Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Việt Nam : Năm mới, niềm tin và hành động mới !

 Việt Nam :  Năm mới, niềm tin và hành động mới  !

====================================================
          

Merry Christmas  &  Happy New Year 

                    Mừng Giáng Sinh  &  Mừng Năm Mới

            

                         
            
       
               
                           

                                     

 

                           




Merry Christmas  &  Happy New Year 

                    Mừng Giáng Sinh  &  Mừng Năm Mới


Dân Làm Báo mến chúc bạn bè trong thôn Giáng Sinh êm đềm và Năm Mới nhiều an lành. Xin gửi đến cho nhau, gia đình và đất nước những lời nguyện ước tốt đẹp nhất. Gửi đến các cô chú, anh chị còn đang chịu khổ nạn tù đày lời cầu chúc sức khoẻ, chân cứng đá mềm. Ước mong 2014 sẽ là bình minh trên quê hương và ước mơ chung của chúng ta sẽ trở thành hiện thực.


                           

      


                   1/ Năm mới, niềm tin và hành động mới


Le Nguyen (Danlambao) - Giáng sinh đến có nghĩa rằng vài hôm nữa là hết năm cũ để nhân loại chào đón một năm mới dương lịch trải dài trước mắt. Theo lẽ thường người ta có thói quen kết toán công việc cuối năm lên kế hoạch hành động cho năm mới, nói ngắn gọn văn hoa bóng bẩy là “tống cựu nghinh tân” tức là xua ra cửa xui xẻo của năm cũ để chào đón may mắn vào nhà trong năm mới. Thiết nghĩ phong trào dân chủ, lực lượng đấu tranh cho dân chủ cũng không phải là ngoại lệ, là cũng cần phải xem xét lại trong năm qua đã làm được gì và những gì chưa làm được để điều chỉnh những hạn chế tồn tại nhằm hoạch định đường hướng hoạt động cụ thể cho những ngày tháng sắp tới, có hiệu quả hơn trong tương lai.

Nhìn lại một năm vừa qua đã có một số sự kiện đấu tranh nổi bật đáng ghi nhận, từ đấu tranh mang tính cách cá nhân tự phát đến đấu tranh mang tính tập thể có tổ chức và từ đấu tranh tập thể dưới hình thức “xin cho” như gởi đơn kiến nghị của 72 vị trí thức góp ý sửa đổi hiến pháp đến chuyển sang chủ động đấu tranh khẳng định quyền làm người, quyền dân sự, quyền chính trị phù hợp với luật pháp của nhà nước cộng sản ban bố cũng như các công ước Việt Nam ký kết, cam kết với quốc tế, qua hình thức tuyên bố của các công dân tự do, tuyên bố 258 của mạng lưới blogger Việt Nam, công bố sự ra đời của hội anh em dân chủ, diễn đàn xã hội dân sự, tuyên cáo thành lập hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam..

Những sự kiện xảy ra trong năm là sự cố gắng vượt bực của một số nhỏ dũng cảm vượt qua sợ hãi lên tiếng mang tính chất thách thức độc quyền quyền lực của bạo quyền cộng sản Việt Nam và còn lại số đông quần chúng giữ im lặng, chưa ra mặt tỏ rõ thái độ với chế độ bạo tàn cộng sản. Như thế không có nghĩa rằng người dân chấp nhận chế độ, là họ không nhận ra tội ác cộng sản gây ra cho họ, xa hơn là cho đất nước dân tộc này và tuyên bố gán ghép xã hội chủ nghĩa là sự chọn lựa của toàn dân như hệ thống loa đài của đảng tuyên bố sai sự thật họ đều biết!

Để biết được tâm tư tình cảm thật sự của mọi tầng lớp nhân dân, cách tốt nhất là nếu có ai đủ điều kiện đi đây đi đó tiếp cận, thăm dò dư luận xã hội Việt Nam hiện nay như tiếp xúc với các nhân viên phục vụ khách sạn nhà hàng, dịch vụ giải trí, các tài xế taxi, xe honda ôm, các hướng dẫn viên du lịch, các bạn chung tour du lịch, các cán bộ đảng viên hưu trí cùng với các cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên tình cờ các thành phần nghèo buôn bán sinh sống trên vỉa hè, trong lòng đường phố đô thị... sẽ nghe được tâm tư tình cảm lẫn bức xúc của họ đối với nhiều bất cập, bất công trong chế độ độc tài cộng sản mà người làm dân không có quyền chọn lựa này.

Chắc chắn khi làm cuộc thăm dò dư luận cách khoa học và nghiêm chỉnh, chúng ta sẽ thấy hầu hết những người dân làm việc kiếm sống ngoài khu vực nhà nước đều có nhận xét về các vấn đề kinh tế xã hội khá sâu sắc cũng như nhận định chính trị ở một tầm cao hơn hẳn quan trí cộng sản cả một cái đầu. Chính tôi trong những lần “thỏng tay vào chợ” cận cảnh, tiếp xúc với nhiều thành phần xã hội đã mắt thấy tai nghe rất nhiều điều ta thán về chế độ cộng sản, trong đó ấn tượng nhất là hoạt cảnh hỗn loạn của các em, cháu học sinh tiểu học gây ồn ào mất trật tự trong bảo tàng chứng tích chiến tranh, bảo tàng lập ra chỉ nhằm mục đích “lên án tội ác Mỹ Ngụy” ở Sài Gòn khiến một cho chị lao công của bảo tàng thốt lên trống không với giọng khá bức xúc: “Con nít biết cái gì mà đem nó vô đây?...”

Một phát ngôn khác cũng làm tôi khá bất ngờ là một hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài, nói tiếng ăng lê giọng Mỹ khá lưu loát “thao thao bất tuyệt” về tội ác chiến tranh, kể lể công lao anh dũng đánh thắng... có đoạn diễn giảng ông Nguyễn Ái Quốc lấy tên Hồ Chí Minh của ông tàu nào đó làm tên ông ta, là để trả ơn sự giúp đỡ “to lớn” trong thời ông Quốc hoạt động cách mạng ở Trung Hoa. Vụ việc này đã không “bịt mồm” được một thanh niên việt kiều trong đoàn du lịch đứng bên nói với cha cậu ta rằng: “Con biết họ nói không đúng... con không muốn nghe nữa...” Câu chuyện nếu dừng ở đó thì cũng bình thường không có chuyện chi để bàn, điều làm cho tôi thật sự bất ngờ là sau câu nói của cậu thanh niên Việt kiều là người hướng dẫn viên du lịch bất ngờ bật tiếng Việt nói: “đừng nghe những gì cộng sản nói(?)...”

Qua những diễn biến tư tưởng lẫn nhận thức sâu sắc về xã hội của số đông quần chúng thầm lặng, chính mắt tôi chứng kiến và kể ra một mảng nhỏ, đủ cơ sở để kết luận rằng lực lượng đấu tranh cho dân chủ đang có nhiều thuận lợi để tổ chức khối quần chúng đã nhận biết cộng sản là tội ác, là nguyên nhân của khổ đau chết chóc, của đói nghèo lạc hậu làm cản trở phát triển của đất nước nhưng chưa được hướng dẫn cho biết về những quyền tự do căn bản của một con người, những quyền lợi thiết thân, sát sườn của chính họ để họ tự đứng lên đấu tranh giành lấy những quyền, lợi ích hợp pháp mà lẽ ra chính họ phải được hưởng.

Chẳng hạn như quyền lợi, điều kiện làm việc của người công nhân Việt Nam quá kém, quá tệ so với mặt bằng của công nhân khu vực lẫn thế giới và sự khác biệt, thiệt thòi của giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp được đảng cộng sản ra rả đề cao ca ngợi là giai cấp nồng cốt của đảng lãnh đạo không được cải thiện đúng mức mà ngày càng tồi tệ hơn so với chuẩn mực quốc tế, chỉ cần tính kể từ ngày cộng sản Việt Nam đổi mới kinh tế, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Điển hình như người công nhân làm việc toàn thời ở các xứ “tư bản bóc lột” cụ thể là Úc ngay thời điểm này có mức lương khởi điểm hay lương tối thiếu $18 một giờ, làm việc 8 giờ một ngày, 40 giờ một tuần và một ngày làm hơn 8 giờ sẽ được trả lương gấp rưởi cho 3 giờ đầu, lương gấp đôi cho những giờ kế tiếp... ngoài ra một năm làm việc người công nhân Úc còn được hưởng 10 ngày lễ, 10 ngày bệnh, 4 tuần lễ nghỉ thường niên được trả lương và những quyền lợi của người công nhân Úc được hưởng không phải tự nhiên họ có mà phải qua một quá trình đấu tranh dài có tổ chức (công đoàn) được luật pháp bảo vệ mới có được.

Còn người công nhân Việt Nam làm việc trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa sau giai đoạn đổi mới mấy mươi năm qua như thế nào?

Cụ thể là 10 năm trước, lương khởi điểm của công nhân giày da Mỹ Phong Trà Vinh, một công ty có chủ đầu tư nước ngoài, là trên dưới $1 triệu/tháng và lương của công nhân giày da Mỹ Phong sau 10 năm làm việc đã thành thạo công việc được tăng lên trên dưới $2 triệu. Nhìn vào con số $1 triệu với $2 triệu thì thấy công nhân được tăng lương khá nhiều nhưng thật ra lương công nhân Việt Nam không được tăng gì cả bởi 10 năm trước $1 triệu đồng Việt Nam là $100US và bây giờ $2 triệu đồng Việt Nam cũng chỉ là $100US. Cũng như 10 năm trước với 10 năm sau, quyền lợi của người công nhân giày da Mỹ Phong không có nhiều thay đổi đáng kể, chỉ có mỗi thay đổi nhỏ là công nhân được trả thêm tiền làm tăng ca và bọn cai (chủ quản) được thuê mướn từ Trung Quốc không còn vô cớ chưởi bới hạ nhục rằng “...không có tụi tao, tụi bây đi làm gái hết rồi...”vi phạm nhân phẩm người nữ công nhân Việt Nam đã thay đổi sau biến cố đình công quy mô dài ngày do Hạnh, Hùng, Chương lãnh đạo.

Nhắc đến quyền lợi của người công nhân Úc và người công nhân Việt Nam, không nhằm mục đích so sánh vì mọi so sánh đều rất lố bịch, chỉ thêm đau lòng bởi rất ít người không hiểu nguyên nhân khác biệt ấy đến từ đâu? Nhắc đến công nhân Việt Nam chỉ là một trong nhiều mảng rời rạc cần quan tâm tuyên truyền vận động, hướng dẫn cho họ tự tổ chức, tự đứng lên đấu tranh giành lấy nhiều quyền lợi chính đáng lẽ ra phải thuộc về họ mà bọn “tư bản bóc lột” bản chất không thay đổi, là chỉ thấy có lợi nhuận càng nhiều càng tốt nếu tập thể công nhân không kiên quyết đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình?

Trở lại với lực lượng đấu tranh dân chủ ở trong nước tuyên bố thành lập một số tổ chức trong năm qua, có lẽ chúng ta ai cũng đều nhận ra là chỉ mới tạo được tiếng vang ở chiều rộng chứ chưa đi vào chiều sâu nhưng cũng đã là một cố gắng vượt bậc đáng ghi nhận không có điều gì để chê trách. Việc đấu tranh cho dân chủ trong nước còn nhiều “khoảng trống” rất cần sự tiếp sức tích cực của các tổ chức đấu tranh cho dân chủ ở hải ngoại, không chỉ ở mặt trận ngoại vận, không chỉ hỗ trợ tài chánh mà mặt trận đấu tranh dân chủ trong nước còn cần đến việc lực lượng đấu tranh hải ngoại đưa người về nước thực hiện tổ chức hoạt động đấu tranh.

Phải nhìn nhận rằng so với vài thập niên trước, các tổ chức đấu tranh vũ trang, kháng chiến phục quốc lập chiến khu dọc biên giới Thái – Lào, Thái – Kampuchea phải băng rừng vượt suối về nước chiến đấu với nhiều bất trắc hiểm nguy rình rập đến sự an toàn của các chiến sĩ đấu tranh của chúng ta, là có thật. Ngày nay các chiến sĩ đấu tranh của các tổ chức đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở ngoài biên giới Việt Nam, có thể đàng hoàng về nước bằng máy bay và vũ khí chủ lực, chính yếu là tư tưởng, một loại vũ khí nằm trong đầu của mỗi chiến sĩ đấu tranh không có gì cụ thể như súng ống đạn bom để bạo quyền cộng sản khám xét bắt quả tang cầm tù!

Do đó thời cơ đã đến trong thời điểm hiện tại, thời điểm có nhiều diễn biến thuận lợi cho lực lượng đấu tranh cho dân chủ, rất cần lắm những chiến sĩ bàn phím đứng lên, rời bỏ màn hình nhập cuộc và tình hình đấu tranh thực tiễn hiện nay rất cần lắm những tổ chức đấu tranh chống cộng từ xa, từ nơi chốn an toàn ngoài biên giới nước Việt Nam trở về nước tiếp sức với lực lượng đấu tranh trong nước cho trận “đánh” quyết định sắp diễn ra trong một ngày không xa.

Hy vọng Giáng Sinh và năm mới Dương lịch năm này sẽ là khởi điểm của sự chuẩn bị một thay đổi tích cực trong tư duy các cá nhân, các tổ chức đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam hầu hoạch định được chương trình hành động thông minh, hiệu quả trong đấu tranh dân chủ, giải trừ độc tài cộng sản và xa hơn nữa là dẫn dắt dân nước theo kịp các biến chuyển nhanh nhạy của nhân loại, hội nhập vào thế giới thời đương đại, thời toàn cầu hóa trong tương lai Việt Nam không cộng sản.


                                =================================


2/ Giáng sinh của kẻ tiểu nhân


Nguyên Anh (Danlambao) - Một mùa Giáng Sinh lại về, tại khắp nơi trên thế giới người ta nô nức hân hoan đón mừng Thiên Chúa ra đời, các chương trình vui chơi, mua sắm, nghĩ kỳ lễ vacation được lên kế hoạch sau những ngày dài làm việc, mà cũng hay nước Mỹ chỉ cho phép nghĩ có bao nhiêu đó và ngày mùng 2 Dương lịch tất cả đều trở lại bình thường trách sao đó không phải là một quốc gia giàu có.

Dù muồn hay không Giáng Sinh vẫn đến Việt Nam nhưng cái náo nhiệt thì không có như các nơi khác, chỉ thấy những chùm đèn được sản xuất tại China treo lộng lẫy ở vài con đường khoe ánh sáng rực rỡ và sau luồng ánh sáng đấy là góc khuất của bóng tối cuộc sống và chính thân phận con người.

Mùa Giáng Sinh năm nay ngài phó thủ Nguyễn Xuân Phúc của chế độ cai trị vô thần chỉ biết thờ bác và đảng đã đến chúc mừng tại thành hồ, một chương trình quen thuộc của đảng lúc nào cũng chúc trước, ăn Tết trước chứ còn ngay ngày lễ thì never!

Ngày lễ Giáng Sinh Việt Nam còn bị một ngày lễ khác được tuyên truyền ầm ỉ hơn là ngày thành lập Quân đội Nhân Dân (22/12) và không khí Giáng Sinh dường như chỉ là riêng của cộng đồng Công Giáo với các khu xóm đạo được nhà thờ giăng đèn hoa vào từng con hẻm nhỏ…

Đường lối của đảng csvn không có ngày lễ Giáng Sinh!

Cứ nhìn vào cuốn lịch, ngày Giáng Sinh tại Việt Nam không ai được nghĩ. Người cs với tâm lý hèn mọn thù dai đã luôn đẻ tâm và để bụng chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của có Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một người Công Giáo cùng gia đình của họ. Nền Đệ Nhị Cộng Hòa với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là một người Ki tô hữu (theo đạo Đệ Nhất phu nhân).

Trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa tự do được cổ súy tôn vinh kéo theo đó là một số tôn giáo tham gia vào các cuộc nổi loạn, vụ bàn thờ Phật xuống đường của nhà sư Thích Trí Quang đã gây rối, lôi kéo một bộ phận người dân tham gia từ đó làm rạn nứt và rung rinh chế độ.

Người cs biết rõ điều đó… Họ thật đúng với câu: Tài năng có hạn mà thủ đoạn có thừa!(sát thủ đầu mưng mủ) Thích trí Quang một nhà sư, hạt nhân của phong trào bây giờ bị an ninh cục 2 quản lý 24/24 tại chùa Già Lam Gò vấp, ai muốn gặp mặt đều phải có giấy của tổng cục cho phép.

Còn Giáng Sinh của người Công giáo không dẹp được thì không cổ súy vinh danh, chỉ vài câu nói lấy lệ cho ra vẻ ta đây quan tâm đến dân chúng chứ thật ra trong thâm tâm người cs họ chỉ muốn không có một tôn giáo hội đoàn nào lãnh đạo tinh thần người dân để họ mặc tình thao túng, đầu độc đầu óc dân lành với các mệnh đề láo toét của mình. Để làm được điều đó họ đã làm ngơ xem đó không phải là một bộ phận của Dân tộc nhiều năm liền, cứ nhìn vào nền âm nhạc trước và sau 1975 sẽ rõ, các bài ca, lời nhạc vinh danh Chúa trước đây và sau này là hai thái cực.

Nào là jingle bell, đêm thánh vô cùng, mừng Chúa ra đời, mùa sao sáng, đêm thánh huy hoàng, cả một rừng nhạc cho đạo Chúa, và điều may mắn hơn là giới nhạc sỹ, ca sỹ đạo Công giáo có rất nhiều cho nên người ta dễ dàng nghe được các ca khúc ca từ ca ngợi thương yêu trong cộng đồng giáo xứ trong đó có những ca khúc bất hủ vượt cả không gian và thời gian, xuyên biên giới.

Còn nền âm nhạc cách mạng thì có bản nhạc nào cho Chúa? 

Không hề có một bản nhạc nào được ra đời vì không được phép, chỉ có các bài ca sắt máu căm thù, tuyên truyền chế độ, ca tụng bưng bô như hcm đẹp nhất tên người! Đó là nên âm nhạc bị thao túng bởi bọn tuyên giáo mà đứng đầu là Tô huy Rứa, Đinh thế Huynh, một bọn ăn bám xã hội tự phét lác cho mình là linh hồn chế độ.

Chúng vẽ sự ra các truyền thuyết về một nhân vật tầm thường là hcm, phong thánh, bắt bọn đàn em bên dưới ca tụng, người dân phải thấm nhuần về một thứ chủ nghĩa quái thai, một chế độ rừng rú vô loài. Bọn chúng nói văng cả nước bọt, nói về những cái chúng nghĩ ra, tưởng tượng ra, phét lác ra và nhờ cái nói đó mà đảng cs gồm các tên ngu đần đã vinh danh bọn giòi bọ đó thành những tiến sỹ, cử nhân!

- Chúng phải nói, phải láo, phải phét, vì chúng tự huyễn hoặc mình là vĩ nhân của cái Quốc gia nghèo hèn phi Dân chủ

- Chúng phải hét phải hò, vì sau đó là quyền lợi tiền tài của bọn dân ngu.

- Chúng phải ngăn phải cấm, vì bất cứ ai hay tôn giáo nào có thể đe dọa chế độ là ảnh hưởng đến cáo nồi cơm đang dùng.

- Chúng là một bọn tiểu nhân câu kết thành một khối.

Bất hạnh hơn chúng lại có cái quyền điều hành Quốc gia dù cái quyền đó không hợp pháp!


______________________________

P/s: bài viết thể hiện tư tưởng của tác giả, người viết không phải là một con chiên của Chúa, chỉ đơn thuần là một người dân Việt.

                                   ==================================

3/  Để Tưởng Niệm Việt Dzũng, Đọc Lại: Giấc Mơ Trăng Và Đá


(12/24/2013 - vietbao.com/) 
Tác giả : L L N
LLN

Tâm tình người nghệ sỹ tài hoa được tiểu-thuyết-hóa trong tuyển tập truyện ngắn Gió Sông Hồng do nhà xuất bản Thế Giới ấn hành, tháng 5 năm 1992. Typography: Vũ Hoàng Anh & Việt Dzũng. Trình bày bìa: Việt Dzũng.

Hôm nay đọc lại, thay lời tạm biệt người bạn, người em, nơi Cõi Tạm này. LLN

*

Trong tôi, sự quyến rũ về Trăng và Đá đến từ trí tưởng lãng mạn qua những huyền thoại dã sử. Hình ảnh những tráng sỹ nhung y gọn ghẽ ngồi mài kiếm dưới trăng, nung nấu ý chí can trường và sẵn sàng nhảy lên lưng chiến mã, lao vào bóng đêm mịt mùng để hoàn thành sứ mạng bí mật, là những giấc mơ rực rỡ, chan hòa suốt tuổi thơ tôi. Ngay cả sau cơn sốt định mệnh làm tê liệt đôi chân mà giấc mơ tráng sỹ mài kiếm dưới trăng vẫn còn tức tưởi. Giấc mơ đó đậm nét đến nỗi mọi ước muốn nào đẹp đẽ, tôi đều gọi chung là “Giấc mơ trăng và đá”. Thậm chí, đôi lúc tôi cảm thấy sự tan vỡ về giấc mơ huyền thoai kia đã làm tôi đau đớn hơn cả những thiệt thòi, cô độc mà một cậu bé bẩy tuổi phải chịu khi ngồi trên xe lăn, nhìn đám bạn cùng tuổi vui chơi nhảy nhót.

Ngày đó, tôi chưa ý thức đủ những bất hạnh lớn lao khi đôi chân không còn giúp ích gì cho những phần thân thể khác. Tôi chỉ buồn vì không theo các bạn chạy nhảy, nô đùa được nữa. Tôi cũng không thấy được ánh mắt thương hại của những người xung quanh.

Nhưng năm tháng trôi qua, chiếc xe lăn và cặp nạng gỗ gần gũi với tôi hơn cả cha mẹ, anh chị em, càng gần hơn bạn bè, quyến thuộc Tôi tự tách rời tới một cõi riêng lúc nào không hay. Nỗi đau buồn không lối thoát lăn tròn trong cõi lòng trống trải như những viên đá cuội lạnh lẽo, vô hồn. Những viên đá bất lực chờ cơn giông bão cuốn lăn theo sườn núi, rơi xuống thác ghềnh, trôi ra sông rộng... Tôi nghe thấy bao nhiêu là âm thanh sống động trên đường đi của đá; những âm thanh lúc khẩn thiết, khi reo vui, lúc trầm mặc đợi chờ, khi chan hòa hoan lạc....

Âm thanh ám ảnh tôi không ngừng.

Tôi tìm mua sách nhạc về, tự học và dành hầu hết thì giờ với cây đàn guitar. Một ngày của đứa trẻ tật nguyền có quá nhiều thì giờ rảnh rỗi để học những điều muốn học. Những ngón tay tôi quá nhỏ so với phím đàn, nhưng có hề gì! Giòng âm thanh cuồn cuộn trong tâm hồn tôi là sức mạnh vũ bão, bật ra mười đầu ngón rớm máu. Những buồn tủi, uất nghẹn từ những đường gân rũ liệt ở đôi chân theo âm thanh man rợ, vỡ ra trên từng sợi giây đàn....

- Vũ Thanh! Vũ Thanh! Con đàn cái gì vậy? Giây đàn đứt rồi kìa! Trời! Tay con chảy máu nữa!

Mẹ tôi chạy lại, giằng cây đàn, quăng xuống đất. Mẹ cầm hai bàn tay tôi rớm máu và nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm lệ.

Tôi như người vừa tỉnh cơn mơ, nhìn xuống đôi tay mình, nhìn giòng nước mắt mẹ hiền, tôi cảm thấy, không chỉ đôi chân mình rũ liệt mà toàn thân tôi như đều đã rũ liệt theo...

Tôi ngã vào lòng mẹ, khóc như con gái.

Từ hôm đó, tôi khám phá ra nguồn an ủi vô biên là chuyện trò với chính mình bằng thế giới trầm bổng của âm thanh.

Lạ lùng thay, tôi truyền đạt dễ dàng những cảm nghĩ, những rung động của mình xuống đôi tay rồi bật ra trên sáu sợi giây đàn. Ngồi trên xe lăn, trong phòng học, ôm cây đàn guitar trong tay, tôi say sưa hát. Không, phải diễn giải cho đúng là tôi say sưa NÓI-BẰNG-NHẠC, mà sáu sợi giây đàn đã cùng tôi hòa hợp thành âm thanh trầm bổng. Tôi NÓI về tuổi thơ mình bất hạnh, NÓI về niềm khát khao của cánh chim trời được vỗ cánh tung bay, NÓI về những giòng nước mắt không thể chảy khi niềm đau đã tới tột cùng nhức buốt.

Tôi nói dễ dàng, nói miên man, và những ngón tay tôi chạy trên giây đàn, bật lên những cung tơ....

Tôi đang viết nhạc mà tôi không biết! Tôi đang mượn âm thanh ghi lại cảm nghĩ mình mà tôi không hay! Tôi ngạc nhiên thấy cha mẹ quan tâm về những trường canh ghi vội trên khuông nhạc. Tôi còn nghe thấy loáng thoáng, đôi lần, cha mẹ nói với nhau về những thiên khiếu tiềm tàng nơi đứa con trai tật nguyền.

Một buổi chiều, chống nạng đứng ở cuối vườn, tôi bỗng nghe một tiếng chim kêu thảng thốt lạ thường; rồi bất ngờ, một con chim cu đất bay loạng quạng, té nhào xuống bên luống cải. Tôi khập khễnh đôi nạng tới thì con chim sợ hãi chúi mình vào lá rau. Nó không còn bay được nữa. Chắc hẳn nó đã gẫy chân? Hay nó quá non nớt, chưa bay xa được?

Tôi buông nạng, ngồi bệt trên nền đất, vừa quơ tay tìm nó, vừa vỗ về: “Không sao! không sao! để ta băng bó cho”.

Tôi bắt được nó không khó. Nó run bần bật trong tay tôi. Nhìn mỏ nó, tôi biết không phải nó quá non mà là đã quá già. Đôi mắt bé tí của nó như có một lớp màng đục che phủ. Nó đã mù rồi chăng? Tội nghiệp! con chim quá già không còn bay nổi, đành ngã nhào xuống đất chờ chết!

Tôi còn lúng túng ôm nó trong tay thì đã nghe thấy tiếng con chim cu đất khác trên cành cây bã đậu trước nhà như đang thảm thiết khóc bạn. Một lát, nó bay đảo vòng khu vườn sau, nơi nó biết chim bạn vừa ngã xuống. Nhiều lần như thế, rồi nó vỗ cánh bay đi. Tôi nghĩ, nó đã bỏ cuộc.

Ủ con chim thương tích trong vạt áo, tôi mong hơi ấm giúp nó hồi tỉnh nhưng thân thể nhỏ bé của nó bỗng giật từng hồi. Tôi biết nó sắp chết. Tiếng kêu thảm thiết của loài cu đất chợt vang động trên cao, Thì ra, con chim mất bạn bay đi gọi đồng loại tới cứu. Chúng bay rợp cả khu vườn, vừa bay, vừa kêu thương. Trong tay tôi, con chim già đã hóa kiếp! Nước mắt tôi chợt ứa ra. Tôi cũng khóc theo bầy chim trên cây, cùng với chúng, tiễn đưa một linh hồn.

Sau đó, tôi bỏ xác chim vào một hộp giấy nhỏ rồi hì hục đào đất bên gốc hồng, định sẽ chôn nó, Nhưng phút giây, mắt tôi đang nhìn chiếc hộp giấy nhỏ, bỗng không còn hộp giấy mà chợt biến thành chiếc quan tài! Bên trong đó không phải xác chim mà là xác đứa trẻ bị tê liệt đôi chân!!!

Không! tôi không muốn khi chết, tấm thân tàn tật này sẽ phải vùi sâu dưới lòng đất. Tôi cũng thù hận đôi chân vô dụng này, ngay cả khi chết đi tôi vẫn chưa rời bỏ nó được sao?!?! Không! khi chết, tôi muốn được đốt tan thành tro bụi, thoát kiếp tật nguyền, cho tôi hóa thân thành trăng và đá. Ôi! Trăng và Đá, giấc mơ thiên thần tuổi nhỏ giờ trở thành định mệnh khốc liệt trong tôi.

Lửa cháy từ hộp giấy, bén vào lá khô, lan tới đống củi mục. Lửa reo vui như thiên thần, lửa sôi sục vạc dầu hỏa ngục...

- Cháy! Cháy! Trời ơi, Vũ Thanh!

Tiếng mẹ tôi gọi giật, tiếng các em tôi lao xao rồi vòng tay cứng rắn của cha nâng bổng tôi lên. Nước từ bốn phía tạt vào góc vườn hồng ướt đẫm.

- Con làm gì ngoài đó, hả? hả? Tại sao lửa cháy rực trước mặt mà con vẫn ngồi yên?

- Con đốt xác chim. Con giúp nó được thành tro bụi.

Cha tôi giận dữ, quát to:

- Trời! Chính con làm lửa cháy hả? Nếu em con không thấy khói bốc để cả nhà chạy kịp ra thì con biết điều gì sẽ xảy ra không? Đốt xác chim? Thật quái đản! Sao con không sống bình thường được hả?

Tôi ngước nhìn cha. Hình như có những giòng phún thạch đang chảy rần rần trong máu tôi, chảy ào ạt, sôi sục về tim, dồn lên não bộ, chực chờ phun lửa!

Có lẽ cha tôi biết đã nói lỡ lời. Đôi mắt người dịu xuống, nhưng đã trễ. Âm thanh câu nói “Sao con không sống bình thường được hả?” như những nhát búa tàn nhẫn đập liên hồi trên vết thương mưng mủ. Tôi gào lên:

- Sống bình thường, tốt quá! nhưng làm sao? làm sao tôi sống được bình thường? Giúp tôi đi! các người giúp tôi đi! Bảo đôi chân rũ liệt này đứng dậy, bước đi đi! rồi tôi sẽ sống bình thường. Nào! Đôi chân đứng dậy coi!

Tôi chống tay, vùng lên! Đôi chân khốn khổ gập xuống như tầu lá. Tôi lăn tròn trên nền gạch, Mẹ tôi bật khóc, nhào tới, nhưng tôi trừng mắt, lạnh lùng:

- Đừng, đừng thương hại. Cả nhà hãy để tôi yên.

Phút giây đó, dường như toàn thân tôi biểu lộ sự quyết liệt tột cùng. Mọi người lặng lẽ quay vào nhà.

MC Việt Dzũng trong buổi ra mắt tuyển tập Gió Sông Hồng tháng 8-1992. Việt Dzũng tay đang cầm sách này.

Tôi chống nạng, về phòng, và ngồi lặng suốt buổi chiều cho tới khi căn phòng tràn ngập bóng tối thì bất chợt tôi cảm thấy như hồn mình bỗng lung linh ánh sáng huyền ảo của trăng sao. Tôi với tay, lấy cây đàn, bấm bâng quơ vài âm thanh rời rạc. Âm thể ngũ cung buông rơi lãng đãng quanh phòng mà bóng tối đang vỗ về một hồn-thơ-kẻ-lạ. Không phải là tôi nữa vì tôi chưa bao giờ làm thơ. Vậy mà, tôi đang nghe thấy giòng thơ tuôn chảy trong hồn. Làm sao tôi bắt kịp cảm xúc này? Làm sao tôi ghi kịp? Làm sao tôi giữ lại được đây? Mười ngón tay tôi run rẩy, quấn quýt trên sáu sợi giây đàn. Và âm thể ngũ cung đưa tôi tìm gặp hồn thơ. Tôi nghe thấy mình hát lao xao theo nỗi bi thương của cánh chim lẻ bạn, hay chính là sự chia biệt theo lẽ hợp tan của nhân thế:

“Lửa cuồng tim tháng Hạ
Gọi tên người năm xưa
Chỉ ta, cùng cõi lạ
Chờ hoài nắng trong mưa
Chỉ ta, cùng cõi nhớ
Một góc trời rưng rưng
Áo xiêm ai thuở nọ
Còn ngát dậy trầm hương
Chỉ ta, cùng cõi vắng
Vết đau hằn trăm năm
Tóc xanh từng sợi bạc
Suối cạn giòng ăn năn
Chỉ ta, cùng cõi khuất
Sương khói mờ chân mây
Quẩn quanh đời vô ngã
Tri kỷ bình rượu cay
Chỉ ta, cùng cõi chết
Đốm lửa hồng que diêm
Cành khô dăm nhánh gẫy
Chút tro than vô tình...” (*)


Một trăm hai chục trường canh ghi vội từ hồn thơ chợt tới, không sửa chữa, không dũa gọt; khi đàn và hát lên, tôi biết được một điều. Đó là niềm tự tin mãnh liệt, RẰNG TÔI SẼ ĐỨNG DẬY ĐƯỢC Tôi đứng dậy, không bằng đôi chân mà bằng ý chí quyết đi tìm lại giấc mơ Trăng và Đá, giấc mơ thiên thần tuổi thơ đã vỡ vụn theo số phận tật nguyền!

Có phải định mệnh đã dành cho tôi một con đường, như đã dành cho quê hương tôi khúc quanh nghiệt ngã nơi cuối Tháng Tư Đen, để tôi góp phần mọn mình, ghi lại những trang thống hận.

Rời quê trên chiếc ghe nhỏ, tôi đã biết đêm và bão tố, biển cả và đói lạnh, nỗi chết và oan khiên. Là nhân chứng, tôi ôm đàn, chống nạng tới những nơi có đồng bào tôi trôi giạt về. Bằng âm nhạc, tôi nói với thế giới về người Việt Nam vượt biển tìm tự do:

“Đêm nằm nghe bão tố
Tan tác mảnh lòng đau
Sóng cuồng điên phẫn nộ
Xác con giạt về đâu?
Đêm nằm nghe dao nhọn
Rạch nát cùng châu thân
Vết nhơ hằn tủi nhục
Hoen ố đời đoan trinh!
Đêm nằm nghe bóng tối
Dầy đặc nẻo tương lai
Đêm nằm chờ thế giới
Gửi tặng cỗ quan tài!” (*)


Bằng âm nhạc, tôi hát cho những người tù trên quê hương:

“Từ Trảng Bom, Trảng Lớn
Qua An Dưỡng, Hàm Tân
Thanh Phong, Ca Yên Hạ
Sống, chết đã bao lần
Đòn thù, hằn tơi tả
Huyết thổ từng bụm tươi
Xương gẫy dăm ba đốt
Da thịt ghẻ tanh hôi...” (*)


Bằng âm nhạc, tôi nói với người bản xứ về một địa ngục bên kia bán cầu. Đó là quê hương tôi sau cơn hồng thủy:

“Từng ngày, dân chết đói
Từng ngày, tù chết oan
Từng ngày, người ra biển
Từng ngày, tình ly tan...” (*)


Tôi có mặt với cụ già, với sinh viên, với những người còn nuôi dưỡng tình yêu Quê Hương, Dân Tộc để kêu gọi:

“Người đi thôi,
Người đi thôi,
Kìa những lực tàn vẫy gọi
Máu đã loang hồng biển khơi
Mạn thuyền vỡ nát,
Bập bềnh muôn xác nổi trôi
Người đi thôi,
Người đi thôi
Quê nhà xa thẳm
Mẹ chờ trong bóng chiều rơi
Một nắng hai sương
Ruộng cằn sỏi đá
Lúa ngô không mọc, hoa cỏ nào tươi
Đất mẹ đầm đìa nước mắt mồ hôi...” (*)


Bằng âm nhạc, tôi cũng hát lên nỗi thất vọng trước sự hắt hủi, lạnh lùng của thế giới tự do đối với những đồng bào trôi giạt tới sau lệnh đóng cửa trại tỵ nạn. Nào là em bé:

“Cha vùi thây chốn rừng thiêng
Bọn cuồng dâm hại mẹ hiền ngoài khơi
Em bơ vơ giạt xứ người
Chúa ơi! Phật hỡi! Lượng trời ở đâu?” (*)


Nào là cụ già:

“Lìa quê vì khát tự do
Quyết không mang nhục ấm-no-ăn-mày
Chỉ mong khi hiến thân này
Thắp lên được ánh lửa gầy trong đêm” (*)


Nào là trại giam, trại cấm:

“Cùng trên trái đất loài người
Nơi sang tột đỉnh, nơi rơi vực lầy
Rúc chui hang hốc đọa đầy
Ai rao giảng thế kỷ này văn minh???” (*)


Mười sáu năm, tôi tự nguyện làm nhân chứng về những bất hạnh triền miên của dân tộc mình. Dù muốn nhận hay không, tôi đã được đồng bào thương mến gọi là “Nghệ sỹ”. Nghệ sỹ có nhiều địa hạt, tùy ở cơ duyên. Tôi là người nghệ sỹ được sinh ra để gắn liền với định mệnh của lịch sử, của dân tộc. Nếu hiểu cho như thế, hẳn khán thính giả của tôi đã nhiều phần không còn thắc mắc là “Sao nhạc Vũ Thanh thiếu chất thơ mộng, ngọt ngào mà chỉ chất chứa đau thương, uất nghẹn”. Lại càng không ai biết, từ lâu, tôi giữ cho mình một niềm riêng, rất riêng. Đó là đôi mắt của cô bé có gương mặt búp bê Nhật Bản. Tôi thấy cô bé thấp thoáng ở hầu hết các buổi tổ chức có tính cách xã hội, đặc biệt là vấn đề tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam. Cô bé làm phóng viên bán thời gian cho một vài tờ báo. Cô chụp hình phóng sự, viết bài tường thuật những buổi tham dự. Có lần, tình cờ gặp cô sau hậu trường, cô nói:

- Lần nào nhìn anh Vũ Thanh đứng hát trên sân khấu em cũng muốn khóc.

Giọng cô chân thực, vậy mà tôi suýt nói “Sao vậy? Tại thấy tôi tật nguyền, tội nghiệp quá hả?” Nhưng tôi đã kịp giữ lại. Tôi giận mình vô cùng. Từ lâu, tôi đã vượt qua được mặc cảm tàn tật với mọi người, sao với cô bé, tôi lại để cho mình tủi thân như thế? Tôi ngượng ngùng khi biết mình hay ra vẻ tình cờ ghé tới các tòa báo, nơi cô làm việc, nhưng tới nơi thì lại mong đừng gặp. Điều gì đó, đang xôn xao trong trái tim hai mươi chín tuổi; nhưng lý trí cứng cỏi dập tắt ngay chút mơ mộng chưa nhen nhúm. Lý trí bảo tôi rằng, đừng nhầm lẫn giữa tình yêu và ngưỡng mộ, nhất là với phái nữ, Tôi biết thế, nhưng đôi mắt trong sáng và gương mặt búp bê của cô bé vẫn không buông tha,

Một lần, không hiểu các hội đoàn mời tôi tới buổi họp báo này để làm gì vì chương trình không thấy ghi có phần văn nghệ. Nhưng quý ban tổ chức, tôi cũng chống nạng tới và ngồi dưới hàng ghế khán giả. Mắt tôi không rời bóng dáng cô bé đeo máy hình, nhấp nhô giữa đám đông. Hình như có lúc cô thấy tôi. Cô giơ máy về phía tôi, bấm, rồi mỉm cười. Trên bục gỗ, chủ tọa đoàn tường trình sự việc về những tổ chức ma, đang lũng đoạn sinh hoạt chung với mục đích làm mất chính nghĩa đi tìm tự do của người Việt hải ngoại. Sau đó, ban tổ chức mời đồng bào hiện diện phát biểu ý kiến.

Thật không ngờ cô bé là người đầu tiên bước lên. Cầm máy vi âm, cô nói ngắn và gẫy gọn:

- Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do và đã bước những bước sâu đậm vào hồn dân tộc.

Cô bé bước xuống trong tiếng vỗ tay.

Mắt tôi cay quá! Và lòng tôi thổn thức quá!

Tôi có được quyền chủ quan để nghĩ rằng, lời phát biểu vừa rồi cô đã dành phần cuối cho tôi không? Nếu có, thì cô bé đã không chỉ nhìn tôi qua lớp hào quang khán thính giả đã cho tôi, mà chính cô đang thắp ngọn nến nhỏ, khởi từ chính nỗi bất hạnh tối tăm của một kẻ tàn tật.

Người đốt đuốc đi trong đêm không phải là người chỉ đi tìm bạn, mà là đi tìm tri kỷ.

Thơ Nhạc ơi, trái tim đau đớn triền miên của tôi có còn đủ thanh xuân để lại dệt cho mình một giấc mơ Trăng và Đá?

L L N
(*) thơ DT
                                  ================================

4/ Ca sĩ, nghệ sĩ tiếc thương Việt Dzũng 

Monday, December 23, 2013 6:40:29 PM  ( nguoi-viet.com/

Ðức Tuấn/Người Việt

Giới nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại nhận được tin buồn ca nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời, trong nỗi mất mát lớn đó, một số anh chị em ca sĩ chia sẻ cảm xúc của họ trước sự ra đi đột ngột của anh.

 Khánh Ly: Năm 1979, Việt Dzũng trao cho tôi ba bài hát do anh sáng tác, và cả ba nhạc phẩm ấy cho đến bây giờ đều trở thành những ca khúc được tất cả mọi người dân tại hải ngoại yêu thích: Lời Kinh Ðêm, Chút Quà Cho Quê Hương, Tôi Muốn Mời Em Về.

Thành ra nếu trong cuộc đời này mình thấy ai vắng mặt cũng đã là chuyện buồn, thì đừng nói chi một người mình đã từng quen biết, một người được rất nhiều tình thương, sự trân quý trong cuộc sống.

Trước sự mất mát như thế, nói gì cũng là vô nghĩa, chỉ có thể sự im lặng để nhớ nhau thôi, như anh Trịnh Công Sơn nói chắc chắn không ai mong mỏi được đến trong cuộc đời này, và ngay cả với những người đã ra đi mãi mãi cũng sẽ không quên, họ được những người ở lại đây ôm giữ mãi hình ảnh trong lòng đó mới là điều quan trọng, không cần biết lúc sống người ấy có làm gì hay không?
Nụ cười Việt Dzũng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Lệ Thu: Tình thân giữa tôi và Việt Dzũng sâu đậm như thế nào à? Tôi không biết phải diễn tả ra sao, chỉ biết mỗi lần gặp nhau là hai chị em đều ôm lấy nhau, cứ như những người trong gia đình đã lâu không gặp vậy... Tôi đau buồn khi nhận được tin Việt Dzũng ra đi mãi mãi.

Giống như mọi người đều nói anh là nhân tài, là một người có tấm lòng với quê hương, dân tộc, là một nhạc sĩ, nghệ sĩ đa tài được tất cả các anh chị em ca sĩ hải ngoại yêu thích, bởi thế sự ra đi của anh rõ ràng là một mất mát quá lớn cho thế giới ca nhạc hải ngoại.

Thế Sơn: Cho đến giờ này, mặc dù đã qua mấy ngày rồi, nhưng trong suy nghĩ của tôi vẫn chưa muốn chấp nhận tin anh Việt Dzũng mất là sự thật... Lúc nhận được tin anh qua đời bất ngờ, tôi cứ tưởng đó là tin 'cá tháng tư', nhưng rồi tin tức từ đài truyền hình, truyền thanh, và báo chí cũng như mọi người đều khẳng định anh đã bỏ chúng ta ra đi thật, lúc đó tim tôi đau nhói, cảm giác như mình vừa mất một người rất thân trong đời sống.

Tôi sẽ đến viếng, thắp hương cho anh và dĩ nhiên đến tiễn đưa anh lần cuối trong ngày an táng...

Nguyên Khang: Tôi rất bất ngờ khi nhận tin anh Việt Dzũng mất, mặc dù biết anh bị bệnh từ lâu, 4 van tim của anh đều bị thay hết, tôi vẫn gặp anh trong đài SBTN, và có nhiều lần nói chuyện với anh, và thấy anh dạo sau này mệt nhiều, lúc gần đây anh Việt Dzũng không còn nhận những chuyến bay đi show xa nữa, những lúc anh em gặp nhau trong đài, tôi vẫn nói với anh Dzũng 'Anh ráng giữ gìn sức khỏe' và anh chỉ cười cười thôi chứ chẳng bao giờ nói gì cả.

Lúc nhận được tin tôi mất hồn luôn vì nghĩ sao anh đi sớm vậy? Mặc dù biết rằng người bị bệnh tim thì có thể chết bất cứ lúc nào, nhưng với anh, chuyến đi này quá sớm!

Buổi sáng Thứ Sáu, tôi đang đi show ở xa, nhận được tin báo từ Diễm Liên hỏi tôi biết gì không? Tôi trả lời lại: “Chuyện gì?” và sau đó Diễm Liên cho biết anh Việt Dzũng mất rồi.

Ðúng là một cú sốc quá lớn trong giới nghệ sĩ, đối với tôi có rất nhiều yêu thương, kính trọng dành cho anh, bởi vậy người ta nói chỉ có khi mình chết mới biết có bao nhiêu người yêu thương mình.

Trần Thái Hòa: Tôi còn nhớ lúc 11 giờ sáng ngày 20 Tháng Mười Hai, tôi đang đứng trước cửa nhà cùng với vài người thợ để chuẩn bị sửa chữa nhà cửa thì nhận được tin nhắn từ ca sĩ Thiên Kim là anh Việt Dzũng mất rồi, sau khi đọc xong tin nhắn đó, tôi mới lấy điện thoại gọi lại cho Thiên Kim để hỏi rõ chuyện như thế nào thì biết được đó là sự thật.

Cảm nhận của tôi lúc đó là sự hụt hẫng, mất mát ghê lắm, vì chỉ mới vài ngày trước anh Việt Dzũng còn gọi về chuyện anh giới thiệu show cho tôi.

Mặc dù tôi đang làm cho Trung Tâm Thúy Nga, và anh Việt Dzũng làm cho Trung Tâm Asia, thế nhưng giữa hai anh em chúng tôi vẫn có một tình thân rất gần, bởi vậy như tôi nói cách đây vài ngày anh Việt Dzũng gọi cho tôi về chuyện đi hát nhưng tôi trả lời là ngày đó, tháng đó tôi bị kẹt show rồi, hẹn anh dịp khác sẽ gặp nhau, không ngờ đó là lần nói chuyện cuối cùng giữa tôi và anh.

Thỉnh thoảng tôi và anh Việt Dzũng cũng có cơ hội làm việc chung với nhau, nhất là trong những chương trình nhạc từ thiện cho chùa, nhà thờ hay cộng đồng khắp nơi trên nước Mỹ, và gần đây nhất là chương trình đại nhạc hội ‘Cám Ơn Anh’.

Giữa tôi và anh Việt Dzũng rất hợp với nhau trong sự suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến nhân quyền, tự do tại Việt Nam, bởi vậy chúng tôi vẫn trao đổi, nói chuyện nhiều về những đề tài ấy.

Nghệ sĩ Nguyễn Ðức Ðạt: Tôi nghe rất nhiều đài radio cũng như trên các đài TV. Ðài nào, báo nào cũng nhắc đến tên của anh Việt Dzũng như một người tài ba, được mọi người thương yêu, nhưng chưa có ai nhắc đến chuyện anh là người khuyết tật bởi vì thật sự cả cuộc đời làm việc, cống hiến cho đời của anh được ví một con người lành lặn, khỏe mạnh, và tôi nghĩ đó là điều hạnh phúc nhất của anh.

Riêng tôi, được vinh hạnh đã từng làm việc chung với anh trong một số chương trình, và anh em chúng tôi đã có cơ hội nói chuyện, tâm sự nhiều với nhau...

Nhìn tấm gương của anh Việt Dzũng, tôi mong muốn từ đây về sau xin mọi người đừng gọi tôi là nghệ sĩ khuyết tật Nguyễn Ðức Ðạt mà hãy gọi tôi đơn giản là người nghệ sĩ, ca sĩ giống như mọi người đã từng trân trọng gọi anh Việt Dzũng vậy.

Thành Lễ: Rất đau buồn trước tin anh Việt Dzũng ra đi, anh là ân nhân của nhóm Ngọc Trong Tim, anh đã từng xuất hiện trong hai tác phẩm DVD của Ngọc Trong Tim...

Tôi đang cố gắng dàn xếp chuyến bay để được ở lại dự đám tang của anh, và đưa tiễn anh lần cuối cùng.

Thanh Hà: Việt Dzũng mất đi để lại sự mất mát lớn cho người Việt hải ngoại bởi vì anh là người luôn dấn thân trong tất cả mọi cuộc đấu tranh, anh thật sự là người Việt yêu nước chân chính.

Ðối với giới nghệ sĩ, Việt Dzũng là một người có rất nhiều tài năng, từ sáng tác đến ca hát rồi điều khiển chương trình...

Sự ra đi mãi mãi của anh mang đến cho hầu hết những anh chị em nghệ sĩ tại hải ngoại sự hụt hẫng và đau buồn vô hạn.

Hà Thanh Xuân: Thật là cú sốc quá lớn đối với tất cả các anh chị em nghệ sĩ, mặc dù biết tình hình sức khỏe của anh Việt Dzũng không được tốt, nhưng đến khi nhận tin anh mất ai cũng thẫn thờ...

Riêng tôi, trước tin anh Việt Dzũng không còn nữa, tôi chợt hiểu được một điều đời sống này ngắn ngủi lắm, hãy sống với nhau thật tốt để ngày mai ra đi mình sẽ không còn gì để hối tiếc.

Kỷ niệm cuối cùng của tôi với anh đó là chuyến đi diễn tại Philadelphia hôm Tháng Mười Một, dịp lễ Tạ Ơn, show nhạc đó bên phía Asia chỉ có hai anh em là tôi và anh Việt Dzũng, còn lại là những ca sĩ của các trung tâm khác.

Ngọc Hạ: Chỉ mới vài ngày trước đó tôi còn đi show chung với anh trong một chương trình hát cho cộng đồng, hai anh em gặp nhau cười giỡn dữ lắm, vậy mà vài ngày hôm sau nghe hung tin anh ra đi mãi mãi.

Chuyến đi này của anh để lại cho mọi người nhiều nhớ thương và luyến tiếc vì anh là một người đa tài, tinh thần yêu nước cao và lúc nào cũng thương cho đồng bào mình bên kia.

Trong lãnh vực ca nhạc, anh không chỉ là đồng nghiệp của chúng tôi mà anh còn là một người anh luôn luôn giúp đỡ cho đàn em khi cần.

Ngày được tin anh mất cũng là hôm tôi bận tíu tít chuẩn bị cho show nhạc sắp tới của mình, vậy mà lúc nhận được tin, thiệt tình tôi không còn đầu óc đâu để lo công việc nữa, mọi việc như cuốn phim quay chậm, phim cứ chiếu đi tới mà không trở ngược lại được.

Bây giờ ngồi đây nhớ về anh mà tưởng chừng còn nghe tiếng nói của anh đâu đó.

Y Phương: Rất buồn khi nhắc đến chuyện anh Việt Dzũng đã không còn bên chúng ta, mọi chuyện xảy ra giống như trong giấc mơ, cơn ác mộng thì đúng hơn.

Anh ra đi mà không hẹn ngày về, anh Việt Dzũng mất đi là một mất mát lớn cho đài SBTN, cho Trung Tâm Asia, và cho những anh chị em ca nghệ sĩ hải ngoại hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét