Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Mery Christmas and Happy New Year 2014 !

Mery Christmas and Happy New Year 2014  !
 


    Kính Cáo :

         Bắt Đầu từ Thứ Hai Tuần tới , tức ngày 09/12/2013 , Blog sẽ bị gián đoạn , do  hành trình theo tiếng gọi Quê Hương Viet Nam , Nếu điều kiện cho phép sẽ cập nhật tin tức để phục vụ Bạn Đọc 

        Cầu Chúc Bạn Đọc Một Mùa Giáng Sinh An Lành , Một Năm Mới Tràn Đầy Hạnh Phúc Cùng Thật Nhiều May Mắn .  
     Thành Thật xin cáo lỗi  , cảm ơn Bạn Đọc rất nhiều và hẹn gặp lại ! 


           Anthony Vo - Santa Jose , CA 95112



==================================================


1/ Xin ông vui lòng nói cho cháu sự thật, có Ông già Noel không?

       Chuyển ngữ Bảo Nghi - 2013




   Thưa ngài chủ bút,
Cháu năm nay 8 tuổi. Bọn bạn cháu bảo rằng chẳng có Ông già Noel. Bố cháu lại bảo: “Nếu con đọc trên báo nói có, thì Ông già Noel có vậy.” Xin ông vui lòng nói cho cháu sự thật, có Ông già Noel không?
            Virginia O'Hanion

Cháu Virginia thân mến,
Các bạn nhỏ của cháu nhầm rồi. Các bạn ấy bị ảnh hưởng bởi tính hay hoài nghi của lứa tuổi hoài nghi. Họ không tin điều gì, trừ khi họ thấy. Họ luôn nghĩ rằng không có điều gì mà họ không thể thấu hiểu được với tư duy bé nhỏ của mình. Cháu ạ, tất cả trí tuệ, dẫu là của người lớn hay là của trẻ con đi nữa, rất bé nhỏ. Trong vũ trụ bao la này của chúng ta, con người chỉ là một con côn trùng nhỏ nhoi mà thôi, một con kiến, khi so sánh sự hiểu biết của con người với thế giới vô tận này, và khi đo lường sự khao khát của trí thông minh con người với toàn bộ chân lý và kiến thức.

Đúng, quả thật là có Ông già Noel. Ông hiện hữu môt cách hiển nhiên như tình yêu, lòng khoan dung và sự dâng hiến hiện hữu vậy. Và cháu nên biết rằng những điều này có rất nhiều và ban tặng cho cuộc sống của cháu niềm vui và vẻ đẹp nhất của nó. Than ôi! Thế giới này sẽ buồn thảm biết bao nếu không có Ông già Noel! Nó buồn thảm như thể nếu cũng không có cháu vậy. Rồi cũng sẽ không có niềm tin của trẻ thơ, không có thơ ca, không có sự lãng mạn để có thể dung hòa được những phiền muộn của cuộc đời này. Chúng ta sẽ không còn niềm vui nào, ngoại trừ niềm vui thể xác. Ánh sáng bất diệt mà trẻ thơ đổ tràn thế gian lịm tắt mất thôi.

Không tin có Ông già Noel! Cháu cũng không tin vào những câu chuyện cổ tích, thần tiên. Cháu đòi bố mình thuê người canh chừng tất cả ống khói trong đêm Noel để bắt gặp cho được Ông già Noel, nhưng ngay cả nếu cháu không gặp được Ông già Noel leo từ ống khói xuống, điều đó có chứng minh được gì không? Không ai thấy Ông già Noel cả, nhưng điều này cũng không nói được là không có Ông. Những điều thật nhất trong trần gian này là những điều mà không đứa trẻ hay người lớn nào có thể thấy được. Cháu có bao giờ thấy các tiên nữ nhảy múa trên bãi cỏ chưa? Dĩ nhiên là chưa, nhưng điều này cũng không là bằng chứng để nói rằng không có điều đó xảy ra. Không ai có thể tưởng tượng ra tất cả những điều kỳ diệu, những điều mà họ chưa nhìn thấy hay không thể thấy được, trên thế giới này.

Cháu thử xé tung cái lục lạc của trẻ con ra và nhìn xem bên trong cái gì đã tạo ra tiếng động, không gì cả, ngoại trừ một bức màn bao phủ thế giới vô hình mà không có người đàn ông khỏe mạnh nhất nào, ngay cả hợp lực của những người mạnh mẽ nhất lại, để có thể xé tung nó ra được. Chỉ có niềm tin, thơ ca, sự lãng mạn mới có thể vén bức màn đó và rồi quang cảnh và bức tranh với vẻ đẹp siêu nhiên và lộng lẫy hiện lên phía sau nó. Tất cả là thật không ? Ồ, tất cả thế giới này không gì khác hơn là chân lý và sự vĩnh hằng.

Không có Ông già Noel! Lạy chúa! Ông vẫn sống và sống mãi. Cháu ạ, một trăm năm sau, hơn mười lần như thế nữa, một ngàn năm sau, Ông ta sẽ vẫn tiếp tục làm vui lòng trái tim bé bỏng của trẻ thơ.

[New York Sun, 1897]

                               ===========================

2/ Mưa Sài Gòn, Mưa Seattle

TRẦN MỘNG TÚ 

Khi rời California tìm một nơi có đời sống thong thả, yên ổn để nuôi các con, chúng tôi rơi ngay vào một vũng nước mưa: thành phố Seattle của tiểu bang Washington. Lúc nào ông trời Seattle cũng mưa được. Không mưa sáng thì mưa chiều, không mưa chiều thì mưa tối. Vào mùa Hạ thì thỉnh thoảng mới có một hôm nắng nguyên ngày. Tối hôm trước đi ngủ, bầu trời đêm cao thăm thẳm, trong veo, không một gợn mây, thế mà nửa đêm thức dậy nghe như có tiếng ai gõ nhẹ trên mái gỗ, lắng nghe một lúc biết là trời bắt đầu mưa.
Tôi nằm im lặng nghe mưa.
Tôi sinh ra ở Việt Nam, một nước thuộc miền nhiệt đới và lớn lên giữa miền Nam nắng hai mùa, giữa những cơn mưa bất chợt ập xuống mùa hạ chói chang và một mùa mưa kéo dài sáu tháng. Mưa trở thành một người bạn thiết, một nỗi thân quen. Có những kỷ niệm ướt sũng nước mưa, chẳng làm sao lau khô được, nên mưa trở thành một nhắc nhở hiện tại.
Tiếng mưa Sài Gòn không giống tiếng mưa Seattle. Mưa Sài Gòn đập ầm ầm thảng thốt trên mái nhà, nhất là những mái nhà tôn. Ban đêm mưa đánh thức giấc ngủ của ta, lôi ta ra khỏi những cơn mộng hay thức ta dậy để tiếp tục yêu thương, hờn giận, để hoàn tất những công việc của ngày qua chưa làm hết. Ban ngày, đôi khi mưa như một ân sủng của trời trút xuống, gột rửa bao bực nhọc, làm mới lại và xóa hộ những điều không muốn giữ. Nhưng mưa lớn cũng là nỗi hãi hùng của những người buôn thúng, bán bưng, nỗi lo âu của người chủ gia đình không mang về đủ một bữa cơm có thịt, có cá buổi chiều. Khi là một cơn mưa trung bình, tiếng mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối, âm thanh đều đều như tiếng nhạc đệm, lắng nghe nó cho ta cái cảm tưởng được nhàn nhã, thư thái. Khi mưa nhỏ hạt, tiếng róc rách trên mái nhà lá vừa thơ mộng vừa buồn bã, nghe mãi, nghe mãi, đâm ra mê lúc nào không biết.
Tôi nhớ những buổi tan trường, nếu lỡ một trong hai chuyến xe buýt, đành phải đi bộ từ trường về nhà. Quần áo trắng ướt sũng, cặp sách ôm che ngang ngực con gái mới lớn, chạy vội vàng trong buổi chiều, sợ ai nhìn xấu hổ. Ở tuổi mười sáu mười bảy, ít khi bị cảm, bị lạnh. Về đến nhà, mẹ bắt thay quần áo, uống một ly trà nóng, lau khô mái tóc, là ấm người ngay.
Khi lớn hơn chút nữa, những lần đi chơi với người yêu gặp trời mưa, hai người che chung một cái áo mưa hay một cái dù. Vừa bối rối, vừa sợ, vừa hạnh phúc. Chỉ sợ ướt cái áo dài mỏng, nhưng lại mong sao con mưa đừng tạnh và con đường đừng hết. Ôi những cơn mưa chợt đến chợt đi trong khí hậu nóng ẩm làm mặt đường bốc khói, lượng nước trút xuống hào phóng quá, làm ngập lụt những con đường không thoát nước, ta như được bơi trong một giòng sông ngọt ngào, ngắn hạn!
Bây giờ, vào những buổi sáng ở Seattle, đi ra đường gặp cơn mưa lớn hiếm hoi, nghe tiếng mưa rơi trên hàng cây xanh mướt, những chùm là sạch sẽ, sự rung động êm ả thanh bình thì những cơn mưa vùng nhiệt đới xa xăm với những tiếng đập rộn ràng lại khua vang trong đầu. Mưa lớn ở Seattle chỉ là những cơn mưa nhanh hạt, tiếng gió, tiếng lá chạm vào nhau, có òa ra thì cũng chỉ to bằng tiếng khóc.

Sáng nay ra phố gội đầu
Giọt mưa sợi tóc ôm nhau khóc òa
 

Tôi đã quen lắm với mưa Seattle, thân thiện với mưa, vì mưa đi bên tôi hầu như mỗi ngày. Nhờ mưa Seattle, tôi thấy quý sự hiếm hoi của mặt trời rực rỡ và trong mắt tôi, bầu trời trên mái nhà tôi cao và xanh hơn bầu trời của những nơi khác, vườn nhà tôi mưa tinh khiết và mưa lãng mạn hơn bất cứ nơi nào.
Nhưng vào những ngày mưa kéo dài cả tuần lễ, thì những giọt mưa âm thầm lặng lẽ dai dẳng chảy xuống như những dòng lệ mầu xám trong một bức tranh sơn dầu, nhắc tôi nhớ đến bức tranh nằm sâu trong tâm khảm: một chiếc phà chở quan tài từ từ tách bến Sài Gòn qua bên kia Thủ Thiêm, trên nóc quan tài ướt sũng một lá quốc kỳ xô lệch trông như một chiếc chăn cũ vàng ố, rách nát, bát nhang tắt ngấm vì nước mưa, người lính đi tháp tùng đứng im lìm như một pho tượng của ngàn năm cũ. Mưa thản nhiên rơi trên quan tài, rơi trên đầu, trên cổ người lính từng giọt, từng giọt. Tôi đứng nhìn ông Trời họa sĩ vẽ tranh vào không gian. Mầu xám của nền trời căng ra như một khung vải, chiếc quan tài phủ quốc kỳ xộc xệch, người lính đứng bên, mặt lạnh, xanh tái như màu áo trận, trên chiếc phà cũ kỹ, bạc phếch. Tất cả được họa sĩ Trời mang vào trong tranh, dưới một gam màu lạnh. Tôi mang theo bức tranh này trong suốt mấy chục năm ở quê người, đó là tài sản duy nhất sót lại của đời người di tản.
Lúc tôi đến trại Pendleton cũng là vào một đêm mưa. Mưa không to lắm, nhưng khí hậu sa mạc của California về đêm làm mọi người lạnh cóng. Trẻ con, người lớn và ngay cả người già, mỗi người đều được phát cho một chiếc áo lính cùng cỡ để mặc cho ấm. Trong đêm tối, chúng tôi trông như những bụi cây không đều nhau, biết đi. Chúng tôi đứng xếp hàng chờ nhận lều, giơ tay vuốt mặt, ướt sũng nước mưa và nước mắt.
Ngày tôi lấy chồng cũng vào một ngày mưa. Ở California giữa tháng chín mà mưa, thế có lạ không! Theo phong tục Mỹ, cô dâu chú rể vừa bước ra ngưỡng cửa nhà thờ, người ta tung gạo như mưa vào người để chúc may mắn. Ở quê tôi người ta chỉ ném gạo theo sau những chiếc quan tài vì sợ người chết đói. Mẹ tôi (dù là người Công Giáo) thấy giữa đám cưới mà bị ném gạo thì hoảng quá giơ tay ngăn lại. Tôi nghĩ cả hai phong tục đều hay cả. Nếu lấy nhau mà không được nuôi bằng tình yêu thì cũng bị đói vậy. Cơn mưa nào cũng mang theo ý nghĩa của nó.
Chị em tôi ở Mỹ lâu lắm rồi, lâu đến nỗi thỉnh thoảng nghĩ đến mà bàng hoàng cả người. Vì tính ra khoảng thời gian mình ở Mỹ đã dài bằng khoảng thời gian ở cả Hà Nội và Sài Gòn cộng lại. Thế mà chúng tôi vẫn hay nhắc đến những cơn mưa ở quê nhà. Chúng tôi hay nói: “Tối qua mưa nặng hạt và to tiếng như mưa ở Sài Gòn” hay “Mưa rả rích mấy ngày liền như thế này thì có kém gì Huế!”. Nhưng ở đây lâu thế mà sao không thấy ai hứng nước mưa để uống, để pha trà nhỉ? Người kỹ tính lắm thì cũng chỉ pha trà bằng nước bán trong chai. Tôi nhớ ngày trước, nhà tôi có căng một miếng vải màn trắng trên miệng một chiếc vại để ngoài sân hứng nước mưa uống quanh năm. Người Việt sang đây giản dị hóa, đã bỏ hết những chuyện uống cầu kỳ này.
Mưa ở Seattle làm cho những dãy núi bao bọc chung quanh thành phố trông tinh khiết và cao cả hơn lên, nhưng cây tùng, cây bách giữ mãi một màu xanh thẫm, chạm tay lên lá, lá mịn màng, trong sạch như thiếu nữ mới lớn, mưa làm nước hồ thăm thẳm mềm mại như một giải lụa. Tiếng chim hót trong mưa thánh thót hơn, con sóc, con chồn lúc nào cũng có một bộ lông còn mới dưới mưa. Và hình như sống ở nơi có nhiều mưa, con người điềm đạm và bao dung với nhau hơn. Tuổi trẻ thì giản dị, tự nhiên. Tôi đã thấy những học sinh trung học ở đây đứng thản nhiên hôn nhau dưới mưa trước cổng trường.
Ôi những cơn mưa ở hai đầu trái đất! Mưa Sài Gòn và mưa Seattle. Cũng chỉ là những đám mây tụ lại, rồi rơi xuống. Nhưng khi rơi trên nóc một chiếc quan tài của người lính, trên chiếc áo dài trắng của cô học trò trung học, trên mái tóc của hai người yêu nhau, trên vai áo của người tỵ nạn Việt Nam, mưa khác biệt thế nào so với khi rơi xuống trên những cành thông ở Seattle hay giữa một đám cưới ở California? Và khi vẽ mưa trong những bức tranh ở những nơi khác nhau, người ta có vẽ cho nó những hình thể khác nhau, chọn những gam màu khác nhau?
Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!


                  =========================================

3/  Ngao khổng lồ nặng 300kg

image
Ngao khổng lồ có tên khoa học là Tridacna gigas, là loài thân mềm hai vỏ, có trọng lượng lớn nhất thế giới, được phát hiện năm 1521.

image

Tridacna gigas ở vùng biển ấm Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Người ta đã tìm thấy chúng ở độ sâu khoảng 20m so với mặt nước biển, nơi có rạn san hô.

image
Ngao khổng lồ nếu được sinh trưởng trong môi trường thích ứng, ngao có thể đạt kích thước 1,5m, nặng 3 tạ. Vì có kích cỡ khổng lồ, nặng nề, nên khi mới 10 ngày tuổi, chúng đã quyết định lựa chọn cho mình địa điểm để sinh sống. Khi đã chọn được địa điểm phù hợp, thì chúng sẽ ở đó suốt đời.

image
Điều khó tin nữa là loài ngao này sống rất thọ. Tuổi thọ của ngao khổng lồ tới 100 năm tuổi. Ngao khổng lồ có màu sắc vô cùng sặc sỡ, mỗi con mang một màu sắc, hoa văn khác nhau. Bạn không thể tìm được con thứ hai có màu sắc trùng hợp.

image
Ngao khổng lồ có thể đạt kích cỡ đáng kinh ngạc như vậy là nhờ hút chất đường và protein tạo ra bởi hàng tỷ sợi rong biển sống trên cơ thể của chúng.

image
Ngoài ra, chúng còn ăn các sinh vật phù du trong nước. Chúng hút tất cả các loài có trong nước vào cơ thể khổng lồ, rồi thổi nước ra, giữ lại chất hữu cơ.

Ở một vùng biển cạn khi thủy triều xuống, có nhiều ngao khổng lồ, người ta có thể thấy những cột nước phun lên rất cao, đó là do ngao khổng lồ đang lọc nước lấy thức ăn.

image
Là một loài sinh vật lưỡng tính, từng cá thể ngao có thể tự thực hiện quá trình đẻ trứng và phóng tinh vào nước. Trứng được thụ tinh ở môi trường bên ngoài. Khi thành con non, chúng sẽ bơi lơ lửng trong nước như những phù du khác.

           image
Có nhiều truyền thuyết cho rằng ngao khổng lồ đã ăn thịt người. Có một câu chuyện tả cảnh chúng nuốt chửng một thợ lặn vào bên trong hai nắp  khổng lồ. Tuy nhiên các nhà khoa học lên tiếng giải oan cho loài ngao khổng lồ này.
             image
Họ cho rằng: "Việc loài ngao này đã ăn thịt một ai đó là không thể xảy ra, vì tốc độ khép vỏ của chúng rất chậm". "Hơn nữa, nếu ai đó vô tình rơi vào miệng chúng, với bộ máy tiêu hóa đơn giản của ngao cũng khó lòng tiêu hóa được thức ăn nếu là con người".

                image
Có lẽ vì quá bất ngờ, sợ hãi trước thân hình khổng lồ của loài ngao này mà dân chúng nơi đó đã nghĩ ra câu chuyện không hay về chúng. Hiện người ta cũng chưa tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về việc loài ngao khổng lồ này ăn thịt người.

                image
Loài ngao này không chỉ có thân hình khổng lồ, mà thịt chúng có rất ngon. Người ta dùng vòi, thịt ngao chế biến nhiều món ăn ngon mà người dân bản địa vô cùng yêu thích.

                image
Ngoài ra, người ta còn dùng vỏ của chúng làm đồ trang trí, nghiền bột làm kem dưỡng da, thậm chí còn dùng làm bồn tắm cho trẻ nhỏ.

               image 
Vì bị khai thác ồ ạt nên số lượng của loài ngao này đã suy giảm ở mức báo động. Các nhà sinh vật học đang tiến hành nghiên cứu nhân giống, gây nuôi, nhằm bảo tồn loài ngao quý hiếm này.


                                 ==================================

4/ Cụ ông để lại gia tài $188 triệu cho từ thiện

                  image   
                        Cụ ông Jack MacDonald sống đạm bạc

Một cụ ông lớn tuổi sống đạm bạc, thường mặc áo quần vá víu và đi xe Buýt thay vì Taxi, đã làm cho bệnh viện Seattle Children's Research Institute kinh ngạc, khi để lại cho viện món tiền lớn nhất từ trước đến nay, dành cho việc nghiên cứu sức khỏe trẻ em.

                  image
Trung tâm nghiên cứu của bệnh viện sẽ nhận được phần lớn nhất trích từ quỹ từ thiện $188,000,000 do cụ Jack MacDonald, qua đời ở tuổi 98, sau nhiều thập niên hoạt động từ thiện bí mật.

Chỉ có một vài thân nhân và thân hữu biết được là cụ ông có nếp sống rất đơn giản này, trong vòng 60 năm qua, đã sử dụng tài đầu tư chứng khoán, chọn mua cổ phiếu, để biến gia tài cha mẹ để lại cho ông thành một tài sản khổng lồ, dành cho mục đích giúp đời.

Được biết cụ MacDonald cũng để lại một phần quỹ từ thiện của mình cho University of Washington School of Law và Salvation Army.

                 image
Cụ MacDonald từng phục vụ tại Nam Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ II trước khi trở thành một luật sư của Veterans Administration, hỗ trợ hàng trăm hội thiện nguyện khác nhau với tiền lương và tiền lời do đầu tư của mình, trong đó có 150.000 USD cụ đóng góp để xây một ngôi làng tại Canada mà ông nội của cụ đã di dân đến từ Scotland.

                 image
                              Jack and wife Mary
Thủ quỹ của Seattle Children's Research Institute cho biết cụ McDonald là người rất khiêm nhường, sống ẩn dật, hay thăm viếng bệnh viện và tỏ ra thông cảm với bệnh nhân và người nhà của họ.

Cụ MacDonald rất yêu thích những câu chuyện bình phục của người bệnh, nói rằng những câu chuyện này chứa nhiều niềm hy vọng, khiến cụ xúc động, và muốn hiến gia tài của mình cho việc nghiên cứu y khoa.

            * * * * * * * * * * * *

Frugal man Jack MacDonald of Seattle leaves $205m fortune to Seattle Children's Hospital, Uni of Washington and Salvos

       l to r: Hospice Volunteer Chuck Joyner, Volunteer Coordinator Todd Lawrence, John "Jack" MacDonald and Hospice Chaplain Mary Beth Weaver enjoying a good time together.
l to r: Hospice Volunteer Chuck Joyner, Volunteer Coordinator Todd Lawrence, John “Jack” MacDonald and Hospice Chaplain Mary Beth Weaver enjoying a good time together.
A MAN who wore jumpers with holes in them to seem poor has left $US187.6 million ($205 million) to a children's hospital, a university and the Salvos.
The Seattle Times reports that local attorney Jack MacDonald, who died in September aged 98, once spotted a sale on frozen orange juice and bought so many cans that he had to buy a stand-alone freezer just to store them all.
That was the type of man he was. Never one to catch a cab when a bus was available. Even after he suffered a fall in July and acquired a head injury that would eventually end his life, MacDonald's stepdaughter Regen Dennis says he told the neurosurgeon to use generic drugs and not "those expensive brand-name drugs."
"Jack went out of his way to look poor, partly because he didn’t want to be badgered by people who wanted money," Ms Dennis said.

Historical Foundation Members Back L to R Glen Clarke, Jack MacDonald, Kay Clarke, Ken Grove, Elaine Peake, Front (L to R) Lori Nielsen, Audrey MacDonald, Stu Hutchinson, Jen Peddlesden, Dorothy Kariga

About 40 per cent of MacDonald's $US187.6 million trust will go to Seattle Children's Hospital, even though he had no children of his own.
The University of Washington's School of Law, where MacDonald got his law degree, will receive 30 per cent of the trust's income for student scholarships. The remaining 30 per cent will go to the Salvation Army Northwest Division.
MacDonald chose the organisations to honour his parents. His mother Katherine was a longtime fundraiser for the Seattle Children's Hospital, while his father, Frederick, worked closely with many blue collar workers, hence the donation to the Salvation Army.
"He was very, very loyal to his parents' wishes," Ms Dennis said.
MacDonald inherited some money from his parents after they died and was able to stockpile the large fortune through his frugal ways and by clever stock market picks.
"He didn’t trust a lot of other people to do his research; he directed what he wanted bought, and he really knew what he wanted," Ms Dennis said of her stepfather's involvement in the stock market.
MacDonald didn't marry until 1971, when he was in his 50s, to Ms Dennis's mum, Mary Moore, who had two grown children.
Ms Dennis said they didn't move into a glamorous house or buy an expensive car but her mum did encourage MacDonald to travel and the pair saw Europe, Australia, Canada and Africa before Moore passed away in 1999.
MacDonald though didn't just wait until he died to spread his wealth.
He sent about $150,000 - anonymously, at first - to the little village of Elora, Canada, where his paternal grandfather lived after emigrating from Scotland.
The Ontario town used it to construct an ice rink and rebuild the town hall.
"It doesn’t sound like a lot of money, but we’re not a big town, and without his contribution we wouldn’t have been able to build it (the town hall)," said Steve Thorning, who served on the town council in the 1990s.

Elora named the town's square in MacDonald's honour. He is now buried there alongside his parents.

     ( Trich BaoMai Blog )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét