Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Nhà báo của đảng: làm thế nào để không bị chó đảng bắt ? (*)

1/ Nhà báo của đảng: làm thế nào để không bị bắt?

Lê Nam Khoa (Danlambao) - Đừng nghiên cứu điều luật 258 làm chi cho má nó khi cho ba nó buồn. Cũng đừng phải lấy bộ sách luật báo chí của nhà nước CHXHCN có hình của Hề Công Lý làm sách gối đầu. Chẳng phải vừa viết vừa lách, vừa đấm vừa xoa, vừa tố vừa khen, hay lấy bác Hồ trên bàn thờ xuống là bùa hộ mệnh cho rách việc...

Sau đây là phương thức làm thế nào để không bị bắt dành cho nhà báo lề đảng.

Đơn giản: gió thổi chiều nào ta thổi theo chiều đó. 

Tuy nhiên phải biết chọn gió cho đúng! Chọn nhầm là trúng gió chết ngay. Đảng ta hiện có nhiều gió. Gió Dũng, gió Sang, gió Lú... Toàn là gió độc từ phương Bắc thổi xuống. Gió nào mạnh thì ta bay theo gió ấy. Gió nào xìu xìu ễn ễn ta tránh xa. Gió Sang đang vi vu "không có hỗ thẹn với tiền nhân" là ta biết nó đang là gió... heo may. Gió Trọng đang rù rì "đánh chuột đừng bể bình" thì phải hiểu nó đang là gió từ... máy quạt. Gió Dũng đang thổi Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh, thổi Nguyễn Bá Thanh đang sống chuyển sang lờ đờ... thì ta tha hồ thổi theo, thổi xối xả, thổi không khoan nhượng, thổi cho chúng không còn tóc, chẳng còn răng. 
Nhưng phải biết đạp thắng. Đừng có lăn tăn hồ, hởi phấn khởi mà bay trước gió. Đừng có hung hăng mùa hè đã hết, mùa đông đã sang, trời đã... chiều chưa buông màn đêm rơi xuống... lạnh thấy mồ tổ mà vẫn lăng xăng chổng mông thổi... là coi chừng té cái bịch, giựt kinh phong như như chơi. Gió mạnh nhất ngừng thì ta ngừng. Đi nhậu, viết bài phỏng vấn các em chân dài và chờ ngày gió chướng nổi lên.

Nhớ rằng nhậu xong, mắc quá thì cũng chọn chiều gió để mà đứng xả bầu tâm sự! Đó cũng là nghệ thuật viết báo, tố tham nhũng, vạch trần tiêu cực ở nước ta dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng bình chuột. 
                                   ===============================
                           =======================================

2/ Đến lượt giáo sư Hồng Lê Thọ - chủ blog Người Lót Gạch về nhà

Bạn đọc Danlambao - Theo thông tin từ trang mạng Việt Nam Thời Báo, giáo sư Hồng Lê Thọ - người chủ trang blog Người Lót Gạch đã về đến nhà lúc 10 giờ sáng nay, 11/2/2015. Sau quãng thời gian hơn 2 tháng rưỡi bị cầm tù, tình trạng sức khỏe ông Thọ được nói là ổn. 

Tương tự như trường hợp nhà văn Nguyễn Quang Lập, giáo sư Hồng Lê Thọ được tại ngoại hầu tra - tức thay đổi hình thức ngăn chặn trong thời gian chờ đợi cơ quan CA tiến hành các bước tố tụng tiếp theo trong vụ án 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ'.

Giáo sư Hồng Lê Thọ, 65 tuổi, là một Việt kiều từ Nhật hồi hương, hiện đang cư trú tại Sài Gòn. Trang blog Người Lót Gạch thường đăng tải các bài bình luận thời sự. Ngày 29/11/2014, cơ quan an ninh điều tra TP.HCM thông báo ‘bắt quả tang’, ‘khám xét khẩn cấp’ và bắt giam đối với ông Hồng Lê Thọ.
Vụ bắt giam ông Thọ được cơ quan công an khẳng định là ‘dựa theo tin tố giác của quần chúng’. Nhận định về điều này, blogger Nguyễn Ngọc Già khẳng định chế độ CS đã vô tri khi bắt ông Hồng Lê Thọ.

Blogger Nguyễn Ngọc Già viết:

''Người CS lẽ ra cần nhận thấy, tội ác và tính vô luân của mình đối với dân tộc Việt Nam, chất chồng suốt 70 năm qua với các khái niệm "tố giác", "bắt quả tang" mà mỗi khi nhớ lại làm sao người Việt Nam quên được trò "đấu tố" trong CCRĐ - hậu quả đớn đau cho đến nay còn để lại di lụy dai dẳng, bởi chính người CS phá nát đạo đức, triệt diệt luân lý và vùi dập phẩm giá người Việt Nam. 

Hỡi người CSVN ! Hãy nhìn ra thế giới để hổ thẹn, để tủi nhục để hiểu về liêm sỉ nếu các ông, các bà còn nghĩ bản thân xứng với chữ : " Người Việt Nam!''

Sau đó ít lâu, chính blogger Nguyễn Ngọc Già cũng là nạn nhân tiếp theo bị chế độ cộng sản bỏ tù.

Trong 3 ngòi bút bị chế độ CS bắt giam vào cuối năm 2014 tại Sài Gòn, blogger Nguyễn Ngọc Già là không có tung tích. Còn tại Hà Nội, hai người điều hành trang blog Anh Ba Sàm là ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt giam đến nay chưa xét xử.
                                    ====================================

3/ Cầu mong ông Công & Táo trung thực 

 

 

Đặng Chí Trung (Danlambao) -Ông và bố tôi kể rằng ngay từ những ngày đầu đảng cộng sản Việt Nam thành lập, đã có người chửi: "Địt mẹ cộng sản" (ĐMCS). Sau đó đến cuộc "cách mạng cải cách ruộng đất" chính tôi nghe những người bị quy là địa chủ và con cháu họ chửi: ĐMCS. Cùng lúc đó ở các thành phố miền Bắc xảy ra cuộc cách mạng "Cải tạo tư bản tư doanh", tôi lại nghe các nhà tư sản bị cướp đoạt tài sản và hậu duệ của họ chửi: ĐMCS. Đến cuộc chiến tranh Nam-Bắc, tôi không chỉ nghe người dân Nam Kỳ mà còn nghe dân Bắc Kỳ chửi: ĐMCS. Rồi lại thấy không chỉ dân Việt quốc nội chửi ĐMCS mà còn nghe dân Việt Hải Ngoại chửi: ĐMCS. Xét thấy càng ngày càng nghe nhiều người dân chửi ĐMCS nên xin phép lạm bàn nhân ngày năm hết tết đến.


Tôi ít khi chửi bậy, càng kiêng câu “địt mẹ, địt cha”. Nghe ai chửi vậy là coi thường lắm. Có anh bạn nghiên cứu về ngôn ngữ kiêm tâm lý giải thích rằng khi nào người ta quá nổi giận kèm với quá khinh bỉ đối tượng vì đối tượng quá ngu si đần độn, quá đểu giả... có dùng ngôn ngữ tử tế, đúng tình, đúng lý thì cũng như “nước đổ đầu vịt” nên người ta phải chửi vậy để xả stress cho bản thân, chứ người chửi cũng khổ lắm, đâu muốn dùng cái thứ ngôn ngữ chợ búa như vậy! Tôi nghe mà chẳng mấy ý lọt vào tai. Vừa rồi nghe một nhạc sĩ nhạc Rap Việt đưa câu “ĐMCS” vào nhạc phẩm của mình, tôi thấy cần xét lại căn bản quan niệm sử dụng ngôn ngữ của mình.

Tôi thấy nhạc sĩ này dùng câu “ĐMCS” là quá chuẩn. Người ta nói tránh voi chẳng xấu mặt nào. Đúng vậy! Nhưng đảng CSVN thì người dân Việt Nam nào tránh được? Trong Hiến pháp đã quy định rõ: Đảng cộng sản là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, là chính đảng duy nhất được hoạt động và lãnh đạo quốc gia Việt Nam, vân vân và vân vân thì dân Việt chỉ chờ lúc xuống mồ mới né được đảng cộng sản. Thời này dù có kẻ sĩ lên núi sống để không ăn cơm, uống nước triều đình như hai ông Bá Di, Thúc Tề đời nhà Chu bên Tàu cũng không thể tránh được đảng cộng sản. Tội ác của đảng cộng sản có ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ hải đảo xa xôi đến rừng sâu núi thẳm. Ở đâu có cầm quyền cộng sản, ở đó có tội ác và lòng căm thù. Tất nhiên căm thù và khinh bỉ quá mức, người ta phải chửi: “ĐMCS”

Tuy vậy trước đây các văn nghệ sĩ có nói cách gì thì nói chứ không ai nỡ chửi tục như vậy, dù họ khinh bỉ và căm giận đến 100 độ bách phân.

Khi nhạc sĩ Ráp Nah Sơn đã phải dùng câu “ĐMCS” tôi thấy thật thương cho anh và cũng thật thông cảm, chia sẻ với anh. Ngay đến văn nghệ sĩ mà còn phải dùng câu đó huống hồ là người dân thường. Vậy thì không còn câu gì để nói với cộng sản nữa rồi. Chửi “ĐMCS” là đúng rồi!

Không biết lần đi lên chầu Ngọc Hoàng dịp tết Ất Mùi này, hai ông Công & Táo có tâu với Ngọc Hoàng chuyện này không? Hay lại giấu nhẹm đi. Tôi mong hai vị kia nên trung thực mà tâu rằng, ở dưới trần, dân Việt thảm thương và ai oán lắm rồi, hết đường sống cho đứng đắn, tử tế rồi, hết cách sử dụng ngôn ngữ với ĐCS rồi. Tôi mong hai ông cùng đồng ca bài ĐỊT MẸ CỘNG SẢN của Nah Sơn cho Ngọc Hoàng nghe:

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=xnWxFIH4_dE#t=0


Hà Nội, 2-2015
 

                                         =============================

4/ Các nhà hoạt động Hà Nội phát động một chiến dịch mạnh mẽ trên mạng xã hội

.


Michael L. Gray, SecDev Foundation - Lê Quốc Tuấn (Dân Luận) chuyển ngữ - Lần đầu tiên ở Việt Nam, các nhà hoạt động chính trị đang sử dụng kỹ thuật tiếp thị trên phương tiện truyền thông xã hội để bày tỏ bất đồng chính kiến trên trực tuyến. Một chiến dịch táo bạo không sợ hãi đã cho thấy hàng chục người với ảnh tự chụp (selfie) trên Facebook cá nhân mang khẩu hiệu "Tôi không thích Đảng Cộng sản Việt Nam" đăng tải trên mạng xã hội ở Việt Nam. Một trang Facebook fan hâm mộ chiến dịch được hình thành ngày 07 Tháng 1 năm 2015 thu hút hàng ngàn lượt like (thích) và chia sẻ. 

Phương tiện truyền thông xã hội ở Việt Nam tiếp tục thách thức sự thống trị báo chí chính thống và khả năng định hướng dư luận của nhà nước. Ngày 4 tháng 1, 2015 sự thách thức này đã hình thành một khuôn dạng mới với những gì có thể xem là một chiến dịch phản kháng chưa từng có của Việt Nam trên mạng truyền thông xã hội. Nhà hoạt động Lã Việt Dũng đăng tải một ảnh chân dung đơn giản, tự cầm một khẩu hiệu in trên giấy dòng chữ "Tôi không thích Đảng Cộng sản Việt Nam." Ngay sau đó, một nhà hoạt động khác, Nguyễn Lân Thắng, mô phỏng ví dụ này, đăng hình ảnh một cuộc biểu tình trên đường phố tổ chức vào ngày 7 tháng 1, 2015 tại Hà Nội, với vài chục người mang khẩu hiệu có cụm từ "Tôi Không Thích"
Sau ảnh của Thắng, nhiều hình ảnh khác đã xuất hiện trên Facebook, mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam. Đến ngày 8 tháng 1, hàng chục người trong nước - trong số có nhiều người là những nhà hoạt động nổi tiếng – đã đăng ảnh tự chụp với khẩu hiệu in hoặc viết tay mang dòng chữ "Tôi không thích Đảng Cộng sản Việt Nam". Hầu như không bức ảnh nào được đăng tải dưới dạng ẩn danh, vì phần lớn đều được đăng trên tài khoản Facebook cá nhân rõ ràng thể hiện khuôn mặt của người đó. Nhiều khẩu hiệu còn ghi bên dưới những nguyên nhân vì sao họ không thích, chẳng hạn như "bởi vì đảng Cộng Sản chủ yếu là những kẻ cắp" hoặc "bởi vì đảng Cộng Sản không trung thực." 

Danluan.org, một trang web tin tức nổi tiếng, là một trong những trang đầu tiên nhận xét về chiến dịch, cho biết chiến dịch này có nguồn từ một nhà hoạt động ở Hà Nội sau khi xem bản tin trên đài VTV1 (truyền hình Việt Nam) khuyến cáo người dân không được công khai chỉ trích chính phủ trong các hoạt động trực tuyến của mình. Sau đó, nhà hoạt động này đã quyết định thách thức định nghĩa về sự “chỉ trích” bằng cách nói "Tôi không thích Đảng Cộng sản." Dù bản tin của Danluan.org không đề cập đến danh tính, một trang Facebook cho chiến dịch “Tôi không thích” xuất hiện vào ngày 07 tháng 1, đã có những giải thích cho thấy chính nhà hoạt động La Việt Dũng là người châm ngòi mở màn chiến dịch này sau khi xem bản tin trên đài VTV. 

Blogger Nguyễn Lân Thắng, người từng loan báo về việc mình bị bắt vào năm 2013 trên trang Facebook, ngay sau khi đăng ảnh biểu tình trên đường phố Hà Nội đã đăng ảnh mình vào ngày 5 tháng 1. Thắng có 16 ngàn follower và hơn 4000 friend trên Facebook, bức ảnh tự chụp của anh cùng ảnh biểu tình đã có đến 748 người thích (like) vào ngày 8 tháng 1. 

Ngay trong ngày đầu tiên, trang fan page “Tôi Không Thích” trên Facebook xuất hiện vào hôm 07 tháng 1 đã có hơn 100 bức ảnh tự chụp mang khẩu hiệu “Tôi không thích ĐCSVN” và thu hút khoảng 1.400 lượt like. Ngày hôm sau, trang này quảng cáo một cuộc thi viết về khẩu hiệu “tôi không thích” để khuyến khích thêm nhiều người tham gia. Quy tắc cuộc thi là: "Mở rộng cho tất cả những ai sống, làm việc và học tập tại Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, giới tính hay quan điểm chính trị”; các mẫu dự thi phải được viết bằng tiếng Việt với màu sắc khác nhau với độ dài 500-2,000 từ, giải thích nguyên nhân tại sao "Tôi không thích Đảng Cộng sản Việt Nam". Giải nhất được liệt kê là 2 triệu đồng (khoảng 100 USD). Có một giải nhì và một giải "lựa chọn của độc giả, cả hai vào khoảng 50. USD. Đến ngày 29 tháng 1, hơn 20 người đã nộp tác phẩm dự thi. Tuy nhiên, như ghi nhận của các nhà hoạt động: chính những bức ảnh tự chụp đã thu hút sự chú ý. Sau khi đăng hình tự chụp của mình, Huỳnh Thục Vy, một blogger, đã viết trên trang Facebook của mình rằng cô chưa bao giờ có được những phản hồi tương tự như khi đăng một bức ảnh sau khi đã viết nhiều bài luận chính trị trong nhiều năm qua, "Hóa ra một bức ảnh có tác động nhiều hơn là lời nói và bàn luận,"cô cho biết. 
Dù không đạt được mức tham dự cuồng nhiệt như cuộc thách thức dội nước đá lạnh (Icebucket Challenge), những bức ảnh “tôi không thích đảng CSVN” và trang chiến dịch đã có hàng ngàn người vào xem, với một số những bức ảnh tự chụp được thu thập và đăng lại trên các trang web Việt ngữ lưu trữ bên ngoài Việt Nam (chủ yếu cho độc giả ở hải ngoại). 

Công khai bất đồng chính kiến vẫn còn hiếm ở Việt Nam, một lĩnh vực chính trị chủ yếu chỉ giới hạn trong những người hiểu và chấp nhận các nguy cơ bắt giữ và sách nhiễu để chia sẻ quan điểm của họ. Tuy nhiên, khi lan rộng trên khắp Việt Nam trong vài năm qua các phương tiện truyền thông xã hội đã mang lại được một địa hình mới để quan điểm và ý kiến của các nhà hoạt động đến được với đông đảo người dân và ngược lại. 

Thắng và các nhà hoạt động khác thường được hàng ngàn người follow trên Facebook, trong khi cộng đồng các nhà “blogger hoạt động” có lẽ chỉ được một vài chục người follower. Năm ngoái, Thắng là một trong nhiều nhà hoạt động từng viết về những tranh cãi xung quanh việc quản lý tồi tệ của bộ Y Tế khiến dịch sởi bùng phát. Chính những thông tin đăng tải trên truyền thông xã hội của các bác sĩ và các bậc cha mẹ - nói cách khác: những người dân đời thường – đã làm nổ ra câu chuyện về dịch sởi, mà ban đầu đã bị bỏ qua hoặc bị từ chối không nhắc đến trên các phương tiện truyền thông chính thống. 

Thời điểm của chiến dịch đăng ảnh tự chụp này xảy ra đúng vào lúc có một thông báo của chính phủ trong tuần cuối năm 2014 cảnh báo mọi người không được công khai chỉ trích chính phủ trên trực tuyến. Đại hội Đảng lần thứ 10 đã được tổ chức tại Hà Nội từ 5-12 tháng 1, 2015. Việc kiểm soát truyền thông luôn được thắt chặt trong các sự kiện chính trị lớn. Hơn nữa, xung quanh Đại hội năm nay là câu chuyện tục tĩu nhơ bẩn được đồn đãi về một chính trị gia cao cấp bị đầu độc- câu chuyện này xuất hiện trên một trang blog độc lập nhưng được rất nhiều người suy đoán là phải được kiểm soát bởi một cá nhân hoặc một nhóm nào đó ở ngay tại trung tâm của cấu trúc quyền lực Việt Nam. Sau khi để cho cậu chuyện ngộ độc được đăng tải lan truyền trong , gần đây mới thấy một bài xã luận trên phương tiện truyền thông chính thống nhắc nhở mọi người nên tránh không đọc các tin đồn và suy đoán xung quanh căn bệnh lạ (nói đến chính khách Nguyễn Bá Thanh, người đã trở về Việt Nam sau khi chữa trị bệnh ung thư ở Mỹ). 

Động thái để kiểm soát internet của Việt Nam trong những năm gần đây là Nghị định 72 về "quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin nội dung trực tuyến,” được ban hành vào tháng Chín năm 2013. Nghị định này đòi hỏi các công ty internet tại Việt Nam phải hợp tác với chính phủ để thực hiện việc kiểm soát thông tin; làm cho việc phân phối bất kỳ tài liệu trực tuyến nào gây tổn hại an ninh quốc gia hoặc phản đối chính phủ trở nên bất hợp pháp; cấm phân phối chia sẻ tin tức từ bất kỳ kênh truyền thông chính thức nào trên phương tiện truyền thông xã hội. Nói thẳng ra, với Nghị định 72, việc chia sẻ hoặc “like” bất cứ một cậu chuyện, một bản tin trong nước nào trên Facebook đều là phi pháp. Nhưng 22 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam vẫn tiếp tục chia sẻ những câu chuyện như thế trên trực tuyến với các loại hình phạt chỉ tương đối. Các trang tin độc lập như Dan Lam Bao bị chặn thông qua đường truyền DNS, nhưng một số lượng lớn người sử dụng internet vẫn theo dõi được trang tin này. Các quan chức chính phủ được cho là nguồn gốc của nhiều thông tin trên các trang web này, khi họ sử dụng các kênh tin tức độc lập để luồn các thông tin không thể đăng tải trên phương tiện truyền thông chính thống (do nhà nước kiểm soát) ra cho công chúng. 
Trong cách tiếp cận với Internet, nhà nước Việt Nam đang khó khăn giữa việc duy trì kiểm soát hay cho phép truy cập thông tin. Quyết định cho truy cập Facebook tương đối tự do sau thời gian ngắn đã ngăn chặn truy cập trang này trong năm 2010 là một ví dụ điển hình của tình trạng khó xử mà họ gặp phải. Chưa biết chiến dịch đăng ảnh bất đồng chính kiến “tôi không thích ĐCSVN” này sẽ tạo ra phản ứng gì từ phía nhà nước. Họ có thể bỏ qua nhưng cũng có thể bắt giữ, quấy rối Dũng, Thắng và các blogger khác nếu chiến dịch thu hút quá nhiều sự chú ý (hoặc chế nhạo mình quá thô bạo)
Nhà nước Việt Nam đã đi những bước khó khăn đồng nghĩa với việc khó có thể dự đoán khi nào thì luật lệ kiểm soát internet được thực thi. Tuy nhiên, điều chắc chắn là: khi Việt Nam đang hướng tới sự thay đổi hàng ngũ lãnh đạo vốn sẽ được quyết định tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Đảng vào đầu năm 2016, các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tiếp tục đóng vai trò ưu việt như một lĩnh vực tranh luận chính trị ở Việt Nam. 
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét