Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Thông điệp Điếu Cày nhắn gửi sau khi đặt chân đến bờ Tự Do .

1/ Thông điệp Điếu Cày nhắn gửi sau khi đến bờ Tự Do

Danlambao - Không lâu sau khi đặt chân đến Hoa Kỳ, dù vẫn còn rất mệt mỏi sau chuyến đi đường đột kéo dài nhưng blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã dành cho Danlambao một cuộc trao đổi ngắn.


Điếu Cày cho biết, sau hơn 6 năm 6 tháng tù đày, anh hiện gặp phải nhiều khó khăn trong việc sử dụng máy vi tính và internet. Dù vậy, một trong những trang mạng đầu tiên anh được giúp truy cập đó là Danlambao. 



Điếu Cày tỏ ra rất vui trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào viết blog, mạng xã hội và truyền thông độc lập trong thời gian anh vắng mặt. 



Trong cuộc nói chuyện, Điếu Cày muốn nhắn gửi một số thông điệp chuyển đến tất cả mọi người. Dưới đây là nội dung lời nhắn được Danlambao ghi lại:

*********



Sự có mặt của tôi trên đất nước tự do này là minh chứng cho chiến thắng của các giá trị tự do dân chủ. Chiến thắng này là do nỗ lực không mệt mỏi của cộng đồng người Việt chúng ta ở trong nước cũng như ngoài nước, và cộng đồng quốc tế.



Trong 6 năm rưỡi qua, tôi đã bị giam ở 11 nhà tù khác nhau.  Nay có tự do, tôi kiên quyết sẽ tiếp tục đấu tranh ở một góc độ mới. Trước mắt, tôi sẽ tập trung đấu tranh dựa trên sự ủy thác của các bạn tù.



Việc tôi ra đi cũng để đấu tranh cho ngày trở về, đây không phải là cuộc đấu tranh cho riêng cá nhân tôi mà còn cho tất cả chúng ta. Vì sao? Vì lẽ tôi không phải tự ý muốn ra đi, mà là do tôi bị trục xuất.



Trước khi dứt lời, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những anh em, bạn bè, cộng đồng bloggers và tất cả những người đã luôn ủng hộ, giúp đỡ trong thời gian tôi ngồi tù.  



Và đặc biệt, tôi muốn cảm ơn  những người bạn thân thương như: anh Châu, ĐA, LCĐ, P.An... và nhiều người nữa mà những ngày tháng trong tù, tôi đã không tiện nêu đích danh để con trai tôi chuyển lời thăm của tôi vì lúc nào công an cũng theo dõi sát sao.



Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn quý đồng hương đã dành cho tôi sự đón tiếp nồng hậu khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ.



Do sức khỏe vẫn còn yếu sau quãng thời gian di chuyển dài, xin được hẹn lại tất cả mọi người vào một dịp khác khi sức khỏe tốt hơn. 
danlambaovn.blogspot.com

Một số video và hình ảnh Điếu Cày trong vòng tay chào đón của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ:

               https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=yK5gOekqTfw

Điếu Cày bất thình lình xuất hiện sau lưng đồng bào, theo sau  là niềm vui vỡ òa của tất cả mọi người (Video: Ly Tri Anh)






.

                         =======================================

 

     2/ Những vần thơ tặng người Chiến binh kiên cường Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

***********

Điếu Cày, hẹn ngày gặp lại
Có anh “bộ đội cụ Hồ”
Đồng chí thì ghét, “cựu thù” lại thương?...
 
 
Bên ấy xa quê Anh chớ buồn
Bên này quốc nội nhắc Anh luôn
Đây nhà tù lớn ngàn tay vẫy
Gửi cánh chim xa cả Quốc hồn

Giặc đã giăng đồn khắp biển đông
Một bầy Chiêu Thống bán non sông
Nam nữ “bất tri vong quốc hận”
Nước loạn, dân tàn có biết không?

Họ đẩy Anh vào xứ Tự do
Thì xây nơi ấy “An toàn khu” (*)
Nội ngoại giáp công cùng gắng sức
Khôi phục giang sơn, hết hận thù

Độc tài, bán nước dẫu mưu gian
Phi nghĩa, gian hùng quyết phải tan
Non nước thanh bình, 
xum họp nhé
Nước mắt tương phùng 
sẽ chứa chan...
(ngày Điều Cày bị trục xuất sang Hoa Kỳ)

21-10-2014
(*) Trước đây, cuộc chiến đấu trong lòng địch cần tách ra một An toàn khu ATK để bảo toàn lực lượng, tránh địch khủng bố để tiếp tục cuộc chiến đấu.
=========================

             

 

3/ Điếu Cày: Đường dài đến Tự Do 

 

                     Video

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Moqc_2DNq7I

Trọng (Danlambao) - Ngày 21/10/2014, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải bất ngờ bị nhà cầm quyền CSVN cưỡng bức đưa lên máy bay, trục xuất ra khỏi Việt Nam sau 6 năm 6 tháng tù đày khắc nghiệt. 


Hành động ‘xuất khẩu’ tù nhân lương tâm gây bất ngờ đối với các cơ quan ngoại giao, thậm chí gia đình Điếu Cày cũng không hề nhận được bất kỳ thông báo nào từ nhà cầm quyền.


Vài tiếng sau, anh quá cảnh tại Hong Kong, sau đó đi tiếp sang Hoa Kỳ. Chuyến bay đến vùng đất Tự Do chỉ mất mười mấy tiếng đồng hồ, nhưng đối với người sáng lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do, phía trước vẫn là chặng đường dài cho cuộc đấu tranh vì một nước Việt Nam Tự Do thực sự.



Ở tuổi 62, Điếu Cày chuẩn bị bước vào một trận chiến mới, nơi mà tinh thần của anh là nguồn cảm hứng tranh đấu cho rất nhiều người.



Dù bị tù đày hay phải sống trong cảnh lưu vong, Điếu Cày vẫn luôn là biểu tượng chiến thắng trước chế độ độc tài cộng sản. 



Chắc chắn, phong trào viết blog, mạng xã hội và truyền thông độc lập tại Việt Nam không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay nếu không có những con người tiên phong mở lối như Điếu Cày và CLB Nhà Báo Tự Do. 



Trong niềm vui chào đón Điếu Cày đến với thế giới Tự Do, Chúng Ta không quên một thành viên khác của CLB Nhà Báo Tự Do là blogger Tạ Phong Tần vẫn đang tiếp tục bị đày đọa trong trại giam Thanh Hóa.



Con đường của tất cả Chúng Ta đã ngắn lại rất nhiều nhờ những bước chân khai phá của họ - những người tiên phong trong phong trào đấu tranh đòi Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam.



Đoạn video clip trên được thực hiện trong lúc Điếu Cày đang đáp chuyến bay đến Los Angeles. Bản nhạc sử dụng trong clip là ca khúc “Ordinary Love” của nhóm U2 sáng tác nhằm vinh danh Nelson Mandela. 



Riêng đối với cá nhân tôi, giữa Điếu Cày và Nelson Mandela có quá nhiều điểm tương đồng, nhất là về tinh thần đấu tranh bất khuất, không lùi bước trước bạo quyền.



Lời nhạc được chuyển dịch sang tiếng Việt bởi blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.


                              ====================================

3/ Điếu Cày: Tôi sẽ tranh đấu cho ngày trở về

 

 

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=TRUYcvyOVTI
Video: Lý Tri Anh

CTV Danlambao - Trên 200 đồng hương người Việt đã có mặt tại sân bay để chào đón blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, một tù nhân lương tâm nổi tiếng vừa bị chế độ CSVN cưỡng bức trục xuất khỏi Việt Nam.


Mặc dù thông tin Điếu Cày đến Mỹ chỉ được loan báo trước đó không lâu, nhưng đông đảo người dân và các cơ quan truyền thông đã có mặt từ sớm khiến phi trường Los Angeles đông một cách bất thường.



Chị Lý Tri Anh, một gương mặt hoạt động tích cực trong cộng đồng cho biết: Tất mọi người đến đây vì yêu mến và cảm phục tinh thần của blogger Điếu Cày - một người đấu tranh tiên phong trong phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. 

 Điếu Cày và nụ cười chiến thắng.
Ảnh: Lý Tri Anh
 

  Một tấm biểu ngữ lớn nền vàng, chữ đỏ có nội dung “Cộng đồng Việt Nam Nam - Cali welcome blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải” đã được chuẩn bị sẵn.



Sau hơn 6 năm 6 tháng tù đày, hình ảnh Điếu Cày xuất hiện lần đầu tiên trong chiếc áo thun đơn sơ, chân vẫn còn mang dép nhựa, khuôn mặt thì xanh xao gầy gò khiến nhiều người không khỏi xúc động.


Trước sự đón tiếp nồng nhiệt của đông đảo đồng bào, Điếu Cày tỏ ra rất cảm động. Trong lời phát biểu đầu tiên, anh dõng dạc nói:

"Đây là thắng lợi của giá trị tự do, dân chủ. Đây là kết quả những nỗ lực không ngừng nghỉ của anh em chúng ta suốt bao năm qua... để chúng tôi có được tự do như ngày hôm nay”.



“Đây cũng là thông điệp hiệu quả nhất để gửi đến những anh em tù nhân còn đang nằm trong nhà tù cộng sản”. 

Hãy tin tưởng rằng anh em không đơn độc, bên ngoài vẫn có các chính phủ, các tổ chức và bạn bè quốc tế luôn luôn quan tâm, ủng hộ và bảo vệ. Anh em hãy mạnh mẽ và cố gắng lên.


“Tôi sang đây là để đấu tranh ngày trở về, và không chỉ đấu tranh cho tôi mà cho tất cả đồng bào ở đây”.
     
 https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=nM56lwsX1I4
Điếu Cày bị 'vây hãm' bởi giới truyền thông
và đồng bào khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ

Sau thời gian ngắn ngủi tiếp xúc với đồng bào, do sức khỏe suy yếu vì phải đi một chặng đường dài, Điếu Cày được hai nhân viên ngoại giao đưa lên xe về khách sạn để nghỉ ngơi.



  Trong nhiều năm trở lại đây, hiếm có sự kiện nào diễn ra một cách nồng nhiệt và sôi nổi như buổi chào đón blogger Điếu Cày tối nay. Trên các mạng xã hội tràn ngập những lời chúc và niềm hứng khởi chào đón cuộc hành trình trong chiến thắng của Điếu Cày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét