Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Tại Sao Đảng Phải Sợ " Tuổi Trẻ Yêu Nước" Đến Điên Cuồng Như Vậy Nhỉ ?

Thứ bảy, ngày 25 tháng năm năm 2013

Vụ án Uyên-Kha : Lên tiếng của người bị cáo buộc là "lãnh đạo, xúi giục và cung cấp tiền bạc vật tư cho hai bạn trẻ này nhằm thực hiện âm mưu lật đổ chế độ" . Một số tin tức liên quan đến Nguyễn Thiện Thành của Tuổi Trẻ Yêu Nước .

       ----------------*********--------------

TỔNG HỢP NHỮNG TIN TỨC LIÊN QUAN VỀ VỤ ÁN HAI SINH VIÊN YÊU NƯỚC NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN & ĐINH NGUYÊN KHA Ở LONG AN .



                
           Anh  Nguyễn Thiện Thành của Tuổi Trẻ Yêu Nước
     
    Người trong cuộc lên tiếng
      2013-05-24
       MẶC LÂM  RFA

      
Nguyễn Phương Uyên và Nguyễn Đình Kha tại phiên tòa sơ thẩm Tòa Án Long An hôm 16/5/2013 
AFP


Trong vụ án Đinh Nguyên Kha – Nguyễn Phương Uyên có một người bị cáo buộc là lãnh đạo, xúi giục và cung cấp tiền bạc vật tư cho hai bạn trẻ này nhằm thực hiện âm mưu lật đổ chế độ.

Người ấy là anh Nguyễn Thiện Thành, sau một thời gian im lặng hôm nay đã dành cho Mặc Lâm cuôc phỏng vấn đặc biệt nhằm làm sáng tỏ các cáo buộc mà tòa Long An đã áp đặt lên Nguyên Kha và Phuơng Uyên.

Mặc Lâm: Vừa qua tòa án Long An đã tuyên xử Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên hai bản án rất nặng nề. Chúng tôi chú ý đến bản cáo trạng có nói rõ anh là nguời đã có đóng góp, huấn luyện, cũng như đại diện cho tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” tham gia vào vụ án này. Anh có điều gì chia sẻ với thính giả về các cáo buộc này?

 Nguyễn Phú Trọng Ông Không Biết Phương Uyên Là Con Cháu Hai Bà Trưng Hả ? Lú Thiệt Rồi  đảng ơi ! ( Photo danlambao)

Nguyễn Thiện Thành: Tuổi trẻ yêu nước không phải là một tổ chức chính trị. Tuổi trẻ yêu nước là nơi quy tụ những thành phần sinh viên, ca nhạc sĩ dùng biểu ngữ tờ rơi và lời ca tiếng hát để nói lên suy nghĩ của mình về quyền con người và sự bất công trong xã hội.

Mọi thành viên trong nhóm Tuổi trẻ yêu nước đều không phân biệt chức vụ như các tổ chức chính trị tại hải ngoại và chúng tôi không bị chi phối bởi bất cứ tổ chức chính trị nào tại hải ngoại.



Mặc Lâm: Theo cáo trạng thì cơ quan đìêu tra đã cho rằng Tuổi trẻ yêu nước đã gửi tiền cho Nguyên Kha và Phương Uyên để mua sắm vật dụng cũng như in ấn truyền đơn… sự thật ra sao?

Nguyễn Thiện Thành: Tôi khẳng định cá nhân tôi và nhóm Tuổi trẻ yêu nước chưa bao giờ gởi tiền về cho Uyên và Kha cũng như gia đình của các bạn ấy. Khi mới bị bắt lúc nào công an họ cũng dùng gia đình, người thân để uy hiếp mình đọc 1 biên bản nhận tội rất ấu trĩ do họ soạn ra như là nhận tiền nước ngoài, ham laptop điện thoại hay bị thế lực thù địch bên ngoài lôi kéo, dụ dỗ.

Mục đích của họ chỉ là tiếp tục bôi nhọ anh em chúng tôi là vì ham tiền mới chống lại họ, bôi xấu người yêu nước để họ dùng những  lời lẽ đó tiếp tục che mắt người dân, đặc biệt là tuổi trẻ ở trong nước.

Lập trường của anh em chúng tôi là không bao giờ chấp nhận một chế độ độc tài, cai trị người dân. Một xã hội đầy rẫy bất công và tham nhũng.


Chúng tôi hiểu được sứ mạng của người thanh niên phải làm gì, để thực hiện ước mơ gớp phần dân chủ hóa Việt Nam, anh em chúng tôi tại quốc nội phải tự học tự làm trong một xã hội bất công để kiếm tiền cho mọi hoạt động của mình.

Chúng tôi hoàn toàn không xin xỏ ai. Hơn ai hết chúng tôi hiểu được chỉ có tự lực mới có được tự chủ


Mặc Lâm: Có lẽ yếu tố không kém phần quan trọng mà tòa cáo buộc cho Phương Uyên và Nguyên Kha là lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng cho việc đấu tranh, anh nghĩ sao về việc này?

Nguyễn Thiện Thành: Khi học lịch sử chúng tôi hiểu được màu cờ vàng là màu truyên thống của dân tộc VN trong xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử  và lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ có từ thời vua Thành Thái 1890 một triều đại Kháng Pháp, và vua Thành Thái bị lưu đày.

Chúng tôi sử dụng lá cờ gần nhất trong lịch sử VN để nói lên tinh thần dân tộc bất khuất.


Chúng tôi khẳng định, anh em chúng tôi đấu tranh không phải để khôi phục lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi đấu tranh không phải vì thù hận của thế hệ đi trước, vì chúng tôi không biết chế độ  VNCH xấu hay tốt thế nào.

Chúng tôi sinh ra và lớn lên trong chế độ Cộng Sản, chúng tôi bị tuyên truyền từ nhỏ bởi những câu xảo ngữ xáo rỗng nào là “đảng là cuộc sống của tôi” hay “quang vinh muôn năm” …

Như bao thanh niên khác chúng tôi từng tin đảng, yêu đảng nhưng chính xã hội bất công tham nhũng, quyền con người bị chà đạp đã dạy cho chúng tôi biết công sản là gì.


Chúng tôi đấu tranh chống lại chủ nghĩa ngoại lai cộng sản nêu cao tinh thần dân tộc .

Mặc Lâm: Riêng về cáo buôc nặng nề nhất cho rằng Đinh Nguyên Kha đã mua thuốc nổ và chờ thời cơ để hành động. Anh nghĩ sao về cáo buộc nguy hiểm này?

Nguyễn Thiện Thành: Chúng tôi là những sinh viên, văn nghệ sĩ chỉ biết dùng biểu ngữ, truyền đơn, lời ca tiếng hát để nói lên sự bất công xã hội trong một chế độ độc đảng. Chúng tôi khẳng định là không biết gì về vũ khí, bom đạn.

Cá nhân tôi từng dán truyền đơn lên tượng bán thân ông Hồ chí Minh ở Đồng Tháp và họ đã từng vu khống tôi có âm mưu đặt bom tượng Hồ Chí Minh vào năm 2011.

Đây không phải là lần đầu Cộng sản Việt Nam vu khống những người có tinh thần đấu tranh ôn hòa bằng một tội vô cùng khủng khiếp mà là rất nhiều nhà đấu tranh ôn hòa trong và ngoài nước cũng từng bị như vậy.

Họ cáo buộc tôi đã gởi tài liệu hướng dẫn anh em của tôi là Đinh Nguyên Kha tội để chế tạo thuốc nổ, tôi khẳng định là là sai sự thật


Mặc Lâm: Anh giải thích 2 ký rưỡi hóa chất mà Đinh Nhật Uy giải thích là thuốc pháo đen sự thật tác dụng phá hoại của nó như thế nào?

Nguyễn Thiện Thành: Về 2,5 kg chất hóa học Kha mua ở chợ Kim Biên Sài gòn thì ai cũng biết chợ Kim Biên là chợ mua bán hóa chất dùng trong công nghiệp công khai. Những hóa chất đó hoàn toàn không thể nào chế tạo được thuốc nổ có sức công phá.

Tôi đã nghe anh Đinh Nhật Uy có trình bày đây là thuốc pháo đen dùng để chế pháo xẹt trong dịp sinh nhật, cưới hỏi.


Mục đích của họ có 2 điều: Tìm kiếm sự đồng thuận với quốc tế về  những hành động đàn áp nhân quyền của họ, và ngậm máu phun người, tiếp tục tuyên truyền xảo trá với người dân trong nước chúng tôi là bọn khủng bố.

                 

-Cuối cùng anh có tin rằng dưới sức ép của dư luận hiện nay phiên phúc thẩm của hai bạn trẻ Phương Uyên và Nguyên Kha sắp tới sẽ có kết quả khá hơn hay không?


Nguyễn Thiện Thành: Cái điều đó tôi không thể nào đoán đựơc. Họ tuyên án nặng như vậy chứng tỏ sự sợ hãi và nhu nhược của họ.

Trước những bạo quyền bất công xã hội, hèn nhát trước ngoại xâm và đàn áp người dân. Họ sợ sự đồng thuận đứng cạnh bên nhau nó lớn lên thì chế độ của họ sẽ lung lay cho nên họ phải sợ hãi qua bản án này.

Cái tội trong điều 88 tuyên truyền chống phá nhà nước mà họ tuyên án cho những người đấu tranh ôn hòa như vậy càng chứng tỏ họ là chế độ quân phiệt, giống như tội khi quân ở một nước quân chủ.


Mặc Lâm: Xin cám ơn anh Nguyễn Thiện Thành về những thông tin có liên quan đến vụ án này.


                                         ================================


2/ Oanh Yến Thị Phạm - Những cơn lốc xoáy thiên địch đang đến với độc tài toàn trị


Oanh Yến Thị Phạm



   Mùa mưa 2013 có vẻ đến sớm hơn mọi năm khi chỉ mới bắt đầu bước vào tuần lễ cuối của tháng 5 Dương lịch. Những cơn mưa đã bắt đầu dần nặng hạt hơn trên cả ba miền. Trước đó những cơn lốc xoáy, mưa đá cũng đã gây thiệt hại tại nhiều khu vực. Những cơn mưa, giông, lốc xoáy đến sớm như một điềm báo chẳng lành cho một năm đầy bất trắc cho nền kinh tế và chính trị tại Việt Nam mà những mâu thuẩn vốn luôn tiềm ẩn đã được che đậy bằng những "thỏa hiệp được định hướng" trước đây, nay ngày càng thoát khỏi từ trường của nguyên tắc Tập trung Dân chủ, một nguyên tắc sống còn của Xây dựng Đảng và Nhà nước theo mô hình nhà nước Độc tài toàn trị.
*Những tác nhân sẽ gây nên cơn lốc xoáy tỷ giá đa phương giữa đồng nội tệ VNĐ và các loại ngoại tệ khác, đang hội tụ và ngày càng tạo ra những vùng áp lực hình thành rốn xoáy. Với trên 80% nguyên, phụ liệu, phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung quốc trong bối cảnh NHNN Trung quốc đang áp dụng chính sách đồng tiền mạnh khi cho phép nới biên độ co giản tỷ giá song phương giữa đồng Nguyên và USD. Từ tỷ giá 1 USD đổi được 6,735 (lấy tròn) nay 1 USD chỉ còn 6,235 (lấy tròn). Chính phủ Trung quốc đang áp dụng chính sách đồng Nguyên mạnh để đối phó với khủng hoảng nợ công và hạn chế tiêu dùng trong nước trong bối cảnh tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng, có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng. Nguồn nguyên, phụ liệu đầu vào của nền sản xuất tại Việt Nam, đang bị đẩy lên cao.
Ngược lại những thị trường xuất khẩu truyền thống và chủ yếu của Việt Nam là Mỹ và các nước trong khối EU, Nhật Bản, đồng nội tệ đang được các chính phủ áp dụng chính sách dồng nội tệ yếu. Tỷ giá song phương giữa đồng Yen/USD đã bất ngờ tuột giá trong nữa cuối tháng 5, khi tỷ giá bình quân đang từ 1USD/77 Yen đã tăng lên 1USD/99,7 - 99,8Yen. Cũng tương tự Tỷ giá song phương bình quân giữa USD và đồng EURO, đang từ 1USD/0,765 đã bất ngờ tăng lên quanh trục 1USD/0,779 - 0,776. Đồng USD, trên thực tế đã mất giá trên 24% so với VNĐ từ những tháng đầu năm 2012.
-Rõ ràng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường truyền thống và chủ yếu này đang kém cạnh tranh vì đã trở nên quá đắt do cuộc chiến tiền tệ giữa các nước.


-Cơn lốc xoáy lãi xuất cao do khủng hoảng thanh khoản kép của hệ thống NHVN, đã giật sập trên 100.000 Doanh nghiệp và đẩy trên 65% Doanh nghiệp lâm vào cảnh làm ăn thoi thóp lỗ lã.
-Việc NHNNVN, với độc quyền sản xuất và kinh doanh vàng miếng, đã bán đấu giá vàng với giá cao, đã tạo chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao từ 18 cho đến 20%, cũng đã tạo nên áp lực tăng tỷ giá song phương giữa USD/VNĐ.
-NHNNVN, đang cố kiềm chế tỷ giá song phương giữa USD/VNĐ để áp dụng chính sách đồng nôi tệ mạnh vì hai lý do:
1-Cố gắng cứu sự sụp đổ theo hiệu ứng domino do khủng hoảng thanh khoản kép của hệ thống NHVN.
2-Nợ công của Chính phủ Việt Nam ngày càng phình to.
-Áp lực phá giá VNĐ để hổ trợ xuất khẩu cứu những doanh nghiệp còn sống sót và áp lực giữ ổn định tỷ giá song phương USD/VND để giảm nợ công và cứu hệ thống NHVN khỏi sụp đổ, đã càng làm tăng tác nhân hình thành "rốn xoáy" của cơn lốc xoáy tiền tệ lên đến cực đại.
*Cơn lốc xoáy trên chính trường qua hai Hội nghị BCHTW6 và BCHTW7, đã giật phăng cây đũa thần nguyên tắc Tập trung dân chủ trong tay Giáo sư, Tiến sỹ Xây dựng Đảng TBT Nguyễn Phú Trọng và bẻ gẩy vụn qua việc không kỷ luật được đồng chí X và hai ứng cử viên do đích thân TBT giới thiệu vào BCT bị gạt ra lề.
-Việc những cuộc họp của BCHTWĐCS VN vừa qua được tổ chức họp kín như trong thời chiến tranh cũng như cuộc họp bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội đang diễn ra cho thấy "rốn xoáy" đã hình thành trên chính trường Việt Nam.
*Bên cạnh đó việc ngày càng có nhiều lớp người tuổi trẻ Việt Nam như các em Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và 14 thanh niên công giáo ở Nghệ An quê hương Bác, đã can đảm, kiên định dấn thân vào con đường đấu tranh cho Dân chủ, Tự do, Nhân quyền cho đồng bào và họ đã nhận được sự ủng hộ và đồng thuận của đại đa số dân chúng và ngay cả những người còn giữ thẻ đảng. Đối lập lại là những bản án và thái độ nhò nhen của Đảng CS VN và Chính phủ VN, là tác nhân hình thành một rốn xoáy thứ hai trên chính trường Việt Nam.
*Ba "rốn xoáy" của nền Kinh tế và Chính trị Việt Nam sẽ giao thoa và cộng hưởng để đạt đến bước sóng cực đại làm bật đến tận gốc trốc tới tận rễ mọi thứ rác rưởi đang ngăn cản vòng xoay của bánh xe lịch sử
......
Hãy chuẩn bị.
Berlin, 05/24/2013
Oanh Yến Thị Phạm

                                     ==========================================


3/ GÔNG XIỀNG HÔM NAY CHO TỰ DO NGÀY MAI, HAY LÀ TỰ DO HÔM NAY CHO GÔNG XIỀNG NGÀY MAI ?
Phương Bích
24-05-2013

                      

                              Hình ảnh đáng xấu hổ nhất trong một phiên tòa

       Gông xiềng tù ngục hay cả cái chết cũng không ngăn được khát vọng tự do của con người. Gông xiềng hôm nay cho tự do ngày mai, hay là tự do hôm nay cho gông xiềng ngày mai? Các vị cứ nhắm mắt làm bừa đi!

  Không biết cái từ phiên tòa ô nhục có từ bao giờ trong từ điển dân gian Việt Nam? Tôi đồ rằng nó bắt đầu được công khai sử dụng đến, từ sau phiên tòa bịt mồm linh mục Nguyễn Văn Lý, phiên tòa xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ... Cho đến nay, mật độ của những phiên tòa như thế mỗi lúc một nhiều hơn, đa dạng hơn và mức độ ngang nhiên thì trắng trợn hơn.

                
  
         Lịch sử pháp đình Việt Nam có lẽ chưa bao giờ đen tối như thời kỳ này (không kể đến việc những người bị bắt không được vinh hạnh đưa ra chốn pháp đình). Giờ đây, nhà cầm quyền dường như chả buồn che dấu sự dối trá của mình, khi ngoài miệng nói xử công khai, nhưng bên ngoài lại tìm mọi cách để ngăn chặn mọi sự quan tâm của dư luận xã hội đến phiên tòa.

   Theo cách suy luận thông thường nhất, một hành động mặc dù vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân, sự phẫn uất, ghê tởm của dư luận trong và ngoài nước mà vẫn cứ lặp đi lặp lại, thì nó thể hiện sự cùng quẫn, bế tắc, hoàn toàn mụ mị trong đầu những kẻ thực thi nó.

Tôi hỏi một người bình thường nhất:

-    Nếu con chị bị bắt và đưa ra tòa xử, chị có đi dự không?

-    Nếu chị nghĩ con chị vô tội, mà chính quyền cứ bảo con chị có tội, thì chị có lên tiếng bênh vực nó không?

  Xét cả về bản năng và logic thì câu trả lời sẽ là có. Vậy mà ở Việt Nam, điều đó lại không được phép xảy ra, mặc dù nó không được ghi trong bất cứ một điều khoản nào của “Luật”.

     Cho dù ai đó không quan tâm đến chuyện ngoài xã hội, nhưng nếu họ nhìn và nghe thấy những gì diễn ra quanh các phiên tòa gần đây, tôi chắc chắn một điều họ sẽ cảm thấy bất bình, nếu không muốn nói là ghê tởm.

    Nhiều người già hẳn còn nhớ, vụ án xử ông Tạ Đình Đề hàng chục năm về trước. Người dân đến tham dự phiên tòa chật kín phòng xử án, chật kín khuôn viên của tòa và tràn ra cả lòng đường. Để phục vụ công chúng, tòa cho bắc cả loa ra ngoài đường. Dư luận trước phiên tòa cho thấy, người dân rất yêu mến ông Tạ Đình Đề, vậy mà chính quyền ngày đó đâu có sợ sệt gì? Khi tòa tuyên bố tha bổng, hàng nghìn người đã reo hò vang dội, nhà tòa cũng mát mặt vì đã xử công minh. Chợt nghĩ về câu hết thịnh lại suy, mới thấy thương dân Việt, chưa được hưởng thịnh ngày nào mà đã chịu chuỗi ngày suy… Ngay cả những vụ cứ tưởng là công minh lắm như Năm Cam, Khánh trắng, PMU18 cũng do nội bộ đánh nhau mà ra. Nếu không, có lý do gì mà nó có thể tác oai tác quái ngần ấy năm trời?

    Cứ đà này, chắc chắn sẽ còn nhiều vụ án nữa. Gông xiềng tù ngục hay cả cái chết cũng không ngăn được khát vọng tự do của con người. Gông xiềng hôm nay cho tự do ngày mai, hay là tự do hôm nay cho gông xiềng ngày mai? Các vị cứ nhắm mắt làm bừa đi !

                                         

  









Phương Bích Blog



                                      ==========================================

4/ Nguyễn Thị Hường - Đảng chưa ra khỏi cái bóng của mình


Nguyễn Thị Hường


Chúng ta có dám "vượt qua cái bóng của chính mình" bằng việc mạnh dạn gỡ bỏ những gì đang làm trì trệ sự phát triển và hoà nhập quốc tế" - Nguyễn Thị Hường

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cô Nguyễn Thị Hường, nghiên cứu sinh Luật, Đại học Indiana, Hoa Kỳ.
*********
Sau những cuộc "lấy ý kiến nhân dân" rầm rộ, và với những bản báo cáo choáng ngợp như 20 triệu lượt ý kiến của nhân dân, 28,000 hội thảo hội nghị góp ý hiến pháp từ các cấp các ngành, có lẽ Đảng Cộng sản nghĩ đó là đủ để tạo cái vỏ bọc dân chủ cần thiết cho dự thảo Hiến pháp của họ.
Nhưng trong thực tế, những con số đó không thuyết phục được ai về tính dân chủ của cuộc sửa đổi Hiến pháp và cũng chẳng nói lên điều gì về "nguyện vọng của đa số nhân dân".
Cho đến nay Việt Nam vẫn không có truyền thông độc lập, không có các tổ chức dân sự tự do cũng như các tổ chức đối lập nên không có kiểm soát và phản biện rộng rãi trong quá trình "lấy ý kiến" nhân dân.
Kết quả cuộc thu thập các ý kiến về sửa đổi Hiến pháp do Đảng Cộng sản tiến hành khó có thể được coi là trung thực.
Kiến nghị 72 và khảo sát trên mạng của trang Cùng viết Hiến pháp – những ý kiến và khảo sát độc lập – phản ánh những nguyện vọng trái ngược so với những gì Đảng Cộng sản đang cố níu kéo, đặc biệt là về điều 4, về vai trò của quân đội cũng như về quyền tư hữu đất đai và bản chất của chế độ chính trị.
Tất nhiên, nói về số lượng thì Đảng Cộng sản, với vị thế độc quyền lãnh đạo cả bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, với nguồn ngân sách và nhân lực khổng lồ do nhân dân đóng thuế nuôi, áp đảo những khởi xướng độc lập của những nhóm trí thức ít người và và không có phương tiện cũng như môi trường chính trị tự do để vận động cho quan điểm của họ hay thực hiện những cuộc khảo sát độc lập mang quy mô rộng lớn hơn để rộng đường dư luận.
Chúng ta đang thấy một cuộc cạnh tranh về tư tưởng hiến pháp và chính trị trong đó xã hội đang lép vế trước thiểu số cầm quyền.

Phúc quyết và sửa hệ thống
Tôi vẫn cho rằng nếu không có một cuộc phúc quyết hiến pháp minh bạch, dân chủ thì mọi sửa đổi Hiến pháp chỉ là vô nghĩa, tốn tiền bạc của nhân dân một cách vô ích.
Tôi nhấn mạnh yếu tố "minh bạch" và "dân chủ" bởi tôi biết rằng có những người quan ngại rằng một cuộc phúc quyết hiến pháp trong tình trạng không có tự do chính trị như hiện nay có thể củng cố quyền lực và tính chính danh của chế độ thay vì thực sự phản ánh ý nguyện của nhân dân một cách trung thực. Nhưng chúng ta cần phân biệt giữa nguyên tắc và phương thức tiến hành.
Về mặt nguyên tắc, chúng ta cần thống nhất rằng phúc quyết Hiến pháp là điều kiện để Hiến pháp thực sự là khế ước xã hội qua đó nhân dân trao quyền cho nhà nước. Có những Hiến pháp dân chủ mà không quy định phúc quyết hiến pháp, đúng vậy.
Nhưng đó là những quốc gia đã có dân chủ, Quốc hội hay cơ quan lập hiến trong thể chế chính trị của họ do nhân dân bầu ra qua bầu cử tự do, công bằng, đại diện cho quốc dân và chịu trách nhiệm trước quốc dân của họ. Đó là điều Việt Nam chưa có.
Và phúc quyết Hiến pháp là một cơ hội trong thời điểm hiện tại để nhân dân Việt Nam bày tỏ nguyện vọng về những vấn đề chính trị căn bản nhất của quốc gia.
Sau khi thống nhất về nguyên tắc như vậy, việc tổ chức như thế nào để cuộc trưng cầu dân ý được minh bạch, dân chủ, là điều quan trọng cần bàn. Những người lãnh đạo thức thời trong Đảng Cộng sản nên ngồi lại cùng giới trí thức, đảng viên cấp tiến, và cả những tổ chức đối lập, để bàn thảo và thương lượng những điều kiện tiến hành cuộc phúc quyết Hiến pháp.
Đó là cách khôn ngoan để họ vừa có thể đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, vừa giữ thế chủ động và thể diện để có cơ may bảo đảm vị thế chính trị của họ trong tương lai. Vị thế chính trị của họ trong tương lai chỉ có thể dựa vào sự đồng thuận của nhân dân mà thôi.
Tất nhiên, thay đổi Hiến pháp không phải là tất cả những gì Việt Nam cần. Chẳng ai ngây thơ đặt niềm tin vào những điều kỳ diệu nào đó mà một cơ chế hiến pháp dân chủ sẽ tự động mang lại cho Việt Nam.
Đất nước cần rất nhiều cải cách trên nhiều phương diện, giáo dục, kinh tế, y tế; cần những người có tâm, có tài, có trách nhiệm để thực hiện các cải cách đó một cách khôn ngoan và hữu hiệu. Pháp luật chỉ là một phần của những gì Việt Nam cần mà thôi.
Tuy vậy, đất nước nào cũng cần một hệ thống pháp luật chuẩn mực, một cơ chế nhà nước dân chủ quy định trong bản Hiến pháp để tiến hành những cải cách khác một cách hiệu quả với sự đóng góp của những người hiền tài. Như nhiều người đã nói: vấn đề của Việt Nam là vấn đề cơ chế, là “lỗi hệ thống.” Mà viết lại Hiến pháp chẳng phải là tổ chức lại hệ thống quyền lực nhà nước đó hay sao?

Cơ hội đoàn kết
Sửa đổi hiến pháp còn có thể là cơ hội để những người Việt Nam cả trong lẫn ngoài đảng, cả giới lãnh đạo lẫn đối lập, cả trí thức và người dân thường suy nghĩ sâu sắc về những nguyên tắc và giá trị nền tảng kết nối chúng ta như một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia, lên tiếng thể hiện sự đồng thuận về những giá trị và nguyên tắc đó và hiến định chúng.
Nếu vẫn còn sự bất đồng về những hệ giá trị căn bản nhất - chất keo gắn bó chúng ta với tư cách là những thành viên của cùng một cộng đồng, liệu những lời kêu gọi đoàn kết, hòa hợp, phát triển, có thực hiện được hay không?
Điều gắn bó người Việt chúng ta là gì? Là một ý thức hệ ngoại lai hay những giá trị tư tưởng nhân bản, bao dung, như sự tổng hòa tam giáo đồng nguyên là một niềm tự hào và là một ví dụ? Là rập khuôn giáo điều an phận hay tinh thần ham học hỏi và dám “ra biển lớn”?
Là một thể chế chính trị tập quyền áp đặt hay một cơ chế hạn chế quyền lực nhà nước, một xã hội dân sự đầy khí lực và một hệ thống khuyến khích người tài tham gia quản trị quốc gia?
Chúng ta có dám "vượt qua cái bóng của chính mình" bằng việc mạnh dạn gỡ bỏ những gì đang làm trì trệ sự phát triển và hoà nhập quốc tế của quốc gia, và đặt nền tảng là những nguyên tắc mới, những hệ giá trị cầu thị mới trong bản khế ước xã hội – Hiến pháp?
Chúng ta sẽ làm thế nào để bước cái bước tiến “vượt qua cái bóng của chính mình” đó mà không lặp lại những sai lầm lịch sử gây thêm chia rẽ, thù hận hay nghi kỵ giữa người Việt lẫn nhau? Không một cá nhân hay một nhóm người nào trong xã hội có thể áp đặt câu trả lời cho những câu hỏi quá lớn đó.
Đó phải là một câu trả lời đồng thanh, tập thể, sau một cuộc thảo luận công khai, tự do, bởi toàn thể công dân Việt Nam qua một cuộc trưng cầu ý dân dân chủ và minh bạch.
Hiến pháp không chỉ là một điều luật thông thường.
Có học giả đã nói rằng Hiến pháp là một bộ luật chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam đừng cho rằng họ có thể làm ngơ trước những đòi hỏi về chính trị của người dân Việt Nam thể hiện qua những cuộc thảo luận trên truyền thông xã hội và các kiến nghị về Hiến pháp.
Làm ngơ trước những đòi hỏi về Hiến pháp đồng nghĩa với việc làm ngơ trước những đòi hỏi ôn hòa về chính trị. Mà ý dân là nền tảng của quyền lực chính trị của một chế độ.
Đảng Cộng sản Việt Nam có sự lựa chọn giữa một cải cách ôn hòa và củng cố vị thế chính trị của họ thông qua việc cải tổ hiến pháp, hoặc tiếp tục thách thức sức mạnh tiềm ẩn của nhân dân, vốn chỉ bùng phát khi giới lãnh đạo mà họ từng kỳ vọng không còn lắng nghe họ nữa.
Diên Vỹ gửi hôm Thứ Bảy, 25/05/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét