Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

"Thiên Đường XHCN" - Thấp Hơn Dưới Địa Ngục Là Sao ? Hả Ông Hồ ...???


Theo Tin - Eva Apple New Blog  :
Sống Ở "Thiên Đường XHCN" mà Giống Như ... Thấp Hơn Dưới Địa Ngục Là Sao  ? Hả Ông Hồ ...???
                      Long Cu      

====================================================================
Theo  : http://bietkichxaxu.blogspot.com/

Đảng chỉ đạo 'ăn Cướp Của Nhân Dân ' : 

Thứ hai, ngày 20 tháng năm năm 2013

1)  "Thiên đường" XHCNVN: Một lít xăng đang cõng 4 loại thuế, 3 loại phí .

03:00 (GMT+7) - Thứ Hai, 20/5/2013
Một lít xăng đang cõng 4 loại thuế, 3 loại phí
Tổng 7 loại thuế và phí này khoảng 9.000 đồng/lít, tương ứng 39% giá bán một lít xăng...

            Một lít xăng đang cõng 4 loại thuế, 3 loại phí
Nhìn cơ cấu giá thành có thể thấy doanh nghiệp và nhà nước đang chia nhau hơn 7.000 đồng/lít xăng.

LÊ HƯỜNG

  Các khoản thuế ở mức cao hỗ trợ ngân sách Nhà nước; chính sách nâng chi phí kinh doanh giúp doanh nghiệp hưởng lợi. Trong các cuộc tranh luận về điều hành xăng dầu, doanh nghiệp “lớn tiếng” bảo vệ lợi ích, cơ quan chức năng cũng không nghiêng về người tiêu dùng. 

Hiển nhiên, phần lợi chỉ còn chia đôi cho hai đối tượng của thị trường là Nhà nước và doanh nghiệp.

Theo Nghị định 84, một lít xăng hiện đang chịu 4 loại thuế và 3 loại chi phí. Tổng 7 loại thuế và phí này khoảng 9.000 đồng/lít, tương ứng 39% giá bán một lít xăng. Các khoản thuế, phí chưa tính thuế giá trị gia tăng khoảng 7.000 đồng/lít. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 860 đồng/lít và lợi nhuận định mức 300 đồng/lít. 

Nhìn cơ cấu giá thành có thể thấy doanh nghiệp và nhà nước đang chia nhau hơn 7.000 đồng/lít xăng. Dự thảo sửa đổi Nghị định 84 sẽ được trình Chính phủ muộn nhất vào ngày 30/6 dự kiến sẽ tạo bước đột phá nhưng nội dung dự thảo lại thiếu tín hiệu giảm gánh nặng cho người tiêu dùng từ thuế và phí.

Tại hội thảo về cơ chế điều hành xăng dầu cuối tuần trước, Hiệp hội Xăng dầu (VINPA) chỉ trích cách điều hành xăng dầu hiện nay. 

Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch VINPA nói: “Trên thị trường xăng dầu, có những quy định không thể thực hiện được và làm gì còn cơ chế thị trường khi các doanh nghiệp đang bị can thiệp quá sâu, bị quy định cả chi phí kinh doanh và lợi nhuận”. 

Vị Chủ tịch cũng bất bình với đợt tăng giá cuối tháng 3, theo ông, cách điều hành này là khó hiểu, khi thời điểm cần giảm thì giá lại tăng mạnh. Lý giải về sự bất thường này, ông Ruệ cho rằng thuế nhập khẩu xăng dầu đang biến động quá nhiều, năm 2010 thuế chỉ điều chỉnh 4 lần, nhưng năm 2012 thuế điều chỉnh 7 lần. “Giá thế giới nhích mấy USD đã tăng đến mấy % thuế là tùy tiện”, ông nhấn mạnh.

Đồng tình, ông Nguyễn Thế Dũng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Đồng Tháp cho rằng, thuế nhập khẩu xăng dầu tăng giảm rất thất thường, không rõ ràng và cần xem lại việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu, vì xăng dầu đã chịu thuế môi trường. 

“Nếu thuế môi trường chưa đủ thì đánh cao hơn, nhưng cần bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt vì xăng là mặt hàng thiết yếu với đời sống”, ông Dũng nói.

Liên quan đến vấn đề thuế, VINPA kiến nghị, Bộ Tài chính cần ổn định thuế nhập khẩu trong 1 năm. Điều này giúp nhà nước biết được doanh nghiệp xăng dầu đóng góp bao nhiêu vào ngân sách, doanh nghiệp chủ động được kế hoạch kinh doanh và bớt đi một yếu tố biến động trong công thức tính giá, chỉ còn phải tính đến giá thế giới và tỷ giá; cơ quan hải quan cũng không lo doanh nghiệp trốn thuế.

Một khoản cộng khác trong giá cơ sở xăng dầu là mức trích quỹ bình ổn giá. Nhận xét về hoạt động của quỹ, VINPA cho rằng việc quản lý, điều hành quỹ không minh bạch, khiến người tiêu dùng bức xúc. Ví dụ giá đáng lẽ chỉ tăng 1.000 đồng/lít nhưng vì phải gánh quỹ nên tăng thành 1.300 đồng/lít. 

Theo vị Chủ tịch VINPA, nghị định quản lý quỹ đã được Thủ tướng Chính phủ quy định chặt chẽ, nhưng lỗi là do Bộ Tài chính, Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện chưa đến nơi đến chốn. 

“Cơ quan quản lý đang lạm dụng quỹ và thuế nhập khẩu làm giá xăng dầu méo mó. Giá bình quân nhập khẩu chỉ giảm vài USD mà tăng thuế nhập khẩu là tùy tiện”, ông Ruệ chỉ trích.

Tham gia hội thảo, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Nghị định 84 là tạo ra thị trường cạnh tranh hơn. 

Theo đó, có sự thay đổi rõ rệt về các đầu mối doanh nghiệp, cơ cấu thị trường theo hướng cạnh tranh. Số liệu được ông Quyền đưa ra là sau 3 năm, thị phần của Petrolimex còn 50%, thị phần của Công ty Xăng dầu Thanh Lễ từ 3% tăng lên 7%, thị phần của PV Oil là 15%. Tuy nhiên, với một doanh nghiệp chiếm đến 50% thị phần có thể thấy thị trường xăng dầu vẫn còn thiếu tính cạnh tranh.

Trước các ý kiến chỉ trích từ VINPA và các doanh nghiệp thành viên, đại diện cơ quan chức năng tham dự hội thảo không có ý kiến phản hồi. 

Với tư cách đại diện người tiêu dùng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thắc mắc: “Ở Việt Nam có nhiều câu chuyện kỳ lạ, chúng tôi có quyền tham gia chính sách nhưng chưa một lần nào ngành xăng dầu mời dự buổi điều chỉnh giá. Chúng tôi muốn thông tin minh bạch”, ông Hùng nhấn mạnh. 

Người tiêu dùng chỉ cần được minh bạch, nhưng đây có lẽ vẫn là điều xa xỉ khi cuộc các cuộc tranh luận chỉ ở thế giằng co giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Vneconomy

                                 =============================

Em xin khoanh tay trả lại thầy cô "Năm điều Bác Hồ dạy" vì không có đất thực hành . Em bỏ học !


19-05-2013

2)  EM TRẢ LẠI THÀY CÔ  : "Năm điều Bác Hồ dạy"

                   

               By facebooker: Nguyễn Tuấn Anh

Em là cựu học sinh, 
Dưới mái trường cấp I, II năm nào... 
Nhớ về các Thầy Cô giáo. 
Truyền cho em bài học năm xưa. 
Bài bắt buộc mỗi mùa khai trường gõ cửa. 
Bài cấm được quên trong giáo án 
Thầy Cô lên lớp: 
"Năm điều Bác Hồ dạy"

Ba mươi năm trôi qua. 
Em tự hỏi rằng: 
Học thuộc năm điều ấy để làm gì 
Nếu không mang nó vào cuộc sống?


Thưa Thầy Cô, 
Nhà Trường cùng Xã Hội... 
Trên hết là Đảng và Nhà Nước này 
Làm sao để thực hành bài học ấy trong cuộc sống hôm nay?


** Điều 1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào **

Lại thấy 
*Tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt* 
Anh ấy xuống đường hô vang khẩu hiệu chống ngoại xâm 
Và anh vào tù. 
Đảng bảo tội danh là "trốn thuế"!

Có người lên cầu vượt 
Treo biểu ngữ bảo vệ Hoàng -Trường Sa 
Và tố cáo tham-ô nhũng-lạm cửa-quyền 
Đang ngày đêm tàn phá quốc gia, xói mòn đất nước 
Và họ đi tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước"!

Có cô gái xót thương đồng bào mình bỏ xác chốn trùng dương 
Cô tìm hiểu căn nguyên và bật thành câu chữ: 
*Uất ức biển ta* 
Rồi cô ấy ra toà. 
Cũng tội danh "chống nhà nước"

Nhiều vị học rộng hiểu sâu 
Thấy nguy cơ mất nước ẩn tiềm 
Họp kín nhau cùng bàn kế sách đổi thay 
Mưu tìm một vận may cho Tổ quốc 
Và họ ra toà với tội danh "lật đổ"

Điều 1 phá sản rồi, 
Nên chẳng dạy chúng em phải kính yêu Đảng – Bác? 
Còn Tổ Quốc và Đồng Bào,... thôi đặt xuống hạng ba?

** Điều 2. Học tập tốt, lao động tốt **

Học tập làm sao cho tốt, khi: 
Chủ nghĩa thành tích lên ngôi 
Nhan nhản nơi nơi bằng cấp dỏm, luận văn thuê 
Lâu lại rộ chuyện ông Giáo sư cóp bài của bạn 
Nay xì chuyện bà Tiến sĩ đạo văn 
Cửa quan chỉ thấy tung hê bằng cấp, coi rẻ tài năng!

Lao động tốt sao bằng kẻ gian ngoan xảo quyệt 
Luồn lách lươn lẹo lại lên lương 
Sớm cắp ô đi, chiều cắp về 
Ba chục phần trăm công chức thực sự đáng ăn lương 
Chưa kể những kẻ ngồi mát ăn phong bì 
Một chữ ký đem về dự án 
Có thể cưu mang cả dòng họ -chẳng màng gây hậu hoạ mấy đời sau!

Điều 2 nhai còn không nổi, nuốt sao trôi?

** Điều 3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt **

Hợp quần gây sức mạnh 
Thế mà buổi đầu cướp chính quyền 
Đảng phân biệt cha thằng này ngụy quân, mẹ con kia ngụy quyền 
Chị thằng nọ là tư sản, nặng tội hơn là mại bản 
Để gieo vào đầu đám trẻ con nỗi hằn đau lý lịch, nỗi mặc cảm thân nhân 
Nên cả triệu người ra đi, kết đoàn nơi xứ lạ quê người...

Kỷ luật tốt thế nào khi kẻ xấu ung dung 
Pháp chế vị nhân thân với những trò vải thưa che mắt: 
Nào là xử lý nội bộ, rồi thì chuyển nơi công tác 
Trên bảo dưới chẳng nghe, mấy chục năm không màng khiển trách!

Điều 3 quá xa rời thực tiễn, em chào thua!

** Điều 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt **

Em ra đường phải làm Ninja bịt mặt 
Khói xe bụi đường mù mịt khắp nơi nơi 
Rừng vàng kêu cứu 
Sông ngòi khô cạn 
Môi trường ô nhiễm 
Chẳng biết giữ vệ sinh thế nào 
Khi thực phẩm hằng ngày em ăn, họ cảnh báo: 
Coi chừng độc tố gây ung thư!

Cho em quên Điều 4, để sống tạm qua ngày!

** Điều 5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm **

Chịu thôi, 
Từ bấy lâu nay 
Đảng vẫn tự hào: 
Ta là trí tuệ đỉnh cao! 
Xã hội chủ nghĩa lừng danh nơi em đang sống 
Là chế độ ưu việt nhất trong lịch sử loài người 
Dân chủ và tự do gấp vạn lần tư bản 
Thực dân và đế quốc, kìa chúng nó còn đang giãy chết Khiêm tốn làm sao khi em đang chót vót trên tầm cao nhân loại?

Lời dạy thật thà sao nghe thum thủm 
Khi em thấy từng đoàn lũ lượt 
Con ông cháu cha cùng dây mơ rễ má 
Chen chúc nhau sang du học xứ người 
Xứ sở đang từng ngày "giãy chết" 
Ôi xảo trá chứ thật thà chi? 
Lời dạy thật thà tạt vào mặt em gáo nước lạnh 
Khi nghe bài học anh hùng Lê Văn Tám ngày xưa 
Lại là đồ đểu!

Em hiểu, những chuyện nêu trên có cả triệu người biết 
Nhưng vì lòng “dũng cảm” của điều năm 
Họ cứ phải ngậm tăm 
Để an bài trong hiện tại

Em xin khoanh tay 
Trả lại năm điều dạy không có đất thực hành. 
Em bỏ học!*

http://danoanbuihang.blogspot.com/2013/05/em-tra-lai-thay-co-nam-ieu-bac-ho-day.html

                                    ========================


 Thứ hai, ngày 20 tháng năm năm 2013
Minh chứng hùng hồn nhất cho sự phá sản “Công tác dân vận” của đảng qua phiên xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hôm 16/5 ! Ngày tàn của Đảng bán nước đã bắt đầu tính từng ngày.



...Thử hỏi, một sinh viên học giỏi lại ngoan hiền. Một cựu ủy viên BCH của cái gọi là “cánh tay phải” hay “đội hậu bị” của đảng mà đi quảng bá tờ rơi (truyền đơn): ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Chết đi ĐCS VN bán nước’ thì đủ biết công tác dân vận của ĐCS đã sa sút tới mức nào....
Hãy nghe một số ý kiến của những người không phải ở phe thua cuộc xem sao!


          uk6

Sự phá sản “Công tác dân vận” của đảng qua phiên xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hôm 16/5!
Posted on 18/05/2013 by gocomay




Không chỉ riêng tôi, nhiều người am tường thời cuộc đều có chung nhận định: Sở dĩ đảng CSVN trở thành bên thắng cuộc là họ đã rất thành công trong “Công tác dân vận“ thời còn chiến tranh.


     “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai“

“xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai“


Công tác dân vận của người CS giỏi tới mức. Đã lôi cuốn hàng triệu nam thanh nữ tú miền Bắc hồi thập niên 60s; 70s vượt Trường Sơn bom đạn với lời thề “sinh Bắc tử Nam“. Trong niềm lạc quan tin tưởng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai…“.

Nhờ công tác dân vận điệu nghệ mà rất nhiều người dân ở các đô thị miền Nam sẵn sàng bất chấp nguy hiểm để nuôi dấu tiếp tay cho “các chiến sỹ biệt động“ cùng với hàng tấn vũ khí, thuốc nổ ở trong nhà mình để tạo nên cái gọi là “Cuộc tổng tấn công và nổi dậy ở các đô thị Miền Nam mùa xuân 1968“ (Lời kể của Đại tá Nguyễn Đức Hùng – tức Tư Chu, nguyên Tư lệnh Biệt động Thành Sài Gòn-Gia Định)
Nhờ dân vận ngọt bùi mà những người dân ở tuyến lửa (Quảng Bình) đã dỡ cả nhà của mình để lấy cột nhà bắc cầu cho xe ô tô của bộ đội cụ Hồ. Đảm bảo giao thông thông suốt tiếp tế cho chiến trường B. Nếu ai đã được xem bộ phim truyện “Rừng O Thắm“ thì sẽ thấy cái câu “xe chưa qua, nhà không tiếc“ là việc làm cụ thể, hoàn toàn tự nguyện của dân chúng chứ không chỉ dừng ở những dòng khẩu hiệu mang tính tuyên truyền.

Kẻ viết bài này còn nhớ hồi cuối thập niên 1960 đầu 1970, một đơn vị hậu cần của quân đội tới đóng quân ở làng. Hằng đêm, trước khi được các xe tải 3 cầu (Zin Khơ và xe Giải Phóng) tới “ăn hàng“ cơ man nào là vũ khí (đạn, chất nổ Ma de in USSR và Ma de in China…) trong các hòm gỗ thông lớn nhỏ từ 1 tới 2 người khiêng được các xe tải cỡ nhỏ âm thầm chuyển tới cất giấu ở khu Đình Đụn trong làng. Có đợt hàng về nhiều tới mức không còn chỗ chứa, các nhà dân xung quanh đình (như nhà tôi) còn tự nguyện dẹp hết các dàn khoai tây giống ở các gậm gường và cả gian buồng cho bộ đội làm kho tạm. Thời đó ngày nào máy bay Mỹ chả tới quần thảo trên đầu. Nói dại, nếu chúng phát hiện ra kho quân dụng của bộ đội chúng tương cho vài loạt Rốckét vào nhà thì chả có hầm chữ A hay hố cá nhân nào mà trụ được với hàng trăm tấn thuốc nổ và đạn dược chật ních nhà như vậy. Sự nguy hiểm thì người dân ai cũng mường tượng được. Nhưng lòng người thời chiến tranh ác liệt, không ai bảo ai đều tin theo những gì người của đảng vận động. Để vượt qua cả sợ hãi, góp phần nhỏ của mình cho cái khúc khải hoàn ca vào ngày 30 tháng tư 1975!

Nay, trên đỉnh vinh quang, khi trở thành tầng lớp ăn trên ngồi trốc, giới cầm quyền CS đã bội tín với những người đã giúp họ trở thành tầng lớp cai trị độc quyền. Điều này là lý do khiến lòng tin của đại đa số nhân dân với đảng suy giảm. Dẫn đến nguy cơ sụp đổ chế độ là hoàn toàn có thực.

Do vậy, cái thông điệp mà ông Tổng Trọng phát ra hôm bế mạc HN7 (11/5) rằng:

    TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc HN7 (Ảnh: TTXVN/Vietnam+
TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc HN7 (Ảnh: TTXVN/Vietnam+

“lần này Trung ương bàn và ban hành Nghị quyết về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận là rất cần thiết trong tình hình hiện nay.

“Chỉ có đổi mới và làm tốt công tác dân vận, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với dân, cũng như khối đại đoàn kết toàn dân thì mới phát huy được sức mạnh to lớn của toàn dân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“… phải tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân; luôn trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh…”

Và:

“Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân” (nghe ở đây!)

Chính là điềm báo cho một thể chế mà lời nói không đi đôi với việc làm đã và đang tới hồi bĩ cực khó bề cứu vãn.

Chả cần nói xa xôi làm gì. Chỉ cần lấy ngay kết qủa của phiên xử hai sinh viên yêu nước là Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hôm 16/5/2013 vừa rồi thì thấy ngay câu trả lời về “Công tác dân vận” mà ông Tổng Trọng phát động hôm bế mạc Hội nghị T. Ư 7 (11/5) nó linh ứng tới mức nào?

           

Thử hỏi, một sinh viên học giỏi lại ngoan hiền. Một cựu ủy viên BCH của cái gọi là “cánh tay phải” hay “đội hậu bị” của đảng mà đi quảng bá tờ rơi (truyền đơn): ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Chết đi ĐCS VN bán nước’ thì đủ biết công tác dân vận của ĐCS đã sa sút tới mức nào.



Sau kết qủa ngoạn mục của “Công tác dân vận” của lực lượng “còn đảng còn mình” với việc bắt cóc Phương Uyên giữa kỳ thi ép đưa vào giam giữ trong khách sạn và dụ dỗ buộc Phương Uyên phải viết giấy hợp tác thì mới cho về thi. Làm cô sinh viên ham học rất hoảng hốt, sợ bỏ thi và phải làm theo yêu cầu của cơ quan an ninh. Như thế tưởng là đã dập tắt được ý chí của cô gái trẻ. Không ngờ trước toà cô đã ngẩng cao đầu tuyên bố một cách đĩnh đạc: “Ông Hồ Chí Minh nói một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước”

Lời cảnh báo về việc mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước của em Uyên liệu có gì mâu thuẫn với nội dung về công tác dân vận mà ông Tổng Trọng đang “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân” trong tình hình nước sôi lửa bỏng hiện nay?

      Đội tàu Trung Quốc bắt đầu đánh bắt hải sản trái phép vào hôm 13/5...
Đội tàu TQ bắt đầu đánh bắt hải sản trái phép vào hôm 13/5…

Tiếp theo vụ Trung Quốc tung 32 tàu cá của tỉnh Hải Nam sau gần 173 giờ di chuyển với hơn 850 hải lý đã tới mục tiêu, ở toạ độ 6°01’ vĩ Bắc và 108°48’ kinh Đông (là vùng biển phía tây nam QĐ Trường Sa của VN. So với Côn Đảo ở 8°36’ vĩ Bắc; 106°36’ kinh Đông) thì đó hoàn toàn nằm trong thềm lục địa của VN. (Như báo tuổi trẻ đưa tin ở đây). Kế đến là việc Trung Quốc đơn phương áp đặt Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2013 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ ngày 1.8.2013 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam. (Xem ở đây).

Vậy mà chỉ sau đúng 4 giờ rưỡi sau cái trò cấm đoán (“đơn phương… vô giá trị” - Lời người phát ngôn Lương Thanh Nghị) có hiệu lực kia thì một bản án vô cùng nặng nề cho người viết lên dòng chữ bằng máu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ (“nói những điều không hay về Trung Quốc”) đã được tuyên với 22 năm tù giam và quản chế cho 2 em Kha và Uyên. Như thế có khác gì tình huống nằm ngửa nhổ ngược hay không, thưa ông Tổng Trọng. Nếu ông vẫn muốn “tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận” nhằm “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân”?

Ta hãy nghe một số ý kiến của những người không phải ở phe thua cuộc xem sao!

-          “Tôi thấy mình hèn hạ và bất lực khi chỉ đòi cho Phương Uyên được 5 ngày tù mà không làm cho bản án của em nhẹ đi… Tôi không có biết là 2 em sinh viên có kháng án hay không nhưng hình ảnh của họ ở phiên tòa hôm nay nó đay đáy vào tận giác ngủ của tôi trong nhiều ngày tới”. Đó là lời luật sư Nguyễn Thanh Lương – Phó Đoàn Luật sư Bến Tre mà cũng là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nguyễn Phương Uyên trước tòa.

-          Nhà báo T.D. (đề nghị dấu tên) cho biết: “Thì cũng như bao phiên tòa khác các nạn nhân của điều luật X nếu ai mà “ăn năn nhận tội” thì án nhẹ. Ai mà “cương” thì lãnh án nặng. Thấy Anh Ba Sài Gòn của vụ anh Điếu cày không? án nhẹ hơn so với 2 người khác. Gần đây vụ Lô Thanh Thảo im lìm thì họ kéo xuống 2 năm từ 3 năm rưỡi ban đầu”.

-          Lời vị Thẩm phán H. của tòa án tỉnh Đồng Nai nhận xét: “Tôi không theo dõi phiên tòa, nhưng thẩm quyền xét xử phải là của Tòa án thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải là Tòa án tỉnh Long An vì nơi diễn ra các hành vi vi phạm pháp luật là tại thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải ở tỉnh Long An”.

-          Một phóng viên (dấu tên) của báo Pháp Luật TP qủa quyết: “Thực chất thì mấy ông tòa án không đủ tư cách và nhân cách để xét xử mấy sinh viên này”.

-          Nguyễn Phương Uyên – dù em là “kẻ phạm tội” theo pháp luật Việt Nam hiện hành, dù em có quan điểm chính trị khác tôi, nhưng trong trái tim mình, tôi thực sự tôn trọng và tin các em là những người yêu nước, yêu Tổ quốc Việt Nam của mình thiết tha. –  Đó là lời Luật sư Trần Hồng Phong (xem ở đây)

Không biết có phải vì nể phục nhân cách của 2 em sinh viên yêu nước mà những tấm hình được các tay nhà báo quốc doanh đưa lên mặt báo toàn những hình ảnh đẹp. Khiến nhà báo tự do nổi tiếng Trương Duy Nhất phải trầm trồ:

        
         Ảnh: Báo DanViet.VN

Những bức ảnh được đăng trên báo chí đều thể hiện sự bình tĩnh, đĩnh đạc của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên trước tòa. Đặc biệt là bức ảnh Nguyễn Phương Uyên trong chiếc áo trắng học trò. Sự mảnh mai của một nữ sinh và cái nhìn đầy tự tin trước vành móng ngựa. Một bức hình tuyệt đẹp! Tin rằng rồi sẽ có nhiều bài thơ hay viết về em, về hình ảnh cô nữ sinh áo trắng mảnh mai với ánh mắt tự tin, bình tĩnh, đĩnh đạc này.

    

   Còn Nhà văn thân dân Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa nổi tiếng thì xuýt xoa:

Tôi thích nụ cười ngạo nghễ của Võ Thị Thắng, tôi cũng thích sự bình thản trong suốt của Phương Uyên, cả hai đều ở tuổi hai mươi.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo (đúng như dự đoán của Trương Duy Nhất) vừa có bài Bỏ tù một đóa hoa với những vần thơ trác tuyệt thế này:

Trước vành móng ngựa gian manh
Phương Uyên chợt mọc lên thành đóa sen
Trái tim yêu nước thắp đèn
Phương Uyên em giữa bùn đen sáng lòa

Trên Trang Viet-Studies của GS Trần Hữu Dũng thì ông đưa ra nhận định thế này:

Tôi có linh cảm rằng, trong tuơng lai không xa, khi Việt Nam thật sự được tự do và dân chủ thì tên hai em này (và những người như hai em) sẽ là những dấu son trong những trang sử của dân tộc, còn những người hiện “ủng hộ Điều 4″, dù họ có là những giáo sư tiến sĩ học hàm học vị cao đến bực nào, danh tiếng trong ngành của họ có lẫy lừng đến đâu, sẽ nhiều lắm là được ghi tên trong một cước chú ngắn (a footnote to history!), mà khi đọc lại thì chính những người ấy (mà tôi nghĩ rằng vẫn còn chút lương tâm) sẽ thấy tự xấu hổ suốt cả đời, một tì vết không bao giờ phai trong sự nghiệp khoa học của họ. 

                          
Ngay sau khi phiên tòa vừa kết thúc, đã có biết bao bài viết ca ngợi phong thái đĩnh đạc của Uyên và Kha với những tựa đề:

Tuyệt vời tuổi trẻ Việt Nam!; Suốt phiên tòa Uyên và Kha đều ngẩng cao đầu; Nguyễn Phương Uyên và hình ảnh đẹp trước tòa; Bỏ tù một đóa hoa; Nguyên Kha và Phương Uyên đã khắc tên mình vào trang sử hào hùng của dân tộc!; Con có tội với bọn tham nhũng và bọn giặc Tàu, chứ không có tội với Tổ quốc và nhân dân; Phương Uyên – Nguyên Kha: Những thiên thần trong ngục tối; Dáng đứng Uyên, Kha; Đã từng có rất nhiều Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha; Tiếng nói Uyên, Kha trước tòa, lời cảnh tỉnh cuối cùng cho đảng CSVN   …

Còn nhớ cách đây chưa xa, lúc Uyên và Kha chưa lâm nạn, nhân ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 ông Trương Tấn Sang đương kim Chủ tịch nước đã từng khích lệ các em sinh viên thế này:

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

“Phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi.” (Xem ở đây).

Nay với lời cuối trước phiên tòa của nhà nước do ông là nguyên thủ, em sinh viên Nguyễn Phương Uyên 21 tuổi đời đã dõng dạc tuyên bố:

“Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn.”


Đinh Nguyên Kha phát biểu trước tòa…

Còn Đinh Nguyên Kha (26 tuổi đời) cũng tự tin ở việc làm của mình:

“Trước sau tôi vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống Đảng Cộng Sản, mà chống đảng thì không phải là tội”.

Không biết khi nghe được những  nhời như thế, ông Sang và đảng của ông sẽ nghĩ gì? Nhưng lòng người dân thì đã rõ. Như ý kiến thỉnh cầu của Tiến sỹ Đặng Huy Văn, người bạn đồng lứa cùng trường Đại học Tổng hợp với ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng chẳng hạn. Ông Văn đã ghi những dòng đầy cảm động thế này:

Tôi viết bài này kính gửi TBT Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng để thỉnh cầu ông cho phép tôi được đi tù thay hai cháu, vì tôi đã già không còn có ích cho ai nữa trong khi hai cháu Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha là những hiền nhân của Tổ Quốc. Hai cháu sẽ là ngọn cờ chống lại sự bành trướng xâm lược của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam trong tương lai! (Xem thêm ở đây)

Còn Bà Nhung, người mẹ tuyệt vời của Phương Uyên thì bày tỏ với Đài VOA rằng:

Thật sự gia đình rất sốc với bản án, nhưng ngược lại được bù đắp bởi sự mạnh mẽ của Uyên. Uyên cứng rắn hơn mức tưởng tượng của gia đình. Cháu đã nói lên tất cả những uẩn khúc trong vụ án và thể hiện lòng yêu nước. Phiên tòa hôm nay, bản án hôm nay rõ ràng là bản án dành cho người yêu nước. Trước tòa, Uyên nói dõng dạc: “Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi bị bỏ tù vì thể hiện lòng yêu nước” Gia đình rất lấy làm vinh dự, vinh hạnh về những việc con mình đã làm.
                 

Thiết nghĩ đó là minh chứng hùng hồn nhất cho sự phá sản “Công tác dân vận” mà đảng của ông Tổng Trọng đang muốn lội ngược dòng thông qua phiên tòa xử hai em sinh viên Tuổi Trẻ Yêu Nước Uyên và Kha hôm 16/5 vừa qua!

Gocomay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét