Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Đả Đảo Bè Lũ CS Phản Động , Tay Sai Ngoại Bang Đàn áp " Người Yêu Nước" !


 Đả Đảo Bè Lũ CS Phản Động , Tay Sai Ngoại Bang Đàn áp " Người Yêu Nước"  !

     Hội Những Người Yêu Mến Hai Sinh Viên Nguyễn Phương Uyên Và Đinh Nguyên Kha .(  FaceBook )

Đảng cướp Sao Vàng. Tranh Babui.
 Đả Đảo Đảng cướp Sao Vàng . Tranh Babui. (*)
===========================================================


1/ Nha Trang (Khánh Hoà): CA bắt giam 2 blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Tiến Nam vì phát Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền


Danlambao - Lúc 17 giờ chiều nay, 21/5/2013, blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị CA Nha Trang bắt giam trái phép, sau khi cô cùng bạn bè tham gia phân phát cho người dân bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cùng những quả bóng bay mang nội dung 'Quyền Con người của Chúng Ta phải được tôn trọng'.

Cùng bị bắt giữ chung với Mẹ Nấm là blogger Binh Nhì - Nguyễn Tiến NamCả hai bị áp giải về trụ sở CA phường Lộc Thọ, sau đó bị tách riêng để giam giữ và thẩm vấn.
Tin cập nhật lúc 21h40: Một nguồn tin cho biết, cách đây hơn 30 phút, Blogger Binh Nhì - Nguyễn Tiến Nam cũng đã bị áp giải về trụ sở CA tỉnh Khánh Hòa, Địa chỉ: 80, Trần Phú, Phường Lộc Thọ, Thành Phố Nha Trang, Khánh Hòa. Số điện thoại: (058)3527060.

Nguồn tin cho hay, Nguyễn Tiến Nam bị CA áp giải trong tình trạng 'nằm xỗng soài' trên một chiếc taxi. Nhiều dấu hiệu cho thấy Blogger Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam cũng đã bị hành hung.

Trong khi đó, CA tỉnh Khánh Hòa vẫn từ chối không cho Mẹ Nấm được gặp và chăm sóc con trai 6 tháng tuổi. Bé Gấu - con trai Mẹ Nấm đã được gia đình đưa về nhà do bị lên cơn sốt.



Được biết, trong chiều nay, hai blogger Mẹ Nấm và Nguyễn Tiến Nam đã phát tận tay cho người dân hàng trăm bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân quyền, cùng những quả bóng bay màu xanh.

Trong lúc bắt người và tra khảo, phía CA cáo buộc Mẹ Nấm đã phạm tội 'phân phát tài liệu phản động'. Bằng chứng được cơ quan CA gọi là 'tài liệu phản động' thực ra chính là Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền.
Theo tin mới nhận được, lúc 20 giờ tối nay, Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sau khi bị tách riêng thẩm vấn đã tiếp tục bị áp giải về trụ sở CA tỉnh Khánh Hòa. Nhiều khả năng cô sẽ bị giam giữ qua đêm.

Được biết, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiện đang  chăm sóc con trai 6 tháng tuổi.

Lúc 20h30 phút tối nay, 21/5/2013, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ ruột Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bế cháu ngoại đến trước trụ sở CA tỉnh để yêu cầu cho hai mẹ con gặp nhau. Tuy nhiên, công an tỉnh Khánh Hòa đã từ chối không cho Blogger Mẹ Nấm được gặp và chăm sóc cho con.

Hiện nay, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan vẫn đang bế cháu ngoại 6 tháng tuổi đứng trước trụ sở CA tỉnh Khánh Hòa, Địa chỉ: 80, Trần Phú, Phường Lộc Thọ, Thành Phố Nha Trang, Khánh Hòa. Số điện thoại: (058)3527060



                  
               Trên Quảng Trường Trần Phú ( Biển Nha Trang) :




Mẹ - Nấm và Gấu - Quyền cho con người hôm nay và cho thế hệ tương lai.


Cuối tuần trước, Binh Nhì cùng các bạn Chúng Ta - Công Dân Tự Do 
phân phát TNQTNQ tại Hà Nội.


                        

Thứ ba, ngày 21 tháng năm năm 2013

Một cái tát vả thẳng vào mặt Đảng csVn ! Ấn Độ từ chối ủng hộ Trung Quốc về vấn đề biển Đông . Ấn Độ không hèn, không chấp nhận bán nước cho Trung Quốc như 16 Thái Thú trong “Bộ Chết Tiệt” của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
  -----------------------------------------------------------------------------------------------------------

2/ Ấn Độ từ chối ủng hộ Trung Quốc về vấn đề biển Đông
Thứ Hai, 20/05/2013 20:30

Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 20-5, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từ chối ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp hầu hết các đảo trên biển Đông.

                    
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại New Delhi ngày 20-5. Ảnh: PTI

Phía Trung Quốc đang cố gắng đưa vào dự thảo Tuyên bố chung những mục quy định rằng tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Thái Bình Dương thuần túy là vấn đề nội bộ của các bên liên quan và các nước khác không nên can thiệp.

Trong khi đó, Thủ tướng Singh không ủng hộ quan điểm nêu trên và cho rằng họ đang thảo luận về vùng biển quốc tế. Như vậy, nhiều khả năng trong văn bản sẽ đề cập đến vấn đề an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung. 

Ngoài vấn đề trên, cả hai bên cam kết bảo đảm tranh chấp lãnh thổ Trung – Ấn không làm lạc hướng mối quan hệ giữa hai nước láng giềng. Một số quan chức khẳng định các vấn đề giao thương là chủ đề chính của cuộc bàn thảo.

Nhân chuyến viếng thăm Ấn Độ của ông Lý Khắc Cường, ông Tôn Tư Hải - Phó giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tại Học viện  Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định với Thời báo Hoàn cầu: “Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự an toàn hàng hải trên Ấn Độ Dương, giúp ích cho quan hệ thương mại của Trung Quốc với Trung Đông và châu Phi”.


                                             ===========================

3/ Quyền được nói

Mít Tờ Đỗ

Phương Uyên và Nguyên Kha thường được miêu tả là những “đứa trẻ”, “cô bé, cậu bé”, “gương mặt thánh thiện, thiên thần”…, thậm chí có người gọi là “bồng bột”.
         
Đáng buồn là những miêu tả ấy lại đến từ các cảm tình viên của hai công dân vừa bị phạt án tù nói trên. Tôi có cảm giác rằng cách miêu tả ấy là nhằm tô đậm sự tố cáo đối với phiên tòa, nhưng làm như vậy e rằng hạ thấp các nhân vật mà chủ nhân của các diễn đạt trên muốn ủng hộ, tôn vinh.
Cần phải xem xét Phương Uyên và Nguyên Kha là những công dân trưởng thành. Họ có tất cả quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của những công dân trưởng thành. Hành vi của họ là hành vi của người trưởng thành, với tất cả ý thức về đất nước, về dân tộc, về trách nhiệm bản thân và ý thức về hệ thống pháp luật hiện hành và lẽ ra phải thế. Họ không phải là những “cháu”, “con”, “các em”… của những bậc cha chú, anh chị luôn đặt mình ở trên cao, ngay cả khi muốn tôn vinh, biểu dương ai đó thì cũng cứ luôn đặt mình ở trên cao.
Tôi không đủ thông tin từ những nguồn mà tôi có thể kiểm chứng được về nội dung hành động của Phương Uyên và Nguyên Kha để có thể ủng hộ hay phản đối các nội dung đó. Nhưng, như Evelyn Beatrice Hall khi nói về Voltaire đã đúc kết, “tôi không đồng ý với điều anh nói, nhưng tôi thà chết để bảo vệ quyền được nói của anh.” (1)
Quyền được nói mới là điều quan trọng, là mấu chốt, nội dung của hành động – là “yêu nước” hay “ghét nước” dưới hình thức ngôn từ – chỉ là thứ yếu. Mà cơ sở để phán xét “yêu nước” hay “ghét nước” thường là cảm tính và có thể cãi nhau đến tết Congo. Khai thông được chỗ đó, sẽ thấy việc Phương Uyên, Nguyên Kha rải cờ 3 sọc và truyền đơn “chống chính quyền”, “đả đảo Trung Quốc xâm lược” (giả sử như thế)… không khác với một người X, Y nào đó treo cờ 100 sọc, rải truyền đơn “Mỹ cút đi, không được phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung”…, nếu lấy tinh thần tự do làm nền tảng.
Và rằng, một hệ thống luật pháp tiến bộ và một chính quyền đủ tự tin sẽ không có việc gì phải làm với hành động của Uyên, Kha hay của X, Y cả.
Oái ăm là, trong khi chính quyền khai thác yếu tố “ghét nước” trong hành động của Phương Uyên và Nguyên Kha là một nhẽ, thì phía kia lại tập trung khai thác yếu tố “yêu nước” trong nội dung hành động của hai người này. Việc khai thác theo chiều hướng nào những yếu tố trên đều, theo quan điểm cá nhân tôi, là những thủ đoạn chính trị không nên được cổ súy, ủng hộ.
          Hội Những Người Yêu Mến Hai Sinh Viên Nguyễn Phương Uyên Và Đinh Nguyên Kha
Sau rốt, ngoại hình của Nguyên Kha, Phương Uyên, dù “thánh thiện” hay không, cũng không liên quan gì đến tính chất hành động của họ và bản án tù mà họ vừa lãnh. Tương tự, X và Y, nếu khuôn mặt có ác quỷ, cũng không liên quan gì tới hành động “100 sọc” hay chống Mỹ của họ.
Benjamin Franklin, 1722. Nguồn: Wikipedia.org
Benjamin Franklin, 1722. Nguồn: Wikipedia.org

Nguồn: Mít Tờ Đỗ. Facebook, 17/5/2013
DCVOnline đề tựa minh họa và chú thích
(1) Trích dẫn trên của tác giả Mít Tờ Đỗ từ cuốn “The friends of Voltaire”, trong chương “ của Evelyn Beatrice Hall (1906), nguyên văn là:
“I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it,” was his attitude now.
[“Tôi không đồng ý với điều anh nói, nhưng tôi bảo vệ, đến chết, quyền được nói của anh,” là thái độ của ông ấy]
Dấu ngoặc kép (“”) trong nguyên bản của Hall đã đưa đến sự hiểu lầm cho người đọc, tưởng rằng đó là lời nói của Voltaire. Thực ra Hall chỉ tóm lược lại thái độ (quan điểm, “attitude”) của Voltaire. Sự hiểu lầm này đã được đăng lại như lời nói của Voltaire trong “Quotable Quote” trên tạp chí Reader’s Digest (June 1934). Sau đó Hall đã đính chính lại như sau:
“I did not mean to imply that Voltaire used these words verbatim and should be surprised if they are found in any of his works. They are rather a paraphrase of Voltaire’s words in the Essay on Tolerance — “Think for yourselves and let others enjoy the privilege to do so too.” [Saturday Review (11 May 1935), p. 13]
Như thế câu nói của Voltaire về chủ đề tự do tư tưởng, trong Luận văn về sự Khoan dung là “Pensez par vous-mêmes et laisser les autres le privilège de le faire, aussi.”- Voltaire. [“Think for yourselves and let others enjoy the privilege to do so too.” “Hãy tự suy nghĩ cho mình và để cho người khác cũng được hưởng quyền tự tư duy như thế. VoltaireEssay on Tolerance.]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét