Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Đảng Hồ Lừa Chuyên Môn Vẽ Bánh , Xấu Hổ Mang Đến Tận Năm Châu .

Đảng Hồ Lừa Chuyên Môn  Vẽ Bánh , Xấu Hổ Mang Đến  Tận Năm Châu . < LuTrong.vn  >


================================================================


1/ Thủ tướng và ngọn cờ dân chủ

                 image 

  Trong thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có một bài viết khá dài với 3.995 chữ mà trong đó ông đã lập lại 20 lần cụm từ “dân chủ”, 12 lần “Đảng” và 6 lần “xã hội chủ nghĩa”.

Bài viết này cũng được coi là “lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đưa ra đánh giá về năm cũ và nêu những hoạch định cho năm mới đúng ngày đầu năm, giống như các nhà lãnh đạo khác trên thế giới vẫn thường làm.”


Nội dung chính tựu trung vào 3 lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội mà theo ông Dũng “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta” cần tập trung “tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát...”

Ông Dũng còn “đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải thống nhất hành động với quyết tâm cao để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014... Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.”

Nói chung, chương trình của ông Thủ tướng rất lớn, vĩ đại và rất quyết liệt, chẳng hạn như ông khảng khái lên tiếng cổ võ cho “Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân” và cho đây là động lực để phát triển.


Tuy nhiên không biết ông có thực hiện được không vì mới đây, hôm 28/11, cũng chính ông và các đồng chí cộng sản của ông vừa ấn nút thông qua bản Hiến pháp 2013 mà nội dung dường như khác với những gì ông viết hôm 1/1/2014.


Diễn giải về dân chủ


                image


   Nhưng có lẽ vì ông sợ người đọc không hiểu khái niệm “Dân chủ” mà ông đang diễn giải nên ông viết thêm rằng “Đảng ta đã khẳng định Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người".

"Từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến và từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản là những bước tiến dài về dân chủ. Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân.”


Và ông cũng không quên nhắc một câu kinh điển có giá trị như một câu “thần chú” làm bùa hộ mạng ở nước CHXHCN Việt Nam: “Dân chủ (cũng) là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh!”

Khái niệm “Dân chủ” mà ông Dũng chuyển đến chúng ta trong thông điệp đầu năm 2014 là “Dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng (CSVN)”. Cái dân chủ này thì đâu có xa lạ gì với người dân Việt Nam vì từ lúc khai sinh nước VNDCCH cho đến nay, cả hai miền Nam Bắc, đồng bào ta đã phải trải qua biết bao kinh nghiệm đau thương mà không bút mực có thể tả hết được.


“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” đã gần 70 năm nay rồi cớ chi nay ông Thủ tướng lại kêu gọi “phát huy mạnh mẽ dân chủ” rồi còn đòi “đổi mới thể chế” nữa. Chẳng lẽ nước ta không có dân chủ?


Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan chẳng từng tuyên bố “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dân chủ cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” sao?

Nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước mình là một chân lý hiển nhiên của thời đại. Cho nên Nhân dân Việt Nam có toàn quyền quyết định vận mạng của chính mình và của đất nước. Trong thực tế, có ông/bà chủ nào muốn mình bị/được “lãnh đạo” không?


Lãnh đạo bằng bạo lực?

  image


    ĐCSVN đã cướp chính quyền và áp đặt lên Nhân dân Việt Nam một ý thức hệ ngoại lai, phi nhân và tàn bạo.

Đảng đã dùng bạo lực cưỡng bức Nhân dân theo tư tưởng “dân chủ phục tùng Đảng” điển hình qua hình thức “Đảng cử, dân bầu”. Sự lãnh đạo của Đảng đã được thực hiện bằng bạo lực. Uy quyền của Đảng là họng súng. Đảng cường quyền tước đoạt quyền con người và quyền công dân của Nhân dân.

Dân chủ của Đảng, nếu không là tư tưởng của Mao-Mác-Lê hay HCM thì là phản động, là “thế lực thù địch”.


Chẳng lẽ với 4.000 năm văn hiến, Việt Nam không có một tư tưởng lớn nào sao? Chẳng lẽ tinh thần “Hội nghị Diên Hồng” không dân chủ sao mà chỉ nói “Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch HCM!”


Đã đến lúc cần phải nói không với cái xấu, tội lỗi, cái ác. Chúng ta không thể ngồi yên làm ngơ để ngài Thủ tướng và các đồng chí cộng sản của ngài muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết.

Các ngài đã vẽ một cái “thiên đường XHCN tưởng tượng” mà chính các ngài cũng không biết nó là cái gì thì cớ gì các ngài cứ muốn áp đặt nó mãi lên đầu của Nhân dân.


 image


   Chúng ta cần phải nói rõ rằng Nhân dân Việt Nam không cần cái “thiên đường” đó. Cái mà Nhân dân cần là cái quyền làm người thật sự như đã được công bố trong Hiến chương Quốc Tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký và là thành viên.


Chúng ta cũng cần dứt khoát rằng chúng ta không cần cái “dân chủ ưu việt XHCN” của ngài Thủ tướng và nếu Đảng của ngài Thủ tướng có muốn “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” đó thì các ngài cứ nắm nhưng đừng dùng họng súng và bạo lực để ép buộc Nhân dân phải theo.

Đơn giản Nhân dân Việt Nam không muốn lên “thiên đường xã hội chủ nghĩa”.


Luật sư Vũ Đức Khanh


                                       =======================================


 2/ Khi đảng CS: nắm chắc ngọn cờ dân chủ

image

Thông điệp đầu năm 2014 của đảng và nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra có khác với nhiều lần trước thường được chủ tịch nước đưa ra. Có vẻ như ông Dũng đang có quyền lực và ảnh hưởng hơn cả trong tứ trụ triều đình, khi vấn đề nhân sự ở cấp lãnh đạo cao nhất được dàn xếp vào lúc Đại hội XII tới gần.

Nhiều trí thức trong nước đã bình luận và nhận xét về bản thông điệp được phổ biến sáng ngày 1/1/2014 trên tất cả các báo chí và đài phát thanh chính thức. Có người cho rằng đã có vài ý kiến mới mẻ như “khái niệm nhà nước kiến tạo phát triển“, “cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế“, nhưng chưa rõ làm cách nào, bằng biện pháp nào khi kinh tế quốc doanh vẫn nắm quyền chủ đạo; làm thế nào để phát triển và hiện đại hóa nông thôn khi đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân. Cũng có ý kiến cho rằng chẳng có gì mới, vì vẫn như bao nhiêu lần trước nói về dân chủ, về phát triển bền vững, về chống tham nhũng quyết liệt, nhưng đâu vẫn hoàn đấy, tình hình còn xấu đi. Chúng ta hãy chờ xem, vì điều quan trọng không phải là nói hay mà là làm ra sao cho có hiệu quả.

Có lẽ điều mới mẻ và quan trọng nhất trong thông điệp đầu năm nay của ông Nguyễn Tấn Dũng là ý tưởng về thực thi dân chủ. Thủ tướng VN nhắc đi nhắc lại nhiều lần đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà ông đánh giá là ưu việt, còn nhấn mạnh “dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch HCM“. Ông khẳng định: ”Chủ tịch HCM quan tâm đặc biệt xây dựng nhà nước pháp quyền“.

Ông nhấn mạnh: ”Dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại“; “dân chủ là ưu thế khách quan trong quá trình phát triển xã hội loài người“; và “Đảng ta nắm chắc ngọn cờ dân chủ “.

image

  Người ta có thể đặt ra những câu hỏi sau đây cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Chính trị, và những người cùng chung chính kiến:

Ở đâu, đã bao giờ một chế độ độc đảng, theo chế độ độc quyền đảng trị có thể thực thi dân chủ ?

Ở đâu, đã bao giờ có một đảng Cộng sản cầm quyền duy nhất có thể có một nền pháp quyền đúng nghĩa, với 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phân lập kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau?

Các nhà lãnh đạo VN có biết hiện ở LHQ , nước ta được phân loại một cách khách quan là nước dân chủ hay là nước không dân chủ?

Khi cổ súy cho quyền dân chủ, ông Nguyễn Tấn Dũng có từ bỏ ý kiến cấm báo chí tự do của công dân hay không? Ông có suy nghĩ gì khi VN bị xếp thứ 172/198 nước về tự do báo chí?

Trong thông điệp này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trương chính quyền của ông sẽ mở rộng đối thoại với người dân, vậy ông có biết vừa qua đã có 14.785 công dân góp ý kiến xác đáng vào bản Hiến pháp mới theo lời yêu cầu của các ông, nhưng các ông đã không thèm chấp nhận một ý kiến nào, chỉ cốt để bảo vệ 4 cột trụ đã mọt ruỗng là: học thuyết Mác - Lê cổ hủ, chủ nghĩa xã hội mù mờ, tên đảng CS nhơ nhuốc vì tội ác và chế độ “sở hữu quốc doanh làm chủ đạo” từng tàn phá nền kinh tế.

Mong ông Nguyễn Tấn Dũng và mấy trăm vị tiến sĩ, giáo sư trong Hội đồng lý luận trung ương, trong Viện Mác – Lênin cố trả lời trôi chảy cho những câu hỏi trên.

Tôi rất nghi ngờ rằng ông thủ tướng đã quá khôn ngoan, định dùng bản Thông điệp đầu năm này để lừa dối nhân dân ta về cái bánh vẽ dân chủ thơm ngon, đồng thời để phỉnh nịnh các nước trong khối hợp tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương trong cuộc sát hạch cuối cùng sắp tới, có thể là ngay trong tháng 1/2014 này.

Mọi sự lừa dối không thể đi xa.

image

Không bao giờ chiếc mũ dân chủ đẹp đẽ có thể đội vừa đầu các nhà độc đoán - độc tài - độc đảng tham quyền và tham nhũng, luôn quay lưng lại với nhân dân, bỏ tù người yêu nưóc chống bành trướng, coi báo chí tự do là tử thù, săn lùng các blogger, tha hóa ngành công an từ lực lượng “thức cho dân ngủ” thành kẻ “tay sai giữ nhà và giữ tài sản phi pháp cho các quan tham các cấp“.

Độc đoán, độc tài, độc đảng là trái ngược, là phản diện của tự do, dân chủ.

Muốn tự do dân chủ phải dứt khoát từ bỏ độc đoán, độc tài, độc đảng, không thể khác được. Độc đoán độc tài đội lốt dân chủ rất dễ dàng bị lật tẩy, bị vạch mặt, bẽ bàng, trơ trẽn. Thế giới đánh giá ta không phải trên lời nói hoa mỹ, trên thông điệp ba hoa, mà chỉ trên việc làm.

Còn muốn phục thiện, vượt qua chính mình, thành tâm đi với thời đại, đi với nhân dân, đi với dân tộc, thì không có gì khó. Ngay Tết Giáp Ngọ này, hãy trả tự do cho không phải vài ba hay dăm bảy Chiến sĩ dân chủ - nhân quyền, mà là hàng trăm tù chính trị thật sự, như chính quyền quân sự Miến Điện đã làm với hàng ngàn người. Đó mới thật là bứơc đột phá hoành tráng cho những bước tiếp theo, vì dân vì nước.

image

   Chỉ như vậy bản Thông điệp đầu năm 2014 mới thật sự có ý nghĩa, để mỗi khi nhà cầm quyền nói đến dân chủ thì họ không hổ thẹn với lương tâm, khỏi ngượng ngùng với dân, khỏi làm trò cười mỉa mai cho thế giới. Và chỉ có như vậy Việt Nam ta mới đàng hoàng gia nhập trong vinh quang vào khối kinh tế vững mạnh TPP (Xuyên Thái Bình Dương), để hội nhập hoàn toàn vào trong lòng thế giới dân chủ văn minh, bảo đảm tương lai bền vững và phồn vinh cho toàn dân thụ hưởng.


image
                  Bùi Tín

                                               ========================================


3/  Có cấm được vợ sếp nhận quà?

image

  Tán thành chỉ thị của Ban Bí thư cấm tặng quà Tết cấp trên, bạn đọc cũng đòi hỏi cơ chế giám sát, xử lý nghiêm, phải cấm cả cấp trên cũng như người thân nhận quà.
  Cấm tặng quà cấp trên không phải là quy định mới. Độc giả Huỳnh Nở đặt câu hỏi quy định đã cũ từ lâu nhưng cơ chế kiểm soát không nghiêm nên vẫn tiếp diễn, thậm chí có khả năng tăng dần trong mấy năm qua.
  Bạn đọc Hửu Hùng cũng tỏ ra nghi ngờ tính khả thi của lệnh cấm: Mấy năm nay với quy định nêu gương nên cấp dưới chờ mãi câu “từ chối” của cấp trên mà sao thấy lâu quá, rồi tâm lý lây lan:

Không đi chúc Tết người ta
Người ta t ái khó mà an thân !

  “Từ trước đến nay chúng ta chỉ cấm có một vế, tức là cấm người biếu, còn vế thứ hai không cấm, đó là người nhận” – bạn đọc Nguyễn Văn Pha nêu. Phải cấm cả người biếu lẫn người nhận vì “có cầu ắt sẽ có cung”, nhất là cầu lại có quyền quyết định đến vận mệnh của người biếu.

image
  
  Có độc giả đặt câu hỏi: “Cấm tặng quà cho sếp chứ đâu có cấm tặng vợ và người thân của sếp?”. Độc giả Cố Nhân nêu ý kiến: “Cấm tặng quà cho cấp trên nhưng vợ, con cái, người thân của cấp trên đều có thể nhận “quà” bằng nhiều hình thức khác nhau”. Độc giả Văn Phong cũng cho rằng “cấm sếp nhưng đâu có cấm vợ sếp”?

  Ban Bí thư, cấm tặng quà, Lê Như Tiến
  “Lệ” biếu quà cho sếp được độc giả Nguyễn Thị Hải miêu tả, cứ Tết đến là “máu chảy về tim”, mọi người nhìn nhau và cạnh tranh trong việc biếu quà cho lãnh đạo.

  Độc giả Hải viết, làm sao phải cấm các lãnh đạo nhận quà, các lãnh đạo phải treo biển công khai: KHÔNG NHẬN QUÀ, TIỀN, KHÔNG TIẾP KHÁCH ĐẾN BIẾU QUÀ, TIỀN tại nơi ở và cơ quan, phải quán triệt tinh thần này đến gia đình, vợ, con… “Tuy nhiên, làm sao cấm được giao dịch ngầm chứ?” – độc giả đồng thời nêu khó khăn trong việc thực hiện.

image

  Độc giả Diễn chỉ ra, bây giờ có nhiều kiểu biếu lắm. Chẳng ai đi biếu rượu, bánh trái đâu. Loại quà đó có lẽ là thực lòng quý nhau mới biếu. Còn các loại khác phổ biến hơn bây giờ là biếu phong bì hoặc chuyển khoản sẽ tiện hơn nhiều. Không biết có kiểm soát được dạng biếu xén như thế không nhỉ?

  Chế tài nào?

  Độc giả Thái Sơn thắc mắc: “Ai là người đi kiểm tra xem có ai đi tặng quà sếp và sếp có nhận quà không. Nếu có sếp nhận, sếp không thì ai sẽ là người kỷ luật sếp này, biểu dương sếp kia và cuối cùng, có ai đến chúc Tết sếp mà lại không biếu quà?”.

  Bạn để bí danh “Người dân” cũng đưa ra câu hỏi: “Ai sẽ giám sát? Giám sát thế nào?”. Theo nhận xét của độc giả Phạm Thu Hồng, để kỷ cương phép nước không bị coi nhẹ, phải có biện pháp kiểm tra và làm cho mọi người phải tôn trọng luật pháp.

  “Quan trọng nói vậy nhưng có làm được không!? Năm nào cũng có chỉ thị của các cấp từ TƯ đến địa phương nhưng “cấm ai, ai cấm, bây giờ cấm ai”? Thật buồn cho các chỉ thị, vì nó có đi kèm với chế tài đâu?” – bạn đọc Nguyễn Quang Trường nêu ý kiến.

image
  
  Trên tờ Tiền Phong, ĐBQH tỉnh Quảng Trị Lê Như Tiến cũng cho rằng, bây giờ quà trở thành giá trị vật chất lớn. Có người ngày Tết tặng quà nhau mấy chục ngàn đô la Mỹ, tặng chai rượu ba bốn mươi năm, trị giá hàng chục triệu đồng hoặc quà vật chất trị giá hàng trăm triệu đồng.
Ông lý giải: “Quà chỉ còn mang ý nghĩa vật chất, sự trả ơn cho những thứ anh đã cho tôi như đã thăng chức, đã tạo điều kiện cho tôi làm ăn. Đấy là sự trả ơn mang tính chất vụ lợi, là một loại lợi ích nhóm”.


  Nhấn mạnh chỉ thị của Ban Bí thư là “kịp thời”, ông Tiến nói nếu cấp trên từ chối, dứt khoát yêu cầu mang về và “cảnh cáo” người tặng quà thì liệu có cán bộ nào dám tặng.
“Có nhiều biện pháp để ngăn chặn việc tặng quà cấp trên, nhưng cao nhất là thái độ kiên quyết của người nhận quà”, ông Tiến phân tích.

VIETNAMNET


  Ban Bí thư: Nghiêm cấm tặng quà Tết cho  cấp trên

image

  Nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên; không được sử dụng tiền, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động trong dịp Tết trái quy định.
Đó chính là một trong những nội dung do Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh vừa ký ban hành trong Công văn số 178-CV/TW yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tổ chức tốt các hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014.
Đồng thời, phát huy các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội; chăm lo đời sống các gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa.

  Tổ chức thăm hỏi các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình và người có công với cách mạng, các vị lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ trực Tết.

image
Nghiêm cấm tặng quà sếp dưới mọi hình thức

  Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội mừng Xuân Giáp Ngọ và kỷ niệm 84 năm thành lập Đảng (3/2) phải thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc, tập quán của từng địa phương.

  Ban Bí thư nhấn mạnh việc tăng cường kiểm tra, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm sai phạm trong tổ chức hoạt động văn hóa, lễ hội, không tổ chức để lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, chúc Tết địa phương.

   Việc tặng quà Tết cho cấp trên bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức. Tiền, phương tiện, tài sản công bị cấm sử dụng vào các hoạt động trong dịp Tết trái quy định.

  Cũng theo công văn, năm nay, thời gian nghỉ Tết khá dài, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể cần bố trí cán bộ, nhân viên trực hợp lý để bảo đảm các dịch vụ công, xử lý kịp thời các công việc trong đợt nghỉ Tết, bảo đảm các hoạt động thông suốt, không để ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân.

image

  Trước đó, ngày 16/12, Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ra quyết định cấm dùng tiền ngân sách để làm quà biếu dịp Tết; chi lương, thưởng không đúng quy định; tuyệt đối không dùng rượu ngoại để chiêu đãi, tiếp khách; không sử dụng xe công để phục vụ các hoạt động cá nhân.
Quyết định của Chủ tịch Thành phố Nguyễn Thế Thảo được đưa ra trong bối cảnh Hà Nội đang bị hụt thu ngân sách, nợ đọng xây dựng cơ bản tăng mạnh.
Thông tin này đã được Bộ Tài chính chỉ đích danh 40 tỉnh, thành phố không nộp đủ ngân sách như dự toán trong đó có Hà Nội.

   Bày tỏ quan điểm trước việc nghiêm cấm tặng quà sếp dịp Tết, bà Tòng Thị Phóng, Bí thư TƯ Đảng đã từng chia sẻ: "Chống lãng phí và thực hành tiết kiệm phải ngay từ chuyện mua sắm ôtô, trang thiết bị, xây trụ sở, trong chi tiêu hội họp. Việc hội họp, tặng quà, lẵng hoa chúc mừng nên tiến tới làm giản dị, phù hợp với hoàn cảnh đất nước".

image
  
  Bà nhấn mạnh: "Riêng vấn đề nhận quà trong dịp lễ Tết, tôi nghĩ không còn cách nào khác là bản thân lãnh đạo phải tự cảnh giác, nghiêm túc thực hiện quy định cấm từ cấp cao xuống các địa phương. Bên cạnh đó cần phát huy hơn nữa sự giám sát của nhân dân, cơ quan cũng cần tăng cường kiểm soát cán bộ".


Thái Linh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét