Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Vì đâu ? Vì ai ? Hả đảng kia ???

1/ "Tham nhũng", vì đâu? 

 


Dân Da Vàng (Danlambao)  : 
1. Tôi nhận tiền hối lộ vì đồng lương ít ỏi không đủ sống, tôi phải kiếm thêm để còn có thể sống mà tiếp tục cái việc tôi đang làm... 



2. Tôi nhận tiền tham nhũng này có sao đâu. Đâu ai biết đâu? 



3. Tôi bỏ tiền mua cái chức này rồi, bây giờ là thời gian tôi phải lấy lại vốn và kiếm lời, phải buộc chúng hối lộ tôi.



4. Không hối lộ nó thì phải đóng thuế nhiều, phải dẹp cửa tiệm.



5. Không hối lộ thì điểm học tập sẽ không được cao.



6. Không hối lộ thì không có việc làm.



7. Không hối lộ thì không được lên chức.



8. Không hối lộ thì không có giấy phép.



9. Không hối lộ thì không trúng thầu.
.............
Bao nhiêu cái lý do để "ông tham nhũng" tha hồ lớn mạnh và tung hoành. Bao nhiêu cái lý do để mọi người chấp nhận ông tham nhũng là ông nội của mình để mà tôn thờ và học tập ngay từ ghế nhà trường, ngay từ tuổi thơ nhìn thấy cha mẹ đang thổn thức hầu hạ ông nội tham nhũng.



Làm việc nhỏ thì tham nhũng nhỏ, làm việc lớn thì tham nhũng lớn, tranh nhau chức để có được quyền tham nhũng nhiều hơn. Mục tiêu đời người là "tham nhũng lớn" ! Bao nhiêu người tự mở miệng khoe "Tao có được cái hối lộ to như thế này đây!" Đó làm niềm kiêu hãnh lớn của mình. Bao nhiêu giá trị của con người không còn ai lý đến nữa. Vì căn bản mọi thứ trên giá trị của "hối lộ " hay "tham nhũng được".



Hối lộ và tham nhũng hủy hoại nhân cách con người, con người chẳng cần rèn luyện chỉ cần có hối lộ cho nhiều là được ưu ái. Nó tiêu diệt ý chí của nhân tài, chẳng cần giỏi giang gì cũng tọa cái ghế mua được bằng tiền hối lộ. Tham nhũng làm lạc đường đi tìm hạnh phúc trong tình yêu, trong giữ gìn chủ quyền, trong phân định đúng sai, đưa đến sự sụp đổ toàn diện con người, gia đình, xã hội, quốc gia.



Tham nhũng là cái tội nặng nề trong xã hội dân chủ tự do. Đã mang cái "danh" tham nhũng là không còn tiến thân trong đường chính trị, trong tất cả hoạt động tài chính, hay xã hội. Nhân vô thập toàn, con người có thể can vào nhiều tội phạm nhưng sau khi đã nhận xử phạt thích đáng là một người trong sáng, nhưng tham nhũng thì vẫn là cái vết ô không xóa được.



Tham nhũng làm sao ai biết được, mà được nhận cái "danh" tham nhũng để mọi người, mọi tổ chức, tránh xa họ?



Trong xã hội dân chủ, tự do mọi người được quyền nói, mọi người được quyền cống hiến nhân tài của mình bằng sự ứng cử tự do. Mọi người có quyền tố giác tham nhũng mà không bị bịt mồm nơi vành móng ngựa. Một đắc cử viên có thời gian tại chức, sau thời gian tại chức phải bàn giao cho đắc cử viên mới. Đắc cử viên mới là người duyệt soát và phát hiện những tham nhũng thời gian qua của đắc cử viên trước một lần cuối.



Nhưng không phải là để cho tham nhũng rồi tìm cách phát hiện, mà guồng máy xã hội dân chủ đặt cơ bản tổ chức để không thể tham nhũng. Luôn nhìn vào sự tổ chức, tìm những khoảng trống tham nhũng có thể hiện diện, mà cải tổ.



Cả một hệ thống tổ chức xã hội trong mọi ngành nghề nhằm tiêu diệt tham nhũng. Đồng tiền thuế má được công khai trong thu chi, mới có thể có những đồng tiền dùng cho những vấn đề cần thiết ổn định xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng.



Người Việt trong chế độ CS quen "để cho nhà nước lo", "để cho nhà nước tính", những chóp bu CSVN quen mồm nói "hãy tin vào đảng và nhà nước". Nhưng với bất kỳ sai lầm tổn hại, suy sụp quốc gia thì "quốc hội là dân, quốc hội làm sai, là dân làm sai xử phạt cái gì chứ!" (nhưng quốc hội có phải thật sự là dân không hay là "do đảng chỉ đạo"?)



Một guồng máy tổ chức xã hội do đảng chỉ đạo, để tham nhũng hoành hành, một thế hệ người dân xem tham nhũng là ông nội, học tập và làm theo ông nội chỉ biểu. Tham nhũng là lẽ sống của dân việt? là niềm tự hào của dân việt? là sự thỏa hiệp toàn diện của dân việt?



Một guồng máy như vậy đang đưa VN vào làm nô lệ của Trung cộng và sự diệt vong của dân tộc. Tại sao một số người VN yêu nước lên tiếng "VN phải nhanh chóng bước vào xã hội dân chủ, tự do"? Guồng máy tổ chức xã hội dân chủ tự do ngăn chận tham nhũng như thế nào? Người làm việc có phải tham nhũng để sống còn không? Con người có cần phải đánh mất nhân cách để có thể leo lên chức cao hơn không?



Guồng máy xã hội của các nước dân chủ, tự do khác guồng máy tổ chức của VN dưới chỉ đạo của đảng CS như thế nào? Tại sao dân của các nước xã hội dân chủ, tự do được sống trong mức sống rất cao? Chủ quyền quốc gia không bị đe dọa? 


Xin các nhân sĩ yêu dân tộc Việt trên đất Việt, trên toàn thế giới dành chút thì giờ làm tỏ rõ guồng máy xã hội của các xã hội dân chủ tự do ra làm sao mà quốc gia có thể kiêu hãnh trên thế giới như vậy?


                         ========================================

2/ Sài Gòn: Nữ sinh mồ côi bị đuổi học vì tham gia từ thiện chủ nhật  ?

.

 

Bạn đọc Danlambao - Một nữ sinh trung học 16 tuổi tại Sài Gòn vừa bị đuổi học chỉ vì vắng mặt trong buổi văn nghệ do nhà trường tổ chức vào ngày chủ nhật.

Quyết định đình chỉ học tập do đích thân hiệu trưởng trường trung học phổ thông Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp), bà Lê Thị Thanh Nguyệt ký và có hiệu lực hôm 20/1/2015.

Theo nội dung quyết định được phổ biến trên facebook, em Nguyễn Thị Tuyết Linh, học sinh lớp 11A1 bị đuổi học với lý do "Tự ý bỏ buổi biểu diễn văn nghệ sơ kết học kỳ 1 (năm học 2014-2015) mặc dù cô hiệu trưởng đã gọi lên phân tích".
Kèm với hình phạt đình chỉ học tập, em Tuyết Linh còn bị nhà trường hạ bậc hạnh kiểm xuống mức yếu. Đồng thời, cô nữ sinh 16 tuổi này còn bị buộc phải "trả lại giấy khen" cho nhà trường.
Vụ việc hiện đang gây lên làn sóng phẫn nộ trên các mạng xã hội. Được biết, em Nguyễn Thị Tuyết Linh sinh ngày 1/2/1998, là người Công Giáo, mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Trước đó, trường THPT Phạm Ngũ Lão có tổ chức một buổi văn nghệ vào đúng ngày chủ nhật. Em Nguyễn Thị Tuyết Linh vắng mặt do phải tham dự chuyến đi từ thiện "Chia sẻ nụ cười Hài Đồng Giêsu" tới vùng sâu nghèo khó.



Theo facebook linh mục Đinh Hữu Thoại, bà Lê Thị Thanh Nguyệt - hiệu trưởng trường THPT Phạm Ngũ Lão thậm chí còn còn có những lời lẽ xúc phạm đến danh dự của em Tuyết Linh
  "Bà Hiệu trưởng nói với Linh khi biết hôm đó Linh vắng vì tham gia việc từ thiện: Em làm việc từ thiện không có ích lợi cho bản thân em. Làm việc ấy không giúp ích được gì cho tương lai em. Em giúp người ta rồi người ta có giúp lại gì cho em không?..."
Sang đến ngày thứ ba, khi vừa đến lớp thì Tuyết Linh đã bị đuổi học ngay trong ngày. Nội dung quyết định đình chỉ học tập đối với em Nguyễn Thị Tuyết Linh là vô thời hạn. 



Việc làm trên ban giám hiệu trường THPT Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp) không những vô lương tâm mà còn là hành vi phản giáo dục. Bởi lẽ khi bị đuổi học, em Tuyết Linh sẽ rất khó xin học vào một trường khác vì đã bị hạ bậc hạnh kiểm xuống mức yếu.

Việc làm nhẫn tâm của bà hiệu trưởng Lê Thị Thanh Nguyệt đã hoàn toàn đóng lại cánh cửa học hành và tương lai của cô nữ sinh 16 tuổi vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ.

 

 

                                                    =========================

3/ Chủ tịch Trương Tấn Sang đùa hay... giỡn ! 

 

.
Bạn đọc Danlambao -  Phát biểu tại hội nghị triển khai công tác năm 2015 của TAND Tối cao ngày 19.01.2014, Chủ tịch Sang chỉ đạo rằng trong năm nay tòa án phải xét xử theo hướng thực chất, đảm bảo dân chủ, công khai, đúng quy định của pháp luật (*). Chủ tịch nước đang đùa hay... giỡn!?
Trước hết nói về cái gọi là Tòa án tối cao. Tòa này thì đúng là... tối chứ không sáng và nó chỉ cao ở tầm... dưới lưng quần của đảng. Từ bộ phần điều tra đến quan tòa, hội đồng xét xử sang đến thành phần phán án... tất cả đều là ĐẢNG viên cộng sản thì lấy gì để ông Sang bảo đảm DÂN chủ? Có người dân nào nằm trong bộ phận Tư pháp của đảng không để mà có dân chủ? 



Nói về công khai thì những phiên tòa xử vừa qua, trong đó người dân không những không được tham dự mà còn bị đàn áp, bắt bớ, ngay cả có thân nhân không được phép tham dự phiên toà thì cũng đủ hiểu chuyện bảo đảm công khai của ông Sang:
Toà xử công khai hay côn an công khai xử dân đến tham dự phiên toà bằng dùi cui? 
Mẹ của Ls Lê Quốc Quân ngồi ngoài toà án mong ngóng tin xử con mình
Theo ông Sang "khi tiến hành xét xử, TAND các cấp cần quán triệt sâu sắc 3 nguyên tắc quan trọng đã được Hiến định, là: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; tranh tụng trong xét xử được bảo đảm và quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm."
Vấn đề được đặt ra là thẩm phán và hội thẩm có độc lập không và quyền bào chữa của bị can có như thế này hay không ?


Năm 2015 còn dài, câu trả lời dành cho ông Trương Tấn Sang - thực tế sẽ trả lời ông một cách hùng hồn nhất.
 

______________________________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét