Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Cùng nhau lật cái mặt nạ đạo đức giả của đảng !


1/ Cùng nhau lật cái mặt nạ đạo đức giả của đảng !

                           (*) KIM THANH )
Các bạn thân mến,

Qua những bài viết về những anh hùng cách mạng, những điều tốt đẹp mà ban tuyên giáo từ TW cho đến địa phương vinh danh ca ngợi hàng ngày người viết chỉ có một mong muốn duy nhất: Đem lại sự thật cho tất cả người dân để chúng ta thấy được mình đã và đang là những con lừa bị bịt mắt được đảng xỏ mũi và dẫn dắt một cách có hệ thống.

Về các tấm gương ảo, anh hùng dỏm ban tuyên láo ca ngợi mục đích chính là gì?

- Để lên gân, để chiến thắng bất kể cái giá phả trả là quá đắt với sinh mạng binh lính, chiến sỹ đổi lấy một chủ nghĩa hoang tưởng, điên khùng quái dị ngày hôm nay.

Các chương trình mà người dân bắt buộc phải nghe hàng ngày, hàng tháng, hàng năm như chủ nghĩa CS quang vinh, sống học tập theo tấm gương đạo đức HCM, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, người CS chân chính, chế độ ưu việt XHCN, kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất là gì?

Là Láo! Vì sao phải láo?

Vì chủ nghĩa CS do HCM du nhập vào VN đã không theo kịp các quốc gia CS khác, tại đó họ đã đi trước chúng ta rất lâu và nhận thấy đó là một chủ nghĩa không khả thi, đã từ bỏ để theo kịp đà tiến hóa của nhân loại.

Những người lãnh đạo chế độ CSVN cũng thừa biết rằng chủ nghĩa CS là một chủ nghĩa hoang tưởng đã bị diệt vong thế nhưng do tâm lý tham quyền cố vị do xuất thân từ tầng lớp bần cố nông cho nên họ vẫn cố khoác cái mặt nạ đẹp đẽ của chủ nghĩa CS, chỉ thị cho ban tuyên giáo phải đánh bóng tô hồng chế độ, ca ngợi công ơn trời biển của bác và đảng, các anh hùng dỏm, anh hùng lụi hàng ngày nhằm kéo dài sự tồn vong, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo và cai trị đất nước không thông qua dân ý bằng cuộc trưng cầu và bầu cử tự do.

Mặt khác nếu tuyên bố chủ nghĩa CS là sai lầm với dân tộc thì hai cuộc kháng chiến đổ nhiều xương máu đồng bào là điều vô cùng phi lý và chế độ CS không còn có tư cách gì để thống trị và điều hành đất nước, cho nên họ vẫn cố muối mặt ca ngợi về cuộc kháng chiến thần thánh dù tại các quốc gia khác không cần phải đổ giọt máu nào mà họ vẫn độc lập và trở thành những nhà nước Dân chủ Tự do có mức GDP cao hơn VN gấp nhiều lần mà phải nhiều chục năm sau chúng ta mới có thể theo kịp.

Cái nền độc lập tự do độc tài giả hiệu đó chỉ để thỏa mãn lòng tham không đáy của đảng với mệnh đề đất đai của người dân, nhà nước quản lý (!) kéo theo những khiếu kiện kéo dài và những cái chết thương tâm.

Đảng đã dẫn đưa nước VN trở thành một quốc gia tan hoang với rừng vàng biển bạc bị khai thác đến mức gần như cạn kiệt và những đồng tiền đó người dân hoàn toàn không được thụ hưởng mà chỉ làm giàu cho một bộ phận cầm quyền.

Quyền con người tại VN là một cái quyền không bao giờ có, người dân chỉ biết thụ động cho bao nhiêu hưởng bấy nhiêu và không bao giờ dám đòi hỏi những cái quyền căn bản của công dân mà người dân tại các quốc gia khác mặc nhiên thụ hưởng trong đó không thể không kể đến tự do tôn giáo, tư duy, ngôn luận. Sinh mạng con người tại VN thật rẻ rúng, các giá trị Chân Thiện Mỹ đã mai một, con người đối xử với nhau tàn tệ độc ác, sẵn sàng giết nhau chỉ vì những giá trị vật chất tầm thường.

Đạo đức đã không còn hiện hữu, từ tầng lớp lãnh đạo cho đến người dân, họ nói dối không hề biết ngượng, nói thản nhiên như đó là những sinh hoạt bình thường, liêm sỉ đã hoàn toàn không tồn tại thành ra những giá trị về lòng tự trọng, tiền bẩn, tiền sạch đã không còn ý nghĩa.

Từ đó xã hội đã trở về thời kỳ hỗn mang mạnh được yếu thua như trong thời kỳ tiến hóa của loài người nguyên thủy sơ khai tuy khoác lên người những vật chất văn minh thế nhưng tư duy lại nghèo nàn mọi rợ.

Nền Độc lập của nước VN đang phải đối mặt với thử thách nghiêm trọng trong lịch sử, với lòng tham không đáy tên láng giềng ngày đêm lăm le chờ cơ hội nuốt gọn nước VN và nếu điều đó xảy ra dân tộc chúng ta sẽ là một dân tộc bị trị, thuộc Tàu nhưng chúng ta chỉ là người nô lệ, một loại công dân hạng hai thấp kém.

Những quốc sách của giới lãnh đạo VN cho thấy họ không bao giờ có thể tự mình bảo vệ chủ quyền quốc gia, nếu có muốn điều đó thì cũng nhanh chóng sụp đổ vì chúng ta không có sự hậu thuẫn nào từ các quốc gia hùng mạnh trên thế giới:

- Đơn giản vì nước chúng ta là một quốc gia CS, một tên gọi một chủ thuyết hoang đường mà ai nghe đến đều muốn tránh xa (ngoài trừ giao thương kinh tế có lợi cho nước họ)

Vì vậy nếu là con dân nước Việt, trước những bất cập dối trá của nhà cầm quyền các công dân hãy tự ý thức được vị trí của mình, đảng viên CS chân chính có lòng yêu nước thương nòi hãy noi gương những người đi trước cùng nhau trả thẻ đảng, tự suy nghĩ tìm cho mình một con đường khả thi để có thể xây dựng một xã hội đáng sống cho thế hệ con cháu chúng ta.

Hãy giải phóng đầu óc khỏi những định chế phi lý mà đảng đã cầm tù, suy nghĩ về những bất cập xã hội, tìm hiểu tại sao đất nước chúng ta không có đảng Cộng hòa, Dân chủ hoặc các đảng phái có chính danh như các quốc gia khác, và nước Việt Nam sẽ tốt lên hay xấu hơn khi nhiều đảng phái tham gia chính trường hay chỉ duy trì một chế độ độc đảng như hiện nay.

Chỉ có một chế độ đa đảng phái với tiêu chí minh bạch hóa trong điều hành, cùng tránh sự lạm dụng quyền lực bằng một thể chế tam quyền phân lập thì mới có cơ may nước Việt Nam thoát được những vấn nạn hiện nay, tất nhiên những đảng phái nào có học thuyết khả thi tiến bộ, chủ trương đường lối được người dân đồng thuận thì nắm quyền tham chính là điều hiển nhiên.

Đó là sự khó khăn vô cùng to lớn tranh đấu trong lòng những người của đảng giữa một bên là tiền tài danh vọng và một bên là Quốc Gia Dân Tộc.

Trong khi điều đó chưa đến thì mọi người hãy cùng nhau nâng cao tầm nhận thức, bổ sung kiến thức bấy lâu nay bị tuyên truyền bưng bít, tự tìm đến sự thật và những giá trị cao cả Chân Thiện Mỹ của nhân loại để làm phương châm sống cho gia đình mình từ đó trở thành các hạt nhân nòng cốt cho một xã hội tươi đẹp sau này, tự đề kháng và miễn nhiễm trước một chủ thuyết ngoại lai vay mượn!

Tự do không bao giờ đến nếu chúng ta không mong muốn và đòi hỏi… Điều đó sẽ đến nếu chúng ta nhận thức được vấn đề và khát khao mong muốn. Và khi toàn dân đồng thuận với tỷ lệ áp đảo thì lúc đó chủ nghĩa CS sẽ diệt vong!


                                     ==============================

2/ Chính sách an sinh xã hội trong nền dân chủ giả hiệu


Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) An sinh xã hội là chính sách nhằm bảo đảm mức sống và các dịch vụ tối thiểu cho đại khối dân chúng, và góp phần giảm bớt sự chênh lệch giầu nghèo quá lớn trong xã hội. Nhưng tại Việt Nam hiện nay thì chính sách này lại là một trong những nguyên nhân gây ra thêm nhiều mâu thuẫn và uất hận trong xã hội. Nó còn tạo ra nhiều cơ hội cho những kẻ đục nước béo cò vơ vét ngân sách nhà nước. 

Một trong những nhức nhối lớn nhất gần đây về dân sinh là vấn đề y đức. Mức bê tha của đạo đức trong ngành y đã đến độ báo động liên tục và vô cùng cấp bách. Sau những vụ việc gây chấn động dư luận trong tháng 10 còn chưa lắng xuống thì sáng ngày 5/11/2013, cháu Hồ Thị Trinh hơn 2 tháng tuổi ở Hướng Hóa Quảng Trị lại phải nhập viện vì đã bị tiêm chủng loại vaccine Quinvaxem “5 trong 1” tại Trạm y tế xã A Dơi trước đó. Cháu đã tử vong vào ngày 10/11. [1]

Rồi tiếp theo là trường hợp chị Nguyễn Thị Hương (SN 1988, thôn 6, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã tử vong do bị các bác sĩ cắt ruột thừa nhầm phải ruột già. [2]

Trong những năm gần đây, người dân được nghe nhiều chính sách mới của nhà nước mà theo các tuyên bố là nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp bách trong lĩnh vực an sinh xã hội như: Xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, ưu đãi người có công cách mạng, trợ cấp cho người cao tuổi, trợ cấp cho người khuyết tật… Trên giấy tờ tất cả nghe đều hay, đều tốt. Nhưng trên thực tế thì các chương trình này chỉ tạo cơ hội cho những người có chức có quyền ăn bẩn ngân sách quốc gia, và lại tạo thêm bất mãn trong nhân dân vì ngân sách đó chính là tiền thuế vắt ra từ dân. Tóm tắt là dân đã nghèo nay lại phải nộp thêm tiền cho cán bộ giàu, nhân danh các dịch vụ an sinh xã hội mà người dân không được hưởng.

Đây là tình trạng bất trị vì kẻ lập ra chương trình, cung cấp ngân khoản cho chương trình, thực hiện chương trình, và thanh tra việc thực hiện đều cùng là một nhóm và đã ăn đồng chia đều với nhau. Không có bộ phận độc lập nào có thể xen vào. Một hệ lụy đặc biệt nguy hại của hệ thống "đá bóng kiêm thổi còi" này là hiện tượng "hàng giả". Hàng giả bao gồm cả thuốc giả, bằng bác sĩ giả, điểm thi bác sĩ giả, giờ trực bệnh viện giả, giấy chứng thương, chứng tử giả...v.v....

Một cách tóm tắt, trong xã hội không có dân chủ đa nguyên, các tệ nạn cứ ngày một trầm trọng vì những kẻ cai trị không thể tự giải phẫu; và người dân, không có quyền gì trong tay, chỉ có 2 con đường, đó là hối lộ hay cắn răng chịu đựng.

Ngay cả khi không trông nhờ gì vào nhà nước và kiếm sống hoàn toàn bằng sức lao động của chính mình, người dân vẫn không thoát nổi cái lưới tham nhũng, o ép của những kẻ nắm quyền. Xin kể một thí dụ nhỏ mà một người bạn tôi ở Đồng Nai, làm việc trong nhà máy mía đường La Ngà, kể cho tôi biết. Ở quê anh người dân trồng mía bán cho nhà máy mía đường La Ngà, khi mía tới tuổi thu hoạch thì phải cắt trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu thu hoạch muộn thì mía sẽ bị kém chất lượng. Khối lượng cũng bị hao hụt. Giá thành bị giảm xuống vì mía ra bông và có bấc. Không những thế, việc thu hoạc muộn còn ảnh hưởng tới thời vụ sản xuất của năm sau. Bởi lý do đó, gia đình nông dân nào cũng mong bán ngay khi thời vụ tới. Tuy nhiên vì diện tích trồng mía của cả vùng rất rộng nên không phải muốn bán là bán được ngay, kể cả việc bán theo giá kinh tế thị trường. Các gia đình cán bộ đang có chức có quyền luôn là người được bán mía trước, còn bà con nông dân phải chấp nhận bán sau. Vì vậy lại sinh ra nạn đút lót chạy chọt để bán mía trước. Gia đình nào không có khả năng chạy chọt thì phải chấp nhận thiệt thòi. Người dân nghèo không ai dám ra mặt lên tiếng vì sợ bị trả thù. 

Vì những lý do như vậy nên xã hội càng ngày càng có khoảng cách giầu nghèo gia tăng giữa những người có chức có quyền và những người cúi đầu chấp nhận đi bằng đầu gối. Hỡi những người dân Việt Nam yêu kính, chúng ta chấp nhận sống kiểu này thêm bao nhiêu lâu nữa, thêm bao nhiêu đời con đời cháu nữa? Đến bao giờ chúng ta mới dám phản đối những trò bóc lột mới nhân danh "an sinh xã hội", mới dám tiễn đưa chủ nghĩa cộng sản về với Các Mác, Lê Nin, để xây dựng một nền dân chủ thật sự của dân, do dân và vì dân?

Thanh Hóa, ngày 13/11/2013

ĐT: 01628387716


_________________________________

Chú thích:



                                  ==============================

3/ Chúng ta có quyền con người

Thùy Linh - Có bạn hỏi nghĩ gì về sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc? Nói bầu bán cho sang chứ cần 4 xuất mà có 4 nước ứng cử thì còn bầu bán nỗi gì? Mất hoàn toàn tính cạnh tranh. Trong tôi luôn có hai suy nghĩ mâu thuẫn và trái ngược về sự kiện này.

1. Việt Nam không xứng đáng ngồi vào Hội đồng nhân quyền của LHQ vì nhiều quyền cơ bản của con người chưa được đáp ứng như nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng. Biểu hiện rõ rệt nhất là nhiều người phải ngồi tù chỉ vì nói thật suy nghĩ của mình một cách ôn hòa. Chúng ta có thể kể tên nhiều người: Điếu Cày; Trần Huỳnh Duy Thức; Nguyễn Tiến Trung; Lê Công Định; Tạ Phong Tần; Nguyễn Xuân Nghĩa; Đinh Đăng Định…Họ thực sự là những tù nhân lương tâm không chỉ của VN mà còn là của nhân loại: đó là khát vọng cất lên tiếng nói chống lại cái xấu, ác vì một tương lai tốt đẹp hơn…

Và tôi tìm cách biện hộ rằng, nhìn vào lịch sử của Hội đồng nhân quyền (trước đây là Ủy ban nhân quyền) thì thấy vắng mặt khá nhiều những nước văn minh, tiến bộ. Hầu như là những nước đang gặp nhiều sự chỉ trích về nhân quyền có mặt tại Hội đồng này. Quyền con người đã được luật hóa khiến công dân được bảo vệ tối đa chống lại tất cả những gì phi nhân tính nên các nước văn minh, tiến bộ không cần quan tâm đến những hội đồng giúp công dân họ xem xét lại những bất cập của chính phủ trong vi phạm nhân quyền. Nhân quyền vốn như hơi thở, có thiếu vắng bao giờ mà phải cần đến sự trợ giúp của bình ô xy dưỡng khí từ bên ngoài? Cho nên nơi nào ngột ngạt tự do, dân chủ thì mới cần sự đánh giá, xem xét, trợ giúp…của ngoại lực. Hội đồng nhân quyền vì thế rất cần cho những nước như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Arap Saudi…Thế nên mới có cảnh bầu bán không có cạnh tranh như vừa qua: 4 nước châu Á ứng cử thì chọn cả 4, trong đó có Việt Nam.

Qua đây cũng có thể thấy tính hình thức, chiếu lệ, thậm chí là bất lực của Liên Hiệp Quốc nói riêng và Hội đồng nhân quyền nói riêng. Thế mới có chuyện, xưa nay chưa khi nàocác giám sát viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc có thể vào VN để thăm và điều tra về các vụ bị cho là có tình trạng lạm dụng.

2. Nếu nghĩ theo cách tích cực thì tôi nghĩ, có thể áp dụng quan điểm giáo dục hiện đại là, thay vì tiêu diệt, đả kích thói độc ác, xấu xa, con người nên được khêu gợi khuyến khích những mầm tốt, hướng thiện để họ tự giáo dục và cải tạo bản thân mình…

Việc VN đã ở trong Hội đồng nhân quyền thì chắc chắn không thể nói là nhân quyền của VN khác với các nước do tính đặc thù về văn hóa, truyền thống, như xưa nay các quan chức có trách nhiệm vẫn hay phát biểu. Anh không thể đem quả bóng do anh thiết kế vào đá chung sân với các cầu thủ khác và nói rằng, tôi chỉ hợp với loại bóng này (để đỡ đau chân tôi)…Đây cũng là thời gian để chính quyền nhìn lại Tuyên ngôn nhân quyền của LHQ đã được luật hóa và thực thi như thế nào trong cuộc sống? Người dân từ nay có Tuyên ngôn nhân quyền làm tham chiếu cho việc giám sát thực thi quyền con người của chính quyền Việt Nam với tư cách là chính phủ của mình, vừa với tư cách là hội viên trong Hội đồng nhân quyền LHQ. Khi Việt Nam đã tự đứng soi trước một tấm gương thì mọi xấu tốt sẽ được phô bày trước bàn dân thiên hạ. Còn nếu Việt Nam tự lấy tấm vải đen che gương để khỏi thấy mặt mình nhọ nhem thì lại là chuyện khác - câu chuyện về văn hóa và liêm sỷ.

Thế nên bước vào Hội đồng nhân quyền dễ hơn là ở lại đó, ghi dấu ấn chứng tỏ về một đất nước đã trưởng thành, nói và làm không trái ngược như ngày với đêm.

Chưa khi nào người Việt Nam có được vận hội chứng tỏ với thế giới là chúng ta có nhân quyền như thời điểm này…

Và bất kỳ người Việt Nam nào cũng nên nằm lòng, thực hiện đầy đủ về Tuyên ngôn nhân quyền mà Liên hiệp quốc đã đưa ra từ năm 1948.

Tuyên ngôn nhân quyền.

Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.

Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng sự tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.

Xét rằng: Nhân Quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.

Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.

Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị con người, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.

Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.

Xét rằng: Sự hiểu biết chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.

Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên Ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.

Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên Ngôn một cách có hiệu lực, trong các dân tộc của các nước thành viên, và ngay cả trong những người dân sống trên các phần đất thuộc quyền cai quản của các nước đó.

Ðiều 1:
- Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.


Ðiều 2:
- Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.

Ðiều 3:
- Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.

Ðiều 4:
- Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.

Ðiều 5:
- Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.

Ðiều 6:
- Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.

Ðiều 7:
- Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.

Ðiều 8:
- Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.

Ðiều 9:
- Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

Ðiều 10:
- Mọi người đều có bằng nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.

Ðiều 11:
- Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.
- Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không qui định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.

Ðiều 12:
- Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

Ðiều 13:
- Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.
- Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở.

Ðiều 14:
- Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.
- Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm không có tính chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 15:
- Mọi người đều có quyền có quốc tịch.
- Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.

Ðiều 16:
- Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.
- Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự.
- Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.

Ðiều 17:
- Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
- Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.

Ðiều 18:
- Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.

Ðiều 19:
- Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Ðiều 20:
- Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa.
- Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.

Ðiều 21:
- Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.
- Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng.
- Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.

Ðiều 22:
- Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Ðiều 23:
- Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.
- Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau cho cùng một công việc.
- Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.
- Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ðiều 24:
- Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả việc hạn chế hợp lý số giờ làm việc, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.

Ðiều 25:
- Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.
- Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng.

Ðiều 26:
- Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.
- Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.
- Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.

Ðiều 27:
- Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia sẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.
- Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.

Ðiều 28:
- Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.

Ðiều 29:
- Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.
- Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
- Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 30:
- Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.
Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948



                   ----------------------------------------------------------------------

4/ Biết lần về mô ?



Bốn đứa con gái
Dân cà chớn
Cuộc thi hoa hậu
Chỉ bốn người
Chỉ có bốn người
Thi hoa hậu
Bốn đứa đi thi
Đậu bốn người.

Con Chệt Trung Quốc cười toe toét
Rằng tuy mắt híp, chẳng dài chân
Mấy thằng mắt chột mê ta lắm
Nên chấm cho ta giải quán quân.

Ả Rập Xê Út tuy xấu xí
Da đen môi đậm mắt thâm quần
Dư chỗ!
Đành thôi cho vào đại
Mặc dầu Liên Hiệp Quốc chẳng cần.

Còn mợ Việt?
Điêu ngoa mũi tẹt
Chảnh bà cố, đỏng đảnh tự hào
Có bốn chỗ dư, không đối thủ
Ghế trống, chẳng ai, cho mợ vào.

Mợ về nước giở trò láu cá
Cả thế giới đánh giá thành công
Các báo đài la lá mỏ cong
Đảng cộng sản được lòng nhân loại.

Trở về nước tự hào đảng gáy
Ta thiên tài
Sức mấy mà thua
Bây giờ, ta đã là vua
Nhân quyền có ghế
Chẳng thua thằng nào.

Lịnh lá chắn làm mau làm tốt
Đòi nhân quyền thì hốt chúng ngay
Phen này "phản động" biết tay
Đấu tranh Dân Chủ...
Mời ngay vô tù.

Ôi Liên Hiệp Quốc đám mù!
Những quân gian ác
Trao dù che thân
Biển dâu, một cuộc hồng trần
Thấy mà ngao ngán... biết lần về mô?!.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét