Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Phương Uyên – Nguyên Kha sẽ không khuất phục vì một bản án gian trá và hèn nhát

1/ Phương Uyên – Nguyên Kha sẽ không khuất phục vì một bản án gian trá và hèn nhát


CTV Danlambao - Lần nữa bài viết này xin trình bày những gì mắt thấy tai nghe từ bản án mà nhà cầm quyền Cộng Sản nói chung - TAND tỉnh Long An nói riêng để thấy rằng vụ án Nguyễn Phương Uyên - Đinh Nguyên Kha bị xét xử một cách độc tài phát xít mà còn xảo trá gian dối ở tầm vóc quốc gia nhân danh nước CHXHCN VN đứng trên “đỉnh cao trí tuệ” để bỏ qua tất cả sự thật những tình tiết có liên quan đến quyền tự do quan điểm theo khoản 2 điều 19 công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị năm 1996 và phủ nhận tất cả những gì thuộc về lòng yêu nước của hai bạn trẻ Uyên-Kha trong khi những quy định pháp luật mà chính nhà cầm quyền và đảng Cộng Sản đã từng ban hành không được tôn trọng- lòng tự trọng chi đáng giá 3 xu khi nhân danh chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa điển hình từ một bản án số 37/2013 HSST ngày 16/05/2013:

1. Vì sao nhân chứng bỗng nhiên có mặt tại tòa?


Ngay phần đầu thủ tục bản án xét xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không hề nhắc gì đến nhân chứng Nguyễn Thị Thanh Hòa, Đinh Thị Hồng Phương và Phùng Thị Giang bởi vì họ vắng mặt.

Trong khi quyết định số 46 ngày 04/05/2013 đưa vụ án ra xét xử do chính tay ông thẩm phán Lê Quang Hùng kiêm Phó Chánh án Tòa án tỉnh Long An ký kết ban hành có ghi rõ họ tên 3 nhân chứng này và theo luật khi vắng mặt họ có thể tạm hoãn phiên xử hoặc phải áp giải để phục vụ yêu cầu xét xử. 3 nhân chứng này được ghi vào danh sách tham gia tố tụng không rõ là nhằm mang tính chất buộc tội hay gỡ tội cho Phương Uyên và Nguyên Kha? Nhưng do họ vắng mặt nên khi được hỏi - người nhà của 2 em Uyên và Kha đến nay vẫn chưa xác định được nhân chứng có lợi hay có hại cho người bị truy tố.

Thế nhưng, bản án sơ thẩm tùy tiện ghi tại trang 7 dòng 8 (1) rằng: 

“…người làm chứng Nguyễn Thị Thanh Hòa khai nhận là bạn học cùng Nguyễn Phương Uyên… Đinh Thị Hồng Phương và Phùng Thị Giang là những người ở cùng phòng trọ với Phương Uyên xác nhận…” trang 8 dòng 14, 15 (1) và rồi sau đó xét thấy: “… qua đối chiếu lời khai của các bị cáo người có quyền và nghĩa vụ liên quan và người làm chứng tại phiên tòa với các chứng cứ được thu thập trong quá trình điều tra… có đủ căn cứ kết luận đã có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành tài liệu chống Nhà nước...” 

Chứng tỏ người viết bản án thật là xảo quyệt, gian trá, cố tình viết sai sự thật từ việc không có mặt nhân chứng đã trở thành có người làm chứng tại phiên tòa, rõ ràng sự dối trá này còn là thói quen, bản chất của người cộng sản, mà chính ông thẩm phán Vũ Phi Long chủ tọa phiên xét xử anh Hải Điếu cày, chị Tạ Phong Tần đã từng sáng chế, ngụy tạo lời khai nhân chứng một cách tương tự (xem bài viết tại trang Dòng Chúa Cứu Thế). Với lý luận suy diễn buộc tội như trên ai cũng có thể bắt hết hốt hết dù là đồng loại da vàng máu Việt

2. Vì sao phỉ báng đảng Cộng sản trở thành chống nhà nước CHXHCN VN?


Nghiên cứu toàn văn bản án 12 trang cho thấy tóm tắt hành vi của hai bạn trẻ thật là trân trọng đáng quý, bởi vì đối với Đinh Nguyên Kha (trang 2,3) dán mỗi nơi một khẩu hiệu và cờ vàng ba sọc đỏ:

- “TTYN Long An đấu tranh cho tự do & nhân quyền;

- TTYN Long An diệt cộng sản, giải phóng dân tộc;

- Long An trung dũng kiên cường, toàn dân chống cộng suốt đời tự do”

(Tại một khu dân cư thuộc phường 3 Thành phố Tân An. Đinh Nguyên Kha đã dán hai khẩu hiệu“TTYN Long An đấu tranh cho tự do & nhân quyền”, “TTYN Long An quyết tâm diệt cộng sản, giải phóng dân tộc” và lá cờ vàng 3 sọc đỏ lên thân cây, rồi sử dụng điện thoại di động… chụp lại)

(“Đinh Nguyên Kha tiếp tục thực hiện việc dán tờ khẩu hiệu “Long An trung dũng kiên cường, toàn dân chống cộng suốt đời tự do” còn lại cùng cờ tại cổng Lăng 1 Nguyễn Huỳnh Đức)

(Đinh Nguyên Kha chạy xe đến khu đô thị Lợi Bình Nhơn… tiến hành dán cờ, chụp ảnh sau đó về nhà cha mẹ ruột ở quê xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An dán cờ trên đường đi, bên bờ ruộng, bờ sông Vàm Cỏ Tây…)

Đối với Nguyễn Phương Uyên (trang 3) đã tiếp tục làm cờ, các khẩu hiệu và vẽ bức tranh bôi nhọ như sau:

- Về lá cờ vàng ba sọc đỏ: Uyên sử dụng giấy trắng A4, dùng bút sáp màu vàng và màu đỏ tô thành lá cờ, phía dưới lá cờ có ghi chú thích bằng bút sáp màu đen dòng chữ: “1890-1920: Đại Nam quốc kỳ từ thời vua Thành Thái tới vua Khải Định ; 1948-1975: cờ quốc gia Việt Nam;”

- Về khẩu hiệu: Uyên sử dụng hai mảnh vải trắng, lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết một mảnh có nội dung phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam, mảnh vải còn lại có nội dung về Trung Quốc. cả hai mảnh vải phía dưới đều có ghi “TH: TNYN”;

- Về bức tranh: Uyên vẽ bức tranh miêu tả một người công an to lớn, tay cầm dùi cui… chỉ về phía người dân đang đứng xếp hàng. Bên trên bức tranh ghi dòng chữ: “tự do dân chủ”, phía dưới bức tranh ghi “TH: TNYN”.

Sau khi đã chuẩn bị xong trong hai ngày 19,20/08/2012 Nguyễn Phương Uyên đã dán nhiều nơi.

Ngoài ra lý lẽ buộc tội của bản án cho rằng nội dung của 4 truyền đơn có lời lẽ xuyên tạc lịch sử, chính sách, chủ quyền biển đảo hay tôn giáo, phỉ báng chính quyền, kêu gọi người dân biểu tình, chống Đảng cộng sản Việt Nam… Đến tối ngày sau 11/10/2012 Nguyễn Phương Uyên có bài viết gồm 484 chữ với lời lẽ phản động, láo xược tường thuật việc truyền đơn trên cầu vượt An Sương…

Nghiên cứu kỹ những cụm từ mô tả hành vi nội dung khẩu hiệu của Kha và Uyên thể hiện ý chí chống Trung Quốc, chống Đảng cộng sản là hoàn toàn chính xác, hai em không hề chối cãi đến mức thật thà khai báo hơn cả ruột ngựa rằng: “đi, chết đi đảng cộng sản việt nam bán nước”nhưng không hiểu sao bản án giấu nhẹm đi câu nói cực kỳ chính xác này và “sự căm phẫn lên đến tột cùng, thưa chủ tọa phiên tòa Phương Uyên đã nói như thế khi em giải thích tại sao phải viết 2 khẩu hiệu bằng máu pha loãng trong đó có khẩu hiệu “Tàu khựa cút khỏi biển Đông”.

3. Vì sao phỉ báng đảng Cộng sản và chống Trung Quốc trở thành tội đồ xâm phạm an ninh quốc gia:


Trong khi khoản 1 điều 88 quy định: “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

A) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

B) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;

C) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Như vậy đối chiếu việc thực hiện hành vi và nội dung các khẩu hiệu (ngoại trừ phần lý luận của bản án để buộc tội) là không có hành vi nào xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân hay những luận điệu chiến tranh tâm lý bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân và chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa theo điều 88, nói cách khác là hành vi của hai em Uyên-Kha không thuộc đối tượng phạm vi điều chỉnh của tội danh tuyên truyền chống Nhà nước và nếu vô luật thì bất luận tội điều này đã được xác định tại điều 2 BLHS: “...chỉ người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu tránh nhiệm hình sự”. Chính vì vậy mà các luật sư đề nghị tuyên bố vô tội không phải là điều ngẫu nhiên hay vô lý. Thật đáng thương cho những người ngồi xét xử còn chưa dám phân tích nhìn thẳng vào sự thật những hành vi mà hai em đã làm và khi viết án thì không dám lặp lại khẩu hiệu mà Phương Uyên đã ghi. Công lý thật là rẻ ôi!

Lần nữa xin phân tích cho bạn đọc, đặc biệt là các dư luận viên nên biết rõ những điều cần biết để thấy rõ những gì mà đảng Cộng Sản nói và làm luôn trái ngược đến mức đểu cáng không tưởng tượng.

Chính đảng Cộng Sản như loài ký sinh trùng, như bộ phận chùm gửi giành quyền lãnh đạo đeo bám vào bộ máy nhà nước nhưng không tôn trọng nhà nước pháp quyền, không tuân thủ những gì mà đảng Cộng Sản đề ra và chỉ đạo nhà nước ban hành. Đó phải chăng là sự gian trá và rồi còn hèn nhát với Tàu khựa khi dưới sự lãnh đạo của đảng có lời cáo buộc Phương Uyên: “…một mảnh vải có nội dung không hay về Trung Quốc” nhưng khi giữ quyền công tố viện kiểm sát bị đuối lý đã nhanh chóng dối lừa cử tọa rút lời truy tố mà không hề thay đổi giảm mức hình phạt để rồi sau đó Tòa ban hành bản án: “...mảnh có nội dung về Trung Quốc” làm mất đi hai chữ “không hay” một cách ê hề nhục nhã.


Còn biết bao nhiêu điều hèn nhát khác nữa khi điều 110 BLTTHS quy định: “cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn của mình, trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện… ”Trong khi Kha cư trú tại TP. Tân An-Long An và Nguyễn Phương Uyên tạm trú quận Tân Phú thuộc địa bàn Sài Gòn và sự việc xảy ra tại cầu vượt ngã tư An Sương xã Bà Điểm huyện Hóc Môn dược lập biên bản vụ việc “phát tán tờ rơi” của CA quận 12. Thế nhưng lại được xét xử tại địa hạt tỉnh Long An phải chăng dưới sự lãnh đạo của đảng muốn đem ra khỏi vùng ven Sài Gòn để làm hạn chế ngọn lửa yêu nước chống Trung Quốc trong lòng người dân và học sinh, sinh viên.

Còn biết bao nhiêu điều tồi tệ khác nữa mà hệ thống công quyền của đảng Cộng Sản đã gây ra oan ức cho những người tù nhân lương tâm.

Xin hãy chờ xem phiên xử phúc thẩm tới đây tại Long An hay Sài Gòn. Đã đến lúc 192 nước thành viên công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cần phải lên án phản đối hành vi xét xử độc tài phát xít của đảng Cộng Sản và cần phải có trách nhiệm đối với những người tù nhân lương tâm Việt Nam đang gián tiếp hy sinh để bảo vệ thành quả của các công ước quốc tế./.













                                                                     


2/ Nguyễn Hoàng Vi gửi thư lần 3 trả lời giấy báo 'yêu cầy' của CA Quận 1


Nguyễn Hoàng Vi - ...Ngày 01/07/2013, tôi tiếp tục nhận được “Giấy báo lần 3” “yêu cầy” tôi đúng 9h sáng ngày 04/07/2013 có mặt tại 73 Yersin, P. Cầu Ông Lãnh, Q1 để trình bày về nội dung Đơn tố cáo của tôi.

Đây là lần thứ 3 cơ quan công an Quận 1 – một quận trung tâm của thành phố mà lại gửi cho tôi giấy báo đánh sai lỗi chính tả: “yêu cầu” thành “yêu cầy” rất phản cảm. Sự cố tình này của công an quận 1 đã thể hiện thái độ thiếu sự tôn nghiêm đối với các văn phong hành chính nhà nước, và qua đó cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với một công dân như tôi...
*
Nguyễn Hoàng Vi.

Địa chỉ: 107/22 Phan Văn Năm, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM.

Sài Gòn, ngày 02/07/2013.

Ngày 13/06/2013, tôi đã trực tiếp đến số 73 Yersin, P. Cầu Ông Lãnh, Q1 gửi thư phúc đáp với cùng nội dung này cho ông Bùi Hữu Thức – điều tra viên tổ Thanh tra công an Quận 1.

Thế nhưng ngày 01/07/2013, tôi tiếp tục nhận được “Giấy báo lần 3” “yêu cầy” tôi đúng 9h sáng ngày 04/07/2013 có mặt tại 73 Yersin, P. Cầu Ông Lãnh, Q1 để trình bày về nội dung Đơn tố cáo của tôi.

Đây là lần thứ 3 cơ quan công an Quận 1 – một quận trung tâm của thành phố mà lại gửi cho tôi giấy báo đánh sai lỗi chính tả: “yêu cầu” thành “yêu cầy” rất phản cảm. Sự cố tình này của công an quận 1 đã thể hiện thái độ thiếu sự tôn nghiêm đối với các văn phong hành chính nhà nước, và qua đó cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với một công dân như tôi. 

Tuy nhiên, tôi vẫn tiếp tục gửi lại thông báo này thay cho thư phúc đáp “giấy báo lần 3” để Thanh tra công an Quận 1 có thêm thời gian đọc lại và nắm rõ nội dung.


THƯ PHÚC ĐÁP “GIẤY BÁO LẦN 3” GỬI CÔNG AN QUẬN 1, TPHCM.

(V/v Trình bày nội dung Đơn tố cáo ngày 04/01/2013 của Nguyễn Hoàng Vi)

Nhận thức rằng, Tố cáo là một quyền căn bản của công dân nhằm lên án các hành vi sai trái của những người thi hành pháp luật để thúc đẩy cho một nhà nước pháp quyền và duy trì một xã hội dân chủ.

Vì thế, vào ngày 04/01/2013, tôi, Nguyễn Hoàng Vi, đã gửi đơn tố cáo Công an phường Nguyễn Cư Trinh - Quận 1, đội an ninh quận 1 và an ninh TPHCM đã có hành vi trái pháp luật là bắt giữ tùy tiện, tra tấn và làm nhục tôi.

Thế nhưng, vào ngày 05/06/2013 tôi mới nhận được giấy báo lần 1 của cơ quan công an Quận 1 "yêu cầy" tôi đúng 9h ngày 6/6/2013 đến Công an quận 1 để trình bày về đơn của tôi.

Tiếp đó, Sáng ngày 12/6, tôi có nhận được giấy báo lần 2 của Thanh tra công an Quận 1 "yêu cầy" tôi đúng 9h ngày 13/6/2013 có mặt tại 73 Yersin, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1 gặp tổ thanh tra để trình bày về đơn của tôi.

Nay, tôi viết thư này thông báo với Cơ quan công an Quận 1 như sau:

1. Đối tượng tố cáo trong đơn của tôi bao gồm: Công an phường Nguyễn Cư Trinh - Quận 1, đội an ninh quận 1 và an ninh TPHCM . Vì sao giao cho công an quận 1 là đối tượng mà tôi tố cáo xem xét và giải quyết đơn tố cáo của tôi???

2. Theo Điều 21 Luật Tố cáo năm 2011 quy định về thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

Tôi gởi đơn tố cáo ngày 04/01/2013 nhưng mãi đến ngày 05/06/2013 mới nhận được giấy báo của cơ quan công an Quận 1 "yêu cầy" tôi đúng 9h ngày 6/6/2013 đến Công an quận 1 để trình bày về đơn của tôi. Như vậy công an Quận 1 đã vi phạm qui định về thời hạn giải quyết tố cáo.

Tuy nhiên, đúng 9h ngày 6/6/2013, tôi vẫn có mặt tại Cơ quan công an quận 1 với mong muốn tìm hiểu nguyên nhân vì sao đã quá thời hạn giải quyết đơn tố cáo mà cơ quan công an quận 1 lại mời tôi lên làm việc và cũng hy vọng rằng việc tố cáo của tôi được giải quyết 1 cách khách quan, công minh.

3. Tiếp tôi là 2 ông bên tổ xác minh - thanh tra công an quận 1, có mặc sắc phục và đeo bảng tên: Trần Khánh Lynh, Bùi Hữu Thức và 1 người không mặc sắc phục, không rõ lai lịch. Ông Thức trực tiếp làm việc và ghi biên bản.

Tôi hỏi ông Thức về lý do vì sao quá thời hạn giải quyết mới mời tôi lên làm việc, thì được ông Thức trả lời rằng do mấy lần trước có gửi giấy báo mà không thấy tôi đến làm việc. Có thể vì lý do gửi thư thường nên giấy báo bị thất lạc đâu đó, tôi không nhận được nên lần này cơ quan công an gửi thư bảo đảm. Tôi hỏi về thời điểm cơ quan công an gửi thư báo những lần trước và bằng chứng chứng minh họ có gửi thư cho tôi thì ông Thức không trả lời. Trong quá trình làm biên bản lấy lời khai của tôi, tổ thanh tra đã có những hành vi sau:

- Không cho tôi trả lời hết câu hỏi này đã tự động cắt ngang bằng một câu hỏi khác.

- Ông Thức tự ý viết lời khai theo ý của ông. Tôi yêu cầu phải viết theo đúng từng lời tôi nói nhưng không được đáp ứng.

- Trong quá trình làm việc, tổ thanh tra có thái độ gây căng thẳng cho tôi khiến tôi mất bình tĩnh và sức khỏe suy giảm khiến tôi không thể tiếp tục làm việc.

4. Nghiêm trọng hơn, đêm ngày 07 rạng sáng ngày 08/06/2013 tôi đã bị 5 kẻ hành hung phải nhập viện, tôi nhận ra 2 trong số 5 kẻ đó là người đã theo bám tôi khi tôi rời khỏi Cơ quan Công an quận 1. Sau việc bị hành hung đó, hiện tình sức khỏe của tôi đang có chiều hướng xấu, cần được theo dõi liên tục trong những ngày tới.

Xét thấy:

- Việc tố cáo của tôi bao gồm cả công an quận 1 và công an TPHCM mà công an quận 1 lại giải quyết đơn tố cáo của tôi là không hợp lý.

- Thời hạn giải quyết đơn tố cáo của tôi đã quá hạn. Như vậy cơ quan công an đã vi phạm qui định về thời hạn giải quyết tố cáo. Và lý do giải quyết tố cáo chậm trễ mà công an đưa ra là không hợp lý.

- Buổi làm việc ngày 6/6/2013 càng chứng minh sự thiếu khách quan của cơ quan công an quận 1.

- Cơ quan Công an Quận 1 đã thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo như tôi.

Vì vậy, tôi thông báo rằng tôi không tin tưởng và sẽ không tiếp tục làm việc với Cơ quan công an quận 1 nữa.

Tôi đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo của tôi 1 cách khách quan và công minh.

Trước mắt, việc bảo vệ hay đòi lại công lý cho tôi xin được trao vào tay công luận, của những con người yêu công lý và lương tri của nhân loại.

Trân trọng,




==================================================


* Việt Nam Anh Hùng - Hiến Pháp Quá Lạc Hậu Cả Trăm Năm ( Chỉ Là Hiếp Pháp Mà Thôi ! ) Thanh Thanh - Cali


    3/ Đất nước anh hùng – Hiến pháp lạc hậu


Phạm Trần (Danlambao) - Đảng Cộng sản Việt Nam thường khoe “dân tộc ta anh hùng” và“đất nước ta anh hùng”, nhưng lại không thể giải thích được tại sao lại muốn có một Hiến pháp lạc hậu, phản dân chủ và không muốn dân có tự do?

Đó là thực tiễn của một nước Việt Nam đang chờ Quốc hội thông qua Hiến pháp mới vào tháng 10 năm nay, sau 2 ngày Quốc hội thảo luận Dự thảo Hiên pháp sửa đổi 1992 tại Kỳ họp 5 kết thúc ngày 21/06 (2013).
Tại kỳ họp 5, một số Đại biểu đã có ý kiến không nên vội vã thông qua Hiến pháp trong năm 2013 mà hãy hoãn đến Kỳ họp 7 năm 2014.

Báo Người Lao Động viết trong số ra ngày Thứ Tư, 05/06/2013: “Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) thẳng thắn: “Qua 2 ngày góp ý dự thảo Hiến pháp cho thấy nhiều chế định quan trọng vẫn còn ý kiến rất khác nhau, thậm chí ngược nhau như: chính quyền địa phương, Hội đồng Bảo hiến, viện kiểm sát... Chỉ còn hơn 3 tháng nữa sau kỳ họp này, QH sẽ thông qua nên tôi sợ rằng không đủ thời gian để tổng kết, nghiên cứu hội thảo và kết luận những vấn đề lớn như vậy”.

Trong khi đó, Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) đề xuất kéo dài thêm thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp. 

Ông nói: “Hiến pháp không chỉ dừng lại trong hội trường này với 500 ĐBQH mà là đại diện cho 85 triệu dân. Nếu QH bấm nút thông qua thì một bản Hiến pháp mới sẽ ra đời nhưng xin nhớ đây là vấn đề hết sức hệ trọng”.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trong 2 ngày họp có 86 ý kiến phát biểu về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi trên tổng số 119 đại biểu đăng ký phát biểu.

Quốc hội có 500 Đại biểu mà chỉ có 119 người ghi tên muốn phát biểu rồi cuối cùng chỉ có 86 người được nói về bộ Luật cao nhất của một Quốc gia là Hiến pháp thì mức độ quan tâm và tầm quan trọng nên được đánh giá ở mức độ “thấp” hay “tối thấp”?

Không ai nên vội ngạc nhiên vì đã có một số đông Đại biểu Quốc hội “cả đời không dám mở miệng” tại Hội trường!

Vì vậy, dù có người này người kia muốn Quốc hội phải “rất cẩn thận” việc thông qua Hiến pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý vẫn cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng: “Việc xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã và đang được tiến hành đúng các bước theo tiến độ và yêu cầu mà Quốc hội đã đề ra. Trên cơ sở ý kiến của nhân dân, ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp sau.” (Báo Sài Gòn Giải Phóng, 18/06/2013)

Tuyên bố của ông Lý đưa ra trước 3 ngày Quốc hội bế mạc kỳ họp 5 và điều này đã được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng xác nhận trong diễn văn bế mạc ngày 21/06 (2013.

Ông nói: “Một lần nữa, thay mặt Quốc hội, tôi xin hoan nghênh và trân trọng cảm ơn đồng bào ở trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài đã nhiệt tình hưởng ứng và có nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tập hợp, tổng hợp đầy đủ, khách quan, trung thực ý kiến của nhân dân; nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu, giải trình cụ thể các ý kiến này để chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội. Tại kỳ họp này, bằng trí tuệ và tâm huyết của mình và trên cơ sở ý kiến của nhân dân, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm cao các nội dung của Dự thảo Hiến pháp, nhất là các vấn đề có tính nguyên tắc liên quan đến bản chất của Nhà nước và hệ thống chính trị nước ta, đến quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người và quyền gắn liền với nghĩa vụ của người dân. Quốc hội yêu cầu Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội; tiếp tục tiếp nhận ý kiến góp ý của nhân dân đến ngày 30/9/2013 để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6.” 

Phản dân phò đảng


Lời nói của ông Nguyễn Sinh Hùng không những chỉ hoàn toàn sai với những việc đã xảy ra mà còn chứng minh Ban soạn thảo đã không quan tâm đến những ý kiến khác với quan điểm của đảng với những bằng chứng như sau:

Thứ nhất, Ủy ban Soạn thảo do ông Hùng đứng đầu đã làm việc bôi bác, chỉ cốt làm cho xong việc theo ý muốn của đảng là phải bằng mọi cách duy trì nội dung Hiến pháp bảo đảm tuyệt đối quyền lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội cho đảng.

Thứ hai, Ủy ban cũng đã không thèm đoái hoài đến các ý kiến xây dựng của nhiều tầng lớp nhân dân đã đóng góp vào việc xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ đất nước, và quyền tư hữu đất đai của người dân.

Thứ ba, Ủy ban đã không dám tổ chức các cuộc gặp và thảo luận với những tập thể quần chúng đã có những ý kiến khác với Ủy ban về những điều khoản của Hiến pháp mới, nhất là Điều 4 đương nhiên dành quyền lãnh đạo cho đảng mà không qua bất cứ cuộc bầu chọn nào của dân.

Thứ tư, những quyền lợi của dân như các quyền: tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình, tự do tôn giáo vẫn chỉ có hình thức và không có bất cứ bảo đảm nào cho các quyền này được tự do thi hành vì các các tổ chức đã bị ràng buộc vào những điều kiện khe khắt của Pháp lệnh hay Nghị định, như trường hợp của các Tôn giáo, hay Luật đối với Báo chí. Các văn kiện này được viết ra chỉ có mục đích duy nhất là nhằm “làm mất giá trị của Hiến pháp”!

Bằng chứng như đã viết trong Điều 25 (sửa đổi, bổ sung Điều 70) của Hiến pháp mới:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật

Hay trong Điều 26 (sửa đổi, bổ sung Điều 69): “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

Thứ năm, quyền lập Hiến của dân không được Hiến pháp mới công nhận thì bản Hiến pháp làm ra cho ai?

Thứ sáu, quyền quyết định sau cùng của Hiến pháp mới (hay quyền phúc quyết) thuộc quyền của Quốc hội là phi pháp vì dân chưa bao giờ trao quyền làm Hiến pháp cho Quốc hội.

Chính các đảng viên Cộng sản, chiếm đa số tuyệt đối trong Quốc hội đã tự cho mình quyền “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp” từ bản Hiến pháp năm 1959, trái với Hiến pháp đầu tiên 1946.

Việc này được lập lại tại Điều 75 (sửa đổi, bổ sung Điều 84) của Hiến pháp mới.

Hiến pháp sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 10/2013 tại Kỳ họp 6 còn nới rộng quyền được làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp tại Điều 124 (sửa đổi, bổ sung Điều 147) cho Hành pháp và Lập pháp.

Điều này viết rằng: “Việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp được quy định như sau:

1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;

2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định; 

3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Quốc hội về dự thảo Hiến pháp; 

4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.”

Với tiến trình làm và sửa Hiến pháp hoàn toàn theo ý muốn của đảng như đã được Ủy ban soạn thảo trình tại Quốc hội ngày 17/5/2013 thì vai trò Lập hiến của dân đã bị Hiến pháp mới loại bỏ.

Vì vậy tại kỳ họp 5 của Quốc hội vừa kết thúc (ngày 21/06/2013), đã có một số Đại biểu “đề nghị Hiến pháp sau khi được Quốc hội thông qua cần phải được toàn dân phúc quyết và lúc đó Hiến pháp mới có hiệu lực vì nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước” (Theo Báo diện tử của Chính phủ), nhưng những ý kiến này đã bị mau chóng bỏ rơi.


Tiến bộ nhưng chưa đủ


Trong 2 ngày thảo luận tại Quốc hội, ngoài những điểm then chốt bị thụt lùi nghiêm trọng và không có chút hy vọng gì Hiến pháp mới sẽ khá hơn Hiến pháp 1992, Quốc hội khóa XIII cũng đã ghi lại được vài đột phá trong 3 lĩnh vực:

Thứ nhất, tuy vẫn khẳng định “nền kinh tế nước ta là kinh tế thị trường, định hướng XHCN” rất mơ hồ nhưng các Đại biểu đã không đồng ý để cho “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ quản” như Ủy ban Dự thảo đề nghị. Ngược lại, đa số đã đồng ý “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế”.

Thứ hai, tuy đa số Đại biểu Quốc hội tiếp tục làm theo ý đảng “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”, nhưng không tán thành để cho nhà nước tùy tiện “thu hồi đất cho các mục đích phát triển kinh tế-xã hội” như Ủy ban dự thảo đề nghị.

Thứ ba, phe bảo thủ trong quân đội đã chịu thua trước sức ép của dư luận để cho “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với đảng, Nhà nước và nhân dân”,thay vì “tuyệt đồi trung thành với đảng trên Tổ quốc” như dự thảo ban đầu.

Tuy nhiên Hiến pháp mới vẫn không tôn trọng quyền dân trong các quyết định liên quan đến“vận mệnh quốc gia” như Hiến pháp 1946 đã công nhận tại Điều thứ 32.

Điều này viết rất rõ về quyền làm chủ đất nước của người dân: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.

Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.”

Hiến pháp 1946 còn tôn trọng quyền phán quyết sau cùng của dân tại Điều thứ 70 quy định việc sửa đổi Hiến pháp:

“Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:

a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.

b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.

c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.”

Như vậy, Hiến pháp mới dự trù thông qua tại Kỳ họp 6 vào tháng 10/2013, sẽ không những chỉ thua Hiến pháp đầu tiên năm 1946 mà còn phản bội lại những hy sinh xương máu của không biết bao nhiều thế hệ đã đổ xuống cho những người còn sống hôm nay.

Sự tụt hậu này sẽ được giải thích ra sao với một đảng cầm quyền luôn luôn tự cho mình là anh hùng nhưng lại muốn đất nước có một Hiến pháp phản dân chủ để tiếp tục đè đầu bóp cổ nhân dân?

(07/2013)



                                  ==================================

Cho nó lành!


===========================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét