Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Trò Hề Thối Tha Của Hà Nội !



1/ Đảng-bán-nước xử tội Thanh-Niên-Yêu-Nước


Lê Hoành Sơn (Danlambao) Các em Phương Uyên và Nguyên Kha, các em không có tội gì ngoài tội yêu nước, các em dư thừa can đảm, tỉnh táo để mỉm cười và hô lên “tôi có tội yêu nước” trước cái gọi là “Tòa Án Nhân Dạn” mà cấm nhân dân đến tham dự... mọi người đang ngưỡng mộ, hỗ trợ và luôn sát cánh bên các em. Khi lòng yêu nước nổi dậy, dù hung bạo nào cũng phải cúi đầu!...

*********

Còn vài giờ nữa là hai thanh niên yêu nước Phương Uyên và Nguyên Kha ra cái gọi là “Tòa án Nhân Dân tỉnh Long An”, 116 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An. 

Dư luận trong, ngoài nước cùng với Human Rights Watch, các cơ quan truyền thông quốc tế lên án chế độ xử hai “thanh niên yêu nước”. 

Hai thanh niên yêu nước! Phải, vì họ đã thả truyền đơn nói lên cho đồng bào biết cảnh đời bất công thối nát, tham nhũng của chế độ hiện hành cộng sản Việt nam (csVN). Họ kêu gọi quân xâm lược “Tàu Khựa” cút ra khỏi Việt Nam trên biểu ngữ viết bằng máu từ con tim yêu nước của mình... Tổ Quốc ơi! thật may mắn khi Tổ Quốc đang có những mầm non yêu nước như thế! chính đây là nguyên khí quốc gia, chính đây là những rường cột giữ vững sơn hà khi quốc biến... 

Nhưng thật đại họa cho một dân tộc, lại bị một thể lực cai trị vỗ ngực tự xưng là “chính quyền” lại đàn áp, đánh đập, tra tấn những người yêu nước khi họ đòi công bằng xã hội, đòi độc lập tự do, đòi nhân quyền nhân phẩm cho thế hệ hôm nay và mai sau... đòi những gì tốt nhất cho tương lai của một dân tộc được sống và đáng sống. 

Nhà nước cộng sản Việt Nam - các ông - hãy trả lời trước lịch sử với những bản án dày cộm đầy tội ác khi các ông tiếp tục hành hạ, trù dập, tàn sát những người yêu nước. Các ông là ai? cả nhân dân Việt Nam đang lên án các ông là “bán nước cầu vinh”, quả đúng qua nhiều, nhiều lần xét xử những thanh niên nói lên nhiệt tình yêu nước, đây là một minh chứng rõ ràng: các ông là những kẻ bán nước! 

Điều tệ hại hơn nữa, nhà nước csVN hành xử không quang minh chính đại mà có hành vi như một lũ côn đồ khi dùng hành động tra tấn côn đồ, cách đây mấy tuần công an tỉnh Long An đã đánh Phương Uyên đến bất tỉnh, bầm nát thân mình, rồi cho rằng là Phương Uyên bị “động kinh”. Có phải hành vi này để trả thù Phương Uyên can đảm không nhận tội trong bản cáo trạng tự diễn của các ông? Đây là hành động hèn hạ và bất chính của một cái gọi là “chính quyền” - mà là hành vi của bọn phỉ quyền. Lịch sử sẽ kết án các ông, người dân Việt Nam sẽ kết án các ông, con cháu các ông sẽ chỉ vào mặt các ông với những lời khinh khi. Khi con cháu các ông biết suy nghĩ, nhìn lại việc làm của cha ông mình nó dám nhìn mặt người đời nữa không?! hay tự nhủ lòng mình hãy cúi mặt xuống bùn đen trên thế gian này để chuộc lại lỗi lần của cha ông nó đã gây ra. Thế giới hiện nay rất coi khinh chính thể phi nhân của các ông đang cai trị. 

Còn Đinh Nguyên Kha, tội gì ngoài mấy cái pháo xịt, năm nào lệnh “nhà nước” của các ông cũng cho đốt pháo thả dàn trong các dịp Tết, chỉ mấy chất hóa học mua công khai ngoài chợ cũng bị kết tội khủng bố, nếu Nguyên Kha có giật sập cái tượng Hồ Chí Minh nào đó thì đó cũng là cái khối đá vô tri vô giác, và một ngày gần đây nó cũng sẽ bị người dân đập nát như số phận như khối đá Stalin, Lenin bên Nga. Các ông hiểu thế nào là khủng bố không? Hiện nay các ông làm khó khăn trăm bề: cô lập, hăm dọa, tịch thu tài sản, chận đường làm ăn, chận đường sống của thân nhân những người yêu nước thì đó mới là hành động khủng bố... và chính các ông “nhà cầm quyền csVN khủng bố” 90 triệu đồng bào Việt Nam. 

Quay đầu lại với lịch sử thì sẽ bị lịch sử nghiền nát, từ khi các ông lên nắm “chính quyền” đã quay đầu với lịch sử dân tộc, tôn sùng chủ thuyết ngoại lai cai trị dân ngược với truyền thống dân tộc và càng ngày các ông càng lún sâu vào con đường tội lỗi đối với lịch sử dân tộc mà bao nhiêu giấy bút “lề dân” đả viết lên tỏ tường. 

Quay đầu lại với đồng bào sẽ bị đồng bào sẽ bị đồng bào trừng phạt, từ khi các ông - cộng sản Việt Nam - lên nắm chính quyền chỉ có lừa bịp và gian dối, các ông dùng đồng bào như một công cụ để phục vụ tham vọng mù quáng cái gọi là “chủ thuyết cộng sản” của các ông, ngày nay các ông dù có tăm tối, ít học gì đi nữa cũng nhìn ra đó là một chủ thuyết “tầm bậy và tàn ác” của nhân loại. Rồi các ông lại dấn sâu vào đường tội lỗi chạy theo quân xâm lược Trung Cộng nhận giặc làm cha thì Phương Uyên cắt máu viết lên khẩu hiệu yêu nước chống Tàu là điều chính đáng chứ tội tình gì? 

Hôm nay trên các nẻo đường về Long An các ông sợ phản ứng của tuổi trẻ và quần chúng, các ông chận soát cầu Bến Lức, cây cầu đưa người từ Sài Gòn về Long An, và cầu Tân An đưa người từ miền Tây về Long An, chứng tỏ các ông đã sợ quần chúng, sợ công lý nên không cho người đến xem xử phiên tòa gian dối của các ông. Một phiên tòa bôi thêm một vết đen trên bộ mặt cộng sản Việt Nam đối với lịch sử. 

Các em Phương Uyên và Nguyên Kha, các em không có tội gì ngoài tội yêu nước, các em dư thừa can đảm, tỉnh táo để mỉm cười và hô lên “tôi có tội yêu nước” trước cái gọi là “Tòa Án Nhân Dạn” mà cấm nhân dân đến tham dự... mọi người đang ngưỡng mộ, hỗ trợ và luôn sát cánh bên các em. Khi lòng yêu nước nổi dậy, dù hung bạo nào cũng phải cúi đầu! 



                                                =======================

2/ Hãy để cho mọi người biết


Trần Quốc Việt (Danlambao) - Khi hàng triệu nô lệ biết nhân phẩm và tự do là giá trị và quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mình lúc chào đời là lúc những chế độ toàn trị bắt đầu run sợ. Từ nhận thức đến hành động chỉ là vấn đề thời gian vì cuộc cách mạng tự do cá nhân đã bắt đầu nẩy mầm trong lòng của mỗi người nô lệ. Bằng tất cả chân thành và can đảm, các bạn trẻ Việt Nam bắt đầu làm theo lời khuyên của Voltaire - hãy để cho mọi người biết. Nhờ họ Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã xuống đường để vào lòng người...

*

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền kết tinh hai mươi thế kỷ văn minh tinh thần và đạo dức của nhân loại. Lần đầu tiên trong lịch sử đa phần nhân loại cam kết với nhau rằng mỗi con người trong mắt của tất cả mọi người là con người đích thực với tất cả sự trọn vẹn về nhân phẩm và tự do. Con người bắt dầu học để đối xử với nhau một cách nhân ái và văn minh. 

Trong suốt hai năm trời các đại biểu từ sáu lục địa đã thảo luận, viết và sửa đi sửa lại bản thảo trong hàng ngàn giờ để rồi cuối cùng vào lúc ba giờ sáng ngày 10 tháng Mười Hai năm 1948 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chính thức thông qua. 

Con đường thành hình bản tuyên ngôn này là con đường chạy dài gần như suốt lịch sử nền văn minh tinh thần của con người. Hạt giống nhân quyền bén rễ đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại nơi người ta tin vào những luật tự nhiên phổ quát, và người La Mã hoàn thiện những khái niệm về thượng tôn pháp luật; rồi đến những triết gia Khai Sáng, những người tin tự do là điều kiện tự nhiên và mục đích của chính quyền là phục vụ và bảo vệ công dân. 

Nhưng vào ngày 9 tháng Bảy năm 1975 nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn phát biểu như sau trong bài diễn văn tại New York: 

"Chúng tôi là nô lệ ở đấy ngay từ lúc chào đời. Chúng tôi sinh ra là nô lệ. Tôi không còn trẻ nữa, và chính tôi đã là nô lệ lúc sinh ra; điều này càng đúng hơn đối với những người trẻ hơn. Chúng tôi là nô lệ, nhưng chúng tôi đang cố gắng để được tự do." 

Lời than của Solzhenitsyn sau này được nhiều người Nga lập lại trong những năm cuối cùng của chế độ cộng sản toàn trị ở Liên Xô. Nhà thơ Nga nổi tiếng Robert Rozhdesvensky còn buồn thảm hơn trong lời thơ sau: 

Và ngay cả khi những con tàu vũ trụ của chúng ta bay giữa các vì sao, 
Chúng ta vẫn còn là những nô lệ, những nô lệ. 
Và giống như vết nhơ quá đậm, sự nô lệ này của chúng ta không thể nào rửa sạch. 

Mỗi người trong chế độ toàn trị đều thấm ít nhiều chất nô lệ mà xiềng xích không những chân tay mà còn cả tinh thần và ý chí của họ. 

Như vậy ánh sáng thiêng liêng của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã không xuyên thủng được bóng tối dày đặc che kín toàn bộ cuộc đời của các nô lệ ở các nước cộng sản. Đa phần họ là những nô lệ đáng thương không nhận thức rằng mình là nô lệ vì họ không biết đến nhân phẩm và tự do bất khả xâm phạm mà mỗi con người đều được hưởng lúc sinh ra. 

Đối với người chủ người nô lệ nào ý thức được giá trị tự do và nhân phẩm của mình là thùng thuốc nổ đang chờ que diêm. Cho nên các chế độ toàn trị rất sợ Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Họ dựng lên tầng tầng lớp lớp bức tường và hàng rào kẽm gai để ngăn chặn sự lan tỏa tinh thần của bản tuyên ngôn. Bên trong những trại tập trung giam giữ tâm hồn con người ấy, mỗi tối dưới bầu trời không trăng sao, các cai ngục chiếu lên nền trời những ngụy từ lung linh như độc lập tự do và hạnh phúc để ru các nô lệ vào giấc ngủ để chuẩn bị cho ngày nô lệ mới. 

Trở thành công dân tự do có trách nhiệm là con đường duy nhất để thoát ra khỏi cảnh nô lệ thể chất và tinh thần như lời của một nhà báo Nga viết vào cuối năm 1989: 

"Từ suy nghĩ mình là con ốc hay răng cưa rất nhỏ trong guồng máy khổng lồ nghiền nát hàng triệu số phận con người đến sự thấu hiểu mỗi cuộc đời là duy nhất. Và từ nô lệ hân hoan khi nhận khẩu phần thực phẩm đến trách nhiệm của người tự do." 

Tại sao những người dân Liên Xô mới nhận thức họ là nô lệ chỉ vào những năm tồn tại cuối cùng của chế độ. Một nguyên nhân là mọi người không biết đến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Hơn nữa chế độ còn ban ra hiến pháp và luật pháp mà, nếu xét trên bề mặt, còn tốt hơn nhiều những nước có truyền thống tự do và dân chủ lâu đời. 

Nhưng tất cả các quyền con người và sự thượng tôn pháp luật trên các văn kiện ấy của các nước toàn trị chỉ là trên giấy tờ. 

Triết gia thời Khai Sáng Voltaire đã trả lời khi được hỏi nên làm gì với nhân quyền: 

"Hãy để cho mọi người biết." 

Khi hàng triệu nô lệ biết nhân phẩm và tự do là giá trị và quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mình lúc chào đời là lúc những chế độ toàn trị bắt đầu run sợ. Từ nhận thức đến hành động chỉ là vấn đề thời gian vì cuộc cách mạng tự do cá nhân đã bắt đầu nẩy mầm trong lòng của mỗi người nô lệ. 

Bằng tất cả chân thành và can đảm, các bạn trẻ Việt Nam bắt đầu làm theo lời khuyên củaVoltaire - hãy để cho mọi người biết. Nhờ họ Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã xuống đường để vào lòng người. 

Là người của những thế hệ ngồi chờ, tôi kính chào các bạn - những người trẻ thuộc thế hệ đứng dậy - đang bắt đầu đóng chiếc đinh đầu tiên vào quan tài của chế độ. 




                                 ==================================

3/ Human Rights Watch: Việt Nam cần hủy bỏ cáo buộc những người phát tán tờ rơi

Các nhà vận động bị trả đũa vì phê phán quan hệ đối ngoại của chính quyền với Trung Quốc 

New York, ngày 15 tháng Năm năm 2013 - Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho hai nhà hoạt động bị bắt vào tháng Mười năm 2012 vì “tuyên truyền chống nhà nước.” Phiên tòa xử Nguyễn Phương Uyên vàĐinh Nguyên Kha được dự định sẽ diễn ra vào thứ Năm, ngày 16 tháng Năm năm 2013 tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An.

Theo báo chí nhà nước, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt vì phát tán tờ rơi có“nội dung xuyên tạc, bịa đặt chính sách Tôn giáo, chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta cũng như quan điểm lệch lạc về Trường Sa-Hoàng Sa và biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc.” Báo chí nhà nước cũng tố cáo họ “kêu gọi, kích động nhân dân đứng lên biểu tình chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.” 

“Đưa người dân ra tòa xử chỉ vì phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chỉ có chế độ độc tài mới coi hành vi viết ra những điều không làm vừa lòng chính quyền là một tội trạng.” 

Các tờ rơi này, do một nhóm gọi là Tuổi trẻ Yêu nước ký, có nội dung lên án Đảng Cộng sản Việt Nam để cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam bằng cách lấn chiếm biển đảo, thuê đất rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nhóm này kêu gọi người dân “xuống đường” phản đối Đảng Cộng sản làm “tay sai” cho Trung Quốc. 

Tuổi trẻ Yêu nước là một nhóm vận động ở hải ngoại. Vào tháng Mười năm 2012, một tòa án Việt Nam đã xử hai nhạc sĩ, Trần Vũ Anh Bình (có bút danh là Hoàng Nhật Thông) và Võ Minh Trí (nghệ danh Việt Khang), lần lượt là sáu và bốn năm tù vì đã viết các bài hát chỉ trích chính quyền và có liên hệ với Tuổi trẻ Yêu nước. 

Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, là sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Phương Uyên bị công an bắt ngày 14 tháng Mười năm 2012 ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh và đưa về đồn công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, mà gia đình không được thông báo. Gia đình và bạn bè Phương Uyên phải tìm kiếm cô rất rốt ráo, vừa hỏi việc mất tích với đồn công an Tây Thạnh, vừa loan báo với công chúng qua các kênh thông tin không phải của nhà nước, trong đó có đài BBC và Á Châu Tự do. Mãi tới tám ngày sau đó, một công an phường Tây Thạnh mới nói với mẹ Phương Uyên là cô bị di lý về công an tỉnh Long An. Vào ngày 23 tháng Mười, công an tỉnh Long An ghi nhận Phương Uyên đã bị khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Theo cáo trạng, Nguyễn Phương Uyên chính thức bị bắt ngày 19 tháng Mười, tức là có 5 ngày bị bắt không được chính quyền tính đến. 

Mẹ của Nguyễn Phương Uyên tố cáo rằng, trong lần thăm nuôi ngày 26 tháng Tư năm 2013, bà nhìn thấy nhiều vết bầm tím trên cổ, ngực và tay của con gái. Bà nói Phương Uyên kể với mình rằng cô bị đánh và đạp mạnh vào bụng trong khi giam giữ. Chỉ đến khi cô bị ngất xỉu thì quản giáo mới vào can thiệp và đưa cô đi khám. 

Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, ở thành phố Tân An, tỉnh Long An. Theo công an, nghề nghiệp của anh là sửa chữa máy vi tính. Gia đình nói anh là sinh viên Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Báo chí nhà nước dẫn lời công an nói rằng vào ngày mồng 10 tháng Mười năm 2012, với sự trợ giúp của Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha đã thả 2000 tờ rơi chống chính quyền tại cầu vượt An Sương, thành phố Hồ Chí Minh. Công an cũng phát ngôn rằng trước đó Đinh Nguyên Kha đã thử nghiệm chế tạo chất nổ. Anh bị bắt vào ngày 11 tháng Mười năm 2012. Theo một bản sao của tờ cáo trạng, vào ngày 29 tháng Chín năm 2012, Tòa án Nhân dân thành phố Tân An đã xử và kết án Đinh Nguyên Kha hai năm tù về tội “cố ý gây thương tích.” 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định, nếu đã bị kết án vào cuối tháng Chín, không rõ tại sao Đinh Nguyên Kha vẫn còn tại ngoại để thả tờ rơi vào ngày mồng 10 tháng Mười. Đinh Nguyên Kha cũng bị cáo buộc tội danh “khủng bố” theo điều 84 Bộ Luật Hình sự trong một vụ án khác. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền không có thông tin gì về cáo buộc khủng bố hay liên quan tới chất nổ, nhưng phản đối việc truy tố về hành vi phát tán tờ rơi, là một hành động ngôn luận ôn hòa. 

“Các luật sư và bác sĩ phải được tiếp xúc riêng và không hạn chế với Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha để tư vấn pháp lý và kiểm tra các thông tin tố cáo về việc ngược đãi họ,” ông Adams phát biểu. “Việt Nam cần chấm dứt việc sử dụng các tòa án bị chính trị chi phối để kết án những người chỉ trích chính quyền.” 

*

Để xem thêm các báo cáo về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xin truy cập: 

Muốn biết thêm thông tin, xin liên hệ: 

Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406; hay email:robertp@hrw.org
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-917-838-9736; hay email: siftonj@hrw.org
Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-510-926-8443 (di động); hay email:adamsb@hrw.org

HRW gửi Danlambao

*

VOA - HRW: Việt Nam nên chấm dứt các phiên xử những người chỉ trích nhà nước

Công an trước cổng Tòa án Nhân dân TPHCM

Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam chấm dứt các phiên tòa bị điều khiển chính trị kết tội những người chỉ trích nhà nước và phóng thích hai nhà hoạt động trẻ sắp ra tòa về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt từ tháng 10 năm ngoái và sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày mai 16/5.

Việt Nam cáo buộc Uyên và Kha xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo, đất đai, biên giới-chủ quyền, và kích động dân chúng chống lại đảng và nhà nước sau khi họ tham gia rải truyền đơn có nội dung kêu gọi tự do-dân chủ, phản đối độc tài, và chống lại Trung Quốc xâm lược Biển Đông.

Human Rights Watch nói đưa ra tòa những người phát truyền đơn chỉ trích nhà nước là hành động đáng mỉa mai cho thấy sự bất an của nhà cầm quyền Việt Nam. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhấn mạnh việc chỉ trích nhà nước chỉ trở thành tội trong một chế độ độc tài.

Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Hoạt động của Uyên và Kha là phát tán truyền đơn, tức thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do căn bản của con người. Đây không phải là tội phải bị bỏ tù. Việt Nam ngày càng trở nên độc tài và vi phạm nhân quyền của công dân. Chiến dịch đàn áp ngày càng gia tăng đối phó với những người cổ võ cho thay đổi cải cách. Cái điều luật mà nhà nước Việt Nam dùng để buộc tội các nhà hoạt động ôn hòa hoàn toàn đi ngược lại cam kết tôn trọng nhân quyền với quốc tế mà Việt Nam đã tự nguyện tham gia khi ký vào Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị của công dân. Luật pháp nội địa của Việt Nam không tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc tế. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam vững mạnh trong đường lối kinh tế-chính trị thì họ đã không tống giam những sinh viên rải truyền đơn chỉ trích nhà nước.”
Các tờ truyền đơn ký tên Nhóm Tuổi trẻ Yêu nước tố cáo đảng cộng sản Việt Nam để cho Trung Quốc xâm chiếm biển đảo, đất đai, và khai thác tài nguyên thiên nhiên quốc gia.

Trước khi phiên xử diễn ra, luật sư Nguyễn Thanh Lương, đại diện pháp lý của Nguyễn Phương Uyên, đã gửi kiến nghị lên cơ quan chức năng yêu cầu xem xét lại một số điểm trong cáo trạng mà ông cho là “không thể chấp nhận được”.

Luật sư Lương cho biết:

“Về vấn đề ‘phỉ báng đảng cộng sản’ mà bị truy tố theo điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ tôi cho là không đúng, không phù hợp. Theo những quy định trong pháp luật hiện hành mà tôi đã trích những điều luật, những căn cứ pháp lý do chính nhà nước và đảng cộng sản ban hành, tôi cho là việc của đảng và việc của nhà nước là hai việc khác nhau. Trong Bộ Luật Hình sự có điều 258 quy định việc xâm phạm lợi ích các tổ chức hay cá nhân. Cho nên, áp dụng điều 88 (trong vụ án này)là quá nặng nề.”
Trong cáo trạng buộc tội Uyên và Kha cũng đề cập đến các mảnh vải ghi khẩu hiệu “Tàu khựa hãy cút khỏi Biển Đông” mà cáo trạng gọi là “có nội dung không hay về Trung Quốc”.

Luật sư Lương cho rằng:

“Chống Trung Quốc có thể là nghĩa vụ của công dân. Cáo trạng có ghi những tình tiết đó (về chống Trung Quốc), tôi đề nghị họ rút phần đó đi, nhưng tôi không được họ trả lời. Thật ra việc đó phản ảnh ý thức và sự phản đối của Nguyễn Phương Uyên đối với hành vi Trung Quốc xâm phạm Biển Đông mà dư luận thế giới ai cũng đều biết. Nhưng (việc chống Trung Quốc) lại bị đưa và cáo trạng thì tôi cho là không hợp lý. Việc phản đối khi có hiện tượng ngoại xâm là bổn phận của công dân được luật pháp công nhận. Theo luật an ninh quốc gia, đó là bổn phận thực thi của công dân. Nếu mà vấn đề này trở thành một hành vi cáo buộc thì thật là phi lý,không thể chấp nhận được.”
 
Luật sư Lương nói dù không tin là kiến nghị của mình được giới hữu trách phúc đáp, nhưng với trách nhiệm của người bảo vệ công lý, ông phải lên tiếng vì sự tiến bộ của xã hội:

“Vấn đề thành công, tôi cũng không tin tưởng. Nhưng tôi phải nói vì trách nhiệm của luật sư và lương tâm nghề nghiệp, tôi phải nói những điều mà luật pháp cho phép. Còn kết quả là một vấn đề khác, tôi biết điều đó và tôi cũng không có gì ngạc nhiên vì nó phụ thuộc vào nhà cầm quyền, những người tiến hành tố tụng.”

Trao đổi với VOA Việt ngữ tối 15/5, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của sinh viên Phương Uyên, cho biết gia đình bà không hề nhận được giấy thông báo về phiên xử diễn ra vào sáng 16/5. Tuy nhiên, bà Nhung khẳng định:

“Cho dù không được thông báo cũng như không có bất cứ một giấy mời nào, gia đình chúng tôi vẫn đến phiên tòa.” 
Bà Nhung cho hay gia đình bà đã có buổi thăm gặp với Phương Uyên 1 ngày trước khi phiên xử diễn ra. Vẫn theo bà Nhung, những sự bất nhất, khuất tất từ phía chính quyền kể từ khi Uyên bị bắt tới nay khiến Uyên và gia đình không tin tưởng rằng công lý sẽ được thực thi trong phiên xử ngày 16/5:

“Tinh thần Uyên vững vàng. Uyên hầu như không tin tưởng vào phiên tòa sắp tới. Uyên nói sẽ làm những gì cho là đúng chứ Uyên không đặt niềm tin vào phiên tòa. Mình đây cảm thấy rất là mất lòng tin, không dám đặt niềm tin vào phiên tòa này, chỉ cầu mong cho công lý và công bằng trong vụ xử ngày mai.” 
Lần thăm gặp con gái trước đây hôm 26/4, bà Nhung được Uyên thông báo bị hành hung trong trại giam và sau khi bị ngất cô mới được cán bộ trại giam can thiệp, đưa đi cấp cứu.

Nguyễn Phương Uyên, sinh năm 1992 là sinh viên trường Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và Đinh Nguyên Kha, sinh năm 1988, là sinh viên trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.


                                    ============================


4/ Những thế hệ trẻ Việt Nam ơi, hãy cố lên, xin nghiêng mình khâm phục các em !


Nguyễn Dư (Danlambao) - Đã từ lâu, trên Dân Làm Báo có nhiều ý kiến cho rằng nên phổ biến bằng cách in ra, chuyền tay nhau những bài viết hay, có giá trị đến mọi từng lớp trong xã hội. Những ý kiến như thế cần phải ủng hộ thêm. Trong mấy ngày gần đây, các em trên ba miền đất nước lại nghĩ ra thêm sáng kiến, cho phổ biến bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Cũng là một việc làm thiết thực, hợp lý và hợp pháp. Bởi lẽ:

Bản tuyên ngôn mà chính quyền Việt Nam ký kết đã ra đời cách nay còn mấy tháng nữa là tròn sáu mươi lăm năm mà hầu như đa số người Việt còn hiểu biết rất mơ hồ về quyền sống của con người. Qua cách hành xử giữa người với người, giữa chính quyền với nhân dân trong xã hội đã nói lên điều đó. 

Người Việt đối xử với nhau nặng về cảm tính, coi trọng tình hơn lý, thế cho nên đảng cộng sản Việt Nam mới lợi dụng, đẻ ra điều 88 trong bộ luật hình sự: không được tuyên truyền, nói xấu đảng. Điều luật này, đúng ra không được phép nằm trong bộ luật hình sự bởi vì nó chỉ là cảm tính (đã gọi là luật thì không bao giờ có cảm tính nằm trong hình luật). 

Đảng cộng sản Việt Nam cho rằng "nói xấu" (bất đồng chính kiến) là mất đoàn kết, là kích động, là chia rẽ, là lôi cuốn phần tử xấu để chống đảng (chỉ bằng miệng thôi cũng sẽ bị kết án tù). Tức là khi hợp với ta thì mọi chuyện đều suôn, bằng ngược lại thì là thành phần phản động. Họ không tôn trọng con người, không cần biết đúng, sai, miễn là nghịch ý thì không thể chấp nhận, là kẻ thù. Trong gia đình cha mẹ, con cái, chòm xóm cũng thế, không ai biết tôn trọng quyền sống, chính kiến của riêng ai, hở ra thì dùng vũ lực để "nói chuyện phải quấy". Nói thế có lẽ hơi quá đáng! Phải nhìn nhận rằng có tôn trọng lẫn nhau đấy, nhưng tôn trọng theo cách "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ và bằng hữu". Chính quyền Việt Nam cứ nghĩ rằng sống theo một hệ thống dân tộc tính đó, bằng lối sống đó là Việt Nam sẽ "ổn định để xây dựng đất nước" (!). 

Cái hệ thống dân tộc tính lỗi thời đó là: bạn bè thì đối xử với nhau vị nể cho yên chuyện. Vợ phải phục tùng chồng cho êm ấm gia đình nên chồng nói thì vợ phải nghe. Con cái thì không được quyền cãi cha cãi mẹ. Con cái cũng không được phép tranh luận với cha mẹ hoặc người lớn tuổi hơn để tìm chân lý, làm như thế thì người ta gọi là hỗn láo, vô lễ. Họ sống không cần luật pháp, bất chấp hiểu biết, chỉ xử sự với nhau bằng cảm tính. Đó cũng là một trong những vấn đề thiếu dân chủ, không bình quyền, bất bình đẳng, làm cho ngu dân mà chính quyền thì bảo rằng ổn định để phát triển. Nghịch lý quá! Dân ngu thì làm sao mà phát triển đất nước cho được! 

Điều 4 trong hiến pháp cũng nói lên rằng đảng cộng sản Việt Nam là vua, độc tôn quyền lực, không ai được quyền xúc phạm, mọi người phải phục tùng, tuyệt đối trung thành với đảng. 

Luật pháp, quyền sống của con người đối với người Việt, sự hiểu biết còn rất hạn hẹp, xa vời quá! Làm đến chức thủ tướng, mà miệng thì nói bô bô là xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật (!)... Mà có ai sống theo pháp luật đâu, kể cả ông thủ tướng, tòa án cũng đều như thế! 

Do đó, việc làm của các em vừa qua là chính đáng, hợp cả tình lẫn ý. 

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cần phải được phổ biến rộng rãi thêm ở những nơi có thể tụ tập được bạn bè; ở trường học; hoặc nếu là nhà giáo, có điều kiện cắt nghĩa được cho học sinh của mình thì càng tốt. Người dân và cả ngay những đảng viên, những người thi hành mệnh lệnh của chính quyền đảng cộng sản Việt Nam cũng cần phải tiếp cận để họ hiểu ra thế nào là nhân quyền, thế nào là cách hành xử của họ đối với người khác vượt quá giới hạn. Nếu không tuân thủ thì ít ra những người làm việc cho công quyền cũng ngượng mồm, chùn tay khi hành xử trực tiếp với dân, hay làm công việc tòa án cũng thế. Trong công tác ngoại giao, thì họ cũng không đến nỗi dốt, muối mặt cãi chày cãi cối, viện lẽ này nọ rồi bảo rằng Việt Nam không vi phạm nhân quyền. 

Những người biết tôn trọng quyền tự do, nhân phẩm con người phải nói lên lời cám ơn đến gia đình Nguyễn Hoàng Vi. Chính vì muốn phổ biến bản tuyên ngôn mà gia đình em phải gánh chịu sự hành hung thô bỉ của chính quyền đến đổ máu! Việc làm của gia đình em rất có giá trị cho những thế hệ trẻ biết nhìn đến tương lai, cần phải trân trọng; cũng để thức tỉnh, đánh động lương tâm của nhiều triệu người yêu chuộng tự do, kể cả những người đang sống ăn bám theo đảng cộng sản, nếu họ còn lương tâm và đầu óc tỉnh táo. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét