chuyện đời sương gió, tôi mới thấm thía đến tận cùng cái gọi là nghệ thuật, là công phu đầy cá tính. Này nhé, cùng một ngọn núi, cũng một vườn chè, mà trà hướng đông bao giờ cũng ngon hơn trà hướng tây. Vì sáng sớm, khi mặt trời vừa thức dậy, cây chè phía đông đã được đón nhận những tia nắng đầu tiên nên phản ứng sinh trưởng khác hẳn cây ở phía tây. Rồi cũng một cây chè, tuỳ theo nắng mưa gió tuyết, tuỳ theo mỗi mùa đi mà bốn mùa xuân hạ thu đông là bốn mùa trà với bốn mùa hương vị. Ngay cách hái trà thôi cũng đủ coi là một nghệ thuật. Bàn tay thô vụng hái trà sẽ làm cho búp trà bị bầm dập , nát héo và đương nhiên hương trà sẽ bị ôi oai. Các thiếu nữ ngày xưa hái trà phải để móng tay dài để cắt đứt lộc non mà ngón tay, có sức nóng của cơ thể không được chạm vào. Họ sợ dường như sức ấm của da thịt sẽ làm thay đổi đi phẩm chất của trà...


Theo ông Vũ Thuận – hậu duệ của ông tổ trà Đội Năm, giống như cõi nhân sinh, trà Tân Cương cũng có nhiều thứ hạng. Tuyệt hảo nhất, phải kể đến trà mốc cau. Để có được loại trà đặc biệt này, các nghệ nhân phải làm rất công phu, tuân theo một quy trình kỹ thuật liên hoàn cực kỳ nghiêm ngặt. Trước hết, người ta phải cho những người có đôi bàn tay khéo léo hái tuyển chọn các búp chè non đạt tiêu chuẩn “một tôm, hai lá” (đọt non trên cùng và hai lá non kế tiếp). Sau đó, chè phải được rang ngay trên chảo gang đã được đánh rửa sạch bóng, đặt trên lò đun bằng củi khô nỏ, lửa cháy rừng rực. Khi búp chè đã chín đều, có màu xanh như rau muống non chần qua nước sôi, người ta cho chè ra vò trên bàn gỗ hoặc nong tre sạch sẽ. Qua bàn tay khéo léo của thợ vò, các búp chè non xoăn tít lại. Sau đó, lại đưa chè vào chảo rang lần thứ 2 cho chè ráo đều rồi đổ chè ra vò và rắc đều lên phên tre mắt sàng (tương tự như phên phơi bánh đa), đặt ở nơi thoáng gió và không có nắng. Nhờ sức gió, các búp chè từ từ uốn cong lại như hình móc câu. Đến đây, người ta đưa chè vào sấy trên chảo tôn uốn hình chữ U bằng than củi. Trên miệng chảo, người ta lắp một trục quay có gắn 4 cánh bằng lưới thép nhỏ để quay đảo nhẹ chè cho khô. Khi chè đã khô kiệt, ta đổ chè ra khỏi chảo tôn để lấy hương trên chảo đồng được đúc bằng một loại đồng đặc biệt không bị ô xy hoá. Loại chảo này có trọng lượng và thể tích lớn hơn chảo gang, đáy bằng, miệng rộng. Với bàn tay diệu nghệ của mình, người thợ nhẹ nhàng xoa chè để chè lên hương và lên mốc xanh mà cánh chè không hề gẫy. Và cuối cùng, ta có được một loại chè như mong muốn: mốc xanh, hương cốm, xoăn hình móc câu. Từ đây, chè móc câu Tân Cương thực sự ra đời, được đóng gói trong giấy in nhãn hiệu “nước xanh, cánh nhỏ, chè con hạc” làm mê lú bao người.


Nhưng đấy là cách sao chế chè truyền thống của thời xưa. Về Tân Cương bây giờ, thấy những máy vò, máy sấy, máy sao chạy điện đã thay thế những chảo đồng, chảo gang. Người Tân Cương đã biết khéo léo kết hợp tiến bộ khoa học kỹ thuật với những bí quyết “chém cột nhà” thề “bất khả truyền” tích tụ bao đời để cho ra một thứ trà vẫn thơm nức mùi cốm, xanh mốc cau non, ngọt lịm đường phèn mà số lượng không phải lạng, cân như xưa mà là tấn, tạ. Âu cũng là cái phúc đức của tổ tiên để lại cho bây giờ “con đã hơn cha” hay cái tấm tình say mê “sinh ư nghệ” đã giúp con cháu Tân Cương thăng hoa, tích tụ.


Về Tân Cương, bắt gặp mấy thôn nữ hây hây má đỏ đang thoăn thoắt hái chè, tôi mới ngại ngùng dè dặt hỏi: Vậy trà Tân Cương phải gọi đích xác là “móc câu” hay “mốc cau”? Các cô thẹn thùng kéo nghiêng vành nón: “Thưa anh! Búp trà Tân Cương chúng em nõn nưỡng, xanh mướt, sờ mát lịm cả tay. Nên sao khô, búp chè xoăn tít, cong cong hình lưỡi câu. Người đời nhìn mặt mà đặt tên là chè móc câu. Còn khi “sát” hương, nếu “đánh” già lửa, sắc chè sẽ mông mốc óng ánh một màu xám tuyết, trông giống như mốc trên quả cau non mới ra buồng. Vậy phải gọi là mốc cau hay móc câu hả anh yêu?”. Tiếng cười rinh rích trong gió. Tôi bống thấy sượng sùng khi chợt nhớ cách đây không lâu, có hai nhà văn nọ ở đất Tràng An cãi nhau đến “sứt đầu mẻ trán” chỉ vì cái “móc câu” hay “mốc cau” của Tân Cương các em đấy !


Các bậc trà nhân tự ngàn xưa đã truyền rằng: “Nhất thuỷ, nhị trà”. Trà sư Lục Vũ đời Đường Trung Hoa, tác giả cuốn “Trà kinh” nức tiếng thì đưa ra một “khuôn vàng thước ngọc” cho nghệ thuật chọn nước pha trà: “Sơn thuỷ thượng. Giang thuỷ trung. Tĩnh thuỷ hạ”. Còn các thôn nữ Tân Cương, tay thì yểu điệu pha trà, miệng nhỏ nhẻ giảng giải cho khách phương xa. Trà Tân Cương chúng em phải sánh đôi cùng nước Tân Cương mới gọi là hảo hạng. Cái thứ nước giếng trên núi đá trong vắt, ngọt mềm như nước sương đọng trên lá sen Tây Hồ thuở nào. Đun sôi, “quất” vào ấm, đợi chừng 5 phút, rồi rót ra chén sứ trắng, để xa hàng thước mà hương cốm lựng lên như ai vừa mở ào cái nắp vung của chõ xôi nếp cái. Nước trong xanh, sóng sánh ong vàng. Nhấp một ngụm, vị chát dịu tê tê đầu lưỡi. Nhấp ngụm thứ, hương cốm non quấn quýt. Ngụm thứ ba. Ôi! Vị ngọt ngào vương vít cổ họng. Có cảm giác như ai đó vừa thả vào một dúm đường phèn. Đi xa hàng dặm đường vẫn thấy hương vị trà vương quấn. Thật đúng là: “Quất mãi nước sôi vào. Cho chè tan nát bã. Vẫn một mình không đổi sắc. Tân Cương”.


                                          ==============================


2.  7 món quà vặt Nha Trang níu chân du khách .

   Ngoài hải sản tươi ngon và đặc sản bún cá nổi tiếng, ẩm thực Nha Trang còn níu chân du khách bằng nhiều món quà vặt hấp dẫn vừa ngon vừa rẻ như chè đủ thứ, bánh đập, nem cuốn…


1.  Chè đủ thứ 

  Ngoài đủ thứ chè như trôi nước, chè đậu (ván, đen, xanh…), chè bắp, chè khoai môn, khoai tím, chè chuối, chè bông cỏ, hạt sen…, Nha Trang còn có “chè đủ thứ” hoặc “chè thập cẩm”: trong một ly chè có nhiều thứ khác nhau như đủ thứ đậu (xanh, đen, trắng, đậu ván, đậu phộng…), đủ thứ trái cây (mít, xoài, nhãn, đu đủ, dưa hấu, sapôchê…), đủ thứ bông cỏ (bánh lọt, xu xoa, thạch dừa, đậu xanh, bột lọc)…




Tùy theo sở thích, chè có thể ăn nóng hay lạnh, có hay không nước cốt dừa. Chè Nha Trang không chỉ ngon mà rẻ, ở chợ Xóm Mới, chè chỉ 5.000 đồng một bịch/chén, du khách khi có dịp ghé đây đều thích món chè đủ thứ, một ly mà có thể thưởng thức nhiều hương vị.

2. Gỏi bò khô




Đây là món quà vặt được nhiều du khách yêu thích. Nha Trang có nhiều nơi bán gỏi bò khô, nhưng đông khách nhất là quán Hưng Thịnh nằm trên đường Hàn Thuyên. Đĩa bò khô 10.000 đồng gồm đu đủ xanh xắt sợi, nước mắm chua ngọt, thịt bò và gan khô tẩm gia vị, lá húng, đậu phộng rang và 2 cái bánh phồng tôm giòn rụm.

3. Bánh quai vạc

Những khi tắm biển lên, đói bụng hay đi dạo vào giờ “lỡ cỡ” cơm trưa-chiều, bánh quai vạc là món ăn chơi thú vị của du khách. Có nhiều quán ở Nha Trang bán món ăn được ưa chuộng này. Ngoài ra, trên đường phố, chúng ta có thể gặp những cái “quán” di động là đôi quang gánh hoặc cái rổ cắp nách bên phải, cái làn tay trái, bên trong là những miếng bánh thơm ngon.




Nhân bánh quai vạc Nha Trang thường là tôm hoặc đậu xanh chứ không có thịt như ở nơi khác. Nhưng bánh cũng đủ vị mặn ngọt, cay, béo, dai ăn mãi không ngán.

4. Bún thịt nướng

Ở Nha Trang có nhiều quán bán món này, đông khách nhất là quán bún thịt nướng nằm trên đường Hoàng Văn Thụ với vị đặc trưng Nha Trang, không giống những chỗ khác. Miếng thịt nướng toàn nạc, tẩm ướp thật khéo, khi ăn có vị mằn mặn, ngòn ngọt, đậm đà và thơm nức.



Đi cùng thịt nướng đậm đà là chả ram cuốn tôm khô giòn rụm. Rau ăn kèm được xắt nhỏ, rải lên trên, thêm ít dưa leo, cà rốt xắt chỉ và dưa leo ngâm chua. Bún thịt nướng ăn với nước mắm chua ngọt rất ngon.

5. Bánh cuốn

Nếu như các hàng bánh ướt (ăn với hành mỡ, hành phi, đậu xanh cà, tôm chấy, nước mắm chua ngọt…) được ưa chuộng vì giá rẻ và tiện lợi thì các quán bánh cuốn cũng được nhiều thực khách chọn lựa.




Không chỉ nóng hổi do được đúc ngay tại chỗ, đĩa bánh còn khá hấp dẫn vì được cuốn với thịt băm, nấm mèo, hành tây, phía trên là vài miếng thịt nướng, lát chả lụa, chút giá trụng, vài cọng rau thơm, ít hành phi, đặt bên cạnh chén nước mắm với đu đủ xắt sợi chua ngọt. Giá không quá đắt, trung bình 15.000 đồng/đĩa.

6. Bánh đập

Bánh đập là bánh tráng (bánh đa) nướng kèm với bánh ướt mới ra lò kẹp vào nhau. Bánh ướt thật mỏng và dai, vừa mới tráng xong ngay tại lò. Bánh chín lấy ra, trải trên đĩa cho nguội.

Bánh tráng cũng phải mới nướng, giòn rụm. Dùng que hoặc đũa lấy bánh ướt từ đĩa đặt lên trên bánh tráng, rải hành lá xào dầu và tôm xay nhuyễn lên trên. Gấp bánh lại thành hình bán nguyệt, đập cái bốp cho các mép dính vào nhau. Thế là thành bánh đập.




Bánh đập ăn với nước chấm là mắm nước, mắm nêm, mắm cái… sánh, đủ vị mặn, ngọt, chua, cay. Khi dùng, tùy theo sở thích của thực khách mà trộn thêm vào chén nước mắm ít hành tươi phi dầu hoặc sa tế, hành phi. Nha Trang có nhiều nơi bán bánh đập, và theo thực khách sành ăn, quán ngon nhất nằm trên đường Hồng Lĩnh.

7. Nem cuốn

Không phải món nem nuớng hay nem phần nổi tiếng của Nha Trang mà là nem cuốn. Tuy về cơ bản giống nhau: cũng thịt nướng, bánh tráng chiên, cũng dưa leo, rau sống, nước tương, nhưng món nem cuốn hấp dẫn khách bằng sự giản tiện.
Không cần hàng quán sang trọng mà nem cuốn có thể nằm ngay trên hè phố hoặc trong rổ rá của cô bán hàng túc tắc đi trên đường. Có khách, cô ngồi xuống, đặt lên mâm nhỏ cái bánh tráng mỏng, miếng thịt nướng, cái ram, vài lát dưa leo, cọng xà lách, ít rau thơm, sau đó cuốn lại, chấm vào nước tương. Ăn bao nhiêu gói bấy nhiêu, cứ 6.000 đồng/cuốn.




Ngoài ra, Nha Trang còn rất nhiều món quà vặt khác như xu xoa hạt đác, bánh lá (chưng, ú, bánh nậm, ít, giò…), bánh chiên (quẩy, tiêu, cam, chuối, khoai).... Món nào cũng ngon và rẻ.

   Phuong Phuong .

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

ĐI TÌM DẤU TÍCH..."ÔNG TỔ" TRÀ TÂN CƯƠNG .... &


Phóng sự:

  Những khám phá bất ngờ về "đệ nhất danh trà"... Tân Cương , Thái Nguyên , Việt nam .

 

            Trà Tân Cương


  Những cánh trà khô nhỏ xíu,cong veo như móc câu đúng như là tên gọi ,ngoài ra có một số người còn gọi theo cách người xưa Trà Mốc Cau ... vì cánh trà sau khi được đánh hương , tạo nên một lớp phấn trắng như mốc cau . Đây là một loại trà truyền thống lâu đời của vùng Tân Cương – Thái Nguyên mà chỉ những gia đình làm trà lâu đời mới sản xuất được .


Trà Móc Câu Tân Cương Thái Nguyên
Trà Móc Câu
màu nước trà móc câu cánh trà móc câu pha trà móc câu cận cảnh cánh trà móc câu

  

  1.  Những khám phá bất ngờ về "đệ nhất danh trà"... Tân Cương , Thái Nguyên , Việt nam .

Phóng sự của Hoàng Anh Sướng 
 
   Tân Cương là một trong những địa danh trà nổi tiếng nhất Việt Nam. Nhưng trà Tân Cương có từ bao giờ? Ông tổ trà Tân Cương là ai? Những yếu tố nào đã tạo cho trà Tân Cương hương vị đặc biệt đến độ được người đời tôn vinh là "đệ nhất danh trà"?. Thực tế, đã rất nhiều người lầm tưởng trà Tân Cương là của Trung Quốc và ông tổ trà Tân Cương là người Trung Quốc. Xin mời đọc giả đọc phóng sự NHỮNG KHÁM PHÁ BẤT NGỜ VỀ "ĐỆ NHÂT DANH TRÀ"... TÂN CƯƠNG.




“Nhấp một lần thôi nhớ cả đời
Uống chè như uống giọt trăng rơi
Chạm môi chút đã thành thương nhớ
Thoáng chút hương đưa đến bồi hồi”


Như một nàng công chúa kiều diễm tài sắc vẹn toàn, Tân Cương từ bao đời nay đã trở nên nức tiếng khắp mọi miền, làm mê đắm bao trà nhân trọn một đời yêu, say cái tinh tuý, thơm tho của hương trà đất Việt. Cái sắc màu sóng sánh vàng ong, cái hương cốm ngạt ngào như chõ sôi nếp cái hoa vàng, và nhất là cái hậu vị ngọt bền như tấm tình nồng hậu, đằm thắm của con người Tân Cương khiến bất cứ ai, dù chỉ một lần chạm môi cũng “phải lòng” mê mẩn.

ĐI TÌM DẤU TÍCH..."ÔNG TỔ" TRÀ TÂN CƯƠNG

Trong túi hành trang về với đất Tân Cương, cùng với lỉnh kỉnh những vật dụng máy ảnh, máy ghi âm, bộ đồ trà độc ẩm..., chúng tôi còn mang theo nhiều câu chuyện đượm chất huyền thoại mà trong những dịp “chén tạc chén thù”, các bậc trà nhân đất Hà thành đã say sưa kể. Nào là Tân Cương đã có lịch sử hơn ba trăm năm tuổi. Người Trung Hoa đã có công đem cây trà từ địa danh Tân Cương tận xứ Tàu xa tít đến trồng ở đây nên mới đặt tên là Tân Cương. Nào là hương vị của thứ trà đặc sản “độc nhất vô nhị” trên cõi thế này thì miễn chê. Nhấp một ngụm trà, đi xa vạn dặm vẫn thấy hương cốm vấn vít, cổ họng ngọt lịm như đường phèn... Gặp cụ Cường, 81 tuổi, người được xem là “cuốn biên niên sử” của làng, tôi mới dặt dè đem những chuyện đó ra kể. Ai ngờ, vừa dứt lời, cụ Cường đã trừng mắt quát: “Láo! Láo quá! Ai dám bảo anh là đất Tân Cương chúng tôi đã có vài trăm năm? Ai dám bảo ông tổ trà Tân Cương là người Trung Quốc?” Rồi như không ghìm được cơn tức giận đang cuồn cuộn trong lồng ngực, cụ phăm phăm nói, mắt sáng quắc: “Xưa kia, Tân Cương là một vùng rừng núi hoang vu. Năm 1919, sau khi đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc, một số binh lính Việt Nam được tuyển mộ sang Pháp mãn hạn trở về, được nhà nước bảo hộ Pháp cho phép lên Tân Cương lập đồn điền khai khẩn đất hoang. Năm 1921, vùng Tân Cương đã có vài chục nóc nhà, trong đó có những ông đồ như cụ đồ Hai, cụ đồ Nhĩ... Là những nhà nho nên các cụ được ông Nghè Tuân là Tuần Phủ, người đứng đầu một tỉnh, kết bạn. Do không muốn bị phụ thuộc và cũng do khoảng cách khá xa với các xã lân cận nên dân Tân Cương xin với ông Nghè cho lập ra một xã riêng. Ông Nghè chuẩn y, cho tiến hành các thủ tục thành lập xã mới, lấy tên là Tân Cương. Sau khi xã được thành lập, ngày 10 tháng 2 năm Nhâm Tuất (1922) nhân dân Tân Cương mời cụ Nghè Sổ về cắm hướng đình và đình được chính thức khởi công xây dựng, hơn một năm thì xong. Để bày tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ, dân Tân Cương đã suy tôn ông Nghè Sổ làm thành hoàng làng và thờ sống. Ngày khánh thành đình, cụ Nghè không về được nhưng cho lính khiêng bức hoành phi câu đối về tặng. Tấm hoành phi được viết bằng chữ Nôm, đặt giữa đình có ba chữ “Đại thắng lợi” và đôi câu đối: “Thái Nguyên giàu đẹp muôn muôn thuở. Tân Cương cường thịnh vạn vạn niên”.


Cụ Đội Năm -Vũ Văn Hiệt -  Ông tổ trà Tân Cương


  Ngày ấy, Tân Cương đồi núi mênh mông, hoang vu rậm rạp, đêm đêm nghe tiếng nai tác, hổ gầm. Chuyện cọp về làng bắt trâu, lợn xảy ra như cơm bữa. Dân khai phá nương rẫy, gieo trồng lúa khoai, cực nhọc trăm bề mà đói vẫn hoàn đói. Lắm khi mấy tháng liền không nhìn thấy hạt gạo, chỉ ăn toàn sắn khoai. Thấy vậy, ông Nghè Sổ mới bàn với dân Tân Cương đem giống chè về trồng để có thêm thu nhập. Theo chỉ dẫn và có phần chu cấp của ông Nghè, cụ Đội Năm là tiên chỉ đầu tiên của xã Tân Cương cùng các Con và một số trai tráng , đã lặn lội lên Phú Thọ để xin giống chè. Ngày lại ngày, năm lại năm, Tân Cương chẳng mấy chốc đã choàng lên mình màu xanh mướt của các nương chè. Năm 1925, cụ Đội Năm dựng xưởng chế biến chè tại nhà ông Ba Hạng Con Trai C  , Con Dâu mở hiệu bán chè ở thị xã Thái Nguyên, rồi đặt địa chỉ giao dịch ở một số tỉnh thuộc 3 kỳ trong nước. Chè của Cụ nổi tiếng đến mức năm 1935, mang đi thi tại đấu xảo Hà Nội, đoạt giải nhất. Các thương gia ấn Độ hàng năm đều nhập của Cụ hàng chục tấn trà. Chính vì công lao to lớn của Cụ , mà dân làng Tân Cương mới suy tôn "Cụ Đội Năm là Ông Tổ TràTân Cương”.

Ra thế ! Vậy mà bấy lâu nay, người đời vẫn cứ truyền tai nhau về một ông tổ trà nào đó xa lắc bên Trung Hoa. Âu cũng là vì tấm tình yêu mến dành cho trà Tân Cương mà sinh giai thoại.


Để hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của “ông tổ nghề” Tân Cương, chúng tôi tìm đến nhà ông Vũ VănThuận ở xã Bình Sơn, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên – hậu duệ của cụ Đội Năm. Một căn nhà nhỏ nằm đơn sơ bên những nương chè xanh ngắt. ở gian giữa, trên ban thờ, là bức ảnh cụ Đội Năm. Bên ấm trà Tân Cương hương ngát, ông Thuận bồi hồi kể về người cha yêu kính bằng một chất giọng đầm ấm. Cụ Đội Năm tên thật là Vũ Văn Hiệt, sinh năm 1883 tại xã Bạch Xam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên – một chiếc nôi nức tiếng về nghề mộc. Thuở nhỏ, cụ đã phải làm ăn kiếm sống tại Hà Nội và nhiều tỉnh khác. Cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ, cụ bị thực dân Pháp bắt đi lính, làm khuôn đúc các chi tiết máy bay. Do giỏi nghề nên được làm đội trưởng. (Do vậy dân Tân Cương gọi cụ là Đội Năm). Mãn hạn về nước, cụ cùng 11 người khác được chính quyền bảo hộ Pháp cho lên vùng Tân Cương khai khẩn đất đai, thành lập làng Tân Cương để sản xuất nông nghiệp. Vì có uy tín nên cụ đã được dân cử làm Tiên chỉ của làng Tân Cương thời đó.


Tác giả cùng ông Vũ Văn Thuận, con trai ông Tổ chè Tân Cương .


Cụ là người đầu tiên đưa giống chè Phú Thọ về trồng và phát triển lên thành nghề sản xuất, chế biến. Xưởng của cụ lúc nào cũng có đến 4 – 5 chục nhân công thu hái, sao chế. Chè gói Tân Cương nhãn hiệu Con Hạc ngon nổi tiếng, bay ra cả thị trường nước ngoài. Cùng với vịêc khai khẩn đất đai phát triển nông nghiệp mà chủ yếu là trồng chè, cụ đã lập trường mời thầy dạy học cho con em nhân dân trong xã. Cụ có đầu óc tổ chức sản xuất và áp dụng cách làm nông nghiệp kiểu trang trại. Dân làng Tân Cương thời đó có biếu cụ một bức hoành và đôi câu đối viết bằng chữ Hán: “Quân tử Vũ bản”. “Di dân bất di phong di dân bất dị - Đồng tâm khai hoá khánh tương lai. Tụ nghĩa hà nan hướng tụ nghĩa hà nan – Nhất trí quán thâu minh thế viễn”.

 Cụ Đội Năm bị cảm đột ngột, mất vào ngày 21 tháng 3 năm ất Dậu (1945).


                              ==================================



2. Độc đáo những quả trứng kỳ lạ giống sinh vật ngoài hành tinh


   Khu vực Badlands Bisti, nằm ở TB New Mexico, Mỹ là nơi có những quả trứng kỳ lạ giống sinh vật ngoài hành tinh vô cùng độc đáo.

Doc dao nhung qua trung ky la giong sinh vat ngoai hanh tinh.
Những quả trứng kỳ lạ giống sinh vật ngoài hành tinh nằm ở New Mexico, Mỹ là một trong những thắng cảnh khiến con người "rùng mình" như lạc bước vào thế giới khác.

Doc dao nhung qua trung ky la giong sinh vat ngoai hanh tinh-Hinh-2 .
 Theo các chuyên gia, những quả trứng kỳ lạ này được hình thành do sự xói mòn của đá trong suốt thời gian dài.
Doc dao nhung qua trung ky la giong sinh vat ngoai hanh tinh-Hinh-3.Nước và gió đã gây ra quá trình xói mòn đá, từ đó tạo ra cảnh quan độc đáo giống như địa điểm ngoài hành tinh.
Doc dao nhung qua trung ky la giong sinh vat ngoai hanh tinh-Hinh-4.Chính vì vậy, những quả trứng kỳ lạ giống như đến từ ngoài hành tinh ở khu vực Badlands Bistingoài hành tinh ở khu vực Badlands Bisti còn được gọi là "Cracked Eggs", “Bisti Wings” hay "Rock Garden". 

Doc dao nhung qua trung ky la giong sinh vat ngoai hanh tinh-Hinh-5.Cảnh quan ngoạn mục, độc đáo ở khu vực Badlands Bisti hấp dẫn du khách.

Doc dao nhung qua trung ky la giong sinh vat ngoai hanh tinh-Hinh-6.Du khách không khỏi choáng ngợp, bất ngờ khi nhìn thấy những quả trứng kỳ lạ này .


Doc dao nhung qua trung ky la giong sinh vat ngoai hanh tinh-Hinh-7.
Nhiều quả trứng có bề ngoài lạ lẫm, độc đáo giống như những sinh vật đến từ hành tinh khác.
Doc dao nhung qua trung ky la giong sinh vat ngoai hanh tinh-Hinh-8Phong cảnh khác thường ở nơi đây như đưa du khách lạc bước đến thế giới khác. 
Doc dao nhung qua trung ky la giong sinh vat ngoai hanh tinh-Hinh-9.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Tin Cảnh Báo : MacCoffee - café Phố của Công ty TNHH FES Việt Nam đang cố tình "đầu độc" người tiêu dùng Việt ... Cần tẩy chay !

Tin Cảnh Báo : 

     1.  MacCoffee - café Phố của Công ty TNHH FES Việt Nam đang cố tình "đầu độc" người tiêu dùng Việt ...  Cần tẩy chay !


(Kiến Thức) - MacCoffee - Café Phố không đảm bảo vệ sinh bị Cục ATTP phạt 200 triệu đồng là lần thứ "N"... cho thấy, Công ty TNHH FES Việt Nam đang cố tình "đầu độc" người tiêu dùng Việt.

Liên quan vụ việc MacCoffee café Phố không đảm bảo vệ sinh, theo tìm hiểu của Kiến Thức, Công ty TNHH FES Việt Nam không chỉ có 02 lô sản phẩm thực phẩm Maccoffee café Phố - Cà phê sữa đá (lô sản xuất ngày 09/12/2015 và 10/12/2015) không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật/quy định an toàn thực phẩm, như Cục An toàn Thực phẩm tuýt còi, phạt nặng 200 triệu đồng; mà trước đó, nhà sản xuất Maccoffee café Phố cũng đã "dính phốt" y chang.
MacCoffee cafe Pho lien tuc
  MacCoffee café Phố không đảm bảo vệ sinh bị Cục ATTP phạt 200 triệu đồng.

     Bị phạt... tiếp tục bị phạt vì phụ gia thực phẩm Acesulfam Kali (950) không phù hợp quy định ATTP !
Theo Báo Pháp luật VN, sau khi phát hiện dấu hiệu vi phạm an toàn thực phẩm tại Công ty TNHH FES Việt Nam, Cục An toàn Thực phẩm đã có công văn chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Bình Dương kiểm tra. Chi cục đã lấy mẫu gửi kiểm nghiệm đối với sản phẩm thực phẩm MacCoffee Cà phê Phố - Cà phê sữa đá (lô sản xuất ngày 20/11/2015 và hạn sử dụng đến 20/11/2017) do Công ty TNHH Fes Việt Nam sản xuất.

Kết quả xét nghiệm tại Viện Y tế Công cộng TP HCM cho thấy, lô sản phẩm MacCoffee Cà phê Phố - Cà phê sữa đá sản xuất ngày 20/11/2015 có chỉ tiêu phụ gia thực phẩm tạo ngọt Acesulfame Kali (950) không phù hợp quy định ATTP. Theo đó, ngày 15/12/2015, Chi cục ATVSTP Bình Dương đã xử phạt hành chính Công ty TNHH Fes Việt Nam 8.000.000 đồng.

Thế nhưng, Công ty TNHH Fes Việt Nam vẫn bất chấp pháp luật, bất chấp "lệnh trừng phạt" của cơ quan quản lý về vi phạm an toàn thực phẩm, các lô hàng Cà phê sữa đá sản xuất ngày 09/12/2015 và 10/12/2015 tiếp tục vi phạm không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm. Ngày 30/3 vừa qua, Công ty TNHH Fes Việt Nam lần nữa bị Cục An toàn Thực phẩm phạt hành chính ở mức cao nhất là 200.000.000 đồng do mức độ vi phạm nghiệm trọng.

Bao nhiêu người tiêu dùng Việt đã bị MacCoffee Cà phê Phố "đầu độc"?

Theo khảo sát thị trường, hiện các sản phẩm của MacCoffee Cà phê Phố, nhất là Cà phê sữa đá được bán nhiều ở các siêu thị, đại lý tạp hóa với giá 39.000 đồng/hộp, tùy thuộc trọng lượng và số lượng gói.

Làm phép tính nhanh với lô sản phẩm Cà phê sữa đá (NSX: 20/11/2015, HSD: 20/11/2017) vi phạm 480 thùng (01 thùng = 60 hộp x 220g) - theo Chi cục ATVSTP Bình Dương cho biết, thì có 28.800 hộp không đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu nhân con số 01 lô hàng này cho ít nhất thêm 02 lô hàng nữa vừa bị Cục An toàn Thực phẩm phanh phui, thì tổng cộng có 86.400 hộp MacCoffee Cà phê Phố - Cà phê sữa đá không đạt chuẩn, đã "đầu độc" ít nhất bằng vậy người tiêu dùng Việt Nam !

Tuy nhiên, dư luận đang đặt câu hỏi: Liệu chỉ 03 lô hàng MacCoffee Cà phê Phố - Cà phê sữa đá vi phạm yêu cầu về an toàn thực phẩm, hay đây chỉ là con số 03 ngẫu nhiên bị cơ quan chức năng "tóm" đi xét nghiệm? Phụ gia thực phẩm tạo ngọt Acesulfame Kali (950) không phù hợp quy định ATTP đã sử dụng trong sản xuất 03 lô sản phẩm MacCoffee Cà phê Phố - Cà phê sữa đá trên thì có thể lắm chứ - cũng được sử dụng trong sản xuất hàng loạt các lô sản phẩm cà phê sữa đá khác và thậm chí cả các sản phẩm khác của Công ty TNHH Fes Việt Nam ???

Chị L.T.M - một nhân viên văn phòng và là "dân ghiền" MacCoffee Cà phê Phố - Cà phê sữa đá sửng sốt, bức xúc nói: "Hóa ra tôi là một trong số những người tiêu dùng Việt bị MacCoffee Cà phê Phố "đầu độc". Công ty TNHH Fes Việt Nam thật vô lương tâm, đã bị cơ quan chức năng phạt cảnh cáo rồi, mà còn cố tình sản xuất cà phê vi phạm yêu cầu an toàn thực phẩm tiếp nữa và như vậy là trắng trợn coi thường pháp luật, coi thường mạng sống, sức khỏe người tiêu dùng".
Chung tâm trạng, anh N.A.S (trú tại quận Tây Hồ - Hà Nội) nói: "Cần tẩy chay các sản phẩm của Công ty TNHH Fes Việt Nam. Đúng là tham tiền, coi thường sức khỏe người tiêu dùng đến thế là cùng. Đạo đức kinh doanh của MacCoffee Cà phê Phố - Công ty TNHH Fes Việt Nam ở đâu rồi ?".

Lẽ nào trên thực tế, Công ty TNHH Fes Việt Nam đang "đầu độc" ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam với con số "khủng" ????
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này tới bạn đọc!

 
  Vũ Anh



                               ==================================


2. Người tiêu dùng phát hoảng Maccoffee café Phố ''mất vệ sinh''


(Kiến Thức) - Maccoffee café Phố không đảm bảo vệ sinh - một thương hiệu lớn như vậy lại bán hàng kém chất lượng, thử hỏi người tiêu dùng sao không hoang mang và cần tẩy chay chứ .

Liên quan vụ việc MacCoffee café Phố không đảm bảo vệ sinh, Cục An toàn thực phẩm cho biết, công ty TNHH FES (Việt Nam) (địa chỉ: Số 11, Đường số 8, KCN Việt Nam – Singapore, Thuận An, Bình Dương) bị xử phạt 200 triệu đồng vì bán ra thị trường 02 lô sản phẩm thực phẩm Maccoffee café Phố cà phê sữa đá (lô sản xuất ngày 09/12/2015 và 10/12/2015) không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật/quy định an toàn thực phẩm. 
Nguoi tieu dung phat hoang Maccoffee cafe Pho mat ve sinh
 Hình ảnh sản phẩm Maccoffee Cafe Phố - cà phê sữa đá.
Được công ty FES Việt Nam giới thiệu năm 2013, hai dòng sản phẩm Café Phố đen đá và Café Phố sữa đá thuộc phân khúc thị trường cà phê hòa tan, nhấn mạnh tính tiện lợi khi sử dụng và hương vị đậm đà như cà phê pha phin. Với những chiến lược quảng cáo rầm rộ, rất nhanh chóng, hai dòng sản phẩm có mặt ở nhiều cửa hàng, siêu thị trên thị trường với các mức giá bán dao động từ 39.000 đồng/hộp (tùy thuộc trọng lượng và số lượng gói). Vậy nên, việc phát hiện hai lô hàng Café Phố sữa đá không đảm bảo quy định an toàn thực phẩm đã khiến nhiều khách hàng phát hoảng.
Chị Đỗ Trang (25 tuổi, nhân viên ngân hàng) chia sẻ: “Đặc thù công việc cần sự tỉnh táo và tiết kiệm thời gian nên chị em trong văn phòng uống cà phê Phố sữa đá là chủ yếu, mỗi ngày cũng phải 1-2 cốc, uống thành “nghiện” lúc nào không hay. Thế nên, đọc được tin cà phê không an toàn, ai cũng tá hỏa. Giờ đúng là không biết tin vào điều gì, một thương hiệu lớn như vậy mà lại bán hàng kém chất lượng, thử hỏi, người tiêu dùng sao không quay lưng, không tẩy chay được chứ. Không biết, công ty đã thu hồi những lô cà phê Phố sữa đá không an toàn vệ sinh hay chưa? Nếu vẫn bán thì không thể chấp nhận được”.
 Rơi vào tình cảnh khó xử hơn, chị Mai (45 tuổi, biên dịch viên) tâm sự: “Mình uống đã đành, khổ nỗi, đợt vừa rồi tôi mua hơn chục hộp gửi sang nước ngoài làm quà cho bạn, không biết có đúng vào lô bị thu hồi không. Tôi đọc được tin hàng không đảm bảo vệ sinh, đúng là vừa mất tiền, vừa mua bực vào người. Giờ gọi điện sang bảo bạn đừng uống Maccoffee café nữa thì đúng là ngại không để đâu hết, nhưng không báo không được, ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người chứ đâu phải riêng mình”.
Trên các trang mạng, diễn đàn, facebook, nhiều người tiêu dùng không giấu được bức xúc khi biết sản phẩm cà phê mua của FES Việt Nam vừa bị “tuýt còi”.
Thành viên có nickname Thanh Nguyên không giấu được lo lắng: “Đọc được tin cũng choáng, cà phê này bán nhiều lắm, không biết bao nhiêu người mua phải rồi. Không đảm bảo an toàn thực phẩm thì chắc chắn là ảnh hưởng sức khỏe rồi”.
Nhiều người tiêu dùng vì lo sợ đã chọn giải pháp mua cà phê của thương hiệu khác. Nickname Minh Hoa chia sẻ trên Facebook: “Chưa thấy công ty FES Việt Nam lên tiếng nhỉ, chi tiết là lỗi mất an toàn ở khâu nào? Có hại gì không để người tiêu dùng còn biết. Có khi em phải chuyển sang dùng cà phê hòa tan của hãng khác chứ mù mờ thế này… tiền mất tật mang khi nào không hay”.
Khá đồng tình với ý kiến của Minh Hoa, một nickname khác bức xúc: “Giờ thực phẩm đáng lo ngại nhỉ, từ đầu năm đến giờ không biết bao vụ đồ ăn thức uống bẩn rồi, bức xúc không chịu được. Giờ đến lượt cà phê sữa đá này bị phanh phui, nản quá. Thấy thông tin bảo hai lô bị phát hiện, cụ thể là bao nhiêu hộp, bao nhiêu gói đã đến tay người mua. Công ty làm ăn thế này mất uy tín quá”.
Nặng nề hơn, có những khách hàng muốn tẩy chay dòng cà phê này của FES Việt Nam vì quá lo lắng. Nickname Hoai Sa chia sẻ trên trang Facebook: “Em đọc thấy phạt 200 triệu đồng thì chắc lỗi này cũng không nhỏ đâu, chắc tẩy chay cà phê này thôi”.
Hiện tại, cùng với hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc công ty vi phạm về chất lượng sản phẩm phải thu hồi lô sản phẩm vi phạm đang lưu thông trên thị trường, thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng, tái chế hoặc tiêu hủy lô sản phẩm vi phạm theo quy định.

Ngọc Linh