Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Khi phụ nữ Việt Nam 'không thỏa mãn'


Thursday, May 16, 2013
    
1/ Khi phụ nữ Việt Nam 'không thỏa mãn'

              
          Đi nhảy là một cách tìm niềm vui ngoài sinh hoạt gia đình ở Việt Nam

Việt Nam đang có hiện tượng một số phụ nữ đứng tuổi tham gia các câu lạc bộ như CLB nhảy, CLB âm nhạc để giải trí và thậm chí để thỏa mãn nhu cầu tình dục vì nhiều lý do khác nhau.
Theo truyền thông trong nước, có người vì phải sống trong cảnh 'chờ chồng' do công việc làm ăn bận rộn hay chồng có thú vui riêng như ăn nhậu hay chơi tennis sau giờ làm thay vì về nhà với vợ con quanh bữa cơm chiều.

Có người vì cô đơn, thiếu thốn tình cảm, cũng có thể tìm đến đây để được sự quan tâm chăm sóc của các nam vũ sư trẻ, những người có thể đáp ứng các nhu cầu tình cảm và thể xác cho các phụ nữ này.
Người ta cũng thấy xuất hiện những nhóm nam giới, thậm chí cả người nước ngoài, sẵn sàng phục vụ các nhu cầu đó của họ.

                        

     Liệu hiện tượng này có thể hiện mối quan hệ vợ chồng trong một gia đình tại Việt Nam đang ngày càng lỏng lẻo hay không?
Nói chuyện với BBC, Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi, Viện Xã hội học tại Hà Nội, nói "hiện tượng này chỉ xảy ra ở một bộ phận phụ nữ và nam giới đứng tuổi ở các thành phố lớn như TP. HCM hay Hà Nội. Họ chỉ là nhóm rất nhỏ và câu chuyện của họ không thể đại diện cho quan hệ vợ chồng trong gia đình Việt Nam nói chung được."

Vì chỉ là một số ít nên không thể coi đây là một vấn đề xã hội và hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy nó có ảnh hưởng rõ ràng đối với nhiều người, ông giải thích.
"Tuy nhiên trong khoảng 30 năm qua, gia đình Việt Nam có rất nhiều thay đổi quan trọng và diễn ra khá nhanh. Đó là những thay đổi trong cách người ta đi đến hôn nhân, thay đổi trong hôn nhân và đời sống gia đình," ông nói.

Thay đổi xã hội
Những thay đổi này bao gồm: tuổi kết hôn tăng cao hơn; nam và nữ đi đến hôn nhân qua tự tìm hiểu, tự lựa chọn, và dựa trên tình yêu nhiều hơn là do cha mẹ quyết định; các cặp vợ chồng có ít con hơn (ở TP HCM trung bình một cặp vợ chồng chỉ có 1,3 con trong suốt cuộc đời họ), sớm tạo lập gia đình riêng (không sống cùng cha mẹ chồng hoặc vợ như trước đây) và ít chịu sự chi phối trực tiếp của cha mẹ và họ hàng hai bên.

Một thực tế tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi nhắc tới là "nhu cầu về vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình tăng lên mạnh mẽ, khiến cho các cặp vợ chồng phải tìm cách lao động kiếm tiền nhiều hơn để thỏa mãn các nhu cầu đó."
"Phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các việc làm công ăn lương thay vì chỉ ngồi nhà hay lao động sản xuất trong hộ gia đình mình."
"Các cặp vợ chồng ở các vùng đô thị nhìn chung bận kiếm sống ngoài gia đình hơn, ít có thời gian dành cho gia đình như trước đây."
Theo ông Lợi, các quan hệ trong gia đình ngày càng dân chủ hơn và dù phụ nữ vẫn có phần thua thiệt so với chồng họ, song họ có tiếng nói quan trọng trong các quyết định chung của gia đình, và trong nhiều trường hợp người vợ là người có tiếng nói quyết định và đặc biệt các nhu cầu cá nhân ngày càng được tôn trọng hơn.

                           

Trong bối cảnh giao lưu quốc tế và các phương tiện thông tin và truyền thông phát triển mạnh như internet, truyền hình cáp, dẫn tới ảnh hưởng của các ý tưởng sống mới từ khắp nơi trên thế giới tác động đến mọi người dân, đặc biệt ở các vùng đô thị.

"Một trong những thay đổi nhanh là cách nhìn và thực hành của mọi người đối với vấn đề tình dục. Trước đây đề tài này không phải là điều người ta có thể thảo luận ở nơi công cộng hay trên phương tiện thông tin đại chúng. Ngày nay, đề tài này đã trở thành bình thường trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, hàng ngày.
"Những người lớn tuổi hơn cũng có xu hướng chú ý nhiều hơn đến nhu cầu của cá nhân về tình yêu và tình dục. Trong những gia đình mà người chồng hoặc người vợ không thỏa mãn nhu cầu về tình cảm hay tình dục, một số người sẽ chọn thỏa mãn nhu cầu đó bên ngoài gia đình hơn là hy sinh nhu cầu cá nhân vì thể diện của gia đình," ông Lợi nói.


Chính những thay đổi này đã dẫn tới tình trạng ngoại tình, ly hôn cũng nhiều hơn trước, đặc biệt ở những cặp vợ chồng mà một trong hai người phải đi làm ăn xa nhà lâu ngày (di cư đi tỉnh khác, nông thôn ra đô thị, hoặc đi xuất khẩu lao động, đi học hay làm việc ở nước ngoài, v.v.) Một số người góa cao tuổi cũng tìm bạn đời mới cho phần đời còn lại hơn là ở vậy thờ người vợ hay người chồng đã khuất như trước đây.

Bình đẳng giới

          
             Chuyện tình dục không còn là điều cấm kỵ ít được nói tới tại Việt Nam

Điều đáng nói là khi những chia sẻ cả về mặt tâm lý và thể xác trong quan hệ vợ chồng đã không còn được thỏa mãn, dẫn tới việc phụ nữ phải đi tìm kiếm từ bên ngoài, thì dư luận xã hội không lên án nhiều nếu xảy ra ở người chồng, song khi xảy ra ở phụ nữ thì thường người phụ nữ chịu nhiều chê trách.
"Việt Nam tuy có tiến bộ rất nhiều về bình đẳng giới, song tư tưởng trọng nam khinh nữ còn khá nặng," tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi nói.
Trước câu hỏi liệu việc dùng từ ngữ có tính chất chỉ trích, miệt thị như một số báo viết về đề tài này có phải đã phần nào thể hiện tình trạng kỳ thị đối với phụ nữ, tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi cho rằng quả thực vẫn còn tiêu chuẩn kép đối với quan niệm về tình dục, tình yêu, hôn nhân và gia đình tại Việt Nam.
"Nam có nhiều tự do hành động hơn trong khi nữ không được làm nhiều điều mà nam có thể làm, và nếu nữ có làm những điều đó thì bị chê trách mạnh mẽ trong khi nam cũng làm đúng những việc đó thì lại được 'thông cảm' hơn. Tôi nghĩ rằng tác giả các bài này cũng có cách nhìn thiên lệch về giới, vẫn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ."

           


Hiện tượng một số phụ nữ tham gia các sinh hoạt giải trí như CLB nhảy và có "trai bao", thậm chí có thể chủ động đi tìm mua vui chốc lát tại nhà nghỉ, khách sạn đang xảy ra tại các thành phố lớn được một số tờ báo đưa tin gần đây, "tuy không phổ biến nhưng nó cho thấy phụ nữ ngày nay đã tự do hơn, không cam chịu như trước đây," ông Lợi nói.
. " trai bao " Mr Dam 


Trong bối cảnh "xã hội Việt Nam đang có nhiều thay đổi về mọi mặt, trong đó có cả những thay đổi về hệ giá trị văn hóa, xã hội", thì "những hiện tượng xã hội mới nảy sinh có hàm ý thách thức hệ thống giá trị hiện có thường gặp phải sự chống đối kịch liệt," nhà xã hội học nhận định.
"Quá trình thay đổi quan niệm sống cần thời gian. Sự thay đổi các quan niệm về giới cũng vậy. Trong lĩnh vực tình dục, hôn nhân và gia đình, sự thay đổi về giá trị khó khăn hơn nhiều nhưng thay đổi vẫn đang diễn ra.
"Trên báo chí bây giờ người ta bắt đầu nói nhiều đến việc nữ thanh niên có thể chủ động tỏ tình, trong hôn nhân người vợ có thể chủ động trong hoạt động tình dục. Những nhu cầu cá nhân chắc sẽ ngày càng được chú ý hơn, và phụ nữ chắc chắn sẽ ngày càng có địa vị so với nam giới và được cải thiện theo hướng bình đẳng hơn."

                     =========================================


       2/  Bất đồng cũng là biểu hiện của lòng yêu nước

Published on May 19, 2013   ·  

airline-bieutinh4

Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.

Dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngoài Bắc có vụ án Nhân văn Giai phẩm trên mặt trận văn hoá, chính trị; có nông dân nổi loạn chống chính quyền qua Quỳnh Lưu Khởi nghĩa, có Vụ án Xét lại. Nhiều người phải đổ máu khi phản đối chính sách cải cách ruộng đất, nhiều văn nghệ sĩ bị trù dập, giam tù vì có suy nghĩ khác hơn tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Chí Thiện, Vũ Đình Huỳnh đã phải vào tù vì bất đồng với nhà nước.
Thời Việt Nam Cộng hoà, trong Nam có nổi loạn Bình Xuyên, có vụ án trí thức Caravelle, có nhà văn Nhất Linh bị giam khiến ông uất ức tự tử trong tù và Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu cạo đầu, từ chức để phản đối chính sách của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Những năm cuối thập niên 1960 và đầu 1970 có Ngô Kha, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Công Khế, Ngô Lập, Tiêu Dao Bảo Cự và nhiều người khác đã mất mạng hay bị giam tù vì bất đồng với cách cai trị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, dưới chế độ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng có phản kháng bằng bạo lực, như vụ án Vinh Sơn, vụ án hồ con rùa.
Trong khi đó, những phát biểu bất đồng dù trong ôn hoà cũng được nhà nước đáp lại bằng xách nhiễu hay án tù. Thập niên 1990 có tiếng nói của Đoàn Viết Hoạt, Dương Thu Hương, Trần Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Nguyễn Thanh Giang, Trần Độ, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu v.v…
Kế tiếp là Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Phạm Hồng Sơn, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến Trung, Tạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương, Đỗ Thị Minh Hạnh v.v… cũng đã phải đối diện với những án tù nhiều năm vì lên tiếng đòi các quyền căn bản cho dân, vì có quan điểm bất đồng với nhà nước.
Khi đất nước còn chia đôi, Đảng Cộng sản với quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên mọi tiếng nói đối lập đều bị dập tắt ở miền Bắc.
Tại miền Nam, tuy nhiều thành phần chống chính quyền được hoạt động công khai nhưng không được ủng hộ hay tuyên truyền cho cộng sản. Ai hoạt động cho cộng sản thường bị an ninh theo dõi và nhiều người đã bị bắt, bị giam tù nhiều năm ở Tam Hiệp, Chí Hoà, Côn Sơn, Phú Quốc.
Điều 4 của Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hoà ban hành ngày 1-4-1967 ghi:
“Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức. Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ.”
Điều này loại bỏ sự tham dự của thành phần cộng sản vào sinh hoạt chính trị miền Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, những người ủng hộ cộng sản đã nhân danh quyền tự do phát biểu, hội họp, tự do báo chí ghi trong hiến pháp để xuống đường, để công khai đòi hỏi các quyền căn bản trên các phương tiện truyền thông.
Các vụ án gọi là “tuyên truyền cho cộng sản” hay “làm phương hại đến an ninh quốc gia” của sinh viên, của ký giả đã khiến chánh án khó xử vì họ chỉ tố cáo tham nhũng trong chính quyền, kêu gọi hoà hợp hoà giải, đòi quyền dân tộc tự quyết, đòi chấm dứt chiến tranh. Tạp chí Đối Diện của linh mục Chân Tín, các nhật báo Sóng Thần, Điện Tín, Đại Dân Tộc đã phải ra toà nhiều lần.
Sau ngày đất nước thống nhất, Hiến Pháp Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1980 và 1992, lại cũng có Điều 4, nhưng mang một giá trị pháp lý ngược hẳn với Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà.
Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi:
“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Điều này mặc nhiên loại bỏ sự đóng góp vào tiến trình xây dựng đất nước của những thành phần cộng đồng quốc gia, chiếm đại đa số trong dân không phải là đảng viên cộng sản, không theo chủ nghĩa Mác-Lê.
Như thế trong lịch sử dân tộc đã có thời gian những người hoạt động cho cộng sản không được tham gia vào sinh hoạt chính trị của đất nước. Và ngày nay, với Điều 4 của Hiến pháp 1992, những người không phải đảng viên cộng sản không được tham gia vào việc lãnh đạo đất nước.
Bế tắc chính trị hiện nay nằm ở chỗ người dân thực sự không có cơ hội đóng góp vào sinh hoạt chính trị vì mọi chuyện đều do đảng quyết định từ trên đưa xuống. Ai không đồng ý thường bị xách nhiễu, trù dập hay trong nhiều trường hợp phải chịu án tù.
Gần đây nhà nước phát động góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng không muốn thay đổi Điều 4. Đã có nhiều góp ý cho rằng hiến pháp hiện nay lỗi thời và Việt Nam cần có những cải tổ chế độ chính trị cho hợp với xu thế và nhu cầu phát triển thời đại.
Nhưng làm sao để có một hiến pháp mới tổng hợp được nguyện vọng toàn dân. Để có điều này, người dân phải được tham gia vào việc thảo luận về hiến pháp, về các tu chính hay được quyền chọn một hiến pháp mới, qua trưng cầu dân ý, hay qua một cuộc bầu cử quốc hội lập hiến với sự tham gia của nhiều khuynh hướng chính trị để soạn một hiến pháp mới cho Việt Nam.
Đây là tiến trình dân chủ mà người dân Việt xứng đáng được hưởng sau bao năm đã đổ xương máu giành độc lập và xây dựng đất nước.
Để nguyện vọng của mọi thành phần được phản ánh, người dân cần có quyền phát biểu chính kiến mà không sợ bị giam tù; cần có quyền tự do báo chí để truyền đạt thông tin, quan điểm; cần tự do lập hội và tự do ứng cử để tham gia vào việc lãnh đạo và điều hành đất nước.
Tiến trình này nên được bắt đầu bằng việc bãi bỏ hay sửa đổi điều 79 và 88 luật hình sự để tránh trường hợp bắt giam những người chỉ vì bày tỏ chính kiến bất đồng mà bị ghép tội “chống lại tổ quốc Việt Nam” hay “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.
Một lộ đồ dân chủ hoá cũng cần được đặt ra với việc quốc hội ban hành những đạo luật dân chủ cho dân được ra báo, được hội họp, biểu tình, lập đảng chính trị, tham gia ứng cử. Thời hạn một hay hai năm để dân chủ hoá đất nước là khoảng thời gian hợp lý để đưa Việt Nam hoà nhập với xu thế thời đại.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi còn sống đã từng phát biểu: “Chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng.”
“Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào”.
Ông Võ Văn Kiệt đã nói thế trong một cuộc phỏng vấn với BBCVietnamese.com ngày 19-04-2007.
Tôi tâm đắc với phát biểu của ông. Có như thế nhà nước mới tìm được sự đồng thuận của dân, cũng như của Việt kiều, để đóng góp vào việc xây dựng quốc gia. Vì có nhiều người Việt, trong cũng như ngoài nước, yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội, nếu không có đảng nào khác hơn Đảng Cộng sản thì ai sẽ là đại diện cho họ và chỗ đứng của họ là ở đâu trong sinh hoạt chính trị.
Điều mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nêu ra cũng chính là nền tảng cho sự hoà giải dân tộc đang rất cần có trong lúc này.
© 2013 Buivanphu

                                                       --------------------------------------------------------------

Maria Ozawa: Thịt người và thịt lừa

Published on May 20, 2013   ·   No Comments
MariaOzawa1

Maria Ozawa sẽ sang Việt Nam để đóng phim “Để Hội tính”, phiên bản 2 của “Để Mai tính”. Trong phim, Thánh nữ Phù Tang sẽ đóng vai một cô gái ngây thơ trong trắng bán thịt lừa?!

Maria Ozawa có thể xuất hiện tại Việt Nam vào đầu tháng 9 nếu như việc “đàm phán” của một công ty game Việt Nam thành công. Ngoài cái tên hot “phạm vi toàn thế giới”, những thông tin 9 hư 1 thực còn úp úp mở mở khi thì kinh phí 700 triệu, lúc lại 5 tỷ, để có được sự có mặt của cô. Và điểm nhấn của bản tin đang gây bão trên mạng là việc nữ diễn viên phim +18 sẽ có “buổi giao lưu” với fan hâm mộ, tất nhiên fan Việt Nam.



Maria là diễn viên phim chăn nuôi. Nuôi gì ? Nuôi heo. Nhưng heo cho người lớn chứ không phải lợn cho trẻ con.
Mở ngoặc là “gúc” cái tên Ozawa mà người khác nhìn thấy rất dễ bị quy là “đồi trụy” khi mà việc tìm kiếm một hình ảnh có áo quần của cô cũng không dễ.

                                 


Nói đến đây mà mọi người vẫn chưa hiểu, hoặc cố tình không hiểu thì phải nói toẹt ra rằng cô hành nghề bán thịt người, bán chính bản thân mình. Trong những đoạn chữ, chứ không phải hình ảnh, hiếm hoi về Ozawa, có đoạn đọc nghe rất chuối: Ozawa từng mang một số video mình đóng về nhà mời bố mẹ xem. Bố mẹ cô đã từ chối và đuổi cô ra khỏi nhà.

Cách mạng tình dục có thoáng đến đâu cũng khó thoáng đến mức cha mẹ thản nhiên xem phim con heo của con mình.

Trở lại với việc cô sang Việt Nam, một kịch bản chi tiết chương trình làm việc với Maria đã được tung lên mạng. Theo đó, ngôi sao phim +18 sẽ tới Việt Nam vào tháng 9 với các hoạt động “PR hình ảnh VDC- Net2e tại thị trường game Việt Nam, chụp ảnh các sản phẩm cosplay cho các sản phẩm game. Dự event tri ân khách hàng VDC- Net2e. Giao lưu cùng khách hàng. Và đóng phim hài “Để Hội tính”, phiên bản 2 của phim “Để Mai tính”.

VDC sau đó cũng rất nhanh chóng ỡm ờ: “Rạng sáng 17.5, các trang điện tử và cộng đồng mạng xã hội đã rầm rộ đăng tải việc Maria Ozawa trở thành gương mặt đại diện cho sản phẩm của VDC-Net2e. Dưới giác độ của một nhà phát hành game, VDC-Net2e tin rằng bất cứ một đơn vị nào tại Việt Nam đều có thể lựa chọn Maria Ozawa làm gương mặt đại diện cho sản phẩm của mình và VDC-Net2e cũng không phải là ngoại lệ”. Dù “Không xác nhận bất cứ thông tin nào được đăng tải trên GameK cũng như các trang tin và mạng xã hội đang bình luận”.
Maria khó sang Việt Nam, một đất nước mà nhân viên Trung tâm bảo trợ xã hội sẵn sàng vụt đến gẫy gậy một cụ già 78 tuổi chỉ vì nghi ngờ cụ ăn cắp tiền. Chỉ vì suy nghĩ đi ăn xin đồng nghĩa với ăn cắp, đã cave có nghĩa là lười lao động.
Nhưng chẳng hạn cô sang, và giao lưu với người hâm mộ và đóng phim (tất nhiên phim hài) thì điều gì sẽ xảy ra?
Cấm. Tất nhiên rồi.

Nhưng cái đó cứ “để mai tính”, còn giờ, với “Để Hội tính”, với đại sứ game, người được lợi nhất từ cái tên Maria, không nói cũng biết, là VDC-Net2e. Kèm theo bản thông báo không ra khẳng định cũng chẳng ra bác bỏ, chả hiểu vô tình hay hồn nhiên, Công ty này cũng tung ra luôn một số “game chủ lực”.
Chẳng biết khách hàng của VDC có được gặp “thần tượng” bằng xương bằng thịt trong “lễ tri ân”, chẳng biết cần lao có được xem “Để Hội tính” với diễn viên ngôi sao Maria, hay sẽ được chiêu đãi món thịt lừa có tên là Ozawa.
Đấy, VCD không khẳng định cũng chẳng phủ định, vì thế, có lỡ phải nhai món thịt lừa dai ngoách cũng cấm ai nói được họ.
Theo Đào Tuấn







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét