Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Tin buồn : Nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời, mất mát lớn của văn nghệ hải ngoại

Thứ bảy, ngày 21 tháng mười hai năm 2013


1/ Tin buồn :



Nguyên Anh (Danlambao) - Đươc tin Nhạc Sỹ MC Việt Dzũng qua đời tại California


Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến và cầu mong linh hồn Anh được siêu thoát ở cõi vĩnh hằng.

Nước Việt Nam sẽ không quên anh vì những ca khúc mang đậm tính nhân văn trăn trở cùng Quê hương & Dân Tộc.

Các chiến sỹ đấu tranh cho nền Dân chủ Việt Nam ngày mai sẽ luôn nhớ những ca từ mà Anh đã viết trong các ca khúc của mình.

Trường Lasan Taberd hãnh diện có những những đứa con như Anh dù ngày nay trường đã mang một cái tên khác.

Thành kính phân ưu


                                 =====================================

Vô cùng thương tiếc nghệ sỹ Việt Dũng

Trong những ngày gần đây xẩy ra 2 vụ làm chúng ta bồi hồi.

Henrik Nguyen (Danlambao) - Đầu tiên là Nhạc-sỹ kiêm Ca-sỹ Việt Dzũng vừa qua đời tại California đúng trọn 55 tuổi. Trước đây khoảng 20 năm tôi có dịp gặp Việt Dzũng tại 1 tỉnh của California. Nói đúng ra tôi gặp Việt Dzũng trong 3 ngày liên tiếp, ngày mà việt Dzũng lưu lại để trình diễn và có cơ hội thăm bạn bè. Trong 3 ngày đó Việt Dũng hát, nói và vui đùa. Trong những bài hát Việt Nam, Việt Dzũng còn cho biết là hát nhạc "Đồng Ca" (Country Music) cũng là sở trường của Việt Dzũng. Dzũng có nói Dzũng được giải nhạc Đồng Ca của Mỹ gọi là "Grand Ole Opry" là 1giải nhạc cổ truyền của Mỹ có khoảng hơn 80 năm. Trong ngày lễ hội "Grand Ole Opry" thường có những ca sỹ có tiếng của Mỹ lên hát. Vì thế giải thưởng "Grand Ole Opry" thường chỉ trao giải cho người Mỹ thứ thiệt .Thế mà Việt Dzũng lại là người Á Châu đầu tiên được giải này. 

Sở dĩ vì Việt Dzũng nói và viết tiếng Anh rất giỏi. Việt Dzũng tốt nghiệp đại học với bằng Cử-nhân Hóa (Bachelor of Chemistry). Trong 3 ngày, chúng tôi được nghe Việt Dzũng kể lại về gia thế, về cuộc vượt biển, cũng như cuộc sống tại Hoa Kỳ. Việt Dzũng hát cho chúng tôi nghe những bài của Dzũng viết. Cũng như các bài hát tiếng Mỹ thể loại Country Music. Trong đó có bài "Children of the Ocean"(Những Đứa Bé của Biển Cả) mà Việt Dzũng đã viết năm 1985.

Trong 3 ngày liên tiếp tôi có cảm tưởng như Dzũng và tôi biết nhau từ lâu, mặc dù chỗ tôi ngồi rất gần Dzũng, nhưng chúng tôi không có nói với nhau 1 câu. Và cảm tưởng này tôi chắc mọi người trong phòng cũng có cùng cảm nhận như tôi. Lý do là Dzũng nói rất nhanh, nói rất to và cười rất lớn. Điều khác là Việt Dzũng nói từ thâm tâm, từ đáy lòng của mình; nên mọi người dễ cảm thông.

Nay Việt Dzũng mới ra đi và từ biệt chúng ta. Tôi đại diện "Nhóm Vững Tiến" cầu nguyện Việt Dzũng sớm trở về nước Chúa. Và cùng chia buồn cùng quyến thuộc, những nhóm và thành viên đã đấu tranh với Việt Dzũng. Việt Dzũng mất đi là 1 mất mát lớn cho người Việt trong và ngoài nước.

-Thứ hai là sự việc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị khủng hoảng do bọn Cộng Sản gây nên. Nhưng tôi tin rằng trong tương lai Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sẽ vững mạnh và hoạt động hữu hiệu hơn. Tôi luôn tin tưởng Tăng-thống Thích Quảng Độ đã đặt giới quy đúng mức. Hòa-thượng đã dùng quyền hạn của mình để cứu vãn ngả nghiêng của giáo hội. Trong tương lai, sau khi tìm lại sự thật, các tăng lữ sẽ trở về để hoạt động trở lại.

Thân ái,


____________________________________

Mời quý vị coi những đoạn phim ngắn trong đó có Việt Dzũng:

1. Asia 16 Việt Dzũng Một Chút Quà Cho Quê Hương:

2. Vĩnh Biệt Anh, Người Con Mến Yêu Của Quê Hương Việt Nam:

3. Hùng Ca Sử Việt -Trúc Hồ, Nam Lộc & Việt Dzũng (Golden Asia)

4. Lời Kinh Đêm ( Việt Dzũng ) - Mai Thanh Sơn

5. Phim tài liệu Hải Chiến Hoàng Sa của VNCH 1974 do đài Đồng Nai 

6. Hòa thượng Thích Thiện Hữu


                                ======================================

3/ Nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời, mất mát lớn của văn nghệ hải ngoại



Photo-Nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời, mất mát lớn của văn nghệ hải ngoại


Một con người tài hoa, suốt đời đấu tranh cho nhân quyền

Linh Nguyễn & Ðỗ Dzũng/Người Việt
 FOUNTAIN VALLEY, California (NV) -Ca nhạc sĩ Việt Dzũng đột ngột qua đời vì bệnh tim tại bệnh viện Fountain Valley sáng Thứ Sáu, 20 Tháng Mười Hai, hưởng dương 55 tuổi, làm nhiều người, cả đồng hương, đồng nghiệp và bạn bè, bàng hoàng, thậm chí nhiều người không tin là sự thật.
Có thể nói, sự ra đi của người nhạc sĩ tài hoa này làm chấn động cộng đồng người Việt tị nạn không chỉ tại Little Saigon mà còn ở khắp nơi trên thế giới.



Cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

“Ðây là một mất mát lớn lao cho đài Radio Bolsa, giới truyền thông, giới nghệ sĩ, nói riêng, và cho cộng đồng người Việt tị nạn, nói chung,” ông Nguyễn Chí Thiện, giám đốc đài phát thanh Radio Bolsa, nơi nhạc sĩ Việt Dzũng làm việc hàng ngày từ gần 20 năm qua, nói với phóng viên nhật báo Người Việt.
“Mới hôm qua, Việt Dzũng gọi điện thoại xin nghỉ bệnh. Hôm nay mẹ của Việt Dzũng gọi vào đài, không gặp anh và bà đến nhà anh thì được biết anh đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu từ sáng,” ông Thiện nói thêm.
Ngoài Bolsa Radio, nhạc sĩ Việt Dzũng còn làm việc cho đài truyền hình SBTN và Trung Tâm Asia trong gần 20 năm qua.
Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN kiêm giám đốc nghệ thuật Trung Tâm Asia, không cầm được nước mắt, nói với nhật báo Người Việt bằng giọng xúc động: “Khi nhận hung tin, tôi chưa chấp nhận sự thật. Cho tới khi vào bệnh viện, thấy Việt Dzũng nằm đó, mới biết bạn mình thật sự đi rồi. Trong gần 20 năm qua, phải nói rằng nếu không có Việt Dzũng thì SBTN và Asia không được như ngày hôm nay. Ðối với tôi, Việt Dzũng vừa là người bạn, người anh, và đồng nghiệp. Sự ra đi của anh quá đột ngột. Chúng ta mất một người rất tài hoa.”
“Ðiều mà tôi nhớ nhất là Việt Dzũng rất thương 'đàn em' như ca sĩ và xướng ngôn viên, những người được anh đào tạo khi mới vào nghề,” nhạc sĩ Trúc Hồ nói tiếp. “Anh làm cho người khác nhiều và sống vì người khác nhiều lắm. Tôi nhớ anh nhất là những lần sang trại tị nạn quay phim, dù chân anh bị tật, đi lại khó khăn, nhưng anh vẫn cứ lướt tới, không bao giờ chùn bước.”
Nhà báo Khanh Nguyễn, giám đốc Ban Việt Ngữ đài phát thanh Á Châu Tự Do, chia sẻ: “Trong 30 năm làm việc chung với Việt Dzũng, qua các chương trình trên hai đài phát thanh Little Saigon Radio và Radio Bolsa, phải nói là chúng tôi thân nhau như anh em ruột. Tôi nhớ gặp Việt Dzũng lần đầu năm 1980 ở Washington, DC. Trước đó, tôi từng nghe những bản nhạc do anh sáng tác. Tôi nhớ hôm đó Việt Dzũng nói với tôi: 'Trước giờ anh nghe những bản nhạc của em rồi, nhưng do người khác hát. Hôm nay anh sẽ được nghe những bản nhạc đó, nhưng bằng chính giọng của em.'”
“Khi rời đài Little Saigon Radio và ra mở đài Radio Bolsa, Việt Dzũng có mời tôi cộng tác tiếp và nói 'anh đừng bao giờ bỏ em nhé.' Nhưng hôm nay, thì Việt Dzũng đã bỏ tôi rồi,” nhà báo Khanh Nguyễn chia sẻ tiếp. “Rất nhiều người hôm nay đến bệnh viện hỏi tôi 'Có thật là Việt Dzũng ra đi?' Nhiều người không tin vào hung tin này.”
Ông Nguyễn Hữu Công, giám đốc chương trình của Little Saigon Radio ở Westminster, từng làm việc chung với cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng trong những năm đầu tiên khi đài mới thành lập.
Ông chia sẻ: “Phải nói đây là một mất mát lớn cho cộng đồng, cho phong trào nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam. Việt Dzũng rất tích cực, một tiếng nói được nhiều người tin cậy.”
“Về mặt phát thanh, anh là một người đa tài, và là người đầu tiên trình bày tin tức theo phong cách của người Mỹ,” ông Công nói tiếp. “Hồi bên Việt Nam, thế hệ chúng tôi được huấn luyện đọc tin rất trịnh trọng. Nhưng khi Phạm Long, Minh Phượng và Việt Dzũng ngồi chung, thì chính Việt Dzũng là người trình bày bản tin thoải mái, có tiếng cười, từ đó, ngành phát thanh có thay đổi.
  
              

Cố nhạc sĩ Việt Dzũng và xướng ngôn viên Minh Phượng trên trang báo OC Register ngày 1 Tháng Sáu, 1997. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Ông Nguyễn Hữu Công cho rằng, trong ngành truyền thông, ca nhạc sĩ Việt Dzũng là một nhà báo hơn là một xướng ngôn viên đọc tin tức, vì “anh biết tìm tòi tin tức và gởi đến thính giả một cách nhanh nhất.”
Nhà báo Phạm Long, hiện đang làm việc cho đài truyền hình Vietnam America 57.3, tâm sự: “Tôi rất ngậm ngùi khi hay tin, vì Việt Dzũng là một người làm việc rất chuyên nghiệp. Dù tôi ở trong nghề lâu hơn anh, nhưng chính anh là người luôn có những sáng kiến và đánh máy rất nhanh, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Anh.”
“Kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi với anh là khi chúng tôi bắt đầu làm chương trình 'Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh.' Chương trình hôm đó rất cảm động, ngày nào chúng tôi cũng nhận được thư từ và đóng góp tài chánh, để có thể mua quà Giáng Sinh cho các em nhỏ.”
Tại Trung Tâm Asia, nhiều ca sĩ vẫn còn ngỡ ngàng khi hay tin “người anh” của họ ra đi.
Ca sĩ Ðoàn Phi kể: “Sáng thức dậy, tôi nhận được rất nhiều tin nhắn. Khi mở ra nghe, không thể tin đó là sự thật, vì tôi mới nói chuyện với anh hôm tham gia chương trình Viet Love for Philippines. Cho đến khi biết sự thật, tôi đi lang thang, thẫn thờ ngoài đường, suy nghĩ về anh, một người tôi coi như anh của mình.”
“Rồi tôi đến Asia để hỏi thăm việc hậu sự, rồi đến nhà thờ cầu nguyện cho anh,” ca sĩ Ðoàn Phi nói tiếp. “Anh là một người tài hoa, đóng góp rất nhiều cho cộng đồng. Hầu như cả cuộc đời anh cống hiến cho nhân quyền Việt Nam. Trong nghề nghiệp, anh là một người bạn, người anh, và người thầy của tôi.”
Ca sĩ Hoàng Anh Thư không nén nổi nỗi xúc động, nói chầm chậm: “Em chỉ biết khóc và cầu nguyện cho linh hồn anh thanh thản. Anh là một người rất tốt. Khi em mới tới Mỹ, anh chính là người nâng đỡ em, dạy dỗ từng lời, nhiệt tình và thật thà. Em chắc chắn anh sẽ lên Thiên Ðàng.”
“Em có rất nhiều kỷ niệm với anh. Mỗi lần đi show chung, em là người đẩy xe lăn cho anh, từng ăn cơm chung với vợ chồng anh tại nhà, rất là vui. Nhưng bây giờ, những ngày vui như vậy không còn nữa,” nữ ca sĩ này nói tiếp.
Từ 10 giờ sáng, một số thân hữu nghe hung tin và đến đài Radio Bolsa để hỏi thăm, như nhà báo Du Miên, ông Nguyễn Bá Thành, ký giả Khúc Minh, nữ sĩ Bích Huyền, Giám Sát Viên Janet Nguyễn, ông Lê Công Tâm, ca sĩ Chung Tử Lưu và một số bạn khác.
Khuôn mặt mọi người buồn rười rượi, có người mắt đỏ hoe.
“Mới gặp đó mà nay Dzũng đã đi rồi,” bà Bích Huyền nói trong cơn xúc động.
Trên tường, trước cửa phòng thu âm có treo bức ảnh cố nhạc sĩ Việt Dzũng và xướng ngôn viên Minh Phượng trong một bài viết của báo OC Register ra ngày 1 Tháng Sáu, 1997, nhân dịp khai trương đài Radio Bolsa.
Một tấm ảnh khác trên bức tường đối diện cũng là hình hai người trên trang “Show Saturday” với tựa đề “Tuning In To Little Saigon.”
Ông Nguyễn Bá Thành đến đài để quảng bá chương trình “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” cho biết: “Tưởng như mới ngày hôm qua thôi, vì tôi và Việt Dzũng cùng làm MC trên sân khấu ngày 15 Tháng Mười Một trong lần gây quỹ ở Dallas cho nạn nhân Philippines.”
“Chính Việt Dzũng và chị Minh Phượng đặt tên cho chương trình 'Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” 21 năm trước trên đài Little Saigon Radio và Little Saigon Foundation. Việt Dzũng là một 'ông già Noen của thế hệ trẻ Việt Nam ở hải ngoại,'” ông Thành nói thêm.
Trên trang mạng của Người Việt Online, bản tin ca nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời có tới hơn 50,000 lượt người vào đọc.
Trên các diễn đàn Internet, mở ra chỗ nào cũng thấy email “Vô cùng thương tiếc ca nhạc sĩ Việt Dzũng” chuyển đi khắp thế giới.
Tất cả các cơ quan truyền thông Việt Ngữ ở hải ngoại đều đưa tin sự ra đi của ca nhạc sĩ được nhiều người biết đến, từ khi còn ở trong nước, cho tới khi ra hải ngoại, nhất là ca khúc do ôngng đồng Việt Nam ở Orange County cũng như tại hải ngoại. Ông được biết là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà tổ chức, nhà thiện nguyện, nhà báo, MC và xướng ngôn viên Radio Bolsa.”
“Cá nhân tôi được biết ca nhạc sĩ Việt Dzũng trong vai trò một nhà hoạt động nhân quyền, một người bỏ cả cuộc đời đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam,” bà Sanchez cho biết tiếp. “Tôi xin chia sẻ sự mất mát này với cộng đồng Việt Nam, gia đình cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng, và nhất là những người ngưỡng mộ ông. Mọi người sẽ không bao giờ quên ông.”
Ký giả Khúc Minh, một đồng nghiệp của ca nhạc sĩ tại Bolsa Radio, cho biết: “Việt Dzũng qua Mỹ ngày 30 Tháng Tư trên tàu Trường Xuân của cụ Phạm Ngọc Lũy, khi ấy là thuyền trưởng. Anh tốt nghiệp cử nhân Toán và Âm Nhạc đại học Oklahoma. Sau về làm việc chung với thi sĩ Du Tử Lê ở Houston, Texas, và được nhiều người biết đến qua tuyển tập nhạc 'Kinh Tị Nạn' năm 1983, trong đó có bài 'Một Chút Quà Cho Quê Hương.'”

image

Cũng theo ông Khúc Minh, cuối năm 1984, cố nhạc sĩ Việt Dzũng dọn về California và tham dự nhiều sinh hoạt văn hóa như cộng tác với báo Diễm (Trần Thị Diễm Phúc), báo Hồn Việt (Ngọc Hoài Phương). Anh từng sinh hoạt trong Phong Trào Hưng Ca Việt Nam với ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, và tham dự nhiều sinh hoạt từ thiện, đấu tranh cho tự do và nhân quyền Việt Nam với các đoàn thể trong cộng đồng. Sau khi làm việc cho đài phát thanh Little Saigon Radio từ năm 1992 đến năm 1996, ông cùng Minh Phượng sáng lập Radio Bolsa ở Westminster từ đó đến nay.
Ngoài ra, ông cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN ở Garden Grove và là MC trong nhiều băng nhạc của Trung Tâm Asia.
Hiền thê của ông là nhiếp ảnh gia Bébé Hoàng Anh.
Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh năm 1958 tại Sài Gòn.
Thân phụ của ông là Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, và mẹ là cựu giáo sư trung học Gia Long.
Ca nhạc sĩ Việt Dzũng sáng tác nhiều ca khúc, bao gồm nhạc đấu tranh và tình ca. Những ca khúc nổi tiếng của ông, ngoài “Một Chút Quà Cho Quê Hương,” còn có “Lời Kinh Ðêm,” “Mời Em Về,” “Tình Ca Cho Nguyễn Thị Sài Gòn,” “Tình Như Cây Cà Rem,” “Và Em Hãy Nói Yêu Anh,”...
h Nguyễn/Người Việt)
    image

 Trong một thông cáo báo chí, nữ Dân Biểu Loretta Sanchez (Dân Chủ-Ðịa Hạt 46) chia sẻ: “Hôm nay, chúng ta mất ca nhạc sĩ Việt Dzũng, một người đóng góp trong hơn 30 năm cho cộng đồng Việt Nam ở Orange County cũng như tại hải ngoại. Ông được biết là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà tổ chức, nhà thiện nguyện, nhà báo, MC và xướng ngôn viên Radio Bolsa.”
“Cá nhân tôi được biết ca nhạc sĩ Việt Dzũng trong vai trò một nhà hoạt động nhân quyền, một người bỏ cả cuộc đời đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam,” bà Sanchez cho biết tiếp. “Tôi xin chia sẻ sự mất mát này với cộng đồng Việt Nam, gia đình cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng, và nhất là những người ngưỡng mộ ông. Mọi người sẽ không bao giờ quên ông.”
Ký giả Khúc Minh, một đồng nghiệp của ca nhạc sĩ tại Bolsa Radio, cho biết: “Việt Dzũng qua Mỹ ngày 30 Tháng Tư trên tàu Trường Xuân của cụ Phạm Ngọc Lũy, khi ấy là thuyền trưởng. Anh tốt nghiệp cử nhân Toán và Âm Nhạc đại học Oklahoma. Sau về làm việc chung với thi sĩ Du Tử Lê ở Houston, Texas, và được nhiều người biết đến qua tuyển tập nhạc 'Kinh Tị Nạn' năm 1983, trong đó có bài 'Một Chút Quà Cho Quê Hương.'”
Cũng theo ông Khúc Minh, cuối năm 1984, cố nhạc sĩ Việt Dzũng dọn về California và tham dự nhiều sinh hoạt văn hóa như cộng tác với báo Diễm (Trần Thị Diễm Phúc), báo Hồn Việt (Ngọc Hoài Phương). Anh từng sinh hoạt trong Phong Trào Hưng Ca Việt Nam với ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, và tham dự nhiều sinh hoạt từ thiện, đấu tranh cho tự do và nhân quyền Việt Nam với các đoàn thể trong cộng đồng. Sau khi làm việc cho đài phát thanh Little Saigon Radio từ năm 1992 đến năm 1996, ông cùng Minh Phượng sáng lập Radio Bolsa ở Westminster từ đó đến nay.
Ngoài ra, ông cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN ở Garden Grove và là MC trong nhiều băng nhạc của Trung Tâm Asia.
Hiền thê của ông là nhiếp ảnh gia Bébé Hoàng Anh.
Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh năm 1958 tại Sài Gòn.
Thân phụ của ông là Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, và mẹ là cựu giáo sư trung học Gia Long.
Ca nhạc sĩ Việt Dzũng sáng tác nhiều ca khúc, bao gồm nhạc đấu tranh và tình ca. Những ca khúc nổi tiếng của ông, ngoài “Một Chút Quà Cho Quê Hương,” còn có “Lời Kinh Ðêm,” “Mời Em Về,” “Tình Ca Cho Nguyễn Thị Sài Gòn,” “Tình Như Cây Cà Rem,” “Và Em Hãy Nói Yêu Anh,”...

                      image
-
            image                     


--
--

--

--

--
image
http://www.youtube.com/watch?v=AIKsDC7NqgE


                

   NGÀN  THU  VĨNH  BIỆT  !



==================================================================


4/ Ngoại giao CHXHCNVN:  từ bắt sò , sờ mó , buôn lậu sừng tê đến rửa tiền ?


Theo DienDanCTM – 21/12/2013
Đại Sứ Nguyễn thế Cường

Tin tổng hợp – Ngày 19/12/2013, hải quan/quan thuế tại phi trường Frankfurt, Cộng Hoà Liên Bang Đức, đã bắt Đại Sứ VN tại Thổ Nhĩ Kỳ là ông Nguyễn Thế Cường với cáo buộc là đã mang 20.000 Euro tiền mặt mà không khai báo. Ông Nguyễn Thế Cường đã bị cảnh sát đưa về đồn để tra hỏi. Ông Đại Sứ Cường biện minh số tiền này là tiền Đại Sứ Quán VN tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp được giao cho ông mang về nước giúp nạn nhân bão lụt. Theo nguồn tin được biết đây chỉ là lời khai của đại sứ Nguyễn Thế Cường, nhưng  không có loại chứng từ nào ghi nhận lời khai của ông.
Cảnh sát Đức đã thả ông Cường sau khi ông đóng tiền phạt thế chân là 3.500 Euro.
Hiện nay phía Bộ Ngoại Giao VN đang cố viện lý do quyền đặc miễn ngoại giao để tố giác ngược lại rằng giới chức trách Đức vi phạm luật quốc tế. Tuy nhiên, đã có nhiều tiền lệ cho thấy nhân viên ngoại giao Việt Nam vi phạm các luật lệ của nước sở tại, từ việc đại sứ VN tại Mỹ đi bắt sò trong khu vực bảo vệ sinh vật biển đến nhân viên sứ quán VN tại Nhật sờ mó phụ nữ bản xứ trên xe điện đông người, đến nhân viên sứ quán VN tại Nam Phi buôn lậu sừng tê giác đang bị tuyệt chủng, v.v... 

             ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trực Ngôn - Một cơ quan trí thức xôi thịt


Trực Ngôn

Đó chính là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN). Nghe cái tên thì rõ là sang, chức năng của nó cũng sang không kém, đó là làm nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Theo Chỉ thị 42/CT của Ban chấp hành Trung ương Đảng (ngày 10/4/2010), thì LHHVN được Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động như các đoàn thể chính trị khác. Kinh phí cấp cho tổ chức này không nhỏ, như năm 2012 vừa rồi được Nhà nước phân bổ gần 26 tỷ đồng cho cái gọi là “chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ” (quyết định phân bổ ngân sách số 2879/QĐ-BTC). Vậy nhưng họ đã làm được gì để đóng góp cho sự nghiệp KHCN nước nhà?

lienhiephoikhoahockythuatvietnam.jpg
Trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Hẳn chúng ta còn nhớ trong năm 2012 sự kiện thủy điện Sông Tranh gây ồn ào dư luận. Rất nhiều nhà khoa học, nhà báo cũng như nhân dân nói chung mong muốn LHHVN với tư cách là tiếng nói đại diện cho trí thức lên tiếng kiến nghị với Nhà nước, tổ chức các cuộc Hội thảo khoa học, phân tích rõ sự nguy hại của thủy điện Sông Tranh và tìm biện pháp khắc phục. Nhưng LHHVN “mũ ni che tai”, im lặng, không dây vì sợ đụng chạm thế lực, hay vì dốt không biết gì mà nói?
Còn rất nhiều những ví dụ khác như hiện tượng xe máy cháy bất thường khi đang lưu thông hay hiện tượng sụt lún các “hố tử thần” trên quốc lộ… LHHVN cũng không tập hợp các nhà khoa học để nghiên cứu, phân tích nguyên nhân để có câu trả lời cho xã hội. Mang tiếng là cơ quan trí thức hàng đầu của đất nước mà việc lớn việc bé gì (dính đến khoa học chứ có phải việc tào lao đâu), cũng “I don’t know” như thế thì thật không còn gì để nói về năng lực của họ.
Cả năm 2013 hầu như LHHVN không có hoạt động gì đáng kể, chức năng chính là tư vấn phản biện và giám định xã hội, vậy nhưng họ không có hoạt động nào thuộc về chức năng này cả. Trong những báo cáo của LHHVN nhắc đi nhắc lại việc đã làm từ hàng chục năm trước như phản biện cho Thủy điện Sơn La, hoặc phản biện cho việc xử lý dịch cúm gia cầm (từ hồi GS.VS Vũ Tuyên Hoàng – nguyên Chủ tịch LHHVN còn sống, tức là từ trước năm 2008). Đến nỗi có vị đại diện cho một hội khoa học kỹ thuật là thành viên thuộc LHHVN còn phải góp ý rằng: Hội chúng tôi một năm làm hàng chục cuộc phản biện, hội thảo khoa học, LHHVN ít hoạt động quá thì ghép phần việc mà các hội đã làm vào báo cáo chung cho phong phú mà báo cáo lên cấp trên, vì các hội cũng là thành viên trong gia đình LHHVN cả. Vị này còn nói vui, “con làm thì bố cứ tính công bố cũng được”.
Vậy số tiền 26 tỷ hàng năm LHHVN tiêu gì cho hết? Ngoài việc “vẽ” ra những cuộc hội nghị hội thảo vô bổ để chi tiêu vô tội vạ. Chẳng hạn tổ chức Hội nghị của Ủy ban Kiểm tra LHHVN, họ dẫn nhau xuống tận Cửa Lò, “nghị” thì ít mà “hội” thì nhiều, vì chủ yếu lấy cớ đi chơi, nghỉ mát, tắm biển. Hội nghị làm hết 1 ngày thì lấy hóa đơn 3 ngày để thanh toán, ăn cắp tiền Nhà nước. Rồi thì tổ chức những cuộc giao ban 3 miền, đại biểu được cấp tiền ăn ở khách sạn, đi lại, lưu trú, công tác phí… nhậu nhẹt chúc tụng nhau tơi bời. Đặc biệt là chi cho lãnh đạo LHHVN đi công tác toàn bằng máy bay, mỗi năm tiền vé máy bay với công tác phí của ông Đặng Vũ Minh – Chủ tịch LHHVN lên tới 2-3 trăm triệu đồng. Vấn đề là những chuyến đi công tác này hoàn toàn vô bổ, không có giá trị gì, ông Minh chỉ đi trao giải thưởng các cuộc thi nọ kia, với đi dự Đại hội các LHH địa phương, đi “úy lạo” các nhà khoa học già, v.v… Số tiền còn lại, họ đem “ban lộc” cho một số Hội KHKT thành viên để tổ chức hội nghị hội thảo của các hội này và chia cho các tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc LHHVN để làm đề tài. Nhưng khốn nạn ở chỗ, tiền Nhà nước, vậy mà họ xem như tiền của họ, bắt các đơn vị phải nộp lại 5% để cho vào quỹ đen LHHVN tự ý chi tiêu. Cũng có nhiều đơn vị thành viên có đề tài nghiêm túc, có giá trị, nhưng nếu không nộp lại 5% tiền đề tài thì họ không cho giải ngân, không cấp tiền. Nhiều đơn vị “ma cô” lợi dụng điều này, vẽ ra nhiều đề tài vô bổ, thậm chí trộm đạo những đề tài đã có từ trước để rút tiền Nhà nước. Dịp cuối năm này thì LHHVN từ lãnh đạo đến nhân viên đều nhăm nhăm nghĩ cách làm thế nào để tiêu hết tiền được Nhà nước cấp, vì nếu không hết thì sang năm sẽ bị cắt bớt.
Có một chuyện đau lòng mà chúng tôi chứng kiến: Một hôm có nhà khoa học nọ là giám đốc một trung tâm KHCN trực thuộc LHHVN đến xin thanh toán tiền đề tài. Đây là một đề tài nghiêm túc, có giá trị, làm thật, do đó các khoản chi phí thật đã hết, ông phải bỏ tiền túi ra ứng trước cho cộng tác viên để thực hiện đề tài. Nay ông đề nghị thanh toán, thì được trả lời là do chưa nộp phí 5% nên chưa được thanh toán, thế là ông lại phải bỏ tiền túi ra trả cái phí 5% vô lý kia.
dangvuminh.jpg
Ông Đặng Vũ Minh, chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Thường trực Đoàn Chủ tịch LHHVN hiện nay có 4 người, gồm 1 Chủ tịch và 3 Phó Chủ tịch. Trong 4 người này thì 3 ông đã về hưu, vậy nhưng họ mặc dù đã hưởng lương hưu rồi, nhưng vẫn đòi hưởng nguyên mức lương trước khi nghỉ hưu do LHHVN trả (mỗi người tới cả chục triệu), lại còn được tính thêm cả phụ cấp trách nhiệm, tính bằng mức phụ cấp của Bộ trưởng và Thứ trưởng. Không chỉ có thế, 4 ông này mỗi ông một ô tô riêng, một lái xe riêng, được cơ quan cấp điện thoại di động và tiền gọi điện thoại hàng tháng (tính đúng bằng tiêu chuẩn của Bộ trưởng, Thứ trưởng). Sướng như thế nên mới có chuyện một ông Phó Chủ tịch trong một cuộc họp bị một ông Trưởng ban cũng thuộc LHHVN (ông Trưởng ban này sắp đến tuổi nghỉ hưu nên coi giời bằng vung) mắng cho là dốt nát, không xứng đáng ở cương vị này, nếu có liêm sỷ thì từ chức đi. Ông Phó Chủ tịch nọ “cố đấm ăn xôi” không nói gì, ngồi im chịu trận để giữ ghế.
Một cơ quan trí thức nghe sang trọng mà mục ruỗng, thối nát như thế, mới biết đạo đức xã hội đã xuống cấp quá thể. Trí thức ngày xưa sẵn sàng từ quan để về ở ẩn, nay nhiều kẻ bất tài vô tướng được giữ ngôi cao bị tố cáo vẫn cố tình chạy chọt giữ ghế. Ghê tởm lắm thay!
Viết ra những lời này, chúng tôi không có ý phủ nhận vai trò của LHHVN. Dưới thời những lãnh đạo có tâm, có tầm như GS.VS Vũ Tuyên Hoàng – Chủ tịch; PGS.TS Hồ Uy Liêm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, LHHVN đã hoạt động sôi nổi, có nhiều phản biện gây được tiếng vang trong xã hội, đóng góp vào sự phát triển đất nước. Thế mới biết khi quyền lực rơi vào tay kẻ thất phu sẽ gây hậu quả nguy hại đến thế nào.
TRỰC NGÔN

  ---------------------------------------------------------------------- 


 Câu Khẩu Hiệu Thối Tha Ghê Tởm Nhất Từ Khi Có đảng : 
  

                   Quyết tử cho đảng quyết ký sinh !


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét