Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

CÔN ĐỒ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM NUÔI .


1/  CÔN ĐỒ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM NUÔI . (* ) KIM THANH ) 




                 

                  Côn Đồ Xã hội Chủ nghĩa


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trong thời đại Hồ Chí Minh, nếu yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội thì trong giới côn đồ Việt Nam có một bộ phận không nhỏ gắn liền với CNXH. Đó là Côn Đồ Xã hội Chủ nghĩa, còn gọi là Côn đồ Nhà nước.

Côn đồ Nhà nước hay Côn đồ XHCN là một trong vô số đặc thù chỉ có nước CHXHCNCC thủ đắc. Tất cả các quốc gia khác trên thế giới không có được lực lượng Côn đồ Nhà nước, ngược lại tất thảy những kẻ nào bị liệt vào hàng ngũ côn đồ đều là “đối thủ” của nhà nước, là đối tượng “tìm và diệt” của nhân viên công lực có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho người dân.

Tại các nước Tư bản đang giãy chết, các nước Cộng sản đã lăn đùng ra chết, hay các nước Hôi giáo cực đoan nổi danh khủng bố, đâu đâu côn đồ cũng né tránh lực lượng cảnh sát công an, mặc dầu cảnh sát công an ở các quốc gia này không... của nhân dân.

Trong khi côn đồ của các nước phi CNXH kỵ Công an Cảnh sát bao nhiêu, thì côn đồ XHCN quý CACS bấy nhiêu. Lấy ví dụ:

Tối ngày 13/7/2012, tại Sài Gòn, một số bloggers sau khi tổ chức tiệc sinh nhật tại một nhà hàng quận Bình Thạnh, trên đường về nhà đã bị một nhóm côn đồ chặn đường đập bể kính xe, khiến một số bloggers bị thương. Không chỉ có thế, nhóm côn đồ này – thực tế là những viên an ninh các bloggers đã quen mặt, sau khi hành hung các bloggers đã ngang nhiên thừa nhận: “Tao là công an nè. Tụi mày ngon gọi công an đi!”

(Theo Hà Thạch, Chế độ “con hoang” nên nhà nước “côn đồ”?)

Ngày 21 Tháng Tư 2013, ông Lương Văn Chinh, nông dân ở xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng nói với BBC, “Khoảng 12 giờ trưa thấy có khoảng 20 người mặc áo bảo vệ, áo chống đạn và 40 người ‘xã hội đen,’ đầu trọc, xâm trổ đầy mình, cởi trần đang xô xát, đạp phá ruộng dưa, đánh đập bà con. Lúc đó có ông chủ tịch, phó chủ tịch và trưởng công an xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, thế mà họ thờ ơ.”

Ngày 28 Tháng Ba, 2013 phóng viên Thanh Quang đài RFA loan tin: Công an tỉnh Dak Lak đứng nhìn côn đồ hành hung ông Phạm Văn Chung ở thôn Buôn Triết, xã Dur Kmal. Vì lý do nhà cầm quyền muốn chiếm đất của ông Chung tự khai khẩn hai năm qua.

Ngày 22 Tháng Tư, 2013 dân oan Dương Nội kéo nhau về Hà Nội khiếu nại vụ trưng thu đất trái phép, bị một nhóm côn đồ cầm gậy dộc dao búa, kéo đến khu đất tranh chấp đánh đập bà con đang cấy lúa. Vụ này được biên tập viên Mặc Lâm của đài RFA đưa tin ngày 27 Tháng Tư, 2013: “Trong lúc bọn côn đồ tấn công người dân Dương Nội thì công an đứng nhìn và còn cố tình không lập biên bản về những hung khí cũng như tang vật đã sử dụng.

Nhờ đặc tính “không gì qúi hơn” Công an là bạn Côn đồ, Côn đồ là bồ Công an, nên Côn đồ Nhân dân rất anh dũng hiên ngang và nghênh ngang giữa chốn thờ phượng linh thiêng.

Ngày Chúa nhật – 20/11/2011, lúc 16 giờ 45 phút, tại nhà thờ Thái Hà, trong khi linh mục chủ tế đang dâng lễ thì có một côn đồ xã hội chủ nghĩa đeo biển hiệu Dân Phòng, dùi cui điện, tay cầm thuốc lá đi thằng vào nhà thờ, tiến lên cung Thánh dí thuốc lá vào linh mục chủ tế. Giữa khi bên ngoài nhà thờ, công an, cảnh sát cơ động tập trung rất nhiều:


Ngày 24 tháng 6, 2012 tại Con Cuông, trong khi Linh mục Nguyễn Đình Thục tiến hành lễ, Côn đồ Nhà nước hò hét ngoài cửa sổ nhà thờ :


Ngày 8-6-2013, trong khi có rất đông phật tử và du khách thập phương về lễ và vãn cảnh chùa Mỹ Sơn, C ôn đồ xhcn Đoàn Văn Thiệu (trú tại thôn My Sơn, xã Ngũ Lão) mặc quần đùi, áo may ô xông vào chùa chửi bới tục tĩu, lăng mạ các nhà sư và phật tử.


Đặc biệt dùng mũ cối lao vào đòi đánh nhà sư Thích Bản Long và đe dọa: “nếu ai dám ký vào đơn tố cáo thì liệu hồn”.


Kể về chiến công oanh liệt của Côn đồ XHCN hay Côn đồ Nhà nước mà không nhắc đến trận đánh đáng viết vào quân sử do Đại CaCa làm tư lệnh liên quân, gồm Bộ đội- Công an- Côn đồ Nhà nước và Chó nghiệp vụ hợp đồng tác chiến chống lại súng hoa cải của anh em họ Đoàn ở Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng là một thiếu sót cực kỳ to lớn. Cũng không thể bỏ qua chiến thắng đạp mặt, giật nón, tuột quần chị em phụ nữ xuống đường biểu tình không chịu để yên cho “bạn” nuốt lủm Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng kể cho hết chiến công chủ yếu là cưỡng chế tài sản nhân dân thì, có đến khi xây dựng xong CNXH cũng không hết.

Túm lại, nói chung, Côn đồ XHCN hay Côn đồ Nhân dân, báo cáo sơ bộ là như vậy.



                                      =================================


2/ Những bài học kinh nghiệm đấu tranh (Phần 1)


Bài viết được trình bày qua giọng đọc của tác giả Tâm Duyên
Tâm Duyên (Danlambao) - Bài viết của Văn Vương trên Dân Luận ngày 20/06/2013, “Các bạn dân chủ không thấy những vấn đề cốt yếu nhất với nhân dân”, đã nói lên những điều rất thực tế cùng chung quan điểm với tôi, trong việc nhận xét các cuộc đấu tranh chống nhà cầm quyền CSVN hiện nay.
Theo Văn Vương, nguyên nhân cơ bản đưa đến thất bại hoàn toàn của những cuộc đấu tranh trong nước là vì họ không dựa vào nhân dân. [1]
Thêm vào đó còn có rất nhiều nguyên nhân khác để cho ta suy gẫm, như sau:

Những phong trào đấu tranh

Nhìn chung, tất cả các cuộc đấu tranh trong nước đều có mục đích chống lại bạo quyền đảng CSVN nhưng phương cách hành động lại khác nhau và kết quả thất bại như nhau, đó là:
Những hành động Tự Phát
Từ những con người có tinh thần kiên cường dám nghĩ dám làm, dám đứng lên trong:
- Những cuộc biểu tình phản đối, hô khẩu hiệu như Bùi Thị Minh Hằng, Trương Văn Dũng, Nguyễn Hoàng Vi...vv - Kết quả đều bị nguy hiểm thương tích đầy mình.
- Việc làm của Phương Uyên và Nguyên Kha dán cờ vàng với khẩu hiệu chống Trung Quốc “cút khỏi biển Đông” ở vài nơi – Kết quả 6-8 năm tù giam cho tuổi thanh xuân.
- Việc lên tiếng phản đối sự sai trái của ông Cù Huy Hà Vũ đã đổi lại một bản án 7 năm tù giam.
- Một Trần Huỳnh Duy Thức cứ tưởng đem CĐVN xây dựng đất nước được kẻ ngu dốt chấp nhận, để rồi bị kết án 16 năm trong lao ngục.
Những hành động Chống Trả
Người dân bị mất đất, mất tài sản và không còn gì để mất là động cơ mạnh mẽ nhất thúc đẩy họ đứng lên chống trả kẻ bạo quyền, điển hình là:
- Nhiều nhóm biểu tình của dân oan từ thôn quê kéo lên thành phố bao nhiêu năm để tố cáo những con sâu tham lam đục khoét của dân, với hy vọng đòi lại công bằng, kết quả đâu lại vào đấy
- Một gia đình Đoàn Văn Vươn vì cuộc sống, không có lòng tin vào chính quyền CS đã chống trả quyết liệt để rồi đi đến kết quả tận cùng của sự khốn nạn thối nát, mất tất cả.
- Những tiếng kêu la của ngư dân đánh cá bị TQ đánh đập đã vang lên cùng với sự can thiệp của ngoại trưởng Mỹ mấy năm trước phản đối hành động xâm lăng của Trung Cộng ngoài biển Đông, cuối cùng không đem lại sự giảm thiểu nào.
Những tiếng nói cho Dân Chủ
Phương tiện internet truyền thông đại chúng ngày nay là vũ khí tốt góp phần vào các cuộc đấu tranh nhưng lại chưa đem lại hiệu quả thiết thực, như:
- Các bloggers và những tiếng nói bất bình trên các trang mạng XH đã từng làm CSVN đau đầu lo lắng, nhưng hiện tại như là những âm vang vọng lại từ khoảng không mênh mông
- Những thỉnh nguyện thư từ các vị trí thức và các ông hưu trí CS đã tạo được những tia hy vọng cho nhiều người dân nhưng lại lúc chớp lúc tắt không đem lại ánh sáng như mong đợi
- Bên cạnh đó còn chưa kể đến những tấm lòng chung vì Việt Nam nhưng lại khác chính kiến, sinh ra những đấu đá không cần thiết và đã đẩy họ cách xa nhau hơn.

Nguyên nhân những thất bại

Những phong trào phản kháng vừa kể được xem là những hồi chuông đánh động được nhiều tâm thức trong và ngoài nước, nhưng quan trọng vẫn không lung lay đươc trái tim chai lì và khối óc đần độn vốn đã ăn sâu trong mỗi đảng viên CS đang cầm quyền. Điều đáng tiếc nhất là những người có tâm bị giam cầm, lẽ ra họ nên được gìn giữ kín đáo để chờ đợi thời cơ.
Nguyên nhân chung dẫn đến thất bại của những phong trào đó có thể suy ra như sau:
1. Điểm chính yếu là họ không có sự Đoàn Kết tương ứng cho nhau
2. Trình độ và thành phần xã hội khác nhau > tạo cho mỗi phong trào mang một sắc thái riêng, quan điểm và đường lối khác nhau
3. Không nhận ra được một lý tưởng chung để cùng nhau hổ trợ > Đánh đổ đảng CSVN
4. Sự tự phát và công khai không cần thiết > Do họ không có kế hoạch chuẩn bị lâu dài
5. Họ không hiểu rõ CS > Vẫn mơ tưởng “Quay đầu là bờ” cho các đảng viên CSVN
6. Họ quá tin tưởng vào công bằng và chân lý ở một đất nước không có tự do dân chủ
7. Không có sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân trong nước.
Các thí dụ điển hình cho thấy:
- Vụ án Đoàn Văn Vươn, chỉ có những thành viên gđ chống trả lại sự cưỡng chế mà không được 1 láng giềng hay phong trào nào liên kết ủng hộ họ
- Ông Cù Huy Hà Vũ, 1 luật sư lấy luật lệ làm vũ khí vạch trần sai phạm của Nguyễn Tấn Dũng vốn là kẻ luôn sử dụng luật rừng bằng quyền lực và đồng tiền sẵn có.
- Trần Huỳnh Duy Thức, 1 doanh nhân có đầu óc muốn thay đổi 1 chế độ lạc hậu bằng Con Đường VN của mình, nhưng lại không vạch ra con đường an toàn cho bản thân.
- Hai bạn trẻ sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha muốn đấu tranh chống TQ nhưng lại sử dụng lá cờ vàng 3 sọc đỏ, là bóng ma của 1 chế độ suy tàn.

Học tập kinh nghiệm

“Lấy Dân Làm Gốc”
Hãy nhìn lại quá khứ, ông Hồ Chí Minh đã bắt đầu như thế nào và đàng CS của ông đã dùng phương pháp gì trong suốt mấy mươi năm kháng chiến. Họ đã dựa vào ai để tồn tại? Nhờ ai họ có quân lương? Có nơi ăn chốn ở, có phương tiện di chuyển và có người làm giao liên cho họ? Tất cả đều từ nhân dân.
Thành phần nông dân và lao động nghèo khó là giai cấp bị chịu nhiều thiệt thòi nhất trong mọi chế độ độc tài tàn bạo, họ đứng lên đơn giản chỉ vì miếng cơm manh áo. Vì thế họ đã tin theo lời Bác hứa hẹn “Chiến thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”.
Trong thời kỳ VNCH, vì sao những phong trào xuống đường đa số là sinh viên lại hưởng ứng mạnh mẽ nhất và đã trở thành công cụ cho CS? Đơn giản họ là những thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết, thời nào cũng thế tuổi trẻ là tầng lớp mang nhiều lý tưởng tốt đẹp, khiến họ luôn sẵn sàng đứng lên chống mọi bất công đòi lấy công bằng cho xã hội.
Trong lịch sử TQ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” Lưu Bị là 1 người luôn tỏ lòng yêu dân chúng trong mọi lúc mọi nơi rất nổi tiếng là người nhân hậu. Đó chính là một trong những kế sách của Lưu Bị “lấy dân làm gốc” để làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Ngày nay, ở các nước dân chủ văn minh cũng thế, dân cũng là gốc trong việc chọn lựa chế độ cầm quyền, nếu dân không ủng hộ thì chế độ đó sẽ suy tàn.
Xây dựng và giữ gìn lực lượng đấu tranh
Trong cuộc chiến, khi lực lượng bên ta không tương đồng với bên giặc thì không ai chọn phương thức đánh đối mặt. Cách đánh du kích mà Hồ Chí Minh đã chọn để duy trì và giữ gìn lực lượng ngày càng lớn mạnh, đã giúp cho đảng CS của ông đi đến thành công.
Thật sai lầm và máy móc khi cho rằng nếu nhắm vào nông dân và công nhân cho phong trào dân chủ như CS đã làm thì sẽ có 1 chế độ CS thứ hai ra đời. Ngày nay, con người nhờ các kỹ thuật khoa học tiên tiến đã học hỏi lẫn nhau, hiểu biết nhiều về nhân quyền và quyền tự do, dù cho họ là thành phần nào trong XH cũng đều có thể quyết định tự chọn con đường đi cho mình, không ai hay 1 tổ chức nào có thể lừa gạt hay mị dân như thời xa xưa nữa.
Đoàn Kết là sức mạnh
Những hoạt động chống trả của nông dân giành lại đất đai bị cưỡng chiếm, chống tham nhũng cường quyền trong quá khứ cũng như mới đây, đã nói lên phần nào hiệu quả của sự đoàn kết tập thể đáng được ghi nhớ học tập, như:
- Phong trào nông dân Thái Bình vào năm 1997.
- Tinh thần đoàn kết của nhân dân 2 thôn Đồng Tâm + Đồng Quân, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình trong việc chống trả bọn côn đồ ngày 11/5/2013. [2]

- Việc “Lập chiến luỹ” quyết tâm đối đầu chống trả “xã hội đen” của dân làng Châu Xá, huyện Kinh Môn, Hải Dương cuối tháng 6/2013, được các báo chí tường thuật rất đáng noi gương về tinh thần đoàn kết của họ - [3]
Tóm lại, nếu tất cả những người đấu tranh cho tự do dân chủ có kế hoạch hệ thống, đoàn kết lại vì một lý tưởng chung, tạo được một móc xích lực lượng có sức mạnh giúp đỡ lẫn nhau trong các vụ công an đàn áp đánh chết người, đồng lòng ủng hộ dân oan đập tan từng thủ đoạn cưỡng chế chiếm đất, giúp giãi quyết các kiện tụng đến nơi đến chốn, thì chắc chắn sẽ tạo được nhiều hiệu quả ích lợi cho công cuộc đấu tranh lâu dài.

13.07.2013

Tâm Duyên 

_________________________________________

Chú thích:




  

                                     ==================================

Gay!!!



===========================================================


3/ Việc thông qua sửa đổi hiến pháp sẽ dễ hơn ăn kẹo ?


.

Nhà báo Châu Thành (Danlambao) - Cho đến nay, nhiều người đã nhận ra ý đồ bày trò “Sửa đối hiến pháp 1992” của đảng cộng sản Việt Nam là để nói với thế giới cũng như cho một số người Việt Nam còn thiếu hiểu biết thấy, đảng cộng sản Việt Nam được đa số tuyệt đối nhân dân Việt Nam đồng tình cho đảng độc tôn lãnh đạo muôn năm. Thực tế qua cách phổ biến dự thảo, cho thời gian 3 tháng góp ý, sau đó đưa ra quốc hội thông qua thế là xong chuyện. Với 3 tháng để cho hơn 90 triệu dân góp ý, trong đó có tháng tết, cái tháng theo phong tục người Việt từng nói “tháng giêng là tháng ăn chơi”, dân có tiền đâu mà ăn chơi, chỉ có cán bộ, tư bản đỏ thì mới thỏa sức ăn chơi, thử hỏi làm sao mà tổ chức góp ý và tổng hợp được ý kiến?

Trước nhiều kiến nghị yêu cầu kéo dài thời gian góp ý, họ phải công bố cho kéo dài thêm 3 tháng. Họ nói vậy nhưng việc họ, họ cứ làm. Sau 3 tháng, họ họp quốc hội và đưa ra nội dung “sửa đổi hiến pháp” để quốc hội thảo luận và thông qua! Với xảo thuật làm sẵn một bản dự thảo rồi đưa đến từng hộ, bắt chủ hộ ghi đồng ý hay không đồng ý có chữ ký hẳn hoi. Các nội dung được ghi trong văn bản chủ yếu có các vấn đề: Đảng độc quyền lãnh đạo đất nước, dân Việt Nam chỉ biết chủ nghĩa Mác Lê Nin không chấp nhận đa nguyên đa đảng, xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội – Quân đội là của đảng phải bảo vệ đảng – Ruộng đất là của nhà nước (mà nhà nước là của đảng thì đảng cũng ôm hết ruộng đất luôn) – Kinh tế nhà nước là chủ đạo (Tất nhiên đảng cũng giữ hết mọi nguồn kinh tế của đất nước) vân vân và vân vân...

Kinh nghiệm nhân dân đã thấy, ai trái ý đảng đều bị gây khó, bị tù đày, nên để cho qua chuyện, trước mặt cán bộ, họ không cần đọc và đành ghi “đồng ý”. Lãnh đạo cơ sở sẽ tổng kết: Tuyệt đại đa số “đồng ý với dự thảo”. Từ địa phương tổng kết lên trung ương (tuy con số công bố lệch nhau hàng triệu, họ cũng không cần sửa). Quốc hội cứ tiến hành họp, đảng đã sắp đặt sẵn, các con vẹt thi nhau hót “đảng phải tuyệt đối lãnh đạo, không cho ai được nói trái đảng”. Với hơn 80 % đại biểu quốc hội là đảng viên, một số tuy không mang thẻ đảng nhưng đều con ông cháu cha hoặc người thân tín giàu có, do đảng cho vào để đủ thành phần. Quốc hội sẽ thông qua sửa đổi hiến pháp dễ hơn ăn kẹo. Nhưng có người nói sở dĩ vừa qua họ chưa làm việc “nhất trí cao” thông qua hiến pháp vì họ đã bị nghẹn. Trước việc phản đối mạnh mẽ của nhân dân, đặc biệt là những nhân sĩ trí thức đáng bậc cha chú, từng là thầy dạy của các nhà lãnh đạo đảng hiện nay cùng với lực lượng các tôn giáo lên đến hàng chục triệu người không tán thành những nội dung cốt lõi của hiến pháp, nên họ thấy nuốt chưa trôi. Hơn nữa, nếu cho “thông qua” kỳ họp vừa rồi có lẽ nó cũng hơi quá lộ liễu, nên họ để kỳ họp sau vậy.

- Vì sao một đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm văn hiến lại phải chịu áp đặt một hiến pháp phản văn minh như vậy? Vì sao 54 dân tộc anh em trên giải đất chữ S này phải bị một đảng theo đường lối phản tiến bộ kìm kẹp, cưỡi đầu cưỡi cổ như vậy?.

- Thực ra trên thế giới cho tới nay, rất ít quốc gia do một đảng lãnh đạo. Đó chỉ là những nước rất lạc hậu hoặc như nước Triều tiên quá nghèo nàn, ta không so sánh làm gì... Còn nước mang danh theo đường lối xã hội chủ nghĩa như Trung quốc, họ cũng nói rõ xã hội chủ nghĩa theo cách riêng của Trung quốc (tất nhiên không theo ông Mác, ông Lê). Hiện nay ở Trung quốc ngoài đảng cộng sản còn có 8 đảng khác đang có quyền hoạt động, tham gia quốc hội..

- Một sai lầm chết người cho đất nước ta là đảng lãnh đạo của ta theo chủ nghĩa Mác Lê nin, xây dựng đất nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội. Cái chủ nghĩa Mác Lê nin có những quan điểm rất sai trái như nhiều nhà lý luận vạch rõ. Cái rõ nhất hiện ra sờ sờ trên thế giới là ngay quê hương của Mác, của Lê nin, qua nhiều năm làm theo học thuyết này, họ đã kết luận “chủ nghĩa cộng sản là một cái quái thai của nhân loại”, hay như Giocbachop tổng kết “Cộng sản chỉ dối trá và bịp bợm”, họ đã vất chủ nghĩa Mác Lê nin vào sọt rác. Ngay cả đảng cộng sản Trung quốc cũng đã bỏ cả Mác Lê Mao như nói trên, còn ông lãnh tụ Cu ba cũng tuyên bố xanh rờn: “Cu ba không theo cái chủ nghĩa giáo điều này nữa” (tức là chủ nghĩa Mác Lê). Thế mà đảng cộng sản Việt Nam còn cố ôm để mưu lợi ích cho một nhóm người!

- Với hiến pháp áp đặt như đã dự thảo thì rõ ràng đảng cộng sản Việt Nam như nhiều nhà phân tích chỉ rõ: Họ đang thực hiện đường lối “nuôi heo vỗ béo để ăn thịt”. Hiện nay rất nhiều đảng viên và nhân dân không hiểu “chủ nghĩa xã hội” là gì. Khi hỏi lãnh đạo thì từ trung ương đến địa phương chỉ một giải thích ấm ớ bịp bợm, là sẽ giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh… Thực tế theo chủ nghĩa xa hội được các đảng cộng sản và công nhân thế giới họp tại Ba lan năm 1960 định nghĩa CNXH là: 1- Chuyên chính vô sản; 2- Quốc hữu hóa tất cả công cụ sản xuất; 3- Hợp tác hóa toàn bộ nền nông nghiệp; 4- Sản xuất theo kế hoạch từ trên đưa xuống.

- Vừa qua họ buộc phải cho làm kinh tế thị trường, nhưng kinh tế thị trường là phản chủ nghĩa xã hội, nên họ phải ghép cái đuôi “theo hướng xã hội chủ nghĩa” là có ý đồ rõ ràng nuôi heo vỗ béo để ăn thịt. Với quyền chuyên chính họ nắm trong tay, họ giữ quyền chỉ huy quân đội, công an, đến lúc họ thấy các nhà doanh nghiệp ra sức làm giàu đủ mức rồi, họ hô “Thực hiện chủ nghĩa xã hội” thì toàn bộ của cải trong nước sẽ vào tay họ, kiểu như hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo tư sản trước đây. Đó là lúc họ thực hiện trọn vẹn lời đã có trong bài đảng ca“Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình!”... Họ và đám tay sai sẽ sống theo lý tưởng mà chủ nghĩa xã hội do Mác đã vạch ra: “Làm việc tùy sức, ăn tiêu tùy cần”, còn dân chỉ biết lao động và sau giờ nghỉ được ăn cơm “cộng sản”!

- Hiện nay, họ lặng im không nhắc nhở gì đến việc góp ý sửa đổi hiến pháp, họ diệt các blogger, để chặn các tiếng nói công khai không theo ý đồ của đảng. Đến vài tháng nữa, họ cho họp quốc hội và hơn 80% đại biểu quốc hội phải theo lệnh đảng bỏ phiếu tán thành thông qua hiến pháp!

- Bây giờ, chúng ta cần nhắc đến câu của chiến sĩ người Tiệp khắc chống phát xít: “Hỡi nhân loại hãy cảnh giác!”

Nhà báo Châu Thành 

                                          =================================

4/ Báo Việt Nam lên tiếng thách thức Trung Quốc


Việt Hà (RFA) - Báo Đất Việt, một tờ báo chính thống của Việt Nam, hôm 12 tháng 7 có bài viết mang tựa đề “Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa”. Bài báo nêu ra các phương án tấn công đánh chiếm mà Trung Quốc có thể áp dụng đối với Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Bài báo với lời lẽ mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa và cảnh báo Trung Quốc không nên tính chuyện gây hấn vì sẽ phải chịu nhiều tổn thất. Đây là một bài báo hiếm hoi trên một tờ báo của nhà nước Việt Nam, có lời lẽ mạnh mẽ với Trung Quốc, nhất là sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc và chỉ vài ngày trước chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ. Việc đăng tải bài báo này cho thấy dấu hiệu gì trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc?

Lên án Trung Quốc

Bài báo với tựa đề “Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa” đăng trên tờ Đất Việt vào ngày 12 tháng 7 hẳn khiến không ít người quan tâm vì đây chính là khu vực tranh chấp chủ quyền căng thẳng từ lâu nay giữa Việt Nam và Trung Quốc. Không những thế đây cũng chính là nơi đã từng diễn ra trận hải chiến đẫm máu năm 1988 giữa hai nước khiến 64 lính Việt Nam tử trận.

Bài báo mở đầu với lời lẽ khá mạnh mẽ lên án các hành động và thái độ gần đây của Trung Quốc. Bài báo viết:“Hành động của Trung Quốc và tuyên bố của các tướng lĩnh diều hâu về biển Đông đã chứng tỏ việc chấp nhận tham vấn về COC với ASEAN chỉ là chiêu bài sau 11 năm lẩn tránh. Trung Quốc không từ bỏ ý đồ coi biển Đông là ao nhà của họ. Trung Quốc tuyên bố vùng cấm đánh bắt phi pháp, xua tàu cá của họ dưới sự bảo kê của tàu Hải giám đánh bắt trái phép trên chủ quyền quốc gia khác, đến việc tổ chức các cuộc tập trận đánh chiếm đảo trên biển Đông, phô diễn sức mạnh… làm cho các quốc gia khu vực lo ngại, cảnh giác.”

Bài báo đưa ra dĩ nhiên là nó phải được phép thành ra nó là một tín hiệu cho thấy là cái việc chuyến đi của ông Sang là bằng mặt mà không bằng lòng. 
-GS Nguyễn Mạnh Hùng

Tiếp theo lời mở đầu lên án gay gắt Trung Quốc, bài báo tiếp tục khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng. Bài báo nhắc đến hai cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988, khẳng định Việt Nam không muốn chiến tranh nhưng hòa bình không thể được quyết định bởi chỉ một mình Việt Nam.

Bài báo thách thức Trung Quốc trên Báo Đất Việt hôm 12 tháng 7 năm 2013.

Đây là một bài báo hiếm hoi từ phía Việt Nam với giọng điệu gay gắt lên án Trung Quốc, trong khi từ trước đến nay, thế giới đã quen với những lời đe dọa mạnh mẽ từ phía các tướng lĩnh Trung Quốc đối với Việt Nam trên tờ Hoàn Cầu thời báo của nước này. Nhận xét về động thái này từ phía Việt Nam, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason nói:

“Bài báo đưa ra dĩ nhiên là nó phải được phép thành ra nó là một tín hiệu cho thấy là cái việc chuyến đi của ông Sang là bằng mặt mà không bằng lòng. Vì thế trong cái việc mà Việt Nam muốn cân bằng quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc thì ông Sang đi Trung Quốc rồi thì dĩ nhiên ông muốn sang Mỹ nữa,bởi vì trong chuyến đi vừa rồi tới Trung Quốc có lẽ có sự đe dọa gì đó cho nên Việt Nam mới phản ứng ngay bằng hai cách.”

Từ ngày 19 đến 21 tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm Trung Quốc. Ông Trương Tấn Sang đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Kết thúc chuyến thăm, hai nước đã ký 10 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Hôm 11 tháng 7 vừa qua, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Khổng Huyễn Hựu đã tổ chức họp báo về chuyến thăm này. Ông Khổng Huyễn Hựu cho biết vấn đề trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ hai nước, nhấn mạnh hai bên thống nhất những biện pháp xử lý thỏa đáng những vấn đề nảy sinh, tránh để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ hai nước.

* Tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 90917 bị tàu Trung Quốc đâm thủng hồi chiều ngày 20 tháng 5 năm 2013.

Theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chắc chắn lời đe dọa từ phía Trung Quốc trong chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang tới Trung Quốc phải đủ mạnh để khiến Việt Nam phải lo lắng và cập rập chuẩn bị chuyến đi tới Mỹ ngay trong tháng này.

“Chắc chắn là ông phải nghĩ là ông Trung Quốc đe dọa ghê gớm lắm chứ không phải vớ vẩn thì mới đưa ra cái đó. Ngay lập tức ông yêu cầu ông Mỹ mời ông sang thì ông tổng thống Obama cũng mời ông sang. Trong tình cảnh trước khi ông Obama mời Việt Nam thì cũng có chuyện ông Obama gặp ông Tập Cận Bình và ông Obama cũng nhắn ông Tập Cận Bình là đừng có hung hăng ở biển Đông tạo ra xung đột có thể có ở biển Đông. Chúng ta thấy giữa Việt Nam và Mỹ cái quyền lợi chiến lược trong giai đoạn này bắt đầu có sự tương đồng.”

Theo thông cáo báo chí từ Nhà Trắng hôm 11 tháng 7, Tổng thống Barack Obama đã mời chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới thăm nước Mỹ vào ngày 25 tháng 7 tới đây. Một trong các vấn đề được bàn thảo giữa hai nước chính là mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia mà Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội nhằm nâng lên tầm cao mới là “hợp tác đối tác chiến lược”.

Thách thức Trung Quốc

Bài báo trên tờ Đất Việt tiếp đó cũng thách thức Trung Quốc nếu có ý định tấn công, xâm lược Việt Nam. Bài báo đưa ra hai phương án tấn công đánh chiếm Trường Sa. Phương án đầu tiên được áp dụng giống như trường hợp Anh đã dùng với quần đảo Malvinas của Argentina hay còn gọi là cuộc chiến Falkland hồi năm 1982, phương án thứ hai là tấn công vào đất liền và tạo ra một cuộc chiến không thể kiểm soát.

Trong khi phương án thứ hai được coi là có tính khả thi cao về quân sự do tương quan lực lượng nhưng lại có thể gây phản ứng phụ bất lợi cho Trung Quốc vì sẽ phải đương đầu với cả thế giới, phương án thứ nhất được coi là có thể tạo ra một sự đã rồi với quốc tế nếu kẻ ‘địch’ thắng lợi vì phạm vi tác chiến chỉ gói gọn trong một khu vực nhỏ.

Đối với trường hợp Trung Quốc, thì Trung Quốc phải lo lắng cả về tàu ngầm lẫn lực lượng không quân của Việt Nam, và đó là lực lượng đánh chặn. 
-GS Carl Thayer

Với phương án 1, bài báo cũng nói rõ “muốn là một chuyện, được hay không lại là một chuyện khác. Thực tế tình thế khu vực, tương quan lực lượng, ý chí quyết tâm của hai bên không giống như tình hình mà nước Anh tiến hành chiến dịch đánh chiếm quần đảo Malvinas”. Tờ báo cũng nói Việt nam sẽ sẵn sàng chiến đấu tới cùng để bảo vệ chủ quyền của mình khi so sánh trận chiến sẽ chẳng khác gì một trận đấu bóng đá mà đội bóng Việt Nam là một dàn cầu thủ hừng hực ý chí quyết tâm với một tinh thần không còn gì để mất.

Cũng cần phải nói thêm là Việt Nam trong thời gian vừa qua đã gấp rút gia tăng trang bị quốc phòng bằng cách đặt mua 6 tàu ngầm kilo, các máy bay chiến đấu của Nga. Nói về tương quan lực lượng giữa hai nước nếu xảy ra xung đột trên biển, Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc nhận định:

“Tàu Trung Quốc phải đi một đoạn đường dài đến Việt Nam và tàu ngầm có thể ở bất cứ đâu và có thể gây thiệt hại cho Việt Nam. Nhưng Việt Nam thì không phải quá chậm trong việc học và đưa các công nghệ mới vào. Chúng ta cũng nhớ là họ đã dùng hệ thống đánh máy bay từ thời Liên Xô cũ như thế nào để chống lại Mỹ. Cho nên chúng ta có thể nói về sự chênh lệch nhưng để nói rõ ý của tôi thì hãy so sánh Anh và Argentina trong cuộc chiến hai nước trước kia trên biển. Chỉ có vài tên lửa Argentina đã làm chìm tàu chiến của Anh. Mặc dù Anh thống trị ở đảo Falkland nhưng vấn đề là mỗi khi họ gửi tầu chiến đến thì họ phải lo lắng về lực lượng không quân của đối phương. Cho nên đối với trường hợp Trung Quốc, thì Trung Quốc phải lo lắng cả về tàu ngầm lẫn lực lượng không quân của Việt Nam, và đó là lực lượng đánh chặn. Tất nhiên là trong trận chiến hải quân một chọi một thì Trung Quốc có lực lượng hùng hậu hơn nhưng Việt Nam cũng không hẳn chỉ là phòng thủ.”

Bài báo cũng nói đến vũ khí công nghệ cao trong tác chiến điện tử, và cho rằng Việt nam hoàn toàn có khả năng làm vô hiệu hóa các tên lửa của địch, dựa trên những kinh nghiệm mà Việt Nam đã từng học được trong cuộc chiến với Mỹ. Theo bài báo thì tác chiến điện tử không chỉ là sự đối đầu về kỹ thuật mà còn là sự đối đầu về chiến thuật và quan trọng hơn cả là yếu tố con người.

Cuối cùng bài báo có một câu kết luận hết sức đanh thép “con người Việt Nam, khả năng Việt Nam nếu kẻ thù đụng đến Trường Sa thì nhất định chúng sẽ phải trả giá đắt”.

Việt Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét