Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

XHCN - Thiên đường mù ...

Monday, September 9, 2013
   BẢO MAI BLOG 

1/ Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh

               image
                         Khoa Học Gia DƯƠNG NGUYỆT ÁNH
Tôi là người thù dai. Thù dai có cái xấu và có cái tốt. Tôi nghĩ thù dai cũng có điểm tốt.
Thù dai để không quên những chuyện xấu người khác làm cho mình. Không thù dai thì làm sao Nguyễn Trãi nằm gai nếm mật suốt mười năm để trả thù nhà, để đền nợ xã tắc, giang sơn?

Thù từ năm 1975 đến nay thì có dai thật.

Năm 1975, với đợt tị nạn đầu tiên đến Mỹ, tờ Newsweek đăng một bài viết của Shana Alexander về những người Việt được đưa sang Mỹ tị nạn. Người đàn bà này lo ngại là những người Việt Nam tị nạn chưa biết sử dụng cái máy giặt, cái máy sấy, không biết Michael Angelo là ai, thì làm sao sống được ở Mỹ.

Ðó là những câu nhục mạ những người Việt quá nặng. 

             image       
Nhưng chuyện không biết dùng cái máy giặt thì cũng dễ hiểu. Kìa, như thái tử Naruhito của hoàng gia Nhật, mãi đến khi sang học tại Merton College ở Oxford, ông hoàng tử này mới biết dùng cái máy giặt để khoe nhắng lên. Vậy thì dùng cái máy giặt không phải là chuyện đáng kiêu hãnh. Không biết dùng cái máy giặt thì cũng không phải là điều xấu xa gì như bài báo ngu xuẩn của Shana Alexander đã úp mở.

               image
Từ đó, năm nào, cứ đến tháng Tư là tôi lại nhớ đến bài báo của Shana Alexander, và cứ nghĩ đến những câu nhục mạ ấy là lại run người lên vì giận.

Nhưng người Pháp vẫn nói là trả thù cũng như thức ăn nguội, ăn lạnh mới ngon. Shana Alexander nghỉ viết từ lâu, không biết đang ở đâu để rảnh rang kiếm nàng, mời nàng đi đến thăm vài ba đại học Mỹ, ghé lại Little Saigon chơi cho bõ những ngày cơ cực và để cho nàng thấy tận mắt những người nàng khinh bỉ ấy đã sống như thế nào.

Ðó là cách trả thù vậy. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy hả dạ được như cuối tuần qua, khi nhận được tờ Newsweek, tờ báo 32 năm trước từng đăng bài báo của Shana Alexander, tôi đọc được bài viết của George Will trong mục The Last Word ở trang 84 số báo NewsWeek đề ngày 17 tháng 12 năm 2007.

                 image
George Will dùng nguyên một trang để nói về đóng góp của một người Việt Nam , một phụ nữ Việt, một trong những người Việt lếch thếch kéo nhau sang Mỹ và bị Shaan Alexander đem ra nhục mạ trong bài báo.
Tôi có thể nói là chưa bao giờ tôi đọc được một bài báo viết về một người khác như George Will đã viết.

Nếu bài báo ấy do một cây bút Việt Nam viết thì người đọc cũng dễ dàng coi đó là chuyện hai con mèo khen nhau có những cái đuôi dài.

Nhưng bài viết này là của George Will một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo chí Mỹ, thì nó là một bài báo giá trị. Mười lần Shana Alexander cũng không thể bác được điều đó.

                  image
Bài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mói tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công , chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.

Nước Mỹ đã phải cám ơn bà Dương Nguyệt Ánh về loại võ khi mới này. Tờ Washington Post mới đây có viết một bài khá dài về bà Ánh nhân dịp bà được trao tặng một huy chương về những thành quả và đóng góp của bà cho nước Mỹ.

                image
George Will kể lại cảnh bà tiến ra trước máy vi âm, không đọc một bài viết sẵn, mà ứng khẩu trước một cử tọa rất đông đảo smoking, nơ đen trang trọng. Bà Dương Nguyệt Ánh nói rằng 32 năm trước, bà tới nước Mỹ với tư cách một người tị nạn, hai bàn tay trắng và một túi hành trang đầy những ước mơ tan nát.

Nhưng nước Mỹ, với bà, là một thiên đàng, không phải vì vẻ đẹp và tài nguyên phong phú, mà vì người dân Mỹ vị tha, rộng lượng đã giúp gia đình của bà khi mới tới Nước Mỹ và giúp hàn gắn những thương tích trong tâm hồn, đem lại lòng tin vào con người và cảm hứng cho công việc của bà. Bà muốn tặng lại danh dự của tấm huân chương bà nhận được cho 58 ngàn người Mỹ đã tử trận tại Việt Nam và hơn 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để cho những người như bà có được cơ hội sống trong tự do. Bà xin Thượng đế ban phúc cho những người sẵn sàng chết cho tự do, và nhất là những người sẵn sàng chết cho tự do của những người khác. Bà cám ơn nước Mỹ.

               image
George Will kết bài viết của ông bằng mấy câu này: Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà. 

Shana Alexander ở đâu, có đọc bài báo này chưa ?

        Bùi Bảo Trúc

                                   ===================================

2/ Mười một tháng chín ...


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) Kính tặng các đồng đội tôi, những người bị bắt trong mùa thu 2008...

Mười một tháng chín năm 2001 không chỉ là ngày tồi tệ trong lịch sử nước Mỹ mà còn trở thành biểu tượng về nỗi kinh hoàng cho nhân loại. Trong khi cả thế giới đang tưởng niệm bẩy năm ngày xảy ra “sự kiện 11 tháng 9” thì một chiến dịch khủng bố khác đã được thực hiện. Vụ khủng bố không xảy ra ở nước Mỹ, thủ phạm không phải Osama Bin Laden và không có ai bị chết. Mười một tháng chín năm 2008, chính quyền cộng sản đã tiến hành một chiến dịch bắt bớ với quy mô lớn nhằm vào những nhân vật đấu tranh cho Nhân quyền và Dân chủ ở Việt Nam.

Trong số những nhân vật đầu tiên bị bắt đi vào ngày 11 tháng 9 là các ông Nguyễn Xuân NghĩaPhạm Văn TrộiNguyễn Văn Túc. Lần lượt những ngày kế tiếp là các nhân vật tranh đấu khác gồm: Nguyễn Mạnh SơnNguyễn Văn TínhNgô QuỳnhVũ HùngTrần Đức ThạchNguyễn Kim Nhàn và tôi, Phạm Thanh Nghiên. Hơn bốn mươi năm tù là “phần thưởng” dành cho chúng tôi, dành cho khát vọng Tự do và những giá trị tốt đẹp của Con người. 

Ngày hôm nay, 11 tháng 9 năm 2013, tròn 12 năm kể từ ngày khủng bố mười một tháng chín trên đất Mỹ. Và cũng đã năm năm kể từ ngày cộng sản tiến hành “chiến dịch bắt bớ mùa thu 2008”, chúng tôi đều đã lần lượt ra tù. Nhưng có một người vẫn còn nằm lại, ở một trong những nhà tù khắc nghiệt nhất của hệ thống nhà tù cộng sản: nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người nhận bản án nặng nề nhất trong số chúng tôi. 

Trong năm năm qua, nhà văn của chúng ta đã trải qua bốn nhà tù. Không ít lần trong thời gian năm năm ấy ông đã bị biệt giam, bị phân biệt đối xử, bị nhốt trong buồng kỷ luật với lý do “vi phạm nội quy trại giam” mà trên thực tế là một hình thức trả thù hèn hạ vì ông đã đấu tranh để phản đối sự vô nhân đạo của cai tù áp đặt lên ông và những người tù khác. Sự tàn bạo của chế độ nhà tù cộng sản không còn là điều xa lạ nhưng chúng ta vẫn không khỏi ngỡ ngàng nhận tin ông bị cùm chân ngay trên giường bệnh hồi cuối năm 2012. Khí phách và sự khẳng khái của một nhà văn yêu nước không chỉ làm cho chúng ta xúc động, khâm phục mà còn khiến những tên cai tù máu lạnh đang lăm lăm chiếc cùm sắt phải chùn tay, lùi bước: “Nếu các anh cùm chân tôi, thì tôi sẽ chọn cái chết ngay trên giường bệnh này!” 

Cách đây không lâu, sự kiện Blogger Điếu Cày tuyệt thực trong tù trở thành một trong những sự kiện khiến công luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Người ta đếm từng ngày anh tuyệt thực và gọi đó là “lịch Điếu Cày”. “Lịch Điếu Cày” chỉ dừng lại ở con số 36 khi anh ngừng tuyệt thực đồng nghĩa với việc cai tù buộc phải đáp ứng những yêu cầu chính đáng của một người tù lương tâm bất khuất. Người đã bất chấp hiểm nguy để báo tin Điếu Cày tuyệt thực chính là ông, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Dùng từ “hiểm nguy” không quá vì đối với một Tù nhân lương tâm, khi trao đổi với người thân trong những cuộc thăm gặp thì dù là thông tin liên quan đến bản thân mình còn bị cho là cấm kỵ. Huống hồ đó là thông tin về một Tù nhân lương tâm khác, nhất lại là thông tin vào diện “nhạy cảm”. 

Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thì khi vừa thông báo tin này cho bà biết, “ông Nghĩa lập tức bị công an bịt mồm, lôi đi xềnh xệch” và đương nhiên, cuộc gặp bị hủy bỏ. Ngay sau đó, ông Nghĩa được chuyển từ buồng tập thể sang buồng giam chỉ có hai người. Không phải ngẫu nhiên Trần Văn Tiến, tên tội phạm làm gián điệp cho Trung Quốc, lại từng có “thành tích” đánh người (trước đó đã đánh một Tù nhân lương tâm khác là ông Nguyễn Kim Nhàn) được bố trí để ở chung với nhà văn, một người rất quyết liệt trong đấu tranh chống bá quyền Trung Quốc. Vào lần thăm gặp gần đây, bà Nga cho biết chồng bà không chỉ bị tên Tiến đánh, mà còn liên tục bị đe dọa và xúc phạm đến nhân phẩm. Hắn từng ngang nhiên tuyên bố: “Mày (Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa) sẽ chết trước khi kịp bước chân vào nhà”. Lời đe dọa nghe giống với thông điệp của chính quyền gửi đến “kẻ chống đối” hơn là của một người tù nói với một người tù. 

Năm trong số sáu năm tù nhà văn đã trải qua với bao nhiêu hiểm nguy và thử thách. Một năm còn lại, có thể những hiểm nguy và thử thách sẽ nhiều hơn nhưng chúng ta tin, một con người luôn hướng đến tương lai như ông sẽ vượt qua tất cả để trở về trong chiến thắng. 

Những Tù nhân lương tâm khác đều sẽ trở về trong chiến thắng. Vì tương lai là của chúng ta. 

Hôm nay, để kỷ niệm năm năm ngày nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và các đồng đội của ông bị bắt, xin được tặng lại quý độc giả bài thơ “Cầu xin đau cả loài người” ông viết hồi tháng 9 năm 2007, một năm trước khi bị bắt. Bài thơ - như ông tâm sự - là để “kính viếng hương hồn những người dân Myanmar đã ngã xuống trong cuộc biểu tình chống chế độ quân phiệt cuối tháng 9 năm 2007”

“Người đã ngã trên đường Yangon 
Tôi sẽ ngã trên đường Hà Nội”. 

Không lâu sau khi tôi, ông và nhiều anh em khác bước chân khỏi căn nhà quen thuộc của mình để đối mặt với cuộc sống ngục tù thì đường phố Yangoon đã không còn thêm những xác người. Người dân Miến Điện đã được Tự do. Một kết thúc có hậu cho một Dân tộc từng trải qua nhiều đau thương, mất mát. 

Việt Nam có thể phải rất lâu hoặc có thể không bao lâu nữa để có một cuộc xuống đường như mong muốn. Trong số những người “sẽ ngã” có thể có ông - nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa - có tôi, bạn hay bất cứ một người dân Việt Nam nào. Nhưng, chúng ta sẽ ngã cùng với nụ cười nở trên môi: Nụ cười Việt Nam. Nụ cười chiến thắng. Nhưng, trước mặt chúng tôi đã có đoàn người vững vàng tiến tới và đang ca bài Chiến thắng.

Cầu xin đau cả loài người 

Nguyễn Xuân Nghĩa 

Người đã ngã trên đường Yangon 
Ngực áo cà sa đang thủng 
Tiếng súng độc tài vang trên xứ sở chùa chiền 

Sao người bên ấy giống mẹ tôi, 
Người giống bố tôi. 
Con trâu lưỡi cày chung gốc 
Cây lúa, cây ngô một hạt phân cành 

Sao đất nước của người giống đất nước của tôi 
Hoa văn mái chùa chung nét 
Tiếng chuông phương Nam, tĩnh hồn phương Bắc 
Gốc Bồ Đề, tràng hạt cầm chung. 

Kẻ cầm quyền bên người sao giống bên tôi 
Viên đạn giống nhau ngôn từ cũng giống 
Cái người mất là cái tôi đang mất 
Tiếng thét bên kia nghe ở bên này 

Người đã ngã trên đường Yangon 
Tôi sẽ ngã trên đường Hà Nội. 
Giọt máu trộn chung, đỏ hai mảnh đất 
Cầu xin đau cả loài người. 



                            =====================================

3/ Bàn về nghị định 72 của chính phủ Việt Nam


Người Buôn Gió - Không khó khăn gì để thấy những điều khoản ở nghị định 72 của Chính phủ Việt Nam chứa những nội dung để làm hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, tự do kêu gọi biểu tình. Những quyền lợi mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người khai sáng ra thể chế này đã từng lên án nước Pháp đã không trao cho nhân dân Việt Nam những quyền lợi như người châu Âu cách đây gần 100 năm...

*********

Mới đây chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra một nghị định nhằm quản lý chặt chẽ những người sử dụng intener. Nghị định có 6 chương bao gồm 46 điều khoản để xiết chặt những người sử dụng intent phải hạn chế quyền tự do của mình. 

Trước tiên phải nói về nghị đinh. Nghị định không phải là luật. Thời trước kia ở những năm đầu thế kỷ 20 nó được gọi là sắc lệnh. Khi ĐCS Việt Nam chưa nắm quyền cai trị đất nước, ở những buổi đầu hoạt động chống nước Pháp bảo hộ, chủ tịch đảng CSVN ông Hồ Chí Minh đã lên án Thực Dân Pháp cai trị nhân dân Việt Nam bằng sắc lệnh, ông đòi hỏi thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra những đạo luật. Ông Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi người Pháp phải cho người dân Việt Nam được hưởng những quyền về luật pháp như người Châu Âu. Cũng như ông đòi hỏi quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận, báo chí và quyền tự do đi lại cho người dân Việt Nam dưới thời Pháp Quốc bảo hộ. 

Tiếc rằng 100 năm đã trôi qua từ khi lãnh tụ tối cao của ĐCS Việt Nam đòi hỏi những yêu sách ấy cho người dân Việt Nam. Thì ngày nay tự do báo chí của Việt Nam vẫn là một mầu đen kịt trên bản đồ tự do báo chí của Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới. Đáng tiếc nữa là mặc dù ông Hồ Chí Minh đòi hỏi ở người Pháp phải để cho người dân Việt Nam được hưởng quyền về luật pháp như người dân Châu Âu, thì hiện nay chính phủ Việt Nam của ông Hồ Chi Minh thành lập lại đang xiết chặt quyền của người dân Việt Nam sử dụng intenete bắng nghị định (sắc lệnh) khiến bản thân chính phủ Pháp ngày nay cũng phải quan ngại. 

Những người sử dụng intenet ở Việt Nam rất lo âu trước nghị định bao gồm quá nhiều điều khoản mơ hồ, nhưng có thế dễ dàng kết tội những người sử dụng. Y như điều luật 258 trong BLHS nước CHXHCN Việt Nam. Mới đây hồi tháng 5 đã có 3 blogge bị bắt vì điều 258 của bộ luật hình sự đó là nhà báo Trương Duy Nhất, nhà văn Phạm Viết Đào và bloger Đinh Nhật Uy. Hãy xem nội dung của điều 258 luật hình sự Việt Nam. 

Điều 258. BLHS. 

Người nào lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì bị phạt cảnh cáo, cại tạo, hoặc tù... 

Điều 24 chương I của nghị định 72 

An ninh thông tin trên mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân. 

Rõ ràng nghị định 72 đưa ra để nhằm xác định đối tượng cho điều luật 258. Trong nghị định 72 có điều khoản buộc người sử dụng internet phải đăng ký thông tin cá nhân. Cho phép Bộ Công An kết nối thiết bị với nhà cung cấp dịch vụ intenert để lấy thông tin cá nhân người dùng. Ở chương V điều 39 khoản 2 tiết D của nghị định này cho phép với lý do an ninh thông tin Bộ Công An có quyền sau. 

đ) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc thu thập, phát hiện, điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi liên quan đến hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước và các hoạt động tội phạm khác.
Khái niệm "trật tự an toàn xã hội" là khái niệm mà Bộ Công An đã áp dụng để ngăn chặn, trấn áp những cuộc biểu tình ôn hòa, những vụ khiếu kiện đông người. Như vậy có thể hiểu thêm rằng nghị định này 72 ra đời còn nhằm ngăn cản những lời kêu gọi hội họp biểu tình trên internet, có nghĩa ngăn chặn các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân Việt Nam ngay từ khi còn trứng nước. Cùng với nghị định 38 của Chính phủ quy định tụ tập 5 người trở nên phải xin phép chính quyền, người dân muốn hội họp biểu tình chỉ còn cách kêu gọi trên internet để cùng nhau đến điểm nào đó nay đã bị giới hạn bởi nghị định 72. Trong khi luật biểu tình chưa được nhà nước Việt Nam ban hành, thì chính phủ đã đánh một đòn dưới thắt lưng về quyền biểu tình của người dân bằng những nghị định như 38, 72 này. 

Điều 4 khoản 5 của nghị định này đòi kiểm soát những thông tin bên ngoài đi vào trong nước Việt Nam. Chúng ta có thể hiểu nghị định này hợp pháp hóa việc chính quyền dựng lên bức tường lửa để ngăn chặn những thông tin mà nhà nước Việt Nam cho là không phù hợp ý họ. 

Điều 21 khoản 5 buộc các cá nhân cung cấp, tán phát thông tin trên mạng phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. Một trong những cái gọi là "quy định pháp luật" được giới thiệu ở khoản 1 điều 21, đó là ''các quy định pháp luật về xuất bản, báo chí''. Một cách lập lờ, nghị định này đã đưa những cá nhân người sử dụng intenert phải theo quy định pháp luật của luật báo chí nước CHXHCN Việt Nam. Oái ăm luật báo chí chi cho phép cá nhân công dân được quyền tự do bày tỏ ý kiến trên báo chí. Mà báo chí Việt Nam do Ban tuyên giáo của Đảng Cộng Sản kiểm soát. Như vậy công dân có quyền bày tỏ ý kiến mình, nhưng phải đưa lên báo do Đảng cộng sản kiểm soát. Ý kiến được đăng tải hay không lại là quyền của người kiểm soát báo chí. Luật báo chí như vậy, nghị định gò ép theo luật báo chí như vậy. Cá nhân người dân sử dụng internet muốn đưa ý kiến của mình tới dư luận theo cách nào? Phải chăng người dân chỉ có quyền sử dụng mail gửi ý kiến của mình đến báo điện tử của Đảng Cộng Sản quản lý và chờ họ xem xét rồi trả lời có đăng hay không? Còn họ chưa trả lời, tự ý đăng trên trang mạng cá nhân là vi phạm quy định pháp luật về báo chí? 

Không khó khăn gì để thấy những điều khoản ở nghị định 72 của Chính phủ Việt Nam chứa những nội dung để làm hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, tự do kêu gọi biểu tình. Những quyền lợi mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người khai sáng ra thể chế này đã từng lên án nước Pháp đã không trao cho nhân dân Việt Nam những quyền lợi như người châu Âu cách đây gần 100 năm. 

Nếu tới đây ngoại trưởng Pháp Fabius có gặp lại thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Paris, người đã ban hành nghị định 72 này. Xin ngài Fabius có đôi lời nhắc lại những gì ông Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chi Minh ( người đã thành lập chính phủ Việt Nam đến ngày nay mà ông Nguyễn Tấn Dũng đang điều hành chính phủ) đã từng đứng trên đất Pháp đòi hỏi chính phủ Pháp quyền lợi gì cho người dân Việt Nam cách đây gần 100 năm.



                                  ==============================

4/ XHCN - Thiên đường mù không hề có tệ nạn !  

            (* Thanh Thanh )

Nguyên Anh (Danlambao) - Tại Mỹ và các quốc gia văn minh khác mại dâm không hề được xem là tệ nạn xã hội mà họ xem đó là một ngành nghề, ngay cả quốc gia lân bang gần với Việt Nam là Thái Lan, ngành công nghệ tình dục đã góp phần quảng bá du lịch cho họ và mỗi khi nghe đến đi Thái thì du khách nghĩ đến công nghệ sex là điều trước nhất!

Điều đó cũng bình thường, có cung ắt có cầu nhưng để đảm bảo sức khỏe cho người mua và kẻ bán, những ai tham gia vào đội ngũ phải đăng ký, được cấp giấy phép hành nghề và được hổ trợ khám sức khỏe định kỳ nhằm tầm soát bệnh tật, ngoài ra các tổ chức xã hội còn huấn luyện và tuyên truyền cho họ cách thức sinh hoạt tình dục an toàn. 

Nhìn đông nhìn tây chỗ nào cũng thấy có gái mại dâm chợt bừng tỉnh nhìn về nước mình và tự hỏi: 

- VN có gái mại dâm không nhỉ? 

Đảng ta mới giật bắn cả... mình vì bất thình lình giãy nảy: 

Không, không tuyệt nhiên không có, ở cái xứ thiên đường mù này ai cũng ấm no hạnh phúc, ai cũng chung thủy một vợ một chồng, ai cũng chăm lo lao động, học tập theo tấm gương của bác M râu vĩ đại và dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của đảng ta thì lấy đâu ra tệ nạn cơ chứ? 


Thật đấy, nếu có ai mà muốn xé rào ăn chơi trụy lạc múa cột, múa cây, múa gậy hay nude 100% là đều được đám côn (đồ) an cú vọ của đảng ta rình rập phát hiện ngay, nam thì bắt đội cái bao cao su đã qua sử dụng lên đầu bêu riếu cho bàn dân thiên hạ được biết (bài của thủ Ếch), nữ thì tống vào các trường phục hồi nhân phẩm cho biết mùi lao động là vinh quang để quên đi mấy trò trụy lạc. 

Thậm chí có cả một đạo luật đã được đám chuyên viên ruồi bu soạn thảo đệ trình lên các nhà làm luật:  ai hôn nhau nơi công cộng sẽ bị phạt tiền thật nặng (!) (chắc vì tội làm họ... thèm!) 

Thật đúng là một xứ thiên đường đáng sống nhất hành tinh, xứ của thủy chung, của chàng Jack và nàng Rose trong bộ phim Titanic kinh điển! 

Ấy vậy mà trái ngược với các tuyên bố của đám quan lại, tại VN... đĩ nó chạy đầy đường ấy chứ! 


Tại Hà Thành thủ đô nghìn năm văn vật mỗi tối đều có khu phố ngã ba sung sướng, dùng tiếng lóng để nói chuyện, nào là tàu nhanh, tàu chậm, tàu bay, tàu dừng tá lả bùng binh! 

Còn khu vực phía Nam còn bạo hơn, nếu các quốc gia tự do có múa cột thì VN cũng không phần kém cạnh với múa lửa, múa bia duy chỉ có điều múa chui hoặc ai bạo hơn xé rào như cô Phương Trinh, bà Tưng, bà Bí, bà Bầu gì đấy thì bị đảng giãy nảy lên cấm tiệt! 

Đất nước nghìn năm văn vật làm sao mà chấp nhận cái trò bệnh hoạn của bọn tư bản giãy hoài không chết, dù sao đi nữa nước chúng ta hơn bọn chúng chán vạn lần cơ mà!(TS giấy. Dzoan) 

Xấu hổ chết đi được, còn gì là thể diện quốc gia! 

Nhưng khổ một nỗi các quan chức xứ thiên đường ngoài mặt thì đạo đức giả nhưng bên trong toàn bọn dâm ô trụy lạc, đã vậy lại hay ăn nhậu, nào là bàn bạc hợp đồng, nào là triển khai dự án, nào là tiếp khách làm ăn cho nên ăn nhậu nghiễm nhiên trở thành một nét văn hóa (đi xuống) của xứ thiên đường, mà các quan thì tiền nhiều quá, đi ăn nhậu chỗ bình thường thì không thích, chỉ thích chỗ nào có mấy em chân dài để mà gác tay, gác chân, có người lau mặt, đút cho ăn và cuối cùng là thị dâm cho nên mới có câu nhậu tới XYZ! 

Và khi đã không còn tỉnh táo do say xỉn, các quan hoặc các đấng mày râu quên bố nó bài học tình dục an toàn cứ thế mà tới! 

Thành ra con vi trùng của bệnh xã hội không loại trừ virus HIV theo chân các sếp từ bàn nhậu về đến nhà lây lan cho sếp bà và những người khác nhưng họ vô tình không biết, nhiều sếp bà vẫn mạnh miệng phê phán tại các diễn đàn lên án giới buôn hoa nhưng họ cũng không biết chính mình đã là nạn nhân! 

Bi kịch xứ sở thiên đường mù vẫn tiếp diễn, các quan ông vẫn nhậu phè phè, tăng một tăng hai tăng ba và các quán cà phê đèn mờ, bia ôm, bia đứng, bia ngồi, bia nằm vẫn ngang nhiên tồn tại, quả bom căn bệnh thế kỷ vẫn âm thầm phát triển và tàn phá một bộ phận xã hội nhưng không ai biết vì cái tâm lý đánh đĩ bưng bít tốt khoe xấu che của đảng, cho đến khi nào các đấng ông chồng suy giảm hệ miễn dịch, nhập viện và lăn quay ra chết hàng loạt! 

Nói thế chắc đảng và các fan cuồng lại không tin nói đây là luận điệu của bọn phản động thù địch xuyên tạc chống phá thiên đường mù chúng ta đây mà! 

Không tin cũng không sao, nhưng cứ thử đi một chuyến hướng về miền Tây, chỉ cần ra khỏi địa phận Saigon là các quán cà phê chuồng đèn xanh đèn đỏ chớp chớp cùng các em chân dài tới nách đu đưa mời gọi đằng trước là biết ngay ấy mà.......

Ai còn sức khỏe nhiều hơn thì phóng thẳng xuống thủ phủ gạo trắng nước trong Cần Thơ mà chiêm nghiệm mấy vần thơ hiện thực: 

Chiều chiều ra bến Ninh Kiều 
Dưới chân tượng bác Đĩ nhiều hơn Dân! 

Còn giới bán phấn buôn hoa thì mặc xác cái luật lệ của đảng, công nhận hay không công nhận không quan trọng, chúng ta vẫn cứ... hành nghề, vì suy cho cùng đói quá đầu gối phải bò, có cái thằng đảng, nhà nước nào cho ký gạo nào đâu mà cấm với chả đoán!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét