Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Hiệp đấu tranh chấp quyền lực của nội bộ đảng cs Việt gian

  Hiệp đấu tranh chấp quyền lực của nội bộ đảng cs Việt gian 

1/ Hiệp đầu "tín nhiệm 50" trong bàn cờ tranh chấp quyền lực của nội bộ đảng CSVN

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Sau bao nhiêu chuyện tín nhiệm cao, tín nhiệm vừa vừa, tín nhiệm thấp, phiếu kín, họp kín đổi thành phiếu kính họp hở, cuối cùng thì ngày... ấy đã đến. 50 đảng viên cao cấp được đưa lên bàn mổ-mà-không-xẻ để cùng nhau tín nhiệm cao-vừa-thấp, mở màn cho cuộc tranh giành quyền lực gay gắt kéo dài từ bây giờ cho đến kỳ đại hội xếp ghế quyền lực thứ XII của đảng vào giữa năm 2016.

Trong danh sách 50 này có 8 người từ Bộ Chính trị của đảng được đem ra để bỏ phiếu tín nhiệm cao-vừa-thấp. Đó là:

1. Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
2. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
3. Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Chính phủ
4. Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội
5. Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội
6. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội
7. Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
8. Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.

Bộ chính trị có 16 người, một nửa được đảng thu xếp ngồi vào những ghế đứng đầu những bộ phận quan trọng chi phối toàn bộ sinh hoạt chính trị của đất nước. Chủ tịch nước: có Sang. Thủ tướng: có Dũng; Dũng có mệnh hệ gì thì Phúc lên thay. Quốc hội: Có Hùng; Nếu Hùng đột tử thì có Phóng, có Ngân. Tàu cộng xâm lược thì có Thanh sang Bắc Kinh để được "bạn" tiếp đón trọng thị. Nhân dân yêu nước chống Tàu cộng xâm lược thì đã có Quang cùm đầu.

Còn lại trong BCT là: Nguyễn Phú Trọng (TBT), Lê Hồng Anh (thường trực Ban Bí thư kiêm Đặc phái viên của TBT đi sứ sang Tàu), Phạm Quang Nghị - Bí thư Hà Nội), Lê Thanh Hải (Bí thư Thành Hồ), Tô Huy Rứa (Trưởng Ban Tổ chức Trung ương), Ngô Văn Dụ (Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương), Đinh Thế Huynh (Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương), Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc).

Điểm đáng lưu ý là có đến 3 thành viên BCT nằm trong Quốc Hội: Hùng, Phóng, Ngân. Điều này cho thấy các phe phái đã dự phóng trước Quốc hội sẽ là chiến trường sôi động trong cuộc chiến giành quyền lực của nội bộ đảng. Đó là nơi mà cán bộ đảng từ chỗ có quyền bước sang chỗ có-quyền-lẫn-có-tiền qua việc được "cơ cấu" vào chiếc ghế đẻ ra những đại dự án và xât dựng bè phái. Bỏ phiếu tín nhiệm, do đó, là hiệp đầu nhưng quan trọng. Kết quả quyền lực trong đại hội đảng 2016, hiện tượng bỏ phe này, gia nhập phe kia, gió chiều nào ta theo chiều đó sẽ tùy thuộc khá nhiều vào kết quả của những hiệp đầu đấm đá này.
I. Những gì đã xảy ra trước hiệp đầu bỏ phiếu tín nhiệm?
1. Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng
6.10. 2014. Nguyễn Phú Trọng ra quân. Nguyễn Phú Trọng đánh hồi kẻng báo hiệu mở đầu cho cuộc so găng giữa các thế lực quyền và tiền của đảng với tuyên bố chống tham nhũng nhưng đánh chuột phải giữ bình (1). Dư luận chế diễu những phát ngôn có vẻ "lú" và "lẫn" của ông ta nhưng thật ra Nguyễn Phú Trọng đã gửi một thông điệp chính trị rõ ràng cho toàn đảng: tấn công phe cánh Nguyễn Tấn Dũng nhưng không làm tổn hại đến đảng.

Thông điệp này được gửi ra sau khi Nguyễn Phú Trọng cử "đặc phái viên" Lê Hồng Anh sang Bắc Kinh vào cuối tháng 8 để tiếp kiến Tập Cận Bình, người cũng đang ráo riết thực hiện chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" với bình chuột made in China. (2)

Thông điệp đánh chuột nhưng phải giữ bình chính là "luật chơi" mà người đứng đầu đảng định ra cho toàn đảng. Hiệp đầu của "cuộc chơi" này tại võ đài quốc hội không nằm ngoài "luật chơi" ấy. Chỉ được có phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp nhưng không thể có chuyện bất tín nhiệm.

9.10.2014. Nguyễn Sinh Hùng xuất chiêu: Chỉ 3 ngày sau khi Nguyễn Phú Trọng bắn pháo lệnh lẫn luật chơi, Nguyễn Sinh Hùng tiếp nối bằng cách dùng diễn đàn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tấn công Nguyễn Tấn Dũng, nhồi sóng dư luận và tạo động lựợng chuẩn bị cho hiệp "bỏ phiếu tín nhiệm" trong trận đấu nhiều hiệp kéo dài cho đến đại hội đảng 2016. 

Tại buổi làm việc này, người đứng đầu ngành Lập pháp đã tấn công kẻ đứng đầu phía Hành pháp: ...Dù bối cảnh kinh tế rất khó khăn nhưng ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn tăng thu ấn tượng với con số 52.000 tỉ đồng sau 9 tháng đầu năm... Làm được đồng nào xài hết đồng đó; chi thường xuyên tăng liên tục rồi lại phải vay nợ, phát hành trái phiếu để đảo nợ; thậm chí hết cả tiền để chi tăng lương... (3)
24.10.2014. Nguyễn Tấn Dũng phản pháo: Sau cú đấm xuất chiêu của Nguyễn Sinh Hùng, ngay lập tức một cán bộ từng lãnh đạo Văn phòng Chính phủ nhiều năm đã gửi một bài viết đến Danlambao (4) tố cáo Nguyễn Sinh Hùng, cho biết rằng Hùng đã đặt vấn đề với nguyên TBT Lê Khả Phiêu trong việc ủng hộ Hùng đắc cử vào chức vụ Thủ tướng hoặc Tổng Bí thư trong lần đại hội đảng kỳ tới, đồng thời Nguyễn Sinh Hùng cũng đã thảo luận với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang về những "tin xấu" về kinh tế do Nguyễn Tấn Dũng trách nhiệm.

Cũng theo lời tố cáo của cán bộ cao cấp này thì Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân là người đứng về phe Nguyễn Sinh Hùng. Ngược lại, những người mà Hùng xem là thuộc cánh Nguyễn Tấn Dũng cần phải tấn công là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Hùng chưa kịp tấn công Trần Đại Quang thì vào ngày 24 tháng 10, 2014, Bộ Công an đã ra lệnh bắt giam Hà Văn Thắm, chủ tịch Ocean Bank, tức Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương. Hà Văn Thắm là người giàu thứ 9 trên thị trường chứng khoán và là đàn em thân tín của Nguyễn Sinh Hùng. (5)

Hiệp đồng tác chiến với Trần Đại Quang, Nguyễn Văn Bình cũng ngay lập tức phát đi thông cáo Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Hà Văn Thắm và đình chỉ công tác, chức vụ chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng đối với Hà Văn Thắm. 

Trên mạng, một clip ghi âm đối thoại của Hà Văn Thắm được phổ biến trong đó Thắm kể chuyện Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo Thắm thực hiện mưu đồ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt và Thắm chỉ trích Nguyễn Sinh Hùng vì quá “điên cuồng” đã làm hỏng kế hoạch thâu tóm này. (6)

Bên cạnh đó một trang web mang tên "Chủ tịch Quốc hội" (7) được thiết lập vào cuối tháng 10, 2014 với các bài viết tập trung tấn công Nguyễn Sinh Hùng và em gái ruột của ông ta là Nguyễn Hồng Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Địa ốc và Xây dựng SSG.
2. Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang sang Tàu
Trong khi Trọng, Hùng, Dũng so găng thì Thanh và Quang thu xếp để sang Tàu.

16.10.2014. Phùng Quang Thanh cùng 13 tướng tùy tùng đi sứ Bắc Kinh. Tại đây ông ta được "bạn đón tiếp ta rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị..." và trước sau như một người nắm đầu QĐND xem và gọi Bắc Kinh xâm lược là bạn, đồng ý với quân xâm lược về "hiện trạng" Biển Đông và chấp nhận việc Tàu cộng khai thác, xây dựng căn cứ "nhiều hơn" Việt Nam và các nước khác là chuyện bình thường. (8)

Lý do giải thích cho thái độ khòm lưng bán nước này của Phùng Quang Thanh là mục tiêu tìm kiếm sự đỡ đầu, che chở của quan thầy Bắc Kinh trước cuộc sinh sát nội bộ đang diễn ra và sẽ tiếp tục kéo dài tại Ba Đình.

Sau khi đi sứ về, Phùng Quang Thanh đã bị phe Nguyễn Tấn Dũng dùng diễn đàn Quốc hội vào ngày 4.11.2014 và truyền thông lề đảng để tấn công việc ông ta đã lạm quyền, sử dụng hàng ngàn lô đất quanh sân bay Tân Sơn Nhất để cắt ra bán, thuê và xây dựng các sân golf (9). Cần nhắc lại, vào tháng 4, 2014, Phùng Quang Thanh đã lộ thái độ đứng vào phe đối đầu với phía Nguyễn Tấn Dũng khi ông ta đặt vấn đề việc Nguyễn Tấn Dũng phong tướng quá nhiều cho ngành công an, và mới đây đã ra sức thuyết phục Quốc hội chấp nhận việc phong thêm tướng cho phía Quân Đội nhằm giúp ông ta củng cố thêm vây cánh.

26.10.2014. Trần Đại Quang đi sứ. 10 ngày sau chuyến đi của Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng công an Trần Đại Quang cũng bay sang Tàu đầu khấu. Theo thông tin chính thức thì mục tiêu của chuyến đi là để đồng chủ trì Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ 4 giữa Bộ Công an hai nước. (10) Tuy nhiên, cho đến khi Quang đã hội kiến với ủy viên bộ chính trị Trung Quốc là ông Mạnh Kiến Trụ thì truyền thông lề đảng mới đăng tin cho thấy đây là một chuyến đi "đặc biệt" có nhiều mục tiêu khác trong bối cảnh đấu đá nội bộ và sau khi phía Quân Đội sang khấu đầu Bắc Kinh. 

Từ Quân Đội đến Công An, phe này hoặc phái kia, tất cả đều chạy sang Tàu tìm gậy để chống và tấn công nhau.
II. Trở lại danh sách "tín nhiệm 50"
Sau khi tóm tắt những cuộc thư hùng trước hồi tín nhiệm, chúng ta thấy gì khi nhìn lại danh sách 50 người được tín nhiệm cao-vừa-thấp?

Xác xuất là tại diễn đàn Quốc Hội, sân chơi của Nguyễn Sinh Hùng, thì phần thắng thế có thể nghiên về phía Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Sang, Phùng Quang Thanh. Mức độ tín nhiệm dành cho Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Sinh Hùng, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang sẽ định hình cho mối tương quan quyền lực trong Bộ Chính trị và tầm ảnh hưởng của mỗi phe lên các đảng viên trong Quốc Hội cũng như trong Trung ương đảng trong 1 năm rưởi tới.

Bên cạnh 8 thành viên BCT, trong danh sách 50 người có 15 đảng viên nắm giữ những chức vụ trong Quốc hội.

1. Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội
2. Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội
3. Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội
4. Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội
5. Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
6. Nguyễn Đức Hiền, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội
7. Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội
8. Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
9. Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội
10. Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
11. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội
12. Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội
13. Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
14. Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội
15. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Mức độ tín nhiệm đối với những thành viên này cũng sẽ ảnh hưởng đến tầm thao túng của Nguyễn Sinh Hùng trong bộ phận mà ông ta đang làm Chủ tịch.

Phía các đảng viên đang nắm những chức vụ trong chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng gồm 23 người:



1. Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Chính phủ
2. Hoàng Trung Hải, Phó thủ tướng Chính phủ
3. Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
4. Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng Chính phủ
5. Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
6. Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ
7. Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
8. Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
9. Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
10. Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
11. Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
12. Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương
13. Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
14. Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
15. Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
16. Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
17. Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
18. Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 
19. Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
20. Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
21. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế
22. Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ
23. Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Còn lại sau cùng trong danh sách là Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; Nguyễn Hữu Vạn, Tổng kiểm toán Nhà nước.

Kết quả phiếu tín nhiệm cao, vừa, thấp vào chiều 15 tháng 10, 2014 đối với 23 đảng viên nằm trong các bộ phận Hành Pháp sẽ là thước đo về mức độ mênh mông tình đảng của những ĐBQH đối với Nguyễn Tấn Dũng như thế nào. 
III. Kết luận
Thế nào... đi nữa thì việc đấu đá tranh giành quyền lực trong đảng không có gì mới. Ở một đất nước mà khẩu hiệu nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được luôn luôn đem ra để đánh bóng chế độ, người ta không thấy bóng dáng, tiếng nói của người dân trong lá phiếu chính trị về sự tín nhiệm này. Đó là chưa nói đến giờ cuối mới có sự thay đổi về quyết định họp kín, cấm truyền thông báo chí tham dự. 

Với điều 4 hiến pháp cho phép đảng CSVN tự tung tự tác, kết quả sau cùng của mọi sự tranh chấp quyền lực là một thành phần lãnh đạo ma mãnh hơn, gian ác hơn, thâm độc hơn. Đó là thành phần đã được "lọc lựa" và "sống còn" sau một cuộc chiến với nhiều âm mưu, nhiều thủ đoạn. Tiến trình đấu đá nội bộ đảng cũng sẽ làm nhiều tấm lưng đã cong lại càng cong thêm khi đối diện với những đe doạ chính trị đã bằng mọi cách đi tìm kiếm sự đỡ đầu của quan thầy Bắc Kinh, cho dù phải trả bằng những cái giá lớn - những cái giá không phải là của họ mà là của đất nước Việt Nam.

                               ============================                        

2/ Phe Nguyễn Tấn Dũng thua đậm trong cuộc đấu đá lấy phiếu tín nhiệm 2014

Dân Làm Báo - Kết quả của cuộc lấy phiếu tín nhiệm 2014 tại Quốc Hội cho thấy Nguyễn Tấn Dũng đang bị lép vế và uy tín bị sụt giảm đối với các "đồng chí" đảng viên đang nắm Quốc Hội. 

Với 8 thành viên trong Bộ Chính trị có tên trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm, Nguyễn Tấn Dũng đứng hạng 6 trong số 8 người được tín nhiệm cao, chỉ hơn Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang. Về phần phiếu tín nhiệm thấp (hay đúng hơn là bất tín nhiệm, nếu không theo cách chơi chữ của đảng) thì Nguyễn Tấn Dũng là người bị các ĐBQH xếp cuối sổ.

Trong Bộ Chính trị, người chiến thắng là Trương Tấn Sang với hạng 2 về tín nhiệm cao chỉ sau Nguyễn Thị Kim Ngân và ít phiếu tín nhiệm thấp, thứ nhì sau bà Ngân.

Trường hợp của Nguyễn Sinh Hùng thì khá đặc biệt. Ông xếp hạng 4 trong số các ủy viên BCT về phiếu tín nhiệm cao, nhưng chỉ sau Nguyễn Tấn Dũng về phiếu tín nhiệm thấp. Điều này cho thấy kẻ ưa ông ta cũng nhiều mà người ghét ông ta cũng không ít. 

Số phận của hai người vừa mới sang chầu Bắc Kinh là Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang cũng rất đen tối. Trong Bộ Chính trị, cả hai đều đứng cuối bảng về tín nhiệm cao và có nhiều phiếu tín nhiệm thấp, chỉ sau Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng.

3 ủy viên BCT được xếp hạng cao nhất theo thứ tự là Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Tấn Sang và Nguyễn Xuân Phúc.
Khi so sánh mức độ tín nhiệm giữa phía Lập pháp và Hành pháp thì các "tướng" của Nguyễn Tấn Dũng nói chung lại càng thua đậm. Dĩ nhiên các ĐBQH bỏ phiếu cho "đồng nghiệp/đồng chí" của mình trong Quốc hội vẫn "nhẹ tay" về phần tín nhiệm thấp và "nặng tay" cho tín nhiệm cao, nhưng con số chênh lệnh khá lớn, nói lên vị trí của Quốc hội trong bối cảnh sinh hoạt chính trị của Việt Nam hiện nay khi Quốc hội được dùng làm thước đo... lòng đảng trước kỳ đại hội sắp xếp quyền lực.

"Top 10" số phiếu tín nhiệm thấp trong quốc hội là: 39, 36, 30, 28, 28, 27, 26, 23, 20, 19:
Trong khi đó, "Top 10" số phiếu tín nhiệm thấp phía nhà nước lên đến: 192, 157, 154, 149, 119, 111, 102, 95, 91, 79:
Trung bình số phiếu tín nhiệm thấp dành cho 15 người trong Quốc hội là 23. 

Trong khi đó, trung bình số phiếu tín nhiệm thấp dành cho 23 thành viên phía nhà nước lên đến 77.

Đội sổ tín nhiệm thấp là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Kim Tiến (192 phiếu). Tiếp theo là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh (157 phiếu) và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình (154 phiếu).

Đứng đầu bảng trong nhóm nhà nước là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng với 362 phiếu tín nhiệm cao và là người ít phiếu tín nhiệm thấp thứ 3. Tiếp sau Đinh La Thanh là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là những người đứng đầu bảng của nhóm nhà nước.
Con số tín nhiệm cao này cũng thấp hơn so với phiếu của những thành viên quốc hội: 
Dựa vào kết quả lấy phiếu tín nhiệm 2014 này, Nguyễn Tấn Dũng chắc hẵn phải có một đại kế hoạch vừa PR cho đàn em, vừa tấn công vào phe nhóm đối nghịch. Những nhân vật đứng đầu bảng tín nhiệm cao như Đinh La Thăng, Bùi Quang Vinh, Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Vũ Đức Đam cần được tiếp tục đánh bóng và bảo đảm phải đứng về phe "ta". Riêng con bài đội sổ Nguyễn Thị Kim Tiến chắc hẵn Nguyễn Tấn Dũng phải có kế sách để giải quyết bà Bộ trưởng có thành tích tử vong trong ngành nổi tiếng khắp nước. 

Riêng phần Nguyễn Sinh Hùng thì kết quả phiếu tín nhiệm cũng cho ông ta thấy thực trạng về giấc mơ thủ tướng hay tổng bí thư sẽ còn nhiều chông gai, khi kẻ ủng hộ ông ta cũng nhiều mà tẩy chay ông ta cũng không ít.

Cuối cùng là Trương Tấn Sang. Giữa những màn đấm đá của Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng với nhau, ông ngồi khoanh tay lượm phiếu và tạo cho mình một vị trí thuận lợi trong những cuộc thư hùng từ giờ cho đến giữa năm 2016.
                                       ==================================

3/  Cảm nhận

Nguyễn Xuân Nghĩa (Danlambao) - Ngày 15/11. Đã ra khỏi nhà tù được 2 tháng 4 ngày.

Làm quen với cuộc sống tự do. Tất cả đều khiến ta ngỡ ngàng. Hội kiến cùng lớp đàn anh khởi xướng phong trào dân chủ. TS Nguyễn Thanh Giang, bác Phạm Quế Dương, thăm cụ Lê Hồng Hà, buồn vì cụ Hồng Hà đã không còn nhận ra mình. Rồi 10 năm, 15 năm năm nữa đến lượt mình sẽ không còn nhận ra ai đến thăm giống như cụ hôm nay, nghe tiếng khóc nấc lên của bác Vũ Cao Quận trong điện thoại "Nghĩa ơi, mày về là tao nhắm mắt được rồi... Tao không còn làm gì được nữa rồi, Nghĩa ơi,..." Tim nghẹn lại. Rồi mình cũng như Bác Vũ và những cụ, những bác trước mình. Tất cả thứ tự bước trên con đường khổ ải này không phải mong các thế hệ sau bước trên con đường dân chủ, nhân quyền thênh thang mang tên Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Minh Chính... mà mong được sớm lãng quên để thế hệ mai sau dồn sức, dồn tâm, dồn trí cho một nước Việt Nam mới. Buồn vì bỏ lỡ cơ hội thắp nén nhang đầu tiên sớm hơn sau khi ra tù trước bàn thờ cụ Hoàng Minh Chính. Cụ Hồng Ngọc không có nhà nên vợ chồng mình chỉ còn biết tần ngần trước cánh cửa. Mình biết ở nơi ấy cụ không quên mình…

“Chúa ơi, mở…
Vườn Ê Đen, 
Bốn nhánh sông,
Xếp chỗ giữa ngàn tinh tú.
Chốn trần ai, 
một linh hồn…
đang lên…
Nam mô Thích Ca Mâu Ni
Xin rộng Tòa sen,
Miền cực lạc 
Bể rầm luân đã phóng thích một người…
Cho chúng con gửi về trên Hạt Bụi,
Cho chúng con gửi lên một Dẻ Xương
Ở dưới đây nhung nhúc bầy quỷ đỏ
Ở dưới đây ngụy nhận thiên đường
Ở dưới đây NGƯỜI ẤY bị xích xiềng
Ở dưới đây nước mắt cho đồng loại
Ở dưới đây câu rút hộ chúng con..
Chút thảnh thơi..
Hết 2007 rồi, NGƯỜI ẤY không chờ được
Hết 2007 rồi, NGƯỜI ẤY phải ra đi…
(2007, trước ngày tang lễ cụ Hoang Minh Chính )

…Bỡ ngỡ đến ngạc nhiên, đến sửng sốt, đến nghẹn ngào trào dâng nước mắt… Những đồng đội mới, trẻ trung, uyên bác, cứng cựa... ứng dụng hiệu quả những công nghệ mới, mà thời mình không thể tượng tượng ra... Lớp lớp tạo thành hàng ngang, hàng dọc cùng đi trên con đường của lớp mình đã và đang đi, vượt xa chúng mình, khiến chúng mình trở nên lạc hậu, có học bao nhiêu cũng không theo kịp… rộng lòng, phóng khoáng... sự hảo tâm từ Hải ngoại vào Quốc nội chỉ trong những tuần đầu đã đủ cho mình chi trả tiền chữa bệnh... đã đủ tái trang bị cho mình những trang thiết bị mới để tiếp tục làm việc... Có người nói đấy là sự đền đáp, mình nói, đấy là sự ơn... Họ có thể không đi theo con đường mình đang đi mà vẫn hạnh phúc bên vợ, con, nhà cửa... lại tránh được cảnh tù đày, hệ lụy... Mừng xen lẫn tiếc... Có nhiều người đã bỏ... con đường của chúng ta quá dài về thời gian và không gian nên nhiều người bỏ cuộc... Vẫn biết rằng “Thua cuộc chỉ là một thất bại tạm thời. Bỏ cuộc là một thất bại vĩnh viễn” và dù buồn cũng xin chia sẻ đến những Đà Lạt xưa, nha sĩ Mỹ Dung, Ls Lê Chí Quang và nhiều người khác lòng biết ơn từ quá khứ và sự cảm thông ở hiện tại... Vui đến nghẹn ngào lại được nghe âm thanh từ chị Bảo Khánh ở Vietnam Radio Sydney, tuy hơi muộn...

Sau những năm ở tù... Hầu như phải học lại, từ cái nút bấm của chiếc máy điện thoại thế hệ đầu tiên, đến cách nhận biết các giao diện mới trên màn hình vi tính... cũng khó khăn không kém khi tiếp xúc trở lại với cuộc sống tự do... Sáu năm, ngày cũng như đêm chỉ nghe tiếng chim, bây giờ nghe trở lại tiếng ô tô, tiếng xe gắn máy... đứng trong thang máy bệnh viện, mắt nhìn rõ số lầu mà tay không dám nhấn nút... Nhà chỉ 30m2 mà không thể tìm ra mục kỉnh bởi vì đã quen tìm nó trong xà lim 6m2... Đến nỗi phải bực bội mà thốt lên rằng “Đến nay tôi vẫn chưa quản trị được cái nhà của tôi...” Nhưng có sao đâu... vẫn nhận biết những con chữ trong vài bài viết đầu tiên không lạc hậu...

Chiều tối nay đã cảm thấy khỏe hơn ở bên ngoài, yên tĩnh hơn ở bên trong, vài phút tạm quên hình ảnh chiếc xe chở đoàn người đi viếng đám tang cụ Trần Lâm bị côn đồ công an đất cảng ném vỡ kính sau, khoác thêm chiếc áo nữa cho đỡ lạnh, nhìn lại tờ lịch, "ngày 15/11/2014”... Vậy là mình đang tồn tại ở giữa thời điểm mùa thu đầu tiên của tự do sau 6 năm... Thấy mới hơn hai tháng vậy mà Ba Sao, trại Sáu, An Điềm, cái bịt mồm, hai lần biệt giam, cú tát của gã tù gián điệp Trung Quốc đã xa xôi quá. Chợt trách mình đã có nhiều ngày tự do đến nỗi bắt đầu lãng quên đồng đội trong đó... Những Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương... Và đột nhiên ào đến cái cảm xúc ghi nhận được một lần hiếm hoi về mùa thu ở trong tù...

“An Điềm, Quảng Nam, ngày 01/11/2013

Nga và các con thương yêu.

Tối qua bỗng nhiên học không dzô, đêm muộn khó ngủ, dồn về nhiều cảm xúc, không sâu vào chủ đề nào, như cóc nhảy...

Nhận ra rằng ở đâu đây gần lắm có một mảnh đất, nơi Dương Thị Xuân Quý ngã xuống. “Thôi em nằm lại đất này Duy Xuyên...”. Bài thơ viết vĩnh biệt bạn đời của Bùi Mình Quốc, nhiều và nhiều năm sau còn khiến người đọc khắc khoải nếu biết họ là ai, đã sống và chết ra sao trong tiến trình mò mẫm đi tìm chân lý của lịch sử dân tộc...

Và xa hơn chút nữa, đâu như trên dưới 500 cây số, Quy Nhơn, nơi có căn lều để người đương thời ruồng bỏ Hàn Mặc Tử...

“Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi...

Và ngay tại đây, đất Quảng Nam này, bây giờ em và con mới biết, sâu trong dãy núi Đại Lãnh có một nhà tù tên là An Điềm...

Văn nghệ sĩ, dù nổi trên bề mặt, hay đã chìm xuống đáy, đang lấp lánh như sao hay đã thành trầm tích, dù chính thống hay nổi loạn, được ân sủng hay thất sủng đều nhận chung một số phận, một định nghĩa bi ai trong từ điển...

Đầu tháng 10 này, ở trại Sáu, Nghệ An, chợt nghe những ca từ của thơ Xuân Quỳnh...

“Tình ta như rừng cây Đã qua mùa bão tố tình ta như dòng sông Đã qua vùng thác lũ Kìa bao người vui mới
đã đi cùng heo may
Chỉ còn anh và em/ và mùa thu ở lại...
Chợt nhận ra... một mùa thu nữa lại về. Mùa thu thứ năm ở trong tù. 

Đang ở tù, lại vùng khí hậu phương nam, gió heo may không tới. Đi qua bốn trại giam, chưa một lần nhìn thấy hoa cúc mà sao đêm nay anh nhận thấy mùa thu rõ nét hơn bao giờ hết. Mùa thu phương bắc? Thật lạ lùng... Nó cũng rất đậm trong nhiều câu thơ, nhiều ca từ, nhạc phẩm của nhiều văn -nghệ sĩ phương nam, dù chưa một lần đặt chân lên đất Bắc... Tỉ như Trịnh Công Sơn “Gió heo may lại về / Chiều tím loang vỉa hè... / Rồi mùa thu bay đi/ Trong nắng vàng chiều nay...” Giờ này tâm trạng của anh là tâm trạng Nguyễn Du mấy trăm năm trước “Buồn trông phong cảnh xứ người/ Đầu hè cúc nhạt, cuối trời nhạn thưa... Và trên cái nền cảm xúc ấy, chợt thấy hình hài của mấy câu thơ sau đây, xin chép lại gửi em:

Hình như là gió heo may
Hình như là lá rơi đầy khoảng sân
Hình như là vợ trở mình
Quàng tay ôm vợ, chạm lung bạn tù.
Chúc em và các con tạm quên anh đặng có một giấc ngủ ấm áp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét