Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Đã có bao giờ bạn thắc mắc ... Lý do thật sự đằng sau việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái ? & Nơi Thiên Đường XHCN :

1. Lý do thật sự đằng sau việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái ?


  Đã có bao giờ bạn thắc mắc về điều này chưa ? Đây sẽ là lời giải đáp dành cho bạn :
Nhẫn cưới tượng trưng cho lời hẹn ước và tình yêu. Đó có thể là nhẫn tình bạn, nhẫn trong trắng, nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới . Đối với những loại nhẫn khác, chủ nhân của chúng có thể đeo ở bất kì ngón tay nào mình muốn. Nhưng riêng với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, chúng thường được đeo ở ngón áp út tay trái từ bao đời nay.

Deo nhan cuoi 1
(Ảnh: Internet)

 
  Đã bao giờ bạn thắc mắc lí do vì sao có 10 ngón tay nhưng chỉ mỗi ngón áp út tay trái lại có vinh dự này? Và đây sẽ là lời giải đáp thắc mắc dành cho bạn.


Các nhà nhân chủng học tin rằng truyền thống này được truyền cảm hứng từ người La Mã và Ai Cập cổ đại. Họ tin rằng có một huyết quản được gọi là vena amoris (tiếng La Tinh) chạy thẳng từ ngón áp út tay trái đến trái tim. Đồng thời, họ cũng tin rằng ngón áp út tay trái rất gần với trái tim, từ đó đã có truyền thống đeo nhẫn cưới trên ngón tay này.


Bên cạnh đó, người Trung Hoa xưa tin rằng mỗi ngón tay tượng trưng cho những mối quan hệ khác nhau. Theo đó:


- Ngón cái tượng trưng cho bố mẹ
- Ngón trỏ tượng trưng cho anh em
- Ngón giữa tượng trưng cho chính mình
- Ngón áp út tượng trưng cho bạn đời
- Ngón út tượng trưng cho con cái.


Chính vì vậy, từ xưa đến nay nhẫn cưới luôn được đeo ở ngón áp út tay trái. Một giả thuyết khác được đặt ra là hầu hết mọi người đều thuận tay phải, đeo nhẫn cưới ở tay trái sẽ giúp chúng ta dễ dàng hoạt động hơn.


Tuy nhiên, theo Visible Body, khoa học ngày nay đã chứng minh rằng vena amoris không tồn tại, và cũng chẳng có khái niệm liên kết đến trái tim như người xưa từng quan niệm.


Trên thực tế, rất nhiều quốc gia trên thế giới không đeo nhẫn cưới ở tay trái. Theo Wedding Details, ở nhiều nước như Na Uy, Nga, Hy Lạp, Ukraine, Bungari, Phần Lan, Áo, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, nhẫn cưới luôn được đeo ở tay phải, không phải tay trái.


Còn theo truyền thống Do Thái, chú rể sẽ đeo nhẫn vào ngón trỏ của cô dâu chứ không phải ngón áp út như chúng ta vẫn thấy.

Deo nhan cuoi 2
Theo truyền thống Do Thái, chú rể sẽ đeo nhẫn vào ngón trỏ của cô dâu. (Ảnh: Internet)

Bạn thấy đấy, chẳng có luật lệ nào bắt buộc rằng nhẫn cưới phải được đeo ở tay trái. Bạn có thể đeo ở bất kì bàn tay nào mình muốn, cho dù bạn là ng
ười thuận tay trái hay tay phải, vị trí đeo nhẫn là do bạn quyết định. Điều quan trọng trên hết chính là tình yêu, sự nhẫn nhịn và lòng thủy chung chúng ta dành cho người bạn đời mà thôi.

Theo afamily


                                        ========================

Nơi Thiên Đường XHCN :

2. Mẹ con bé gái 'người vượn' đến Hà Nội như lạc vào hành tinh khác

 

Đứng giữa hành lang bệnh viện, hàng trăm con mắt đổ xô vào mẹ con bé Lúa, đôi mắt 2 mẹ con ngơ ngác như bị lạc vào một hành tinh khác.

Khoảng 18h tối 7/4, chiếc xe cấp cứu của bệnh viện huyện Yên Minh đưa mẹ con bé Ly Thị Lúa xuống đến bệnh viện Nhi Trung ương. Cõng đứa con có khối u khổng lồ ra khỏi xe, đôi mắt 2 mẹ con ngơ ngác nhìn xung quanh.

Xoay tứ phương tám hướng, bà Chủ cùng con hết đưa mắt lên lại đưa mắt xuống. Chắc ngoài những đỉnh núi mịt mù mây phủ trên dãy Ba Tiên, nơi có cái bản Giàng Trù A mà 2 mẹ con sinh sống thì chưa bà giờ họ được nhìn thấy những ngôi nhà cao tầng, nguy nga tráng lệ đến vậy. 


Hai mẹ con bé Lúa nhận được sự quan tâm của nhiều người có mặt tại bệnh viện.
Hai mẹ con bé Lúa nhận được sự quan tâm của nhiều người có mặt tại bệnh viện.

Chắn chắn, cũng chưa bao giờ mẹ con bé Lúa thấy một nơi nào lại đông người và ồn ào đến vậy. Nó còn đông hơn cái chợ phiên ở xã Du Già, nơi thi thoảng bà Chủ xuống chợ để đổi ngô, đổi gà lấy những vật phẩm gia đình.

Sau cuộc điện thoại của anh Hải (cán bộ y tế bệnh viện Yên Minh) với bác sĩ viện Nhi, mọi người nhanh chân đưa cháu Lúa vào khoa khám bệnh.

Mặc dù, lúc đó đã hơn 18h tối, nhưng bệnh viện vẫn đông như tổ ong lúc bị vỡ. Tiếng trẻ con khóc, tiếng người nhà bệnh nhân xì xầm, tiếng bác sĩ gọi bệnh nhân… những âm thanh hỗn tạp đó va vào nhau tạo nên một bầu không khí đặc quánh “mùi” căng thẳng.

Vừa đi, bà Chủ vừa ngơ ngác nhìn hai bên, khiến cán bộ y tế đôi lúc phải gọi lớn để bà theo kịp, không bị lạc.

Đi cùng với mẹ con cháu Lúa còn có Lò Văn Toàn (anh rể Lúa), cậu được đưa đi theo với nhiệm vụ làm thông dịch viên tiếng Mông cho 2 mẹ con. Bởi, cả bà Chủ và cháu Lúa chẳng thể nói nổi một câu tiếng Mông cho nên hỏi gì 2 mẹ con cũng chỉ ngơ ngác nhìn nhau rồi nhìn vào người nói như muốn ngỏ: “Tôi không hiểu gì cả”. 


Cái khối u quái dị của Lúa khiến ai cũng chú ý, thương cảm.
Cái khối u quái dị của Lúa khiến ai cũng chú ý, thương cảm.

Suốt vài chục mét đi từ cổng viện vào các phòng khám, hàng trăm con mắt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đổ dồn về phía mẹ con Lúa. Nhìn cái khối u to tướng, lủng lẳng ở sau lưng như sắp vỡ ra hoặc có thể rơi xuống đất khiến ai cũng lắc đầu.
Nhiều người nhìn 2 mẹ con rồi tiến lại hỏi thăm bệnh tình.

Đứng giữa hàng trăm con mắt nhìn vào mình và vô vàn những lời hỏi thăm, bà Chủ càng thêm ngơ ngác vì chẳng hiểu nổi những điều mọi người đang hỏi. Có lẽ, chưa bao giờ mẹ con bà nhận được sự quan tâm của nhiều người đến thế.

Sự ngơ ngác tăng lên cao độ khi liên tục có những người xa lạ đến dúi vào tay bà vài chục, một trăm nghìn. Bà nhìn sang nhóm PV VTC News đang hỗ trợ mẹ con làm thủ tục nhập viện với ánh mắt như muốn hỏi: “Sao người ta lại cho tiền?”


Nhiều người thương tình đến ủng hộ tiền cho mẹ con cháu Lúa.
Nhiều người hảo tâm đến ủng hộ tiền cho mẹ con cháu Lúa.

Bác sĩ Lan (khoa điều dưỡng) người giúp đỡ đoàn làm thủ tục cho mẹ con bé Lúa nói: “Cảm ơn người ta đi, người ta cho tiền mẹ con chị đấy.”

Trước khi giúp đoàn hoàn tất thủ tục nhập viện, bác sĩ Lan không quên nhét vào túi mẹ Lúa 1 triệu đồng: “Tiền này ta cho mẹ con chị để tạm chi ăn uống mấy ngày tới, nhớ cất cẩn thận.”

Cầm tiền trên tay, chắc đến lúc này mẹ bé Lúa cũng hiểu được phần nào những người lạ đang giúp 2 mẹ con. Vẻ mặt bà thể hiện sự bất lực về ngôn ngữ, bởi bà chẳng thể nói được câu tiếng Kinh nào.

Trong lúc đó, bé Lúa cũng nằm im thin thít trên chiếc xe đẩy, đôi mắt ngơ ngác nhìn xung quanh.

Nhờ sự nhiệt tình giúp đỡ của cán bộ bệnh viện, mặc dù nhập viện khá muộn nhưng mẹ con Lúa được làm các thủ tục khám sơ bộ để nhập viện.

Đến 10 giờ tối 7/4, cả 3 mẹ con mới được ăn tối. Thế nhưng chẳng ai nuốt được hết suất cơm 30 nghìn đồng. Bà Chủ bảo, ăn mèn mén (bột ngô) quen rồi ăn thế này (cơm) không quen.

Có lẽ đêm ấy, mẹ con Lúa là tâm điểm của cả bệnh viện. Bởi 2 mẹ con đi đến phòng khám nào, người bệnh và nhân viên cũng đổ xô đến hỏi. Họ quan tâm cũng là điều dễ hiểu, vì đến cả người trong nghề cũng còn ít khi thấy đứa bé nào cõng trên mình một khối u lớn đến vậy.

Nhiều người băn khoăn: “Sao bố mẹ Lúa không đưa cháu đi bệnh viện sớm, để cháu chịu đựng khối u đau đớn như vậy hơn 10 năm ròng. Hay chí ít, họ là người thiểu số thiếu hiểu biết thì chính quyền địa phương phải phát hiện và đưa họ đi chữa sớm hơn thì bé không khổ như thế này.


Dẫu sao, việc địa phương đã hỗ trợ tối đa cho 2 mẹ con để xuống được Hà Nội chưa bệnh là một điều đáng ghi nhận. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, nếu cán bộ địa phương cắt cử cán bộ ở lại với mẹ con Lúa thì sẽ tốt hơn. Hoặc chí ít cũng đồng hành với họ cho đến lúc phẫu thuật thì sẽ vẹn tình hơn.


Ngày đầu tiên ở Hà Nội, mẹ con Lúa như lạc vào một hành tinh khác. Bất đồng về ngôn ngữ khiến người anh rể chốc chốc lại phải chạy ra chạy vào để làm phiên dịch.


Dù sắp được phẫu thuật, nhưng trên mặt 2 mẹ con còn vương vấn những điều hoang mang. 




*** Mọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, cá nhân tổ chức xin vui lòng gửi đến Tài khoản Báo điện tử VTC News. Số TK: 0021.0002.48991, Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Hà Nội. 



Nội dung chuyển tiền: Ủng hộ cháu Ly Thị Lúa, Hà Giang. 

Hoặc liên hệ trực tiếp Tòa soạn để có thông tin về nhận vật: Đường đây nóng Báo điện tử VTC News 01255.911.911 - email: toasoan@vtc.gov.vn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét