Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Sao Lại Cấm Tưng Thả Rông , Mà Không Cấm Lãnh Đạo Lông Bông ?

Sao Lại Cấm Tưng Thả Rông , Mà Không Cấm Lãnh Đạo Lông Bông ? ( Kim Thanh )

 Theo Bảo Mai Blog :

Friday, August 9, 2013

1/ Chuyện “thả rông”

                  image
Thả rông, suy cho cùng, thuộc về tự do cá nhân. Một sự tự do nên hiểu là thoải mái, miễn là đừng ảnh hưởng đến tự do, đến sự thoải mái của những người khác.
Ở Trung Quốc “Nữ sinh được thả rông khi đi thi đại học”. Ở Nga, một thành viên của nhóm ngực trần Femen được sang Pháp. Trong khi đó, ở Việt Nam, Bộ Công an đã chính thức bỏ quy định xử phạt “thả rông”.

                    image
Quyền “thả rông” ở quê hương của nho giáo thực ra là những bình luận hài hước bắt nguồn từ một quy định hành chính cấm các nữ sinh mặc áo lót ngực có gọng sắt, quần lót có móc kim loại nhằm chống các thiết bị điện tử trong kỳ thi đại học.
Có nên cấm…áo ngực gọng sắt, móc kim loại chỉ vì một khả năng (gian lận) có thể hoặc không xảy ra, đang là chuyện dân Trung Quốc tranh cãi dài dài, khi bản chất nó xâm phạm hơi nhiều vào sự riêng tư của giới chân dài.

                    image                
Trong khi các mạng xã hội Trung Quốc còn mải cãi nhau quanh cái áo ngực thì ở Việt Nam, vừa được đưa ra lấy ý kiến người dân sau khi chỉnh sửa, dự thảo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội của Bộ Công an, sau quá nhiều la ó từ dư luận, đã bỏ hẳn quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000 – 200.000 đồng đối với hành vi không mặc quần áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các điểm hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, nơi đang làm việc của các cơ quan nhà nước…

Hãy trả lời một cách công bằng phản ứng đầu tiên của bạn là gì?
Đừng nói là bạn sẽ vỗ đùi…người bên cạnh, trước một lẽ công bằng được trả lại.
Ơn trời, đại kiện tướng Dancesport Khánh Thi sẽ không còn phải lo về một nhóm người kiểm soát  áo lót hoặc miếng dán ngực. Mai Khôi sẽ không còn phải than giời về sự bất bình đẳng nam/nữ. Và Bà Tưng sẽ không trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên bị phạt vì “thả rông”.

                    image
Tuần trước, mẹ ruột của Bà Tưng đàng hoàng xuất hiện trên tuyền thông với tuyên bố như đinh đóng cột: “Chuyện nó hở hang hay không mặc áo ngực là hoàn toàn bình thường. Hồi ở nhà, nó cũng không mặc. Dù dư luận có nói gì thì tôi cũng bỏ ngoài tai và mặc kệ, tôi biết con mình ngoan hay hư, vẫn luôn tin tưởng và tự hào về con gái mình”.
Khi phát ngôn này được đưa lên một diễn đàn, nhấn mạnh là diễn đàn dành riêng cho phụ nữ, tất nhiên, nhận đủ “một lò gạch”.

                    image
Nhưng thật ra, chưa nói tới ý nghĩa lớn lao về một sự bình quyền nam nữ, “Nói không với áo ngực” bảo là “đẹp có quyền khoe ra”, để “bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của đôi gò bồng đào” như Mai Khôi, hoặc “tránh nguy cơ ung thư vú” như Bà Tưng, kể cũng đúng. Thả rông, suy cho cùng, thuộc về tự do cá nhân. Một sự tự do nên hiểu là thoải mái, miễn là đừng ảnh hưởng đến tự do, đến sự thoải mái của những người khác.

                    image 
Nếu phải trả lời câu hỏi người ta nên, chứ không phải câu hỏi “có quyền- thả rông khi nào, xin hãy đọc bản tin thời sự tràn ngập các báo quanh vụ “hàng chục nữ sinh mặc bikini tiếp khách trong quán karaoke”. Bản thân dòng tít đã thể hiện thái độ xã hội. Bikini chỉ được thiết kế để mặc ở trong bể bơi, ngoài bãi biển, trên sân khấu thời trang, chứ không phải mặc trong quán karaoke.
Bộ đồ gọn gàng, phong cánh ăn mặc thoải mái, hay phương tiện khiêu dâm, rõ ràng phụ thuộc hoàn toàn vào người mặc. Còn chuyện bộ đồ đó, cách thức “thả rông” đó, khiến người ta gợi cảm hay khiêu dâm, đẹp hay phản cảm thì lại phụ thuộc vào văn hóa của những ánh mắt.


Đào Tuấn

                                          =============================

2/ Tạm thời từ chối mọi câu hỏi ở thời điểm hiện tại, phía “Bà Tưng” Lê Huyền Anh hẹn sẽ có câu trả lời trong buổi họp báo chính thức.

                       
                                   "Bà Tưng" - Lê Thị Huyền Anh 
   
     Sự xuất hiện của Bà Tưng khiến cư dân mạng dậy sóng, cả xã hội xem đó là một hiện tượng. Cô gái 20 tuổi bỗng trở thành tâm điểm ném đá của dư luận, số gạch đá ấy nhiều đến nỗi “Bà Tưng” Lê Huyền Anh đã có thể tự xây cho mình một căn biệt thự khang trang.
Lê Huyền Anh từng tâm sự, cô làm mọi việc theo hứng. Hôm nay thấy vui, mọi người mời đi hát, cô gật đầu nhưng mai có khi lại chối đây đẩy.

                        
               
Với quan điểm sống hết mình cho hôm nay, biết đâu ngày mai sẽ chết, Bà Tưng làm tất cả những thứ cô muốn như không mặc áo ngực nhảy Gentlman, “chào mừng” Ngày thương binh liệt sĩ (27/7) bằng cách phản cảm…mặc dư luận lên án và chỉ trích.
Chuyến “công tác” của Bà Tưng ở Hà Nội với ý định biểu diễn ở một quán bar cũng nhanh chóng bị sụp đổ. Sức ép mạnh mẽ của dư luận khiến Sở Văn hóa Hà Nội phải vào cuộc, lệnh cấm biểu diễn dành cho bà Tưng được ban bố.

                    
Buổi chiều còn luyện tập để chuẩn bị cho buổi giao lưu kéo dài 30 phút, thế nhưng tối đến khi quay trở lại điểm diễn, Bà Tưng nhanh chóng được bảo vệ mời về trong sự ngơ ngác. Sau lần này, Lê Huyền Anh định sẽ đền lại bằng những đêm diễn ở các quán bar khác nhưng mong muốn của cô cũng nhanh chóng bị dập tắt.


                      

 Chuyến đi Hà Nội thất bại, Bà Tưng trở lại Sài Gòn và ngay lập tức nhận được lời mời biểu diễn khác. Cô gái trẻ lên sân khấu trong và hát kèm theo các động tác vũ đạo nóng bỏng, quyến rũ.
Ngay khi thông tin này được công khai, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã ra công văn yêu cầu tạm thời ngừng cấp phép biểu diễn cho “Bà Tưng” – Lê Thị Huyền Anh ở tất cả các buổi biểu diễn, thậm chí cả quán bar.
Có thể nói với lệnh cấm này, mọi cánh cửa để làm náo loạn giới giải trí của cô gái táo bạo tạm thời bị đóng kín.

                 

    Liên lạc với phía Bà Tưng để làm rõ hơn vấn đề, chúng tôi nhận được câu trả lời như sau từ phía người quản lý “Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa nhận được công văn triệu tập nào từ Bộ Văn hóa để giải trình về vấn đề này cả. Mọi câu hỏi ở thời điểm nhạy cảm, chúng tôi xin phép được từ chối trả lời. Có thể sẽ sớm thôi, phía Bà Tưng sẽ tổ chức họp báo để nói hết một lần”.


SOHA

                                =================================

3/ Tam giác quỷ !
   
                                    
"Tam giác quỷ" làm ta liên tưởng đến tên của một bộ phim khá nổi tiếng, sản xuất năm 2009, "Triangle". Nhưng bài viết dưới đây của Thùy Linh không phải nói về bộ phim này mà là nói về mối quan hệ giữa 3 thế lực mạnh nhất đang tồn tại ở VN: chính quyền, Công An, và xã hội đen !

                  image  
Sau khi đất nước thống nhất và tiến lên theo con đường XHCN, chính quyền nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, trong đó có sự chống đối đến từ những người thuộc chế độ cũ cả ở trong nước lẫn nước ngoài. Những năm gần đây còn xuất hiện thêm một lực lượng chống đối đến từ những người bất đồng quan điểm, mà lực lượng này đang có dấu hiệu tăng lên trong một xã hội thiếu dân chủ. Những người nông dân bị cướp đất dưới hình thức cưỡng chế trái phép cũng đang đứng dậy đấu tranh với chính quyền, điển hình là vụ án Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng.
                                          
   
                 image
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn và thách thức kể trên, chính quyền nước ta vẫn đang tồn tại một cách vững chắc như một đế chế hùng mạnh, chưa hề có một dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy họ suy yếu. Có được điều này là nhờ họ đang sở hữu một cánh tay vô cùng đắc lực, và tuyệt đối trung thành: "Công An nhân dân !"

                 image 
Chính vì lẽ đó, Công An được trọng dụng và đối xử như những công thần lập quốc của đất nước trong thời bình. Càng ngày lực lượng CA càng trở nên đông đảo, nắm trong tay nhiều quyền lực hơn, và dĩ nhiên họ đã đáp lại bằng sự trung thành tuyệt đối với chế độ. Nên ngành CA được xếp vào danh sách 3 ngành tham nhũng nhất tại VN, theo báo cáo của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) vào tháng 07 năm 2013 cũng là một điều dễ hiểu. Có thể khẳng định rằng: nhiệm vụ quan trọng nhất của lực lượng CA hiện nay là bảo vệ chính quyền. Như vậy mối quan hệ giữa chính quyền và CA sẽ ngày càng khắn khít và bền vững, thách thức tất cả những thế lực chống đối đang tồn tại.

                image
Nếu như mối quan hệ trên có thể dễ dàng hiểu được, thì mối quan hệ giữa CA, và xã hội đen lại là một mối quan hệ khá phức tạp, phải thực sự đi sâu vào tìm hiểu mới thấy được. Sau khi trùm xã hội đen ở Sài Gòn là Năm Cam cùng với đồng bọn bị bắt, nhiều người đã giật mình khi biết được vụ án có liên quan đến cả Thứ trưởng Bộ CA. Từ đây mối quan hệ giữa CA và xã hội đen mới được nhiều người chú ý đến. Ở thời điểm hiện tại, những băng nhóm xã hội đen vẫn đang hoạt động mỗi ngày, hầu như quận huyện nào cũng có những tên trùm khét tiếng, và đám đàn em trung thành, tuy không lộng hành như thời của Năm Cam.

                     image
Sống tại Sài Gòn ai mà không khiếp sợ khi nghe nói đến giang hồ ở quận 4, quận 8, Chợ Lớn, bến xe Lam Hồng… Tuy vậy, lực lượng này chưa phải là đối thủ xứng tầm đối với CA như ở các nước Colombia, Mexico, Italy... Vì ở VN việc sở hữu súng là bất hợp pháp, nên vũ khí chủ yếu của các băng nhóm xã hội đen vẫn là kiếm, dao, mã tấu…, trong khi CA được trang bị súng ống đầy đủ. Hơn nữa lực lượng CA còn rất đông, và sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau, VN là nước có tỉ lệ CA trên dân số thuộc loại cao trên thế giới. Ngoài ra các băng nhóm này chưa đủ mạnh lại hoạt động độc lập, nhiều khi chúng còn đụng độ, và thanh toán lẫn nhau.

                     image
Câu hỏi được đặt ra là: tại sao chúng vẫn tồn tại ngang nhiên thế ? Từ bọn đâm thuê chém mướn, trộm cướp, bảo kê, cho vay nặng lãi, đến các đường dây bài bạc, cá độ đá banh, tổ chức mại dâm… 

Mấy cái tụ điểm cá độ đá banh, đánh bạc, mại dâm trong khu phố nơi Thùy Linh đang sống, người dân nào chẳng biết, chẳng lẽ CA lại không biết ? Nói đến đây chắc hẳn mọi người đã hiểu ! Mối quan hệ này dựa trên lợi ích mà cả hai bên được hưởng là quá lớn, thay vì chiến đấu với nhau thì cả hai bắt tay nhau cùng hưởng lợi. Lưu ý, đây chỉ là một bộ phận CA chứ không phải là đa số !

Cảnh sát Hình sự, hay CS Cơ Động nhiều khi mặc thường phục làm nhiệm vụ, nhờ vậy mà họ cũng đã phá được khá nhiều vụ án nghiêm trọng, tuy nhiên điều này đang được lợi dụng cho mục đích khác. Trong các cuộc biểu tình gần đây, chúng ta thấy có những kẻ côn đồ đi theo quấy phá hoặc tấn công người biểu tình, có thể người dân ngây thơ sẽ tưởng đó là côn đồ thật ! Gặp trường hợp này thì đành bó tay, không thể làm gì được, còn nếu gọi CA điều tra thì…

                    image
Những tên cướp cũng biết lợi dụng điều này, chúng giả vờ làm CA để trấn lột người đi đường, liên hệ chạy án để lừa tiền, và thực hiện các hành vi tống tiền đối với những cá nhân, hay tổ chức vi phạm luật pháp mà chúng biết được. Gần đây báo Thanh Niên có đăng một clip quay lại cảnh một tên côn đồ đánh người đi đường ngay trước mặt CSGT sau khi người này cự cãi với CSGT, đây cũng là một dẫn chứng sống động cho mối quan hệ này. Khi lập chốt chặn để xử phạt người vi phạm giao thông, CSGT đã phối hợp nhịp nhàng với những kẻ côn đồ, nếu người tham gia giao thông cự cãi hoặc sử dụng camera khi bị CSGT dừng xe kiểm tra, lập tức những kẻ côn đồ này ở gần đâu đó sẽ xông ra đánh tới tấp, cướp điện thoại, hoặc máy quay phim rồi biến mất. Những người dân lương thiện ngơ ngác không hiểu chuyện gì vừa xảy ra đối với họ. Điều này cũng gây nên một trở ngại rất lớn cho các phóng viên muốn điều tra về hành vi tham nhũng của lực lượng CSGT. Thực thực hư hư – hư hư thực thực, rất khó để phân biệt giữa côn đồ và CA !

                   image
Trong một số vụ cưỡng chế đất mới đây xảy ra tại các tỉnh phía Bắc, chúng ta thấy hiện tượng những tên côn đồ lạ mặt đến hành hung nông dân một cách khó hiểu. Tìm hiểu ra mới biết, các doanh nghiệp muốn sở hữu đất đai đã "liên hệ" với chính quyền địa phương, chính quyền lại huy động cảnh sát, và cảnh sát vì muốn giấu mặt nên đã liên hệ với xã hội đen. Qua đó chúng ta thấy mối quan hệ khắn khít giữa chính quyền, CA và xã hội đen đang tạo ra một thế đứng 3 chân vững chắc, là một tam giác quỷ thật sự ! Người dân lương thiện đang phải chiến đấu với tam giác quỷ này mỗi ngày – và đó là một cuộc chiến không cân sức !

Nguyễn Thùy Linh

                              ======================================

4/ Truyền thông Độc lập


Caubay
independentmediaDCVOnline: “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do”,  ra đời ở Việt Nam vào tháng 9/2007 nói lên lòng khát khao về một hệ thống truyền thông độc lập và trung thực.  Cũng thời điểm ấy, trong dịp họp mặt bạn đọc và tác giả Đàn Chim Việt/DCVOnline tại Nam California, tác giả đã trình bày bài tham luận cùng đề tài. Dưới đây là bản tóm tắt bài tham luận.
Kể từ khi hệ thống internet được phát triển rộng rãi, báo chí gần như được mùa. Ngày nay để ra một tờ báo hay một trang web không còn là chuyện khó khăn, nhờ thế chúng ta có hệ thống thông tin báo chí rất phong phú, đa dạng. Các hội đoàn, tôn giáo, đảng phái,… đều có các đặc san, tạp chí hay website giới thiệu, quảng bá, tuyên truyền cho tổ chức của mình.
Tuy vậy các loại hình báo đài này không nằm trong khái niệm truyền thông mà tôi sẽ đề cập đến vì rõ ràng bộ phận thông tin văn hóa này không có tính độc lập.
Một trong những kỳ vọng của độc giả đối với một cơ quan truyền thông là tính độc lập của nó. Một cơ quan truyền thông độc lập khi nó chỉ phục vụ đại chúng, không phân biêt đối tượng phục vụ và đồng thời không lệ thuộc vào bất cứ tổ chức hay thế lực nào. Nó không là công cụ của bất cứ phe nhóm nào, nó chỉ là đầy tớ trùng thành của sự thật và lẽ phải. Nó đồng thời cũng phải độc lập với cả đồng tiền, dù rằng trong hầu hết trường hợp truyền thông cũng là một nghề để kiếm sống như những nghề khác.
Có thể nói một cơ sở truyền thông độc lập chỉ nhằm vào mục đích thuần túy chuyển tải thông tin, mà không có mục đích tuyên truyền theo ý muốn thiên vị hay chủ quan.
Truyền thông độc lập là cột trụ của dân chủ. Nguồn: mediamargins.net
Truyền thông độc lập là cột trụ của dân chủ. Nguồn: mediamargins.net
Vài đặc tính của cơ quan truyền thông độc lập
Với cái nhìn như vậy, tôi xin thưa về một vài yếu tố mà tôi cho là rất quan trong trong lãnh vực thông tin.
Thứ nhất, đó là tính trung thực.
Yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định giá trị và sự thành bại của một cơ quan truyền thông là tạo đưoc sự tin cậy của người đọc, người nghe. Nếu không tin vào tính trung thực của một tờ báo thì chắc chắn không ai chịu tốn tiền để mua, nếu không tin vào tính trung thực của một trang web, không ai chịu phí thì giờ để đoc.
 Một cơ quan truyền thông không đạt được sự tin cậy của độc giả chắc chắn không thể tồn tại lâu, dù nó có những thủ thuật tinh vi để hấp dẫn người đọc. Hơn nữa, đối với một cơ quan truyền thông mà giá trị và sự hấp dẫn không nằm ở yếu tố thông tin mà lại ở vào một yếu tố khác, như thỏa mãn tính tò mò, tạo những chuyện ly kỳ, giật gân… thì nó không còn là cơ quan truyền thông đúng nghĩa.
Tóm lại, sự trung thực, chính xác là yếu tố quan trọng hàng đầu mà độc giả đặt ra cho người làm công tác truyền thông.
Yếu tố thứ hai là tính khách quan.
Ngoài tính trung thực, một cơ quan truyền thông có nhiệm vụ mang đến cho độc giả những tin tức khách quan và đa chiều. Một tờ báo dù có loan tin trung thực, không bóp méo sự thật, nhưng thiếu tính khách quan, chắc chắn sẽ phiến diện và tất nhiên chỉ đem đến cho độc giả thông tin một chiều. Điều này cũng có hại, có khi không kém cái tai hại của thông tin thiếu chính xác, vì loại thông tin một chiều sẽ dễ dàng hướng dẫn dư luận một cách sai lạc.
Điều kiện để có được một cơ quan truyền thông độc lập
Hai yếu tố bên trên, tính trung thực và khách quan của một cơ quan truyền thông chỉ có được khi nó có được sự độc lập.
Tôi cho rằng điều kiện để có độc lập là phải có tự do.
Có tự do thì mới nghĩ đến độc lập chứ còn không có tự do thì những suy nghĩ, việc làm của mình do người khác áp đặt thì mong gì nói tới chuyện độc lập. Xin được nói sang đàng một chút. Điều này cũng đúng trên bình diện một quốc gia. Cái lý lẽ hy sinh sự tự do để giành độc lập cái đã, rồi sau khi đã có độc lập rồi mới nói đến tự do chỉ là chiêu bài mị dân hay là một lối suy nghĩ sai lầm rất tai hại.
Rất nhiều ví dụ cho thấy một khi thiếu tự do, người ta chỉ đi từ sự nô lệ này đến sự nô lệ khác. Nếu không có tự do thì giỏi lắm chỉ giành được độc lập với thế lực này nhưng lại phải lệ thuộc vào thế lực khác, đó là cái thế lực đã hạn chế sự tự do của mình.
Điều này lại càng đúng trong lĩnh vực truyền thông. Một xã hội không có tự do báo chí thì không thể có truyền thông độc lập. Dẫn chứng hiển nhiên ai cũng thấy là hệ thống báo chí ở các nước độc tài, cụ thể là Việt nam hiện nay. Hiện trong nước có khoảng 600 tờ báo mà đều là báo đảng, báo của một đảng. Người dân trong nước làm sao tìm được thông tin trung thực đầy đủ ở 600 tờ báo này. Để tuyên truyền cho Đảng Cộng sản, một tờ báo Nhân Dân đã là quá đủ, đến 600 tờ báo chỉ nhai lại luận điệu giống nhau thì quả là lố bịch, lãng phí ghê gớm.
Tôi có đọc đâu đó rằng hiện ở Việt nam không có báo chí, không có truyền thông mà chỉ có tuyên truyền. Điều này đúng quá. Lập luận đó càng đuợc củng cố khi mới đây trong nước người ta còn cẩn thận khuyến cáo báo chí phải đi theo lề.
 Như vậy có thể nói “tự do là trên hết.”Vậy thì câu hỏi tiếp đến là “có phải tự do là yếu tố duy nhất để một cơ quan truyền thông có đựơc tính độc lập khách quan hay không?”
 Tôi nghĩ rằng tự do chỉ là điều kiện cần nhưng không là điều kiện đủ để có được hệ thống truyền thông có sắc thái độc lập. Cái điều kiện đủ đó, theo thiển ý, là cái lương tâm trong sáng của người làm truyền thông.
 Tôi muốn nói đến sự độc lập không chỉ với đối tượng khách quan, mà ngay với chính bản thân người làm truyền thông. Tính độc lập chủ quan đó là sự vượt ra khỏi định kiến, tình cảm, quyền lợi riêng tư của cá nhân hay phe nhóm để đặt sự thật, công lý và quyền lợi của đại chúng lên trên hết. Người làm báo phải có đủ dũng khí để độc lập với mọi thế lực bên ngoài và một tấm lòng trong sáng để vượt qua mọi cám dỗ tự bên trong.
 Nhờ có lương tâm mà tự do không bị lạm dụng. Không phải có tự do ngôn luận là có quyền viết ra bất kỳ điều gì miễn là trong khuôn khổ pháp luật cho phép, bởi vì không có hệ thống pháp luật nào là hoàn hảo. Trong xã hội dân chủ, quyền tự do ngôn luận và tự do cá nhân đuợc đề cao và vì vậy kẽ hở càng nhiều. Người làm truyền thông có lương tâm không cho phép mình lợi dụng khe hở của luật pháp, của tự do ngôn luận mà làm mất đi tính sự trung thực, tính khách quan của thông tin mình chuyển tải. Cái lương tâm trong sáng của người làm truyền thông chính là chất xi măng bổ khuyết, hàn gắn, hoàn thiện những kẻ hở, nhược điểm do môi trường tự do tạo ra.
 Tóm lại, một cái tâm hướng thiện, yêu công lý, chuộng sự thật trong một môi trường tự do không bị áp chế sẽ là điều kiện cần và đủ cho một cơ quan truyền thông đạt được tính độc lập, khách quan.
 Cần phân biệt giữa độc lập và trung lập
Một điều khác mà tôi cho là rất quan trọng và cần phải được phân biệt một cách minh bạch. Đó là trong lãnh vực truyền thông, độc lập không có nghĩa là trung lập.
Người làm truyền thông thường được xưng tụng là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, nghĩa là họ có nghĩa vụ của một chiến sĩ đóng góp xây dựng một xã hội công bằng hơn, tốt đẹp hơn. Nhiệm vụ trực tiếp của họ là xiển dương công lý, cổ vũ cho cái thiện và bài trừ cái ác. Nói một cách cụ thể, đối với những mục tiêu cao đẹp như tự do, nhân quyền, bình đẳng, bác ái, cải thiện môi trường…người làm truyền thông phải góp phần cổ vũ. Đối với những tội ác mà loài người đã thừa nhận như nạn phân biệt chủng tộc, buôn người, ma tuý, khủng bố, độc tài và nạn cộng sản là những mục tiêu mà người làm truyền thông phải có nghĩa vụ góp phần loại bỏ.
 Đặc biệt với người Việt Nam ta, tôi không ngại ngần khi cho rằng một trong những trách nhiệm quan trọng và cao cả nhất của nguời làm truyền thông là quảng bá tự do dân chủ, đề cao nhân quyền và bài trừ chủ nghĩa cộng sản.
Không thể nhầm lẫn vai trò độc lập với thái độ sống chết mặc bay, bàng quang, thờ ơ với những vấn nạn của xã hội.
 Sự cần thiết của truyền thông độc lập
 Do hoàn cảnh lịch sử đất nước ta, của đồng bào ta trong và ngoài nước tôi cho rằng sự có mặt của cơ quan truyền thông độc lập là vô cùng cần thiết bởi vì:
1. Đối với đồng bào, nhất là giới trẻ trong nước, do sự nhồi sọ, xuyên tạc, thông tin một chiều của nhà cầm quyền cộng sản, không nhiều thì ít cũng gây ra một cái nhìn nghi kỵ với những thông tin từ bên ngoài mà họ cho là không có tính độc lập.
 2. Một cách hoàn toàn trái ngược nhưng lại có chung hệ quả, giới trẻ tại hải ngoại, do hấp thụ tư tưởng dân chủ, phóng khoáng, họ luôn luôn có khuynh hướng đặt câu hỏi trước khi chấp nhận, tìm tòi sự việc từ nhiều góc cạnh. Nói cách khác, họ ưa thích những thông tin có được từ những nguồn độc lập. Họ muốn nghe tranh luận từ nhiều phía hơn là thông tin hay lý luận một chiều.
Như vậy một cơ quan truyền thông độc lập đứng đắn sẽ là nhịp cầu xóa tan ranh giới của sự cách biệt, nghi kỵ.
Kết luận
Tôi nghĩ rằng trong thời đại thông tin toàn cầu ngày nay, tầm ảnh hưởng của giới truyền thông đã được nâng cao hơn bao giờ hết. Và càng có vai trò quan trong, vinh dự càng nhiều thì trách nhiệm và bổn phận càng cao. Trách nhiệm đó không chỉ với tha nhân và ngay cả với chính mình. Là một độc giả, tôi không mong gì hơn được đón nhận thông tin trung thực từ giới báo chí. Từ lâu người ta thường nói đùa, có phần mai mỉa rằng “nhà báo nói láo ăn tiền”. Theo tôi, khi đã nói láo ăn tiền thì cái “nhà báo” trong ngoặc kép đó không còn xứng đáng cho chúng ta gọi là nhà báo nữa.
Little Saigon, Sept 30, 2007
© 2013 DCVOnline

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét